Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam

Thhai, tập trung khai thác và hướng tới đối tượng khách hàng DNNVV, khách hàng cá nhân, quan tâm hơn đến khách hàng ở khu vực nông thôn, cùng

sâu, vùng xa, phát triển mạnh dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân. Đây là đối

tượng khách hàng số lượng lớn và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính thường xuyên. Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng.

Thba, nghiên cứu, xếp hạng khách hàng để cung ứng những sản phẩm dịch vụ phù hợp. Hoạt động này sẽ trợ giúp đắc lực cho việc thiết kế được các sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất với từng đối tượng, từng nhóm đối tượng, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ NHBL.

Thtư, xây dựng thương hiệu của ngân hàng là vấn đề mấu chốt trong việc thu hút khách hàng.

Thnăm, mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới phục vụ khách hàng nhằm tăng tiện ích, tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Tập trung xây dựng mạng lưới

chi nhánh, PGD theo hướng

ứng dụng công nghệ

hiện đại. Việc phát triển

mạng lưới song song với rà soát mạng lưới, nhằm đóng cửa những điểm giao dịch hoạt động không hiệu quả, bố trí sắp xếp lại mạng lưới giao dịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 258 trang tài liệu này.

Thsáu, chú trọng phát triển công nghệ thông tin, tập trung số hóa toàn

bộ các hoạt động của ngân hàng, bởi công nghệ

thông tin và sự

tiện lợi của

ngân hàng số liên quan chặt chẽ tới chất lượng dịch vụ ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận án, NCS hệ thống hóa vấn đề lý luận về NHTM và

phát triển dịch vụ NHBL trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân

hàng. Cụ thể là; sự hình thành và phát triển NHTM, khái niệm, đặc điểm, chức

năng, nghiệp vụ

và vai trò của NHTM trong nền kinh tế

thị

trường. Dịch vụ

NHBL được hiểu là gì, quan niệm về dịch vụ NHBL thay đổi như thế nào, sự khác nhau giữa dịch vụ NHBB và NHBL, phân loại dịch vụ NHBL và vai trò của dịch vụ NHBL đối với sự phát triển kinh tế xã hội; Lý luận về phát triển dịch vụ NHBL và tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ NHBL; Vấn đề hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung và hội nhập ngành Ngân hàng Việt Nam nói riêng. Quá trình hội nhập này được nhìn nhận rò hơn trong bối cảnh cuộc

CMCN 4.0 và trên nền tảng các FTA thế hệ mới Việt Nam đã và đang thực

hiện. Đây là nền tảng cần thiết để

NCS có thể mở

rộng và đi sâu phân tích,

đánh giá thực trạng về vấn đề này tại các chương tiếp theo.

Cũng trong chương này tác giả tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm phát

triển dịch vụ NHBL của một số NHTM tại Việt Nam và trên thế giới. Từ đó rút ra những bài học, kinh nghiệm về phát triển dịch vụ NHBL cho NH TMCP Công thương Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 2015­2020)


2.1. TỔNG QUAN VỀ

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN CÔNG


THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

2.1.1.1. Lịch sử hình thành

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Công

thương Việt Nam, được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

Ngày 25/12/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam tiến hành cổ phần

hoá và chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank). Vietinbank có các thành viên và các chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Công tác quản trị và điều hành của Vietinbank được đổi mới theo hướng: thực hiện vai trò quản lý điều hành tập trung của Hội sở chính, đồng thời phát huy

lợi thế

và vai trò chủ

động của các chi nhánh trong khuôn khổ

phân cấp, uỷ

quyền của HĐQT.

2.1.1.2. Quá trình phát triển

Giai đon t1998­2000: Ngân hàng Công thương xây dựng và chuyển đổi thành công từ ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp.

Giai đoạn từ

2001­2008:

Thực hiện thành công Đề

án tái cơ

cấu Ngân

hàng Công thương Việt Nam về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh; Tổ chức lại theo mô hình Tổng công ty nhà nước theo

Quyết định 285/QĐ­ NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc NHNN. Từ năm 2001, Vietinbank tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý, quy trình nghiệp vụ hiện đại hoá ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ theo đề án cơ cấu lại Vietinbank được Chính phủ phê duyệt, nhằm chuẩn bị cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; Triển khai Hệ thống CoreBanking Incas do Ngân hàng thế giới tài trợ; Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank ra

đời trên cơ sở nâng cấp Trung tâm đào tạo nghiệp vụ. Ngày 25/12/2008

Vietinbank thực hiện thành công phiên đấu giá phát hành cổ phiếu lần đầu ra

công chúng với tổng số lượng cổ phần phát hành là 53,6 triệu cổ phần. Đi cùng với chuyển đổi mô hình là bước chuyển của nguồn lực tài chính, năng lực quản trị, hiệu quả kinh doanh, tính minh bạch và văn hóa doanh nghiệp. Năm 2008, Vietinbank đạt tổng tài sản 193.590 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 12.527 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 2.436 tỷ đồng.

Giai đon 2009­2013: Vietinbank khai trương chi nhánh tại Franfurt, CHLB Đức và thủ đô Viêng Chăn, Lào; năm 2011 Vietinbank bán 10% vốn điều lệ cho đối tác chiến lược nước ngoài IFC. Vietinbank là Ngân hàng TMCP đầu tiên có đối tác chiến lược nước ngoài; năm 2013 bán 20% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài MUFG Bank, hoạt động này đưa Vietinbank trở thành ngân hàng TMCP Nhà nước có cơ cấu cổ đông mạnh nhất Việt Nam. Năm 2013, Vietinbank đạt tổng tài sản 576.368 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so năm 2008, vốn chủ sở hữu 54.075 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 7.751 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 3,2 lần so năm 2008.

Giai đon 2014 đến nay: Năm 2014, Vietinbank xây dựng chiến lược bán lẻ lấy khách hàng làm trung tâm, mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam. Vietinbank tập trung xây dựng và thực thi quản trị theo chiến lược,

đột phá về công nghệ, tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng, thúc

đẩy tăng trưởng kinh doanh gắn với bảo đảm hiệu quả, an toàn và bền vững.

Năm 2017, Vietinbank chuyển đổi thành công hệ thống Core Banking, đưa

Vietinbank trở thành ngân hàng sở hữu nền tảng công nghệ hiện đại bậc nhất ngành Ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó Vietinbank tăng cường hợp tác khu

vực và hội nhập quốc tế, giá trị thương hiệu Vietinbank tăng trưởng liên tục.

Năm 2019, Vietinbank triển khai và có kết quả Phương án cơ cấu lại gắn xử lý

nợ xấu giai đoạn 2016­2020, kế hoạch kinh doanh trung hạn 2018­2020. Tính

đến 31/12/2020, Vietinbank đạt tổng tài sản 1.341.436 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu

85.411 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 17.085 tỷ đồng.

Như vậy, kể từ khi hình thành, phát triển đến nay, Vietinbank đã đánh dấu quá trình chuyển đổi từ sở hữu 100% vốn Nhà nước sang hình thức sở hữu cổ phần, mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình mới hiện đại bao gồm khối bán lẻ, bán buôn, hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp theo từng nhóm khách hàng, danh mục sản phẩm dịch vụ ngày một đa dạng tiệm cận dần với

các dịch vụ

tài chính ngâ hàng trên thế

giới… tạo tiền đề

cho việc phát triển

thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng với hai trụ cột chính là Ngân hàng thương mại và Ngân hàng đầu tư.

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE

Tên viết tắt: VietinBank Logo và slogan: Mã chứng khoán CTG Địa chỉ 108 Trần Hưng Đạo quận Hoàn Kiếm TP Hà Nội 1 Mã chứng khoán: CTG

Địa chỉ: 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội Website: www.vietinbank.vn

2.1.2. Cơ cấu tổ chức tổng thể và cơ cấu tổ chức khối bán lẻ

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức tổng thể

Mô hình bộ máy tổ chức tại Hội sở và từng chi nhánh được Vietinbank chuẩn hóa theo khối chức năng, quản lý tập trung xuyên suốt theo chiều dọc; Khối bán buôn, Khối bán lẻ, khối kinh doanh và quản lý vốn, khối quản lý rủi ro, khối tài chính – kế toán, các bộ phận hỗ trợ khách hàng…

Đại hội đồng cổ

đông: Đại hội đồng cổ

đông gồm tất cả cổ

đông có

quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Vietinbank.

Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản trị của VietinBank, có toàn

quyền nhân danh VietinBank để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ

của VietinBank, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

Ban điều hành (BĐH): Chịu trách nhiệm quản lý công việc hằng ngày

của VietinBank theo Điều lệ

VietinBank và Quy chế Tổ

chức và hoạt động

BĐH. BĐH chịu sự HĐQT.

lãnh đạo, quản lý, giám sát trực tiếp và toàn diện của

Ban kiểm soát (BKS): Là cơ quan thay mặt các cổ đông để giám sát hoạt động và việc tuân thủ quy định Pháp luật và Điều lệ VietinBank trong việc quản

trị và điều hành VietinBank; chịu trách nhiệm trước Pháp luật, ĐHĐCĐ trong

việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Trong quá trình thực hiện nhiệm

vụ của mình, BKS được sử dụng các quyền theo quy định của Pháp luật và

Điều lệ VietinBank. BKS có vai trò thực hiện KTNB, kiểm soát, đánh giá việc

chấp hành quy định của Pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ quyết định của ĐHĐCĐ và HĐQT.

và nghị

quyết,

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của NH TMCP Công thương Việt Nam


95


(Nguồn: BCTN 2020 Vietinbank)

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức khối bán lẻ

Phòng phát triển kinh doanh khối bán lẻ (PTKD KBL) được thành lập năm 2014, tiền thân là Phòng khách hàng cá nhân Trụ sở chính (TSC). Với mục tiêu thúc đẩy hoạt động bán lẻ theo hướng hiện đại phù hợp với các thông lệ quốc tế và thực tế thị trường Việt Nam, tháng 10/2014, VietinBank tiến hành chuyển

đổi mô hình bán lẻ

xuyên suốt từ

TSC đến chi nhánh (CN). Theo đó Phòng

PTKD KBL được thành lập với nhiệm vụ chính: Quản lý và thúc đẩy bán hàng; quản lý dịch vụ khách hàng; phát triển mạng lưới và đối tác; phối hợp với các khối kinh doanh khác thúc đẩy bán chéo sản phẩm, dịch vụ...

Từ quy mô ban đầu chỉ gồm 2 lãnh đạo và 8 nhân sự, đến nay Phòng

PTKD KBL đã mở rộng với trên 50 nhân sự, đội ngũ Lãnh đạo Phòng gồm 1

Trưởng phòng và 05 Phó phòng. Năm 2015, Phòng PTKD KBL đã thành lập thêm bộ phận kéo dài tại miền Nam.

Sơ đồ 2.2. Cơ cấu Khối bán lẻ của NH TMCP Công thương Việt Nam

Trên 80 đội ngũ cán bộ nhân viên CBNV của Phòng thuộc thế hệ 8x 9x năng 2


Trên 80% đội ngũ cán bộ, nhân viên (CBNV) của Phòng thuộc thế hệ 8x, 9x năng động, trẻ trung với nhiều ý tưởng sáng tạo, hiệu quả trong công việc. Bằng thế mạnh này, Phòng PTKD KBL đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm thúc đẩy kinh doanh bán lẻ trên toàn hệ thống, hỗ trợ chi nhánh phát triển kinh doanh theo từng phân khúc khách hàng và theo các vùng miền khác nhau. Qua đó góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành các chỉ tiêu bán lẻ ấn tượng qua từng

năm, nâng tầm hoạt động bán lẻ

của VietinBank, trở

thành một trong những

ngân hàng có hoạt động bán lẻ tốt nhất trong nhiều năm qua.

Khối bán lẻ của Vietinbank chịu sự điều hành và giám sát của TGĐ và các Ủy ban thuộc Ban điều hành. TGĐ đứng đầu BĐH, trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, trong đó có khối bán lẻ. Hội đồng tín dụng TW sẽ xác định giới hạn tín dụng, phê duyệt cấp tín dụng đối với khách hàng thể nhân

và các tổ

chức kinh tế

không phải định chế

tài chính theo quy định về

thẩm

quyền phê duyệt của Vietinbank. Khối Bán lẻ chịu sự giám sát của Ban kiểm tra

nội bộ

đối với việc tuân thủ

các quy định của pháp luật, quy chế, quy trình

nghiệp vụ và các quy định nội bộ.

Xem tất cả 258 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí