Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại


DPRRTD được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD). Việc xác định mức trích lập DPRRTD được căn cứ vào việc phân loại nợ tại ngân hàng. Các TCTD, ngân hàng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp. Sau khi đã phân loại các khoản vay thành 5 nhóm nợ khác nhau, các ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng chung và cụ thể đối với RRTD.

Công thức xác định dự phòng như sau:

R = max {0, (A - C)} x r

Trong đó, R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích; A: giá trị của khoản nợ; C: giá trị của tài sản bảo đảm; r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể).

Về phương diện quản lý rủi ro, tỷ lệ DPRRTD là một trong những chính sách thiết lập của các ngân hàng để khắc phục RRTD có thể xảy ra trong tương lai hay nói cách khác tỷ lệ DPRRTD được sử dụng như một công cụ để kiểm soát RRTD (Misman & Ahmad, 2011; Karimiyan, 2013)..

2.3.3. Hệ số thu nợ

Chỉ số này phản ánh hiệu quả trong việc thu nợ của NHTMCP, hệ số này phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định, NHTMCP thu về bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao tức RRTD càng thấp

2.3.4. Vòng quay vốn tín dụng


Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.

2.3.5. Hệ số an toàn vốn (CAR)


Hệ số an toàn vốn (CAR) là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của NHTMCP. Hệ số CAR là thước đo quan trọng để đo mức độ an toàn hoạt động của ngân hàng, được các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngân hàng thuộc Ủy ban Basel dày công xây dựng và phát triển. Đến nay, hệ số CAR đã được công nhận rộng rãi và có mặt trên 100 nước, trong đó có Việt Nam.

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một trong 5 ủy ban quan trọng của Ngân hàng thanh toán quốc tế được thành lập như một Ủy ban về thông lệ và thực hiện giám sát an toàn hoạt động ngân hàng bởi ngân hàng trung ương thuộc Chính phủ của 10 nước thuộc nhóm G-10 vào cuối năm 1974. Những năm 80 của thế kỷ trước, trước sự sụt giảm về tỷ lệ vốn của các ngân hàng quốc tế và sự gia tăng rủi ro quốc tế liên quan đến các nước có tỷ lệ nợ lớn, được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo 10 nước thành viên, Ủy ban đã đưa ra một hệ thống đo lường vốn được gọi là: Hiệp ước Basel.

Hiệp ước này được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế. Đến nay, Ủy ban đã ban hành hiệp ước Basel III.

Bảng 2.1: Công thức CAR theo các phiên bản Basel


Phiên bản

Basel

Mốc ban

hành

Thời điểm có

hiệu lực


Công thức CAR

I

1988

1992

II

2004

2006

III

2010

2013

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam - 5

Nguồn: Tổng hợp từ trang bis.org

Hệ số CAR tính theo Basel II so với Basel I vẫn giữ nguyên tử số, thay đổi mẫu số. Trong Basel I, tài sản có điều chỉnh rủi ro mới đề cập đến rủi ro hoạt tín dụng, còn trong Basel II đã tính thêm rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.


Hệ số CAR tính theo Basel III so với Basel II mặc dù vẫn yêu cầu ở mức độ 8%, tuy nhiên tỷ lệ của loại vốn có chất lượng cao được tăng lên: Tỷ lệ vốn cấp 1 tăng từ 4% trong Basel II lên 6% trong Basel III, đồng thời tỷ lệ vốn của cổ đông thường được tăng từ 2% lên 4%. Những tài sản “Có” vốn có vấn đề được loại trừ khỏi Vốn tự có như khoản đầu tư vượt quá giới hạn 15% vào các tổ chức tài chính.

Zribi và cộng sự (2011) đã sử dụng tỷ lệ tài sản có trọng số rủi ro trên tổng tài sản như một thước đo RRTD ngân hàng, do việc phân bổ tài sản của ngân hàng cho các loại rủi ro khác nhau là yếu tố quyết định chính đến rủi ro ngân hàng.

2.3.6. Hệ số sử dụng vốn huy động

Hệ số này phản ánh kết quả sử dụng vốn để đầu tư của NHTMCP. Nếu hệ số sử dụng vốn huy động gần bằng 1 (một) thì ngân hàng cần chú ý tăng trưởng nguồn vốn để đề phòng mất khả năng thanh toán. Nếu hệ số này thấp cần tăng trưởng dư nợ hoặc giảm nguồn vốn huy động để hạn chế rủi ro thừa nguồn vốn gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Ngoài các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá RRTD kể trên, tùy theo tình hình hoạt động của mỗi ngân hàng mà RRTD có thể được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu tài chính khác nhau. Hoặc RRTD có thể nằm tiềm ẩn, đan xen trong các loại rủi ro khác mà Hội đồng quản trị, Ban điều hành của ngân hàng cũng như các cơ quan giám sát phải có được cái nhìn tổng quan toàn bộ hoạt động của ngân hàng, có sự kết nối các chỉ tiêu tài chính, các dấu hiệu rủi ro để từ đó mới có được những đánh giá chuẩn xác nhất.

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại

2.4.1. Các yếu tố vĩ mô

2.4.1.1. Tăng trưởng kinh tế

Chu kỳ kinh tế hay còn gọi là chu kỳ kinh doanh, đó là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự 03 pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ) (Samuelson, 2007)


Tín dụng ngân hàng và chu kỳ kinh tế luôn có sự gắn kết chặt chẽ. Các tác giả đã đưa ra giả thuyết sự tăng trưởng mạnh trong một giai đoạn của nền kinh tế có mối tương quan với RRTD tương đối thấp và ngược lại. Trong lý thuyết về mô hình chu kỳ kinh tế và tiêu dùng phát triển bởi Modigliani và Miller (1967), trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc hoàn trả nợ vay từ các NHTMCP do các cơ hội đầu tư và triển vọng kinh doanh thuận lợi hơn. Ngược lại, trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn vay, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả NHTMCP. Carey (1998) lập luận tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.

Tiếp cận về yếu tố tăng trưởng kinh tế, hầu hết các nghiên cứu trước đây đều sử dụng thước đo tỷ lệ tăng trưởng GDP để đánh giá rủi ro tín dụng. Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng kinh tế và RRTD tại rất nhiều quốc gia trên thế giới như nghiên cứu của Salas và Saurina (2002) trên các ngân hàng thương mại và tiết kiệm Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985–1997; Ahlem Selma Messai, & Fathi Jouini. (2013) trên hệ thống ngân hàng Đông Nam Châu Âu với mẫu là 69 ngân hàng tại 10 quốc gia trong giai đoạn 2003- 2010. Tuy nhiên nghiên cứu của Schechman và Gaglianone (2011) lại cho thấy mối quan hệ dương, cho rằng tăng trưởng kinh tế liên tục có thể sẽ làm cho ngân hàng ỷ lại và sẽ cho vay dễ dàng hơn, nguy cơ RRTD gia tăng

Một số ít nghiên cứu khác thì thấy mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê. (Das, Abhiman & Ghosh, Saibal (2007), Ganic, Mehmed. (2014), Đào Thị Thanh Bình và Đỗ Vân Anh, (2013))

2.4.1.2. Tỷ lệ lạm phát

Kinh tế tăng trưởng thường kéo theo giá cả tăng nhanh hơn khi sản lượng tăng trưởng mạnh. Lạm phát có thể tác động tích cực, hoặc tiêu cực đến RRTD.

Trước hết, tỷ lệ lạm phát tăng làm giảm giá trị thực của khoản vay và giảm các khoản nợ không có khả năng trả nợ. Với sự gia tăng dư nợ bình quân đầu người, tỷ lệ lạm phát tăng làm giảm giá trị thực của khoản vay và giảm các khoản nợ không trả được (Wiem Ben Jabra và cộng sự (2017))


Mặt khác, lạm phát làm mất giá đồng tiền, giảm tỷ lệ lợi nhuận nói chung. Giá cả gia tăng dẫn đến gia tăng về nhu cầu tín dụng khi giá vật liệu, hàng cung ứng, năng lượng và chi phí lao động gia tăng. Khi lạm phát gia tăng tương quan dẫn đến lãi suất tăng do chính sách thắt chặt tiền tệ. Cùng với các phí tổn khác, chi phí của dịch vụ nợ cũng gia tăng, doanh nghiệp và cá nhân đi vay có thể gặp khó khăn khi trả nợ. (Lê Bá Trực (2018))

2.4.1.3. Giá trị vốn hóa thị trường

Giá trị vốn hóa thị trường (còn gọi là giá trị thị trường) là thước đo quy mô của thị trường chứng khoán trong nước. Giá trị vốn hóa thị trường tương đương với giá trị thị trường của cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Chỉ tiêu này thường được đo lường theo phần trăm GDP, để đánh giá được quy mô của thị trường chứng khoán so với quy mô của nền kinh tế. (Ngân hàng thế giới)

Thị trường chứng khoán phát triển, đòi hỏi thông tin của khách hàng minh bạch hơn, giúp ngân hàng có thể giám sát người đi vay dễ dàng hơn cũng như đánh giá tốt hơn rủi ro tín dụng (Castro, Vítor. (2013))

Giá trị vốn hóa thị trường trên tài sản được xác định theo công thức:

2.4.1.4. Lãi suất thực

Lãi suất thực là lãi suất trả cho số tiền vay được điều chỉnh bởi ảnh hưởng của lạm phát. Về lý thuyết, sau khi xác định được các kỳ vọng lạm phát, nếu người tiêu dùng tin rằng lãi suất tiết kiệm sẽ không thay đổi hoặc tăng rất thấp, nghĩa là lãi suất thực sẽ âm thì họ sẽ có khuynh hướng rút tiền gửi tiết kiệm và đầu tư vào bất động sản hoặc chứng khoán để bảo vệ sức mua. Ngược lại, khi lãi suất thực càng cao, người ta sẽ chuyển từ tiết kiệm sang đầu tư và tiêu dùng. Hiệu ứng lãi suất thực của Fisher (1933) khiến các ngân hàng trung ương của các nước luôn duy trì chính sách lãi suất thực dương nhằm đảm bảo huy động được vốn và cho vay có lời

Khi lãi suất thực tăng cao, chi phí vay mượn tăng làm cho khả năng sinh lời của các khoản đầu tư trở nên thấp hơn, dẫn đến gia tăng các khoản nợ xấu, đặc biệt


là đối với các khoản vay có lãi suất thả nổi, do khả năng đáp ứng nghĩa vụ của người đi vay giảm. (Ahlem Selma Messai, & Fathi Jouini. (2013))

Biến lãi suất thực được tính như sau:

2.4.1.5. Tỷ giá

Rủi ro tỷ giá là rủi ro tài chính xuất hiện khi một giao dịch tài chính bằng một đồng tiền khác với đồng tiền của quốc gia (bản tệ). Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào có liên quan đến tỷ giá đều có nguy cơ rủi ro tỷ giá

Sự biến động tỷ giá hối đoái là một trong những nguyên nhân chính của sự bất ổn kinh tế và qua đó nó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến RRTD ngân hàng. Khi đồng nội tệ mất giá (tức là tỷ giá hối đoái tăng), thì giá cả hàng hóa, dịch vụ của quốc gia đó sẽ rẻ hơn so với giá cả hàng hóa, dịch vụ của nước ngoài ở cả thị trường trong nước và ngoài nước. Điều này dẫn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu tốt hơn. Khi ấy mức cầu gia tăng và khối lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ gia tăng. Tuy nhiên khi sức mua đồng nội tệ giảm làm giá hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Nếu hàng nhập khẩu phục vụ tiêu dùng thì làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trực tiếp. Nếu hàng nhập khẩu là những nguyên – vật liệu phục vụ sản xuất thì sẽ làm tăng chi phí sản xuất và gián tiếp làm tăng chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát có thể xảy ra và những doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm trung gian nhập khẩu sẽ phải gánh nặng nợ khi chi phí vốn vay gia tăng

Ngoài ảnh hưởng gián tiếp đến rủi ro tín dụng, biến động tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp rủi ro trên những khoản vay bằng ngoại tệ. Khi tỷ giá tăng như là sự gia tăng chi phí tài chính cho những khoản vay ngoại tệ. Một thực trạng trong quá trình cho vay ngoại tệ, là các NHTMCPVN thường sử dụng kỹ thuật hoán đổi đồng tiền vay từ đồng ngoại tệ sang tiền đồng nhằm giúp khách hàng tránh rủi ro khi tỷ giá biến động mạnh. Có thể quá trình này đã ảnh hưởng đến sự tác động của tỷ giá đến RRTD như kết quả nghiên cứu của Lê Bá Trực (2018) trên các NHTMCP VN trong giai đoạn 2004-2015 tìm thấy.

Biến tỷ giá được sử dụng trong nghiên cứu được tính như sau

EXI


2.4.1.6. Tăng trưởng thị trường bất động sản

Biến động thị trường bất động sản có thể gây nên RRTD ngân hàng khi bất động sản vừa là đối tượng cho vay vừa là vật thể dùng làm tài sản đảm bảo. Sự gắn kết giữa biến động thị trường bất động sản và RRTD xảy ra trên nền tảng của thuyết rủi ro tập trung và thông tin bất đối xứng.

Rủi ro tập trung là bất kỳ rủi ro đơn lẻ hoặc nhóm rủi ro nào có khả năng tạo ra tổn thất đủ lớn liên quan đến mức vốn của NHTMCP, tài sản có của NHTMCP hoặc tổng tổn thất của NHTMCP (Basel Committee on banking Supervision, 2002). Hiểu một cách đơn giản, rủi ro tập trung là những rủi ro liên quan đến chính sách cho vay của ngân hàng quá tập trung tín dụng vào một nhóm khách hàng, ngành kinh tế hoặc trong cùng một khu vực địa lý hoặc cùng một loại hình cho vay

George Akeriof với lý thuyết “markets for lemons” từ năm 1970, cho rằng trong giao dịch trên thị trường luôn xuất hiện những thông tin bất cân xứng giữa người bán và người mua. Người bán là phía có đủ thông tin về chất lượng hàng hóa, trong khi người mua là phía không có đủ thông tin. Điều này dẫn đến mất cân bằng năng lực trong quá trình giao dịch, mà qua đó dẫn đến những thất bại của thị trường như lựa chọn bất lợi, tâm lý ỷ lại và độc quyền thông tin. Việc sử dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo khoản vay xuất phát từ lựa chọn bất lợi do thông tin bất cân xứng giữa người vay và người cho vay.

Sự bùng nổ cho vay dựa trên sự bùng nổ của thị trường nhà đất, khi đó các ngân hàng dễ dàng cho vay nhiều hơn vào lĩnh vực này. Mặc khác khi các ngân hàng nắm giữ một tài sản thế chấp gia tăng hơn giá trị khoản vay thì họ càng có xu hướng hạ chuẩn để gia tăng tín dụng. Tăng trưởng nhanh tín dụng chỉ dựa vào giá trị tài sản thế chấp chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro nếu nền kinh tế và thị trường địa ốc bị suy giảm (Nkusu (2011), Pestova và Mamonov (2011)).

Biến tăng trưởng thị trường bất động sản được tính như sau: ESI


2.4.2. Các yếu tố vi mô

2.4.2.1. Quy mô NH

Đây là biến có nhiều cách đo lường. Quy mô có thể là giá trị thị trường của ngân hàng, là logarit của tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Đề tài chọn cách đo lường quy mô ngân hàng bằng logarit cơ số 10 của tổng tài sản có của ngân hàng. Việc điều chỉnh này sẽ làm biến có giá trị rất lớn về giá trị tương đồng với các biến khác trong mô hình.

Biến đại diện cho quy mô ngân hàng được tính như sau:

Quy mô NH có thể tác động lên nợ xấu theo cả chiều hướng tích cực (Wiem Ben Jabra và cộng sự (2017), Đào Thị Thanh Bình và Đỗ Vân Anh, (2013), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Ôn Quỳnh Như (2017)) và tiêu cực (Salas, V và J.Saurina (2002), Das, Abhiman & Ghosh, Saibal (2007), Ćurak, Marijana và cộng sự (2013), Nguyễn Thùy Dương & Trần Thị Thu Hương (2017), Koju, Laxmi và cộng sự (2018))

Những ngân hàng lớn có thể quản lý nợ xấu hiệu quả hơn nhờ khả năng đa dạng hóa danh mục cho vay và khả năng quản trị RRTD vượt trội so với ngân hàng nhỏ (Das, Abhiman & Ghosh, Saibal (2007)).

Tuy nhiên, những ngân hàng lớn có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao do kỳ vọng được chính phủ bảo vệ nếu có nguy hiểm xảy ra, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu có thể cao hơn. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dương & Trần Thị Thu Hương (2017) khẳng định sự tồn tại của lý thuyết “quá lớn để sụp đổ” (too big to fail) trong hệ thống NHTMCP. Lý thuyết này cho rằng một số tập đoàn nhất định, đặc biệt là các tổ chức tài chính, quá lớn và liên kết với nhau đến nỗi thất bại của họ sẽ là thảm họa đối với hệ thống kinh tế lớn hơn và do đó họ phải được chính phủ hỗ trợ khi họ gặp phải thất bại tiềm ẩn. Lý thuyết này đối mặt với vấn đề rủi ro đạo đức, khi các ngân hàng lớn có thể lợi dụng sự ưu tiên từ chính sách của chính phủ, tìm cách phân bổ các khoản vay có tính rủi ro cao nhưng có khả năng mang lại lợi nhuận nhiều. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, nhiều nhà phê bình coi

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí