1.2.4.2. Nhân tố chủ quan
Năng lực tài chính, năng lực quản trị
điều hành và chất lượng nguồn
nhân lực: Sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ phải gắn
liền với năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành của mỗi ngân hàng để đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển ổn định, an toàn, bền vững và tự kiểm soát được. Muốn vậy các cán bộ quản trị, điều hành ngân hàng không chỉ biết tuân thủ các quy định của pháp luật mà phải có kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ ngân hàng, phải biết phân tích đánh giá các rủi ro có thể có của mỗi loại hình dịch vụ, xu hướng phát triển của mỗi loại nghiệp vụ… để có các biện pháp dự phòng và bước đi thích hợp. Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự phát triển của dịch vụ NHBL
Nhân tố công nghệ: Nhân tố công nghệ là một nhân tố hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ bởi để đưa các sản phẩm dịch vụ mới tiếp cận được với một khối lượng khách hàng lớn tại các địa bàn khác nhau
thì yếu tố
công nghệ
là yếu tố
Có thể bạn quan tâm!
- Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Của Nhtm Trong Nền Kinh Tế Thị Trường
- Vai Trò Của Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Đối Với Phát Triển Kinh Tếxã Hội
- Tiêu Chí Đánh Giá Sự Phát Triển Dịch Vụ Nhbl Của Ngân Hàng Thương Mại
- Năng Lực Hội Nhập Quốc Tế Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Của Một Số Ngân Hàng Thương Mại Và Kinh Nghiệm Cho Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam
- Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam
Xem toàn bộ 258 trang tài liệu này.
không thể bỏ
qua nhằm mang lại sự
hài lòng
nhất cho khách hàng và hiệu quả cao nhất ngân hàng.
Chính sách khách hàng: Chính sách khách hàng là chính sách mà các ngân hàng áp dụng để thể hiện chiến lược marketing ở cấp độ khách hàng hoặc phân khúc khách hàng, dựa trên những quyết định được đưa ra để phân bổ các nguồn lực hiện có của ngân hàng, mục đích cuối cùng là để cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, từ đó đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng. Thỏa mãn nhu cầu khách hàng, nâng cao sự
nhận biết của khách hàng và tạo dựng sự trung thành của khách hàng luôn là
điều các ngân hàng cần làm. Do vậy việc xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, đủ sức cạnh tranh là việc cần thiết để duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng.
1.3. HỘI NHẬP QUỐC VỀ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VỚI TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
1.3.1. Khái quát hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng
1.3.1.1. Khái niệm hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng
Hội nhập quốc tế được hiểu là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của bản thân mỗi quốc
gia, vùng lãnh thổ
đó và nhằm tạo thành sức mạnh tập thể
giải quyết những
vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm. Hội nhập quốc tế theo đúng nghĩa đầy đủ là hội nhập trên tất cả lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Về bản chất,
hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế
nhằm đạt được một mục tiêu hoặc lợi ích chung.
Hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng là việc từng bước thực hiện tự do hóa và mở rộng thị trường tài chính ngân hàng theo các cam kết quốc tế.
1.3.1.2. Nội dung hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng của Việt Nam
Trong các hiệp hội, hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã và đang
tham gia, nội dung cam kết bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh. Trong khuôn khổ luận án này, NCS chỉ trích ra những nội dung Việt Nam cam kết thực hiện liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Thứ nhất, với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1995), trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng, Việt Nam hội nhập với 4 nội dung: phát triển thị trường
vốn (nhằm mục đích phát triển các thị trường tài chính về chiều sâu và thúc đẩy hợp tác qua biên giới giữa các thị trường tài chính Asean); tự do hóa dịch vụ tài chính; tự do hóa tài khoản vốn (mục tiêu là tự do hóa hơn các luồng chu chuyển vốn vào năm 2020. Theo lộ trình hội nhập tài chính tiền tệ, nguyên tắc tự do hoá
tài khoản vốn phải đảm bảo quá trình tự do hoá có trật tự, phù hợp với kế
hoạch của từng quốc gia, từng nước thành viên); và hợp tác tiền tệ trong khu
vực Asean
(nhằm đạt tới hợp tác tiền tệ
chặt chẽ
hơn thông qua thúc đẩy
thương mại nội khối và hội nhập kinh tế, tài chính khu vực sâu hơn vào năm 2020). Trở thành một thành viên trong kinh tế Asean, Việt Nam sẽ phải mở cửa xóa bỏ các hạn chế trong ngành ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn. Riêng với ngành ngân hàng đến năm 2020 Việt Nam sẽ mở cửa toàn bộ cho các nước Asean.
Thứ hai, với Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (2000), nội dung hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng bao gồm: Cho phép ngân hàng Hoa Kỳ mở chi nhánh hoặc tham gia liên doanh với tỷ lệ góp vốn từ 30% đến 49%, sau 9 năm cho phép mở ngân hàng con với 100% vốn sở hữu của Hoa Kỳ; Tỷ lệ cổ phần của Hoa Kỳ trong các ngân hàng cổ phần Việt Nam cho phép ở mức ngang với người Việt Nam. Yêu cầu vốn tối thiểu 15 triệu đô là Mỹ đối với chi nhánh
ngân hàng Hoa Kỳ, 10 triệu đô la Mỹ đối với liên doanh hoặc ngân hàng con
100% vốn Hoa Kỳ; Quyền thế chấp, sau 3 năm, các tổ chức tài chính 100% vốn Hoa Kỳ có thể nhận thế chấp quyền sử dụng đất của các công ty đầu tư nước ngoài; trong trường hợp các công ty đó vỡ nợ, có thể sử dụng thế chấp để thanh lý. Cho phép liên doanh hoặc công ty thuê mua tài chính 100% vốn Hoa Kỳ. Các chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam với một thời gian hạn chế là 8 năm. Tám năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, các tổ chức tài chính Hoa Kỳ có thể phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đãi ngộ quốc gia. Các ngân hàng Hoa Kỳ có thể đặt máy rút tiền tự động (ATM) ngoài các văn phòng của mình khi các ngân hàng Việt Nam được phép làm như vậy.
Thứ ba, với tư cách là một thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (2007). Nội dung các cam kết gia nhập của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng bao gồm: Từ năm 2007, các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, ngoài các hình thức như văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân 5 hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài;
Về phạm vi hoạt động và loại hình dịch vụ
ngân hàng: các tổ
chức tín dụng
nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng như cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn và thông tin tài chính. Riêng về hoạt động nhận tiền gửi, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi VND không giới hạn từ các pháp nhân, và lộ trình huy động tiền gửi từ cá thể nhân Việt Nam sẽ được nới lỏng trong vòng 5 năm kể từ ngày 1/1/2007 ở mức tối đa 650% vốn pháp định của ngân hàng, tiến tới đối xử quốc gia đầy đủ
vào năm 2011. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép mở các
điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh nhưng được phép lắp đặt và vận hành các máy ATM và được phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO; Về góp vốn dưới hình thức mua cổ phần: Các ngân hàng nước ngoài có thể tham gia góp vốn liên doanh với đối tác Việt Nam với tỷ
lệ góp vốn không quá 50% tổng vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh. Tổng
mức góp vốn mua cổ phần của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại từng NHTM cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng đó, trừ khi pháp luật Việt Nam có quy định khác hoặc được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Thứ
tư, với các Hiệp định thương mại tự
do (FTA). Trong khuôn khổ
nghiên cứu này, tác giả tập trung vào 2 FTA thế hệ mới là Hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại Việt Nam
Châu Âu (EVFTA).
Căn cứ vào phạm vi và nội dung cam kết, FTA truyền thống được hiểu là các FTA được ký kết trong giai đoạn đầu, thường có phạm vi hẹp và mức độ tự do hóa hạn chế. FTA truyền thống thường chỉ bao gồm các cam kết tự do hóa trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, mà quan trọng nhất là xóa bỏ thuế quan, một số ít FTA truyền thống cam kết thêm tự do hóa thương mại dịch vụ và các
nguyên tắc chung về đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh (trường hợp của WTO). Các cam kết về các vấn đề này thường là chung chung, ít ràng buộc cụ thể ở mức cao.
Trong khi đó, FTA thế
hệ mới được sử
dụng để
nói về
các FTA Việt
Nam đàm phán và ký kết từ 2018 trở lại đây. Các FTA này có phạm vi rộng, toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa, như: FTA Việt NamEU (EVFTA); Hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). So với các FTA trước đây, các FTA thế hệ mới bao gồm các nội dung mới hơn như: đầu tư, cạnh tranh, mua sắm công, thương mại điện tử, khuyêń
khićh sự phat́ triển cua doanh nghiệp vưà vànhỏ, hỗtrợ kỹthuâṭ cho cać nước
đang phat́ triển cuñ g như daǹ h thơì gian chuyển đổi hợp lýđể nước đi sau cóthể
điêù chinh chiń h sach́ theo lộ triǹ h phùhợp vơí triǹ h độ phat́ triên̉ cua nước mình.
1.3.1.3. Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và ngành Ngân hàng
Nội dung hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng trong CPTPP
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên (Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaixia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam). Các nước tham gia CPTPP có tổng
GDP khoảng 10,2 nghìn tỷ USD, chiếm hơn 13% trong tổng GDP toàn cầu.
Tổng dân số 495 triệu người, chiếm 6,8% dân số thế giới. Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam. Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.[84]
CPTPP bao trùm nhiều vấn đề từ thương mại truyền thống, thuế quan,
đầu tư
đến các vấn đề
phi thương mại. Nếu như
các hiệp định thương mại
truyền thống dừng lại ở các quy định về hàng hóa và dịch vụ, Hiệp định CPTPP đã đặt ra các nguyên tắc với các vấn đề rất mới, phát sinh từ xu thế phát triển
của thời đại. Các chương của Hiệp định chia thành ba nhóm chính: hàng hóa, dịch vụ và các vấn đề khác. Trong đó, nhóm dịch vụ bao gồm 5 chương: thương mại dịch vụ xuyên biên giới, dịch vụ tài chính, thương mại điện tử, viễn thông,
nhập cảnh tạm thời cho người kinh doanh. Đây là Hiệp định đầu tiên và duy
nhất cho đến thời điểm này xác lập khuôn khổ
pháp lý cho việc đầu tư
trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng tại một chương riêng biệt.
Cụ thể theo Hiệp định này, các tổ chức tài chính nước ngoài có thể tham gia thị trường Việt Nam theo các hình thức: văn phòng đại diện; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; ngân hàng liên doanh; ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Góp vốn cổ phần vào các NH TMCP tại Việt Nam với tổng tỷ lệ cổ phần của nước ngoài không vượt quá 30%, trong đó sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược là không quá 20%, của nhà đầu tư cá nhân không quá 5% và của tổ chức không quá 10%. Công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.
Trong lĩnh vực ngân hàng, cam kết CPTPP không chỉ dừng lại các cam kết mở cửa thị trường, điểm khác của CPTPP đó chính là các cam kết về nghĩa vụ mới và các cam kết về thể chế nhằm mang lại cho nhà đầu tư một môi trường
kinh doanh bình đẳng và minh bạch hơn thông qua các cơ
chế
như: Ratchet,
ISDS và các nghĩa vụ mới như dịch vụ tài chính (DVTC) mới, thanh toán điện tử để thực hiện. Ngoài các điều khoản tiêu chuẩn của một hiệp định thương mại
tự do, Hiệp định CPTPP đặt ra các yêu cầu cam kết
ở một mức độ
cao hơn
nhằm hướng tới một trường đầu tư
thuận lợi dành cho các nhà đầu tư
nước
ngoài trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Một số nội dung cam kết mới trong Hiệp định CPTPP:
Cung cấp dịch vụ tài chính mới: Quy định yêu cầu nước thành viên nếu
cho phép tổ chức tài chính của mình cung cấp dịch vụ tài chính mới (mà không
cần phải xây dựng mới hoặc sửa đổi luật), thì cũng phải cho phép các tổ chức tài chính của nước CPTPP khác cung cấp dịch vụ tương tự.
Chuyển thông tin: Việt Nam cam kết cho phép tổ chức tài chính nước
ngoài hoạt động trên thị trường của mình được phép chuyển thông tin dạng điện tử hoặc dạng khác vào và ra khỏi lãnh thổ nhằm mục đích xử lý thông tin vì các mục đích hoạt động kinh doanh thông thường. Tuy nhiên, cơ quan quản lý của mỗi nước vẫn duy trì quyền áp dụng các biện pháp liên quan đến bảo mật dữ liệu, thông tin và bí mật cá nhân hay yêu cầu tổ chức tài chính nước ngoài phải xin cấp phép trước từ cơ quan chức năng đối với bên tiếp nhận thông tin.
Cơ chế Ratchet: Đây là cơ chế mới so với WTO, theo đó các nước CPTPP sẽ phải giữ nguyên hiện trạng các biện pháp hiện hành và nếu sửa đổi chỉ sửa theo hướng tự do hóa hơn (khi một nước có biện pháp tự do hóa tự nguyện cao hơn mức cam kết tại thời điểm ký Hiệp định thì biện pháp đó sẽ trở thành mức cam kết mới).
Cơ chế
giải quyết tranh chấp và bảo hộ
đầu tư: Cơ
chế
này được áp
dụng đối với Hiệp định CPTPP, hướng tới việc đảm bảo đầy đủ lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư. Đây là nội dung mang tính tiêu chuẩn cao trong các hiệp định đầu tư và thương mại quốc tế. Theo đó, quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ và các cơ quan nhà nước khi vi phạm các nghĩa vụ của Hiệp định.
Dịch vụ thanh toán điện tử: Đây là nội dung cam kết mới trong Hiệp định CPTPP. Theo đó, các nước cam kết cho phép các tổ chức thẻ quốc tế cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ ở nước ngoài cho các giao dịch thanh toán thẻ. Việt Nam cam kết mở cửa thị trường này như sau: (i) Mở cửa thị trường thẻ có mã quốc tế, cho phép các nhà cung cấp nước ngoài cung cấp qua biên giới các dịch vụ thanh toán bù trừ (không mở cửa thị trường thẻ nội địa); (ii) Bảo lưu quyền thực hiện các biện pháp nhằm mục tiêu quản lý như bảo mật thông tin khách hàng, các quy định quản lý phí giao dịch và các biện pháp để thực hiện mục tiêu
chính sách công; và (iii) Bảo lưu quyền yêu cầu chuyển mạch qua một cổng thống nhất tại đơn vị chuyển mạch thẻ quốc gia.
Nội dung hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng trong EVFTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng CPTPP, là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của
Việt Nam từ trước tới nay. EVFTA được tách làm hai hiệp định: Hiệp định
thương mại (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ
đầu tư
(EVIPA). Hai Hiệp định
được ký kết ngày 30/6/2019, có hiệu lực vào năm 2020. Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối.
Đối với dịch vụ tài chính ngân hàng, trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 2 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam (cam kết này không áp dụng với 4 ngân hàng thương mại cổ phần mà Nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank). Trong cam kết EVFTA ở
lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng, các khía cạnh mở cửa bao gồm phương
thức đầu tư liên quan đến thành lập hiện diện thương mại ở các nước sở tại (liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, góp vốn/mua cổ phần).
1.3.1.4. Vài nét về cách mạng công nghiệp 4.0 và lĩnh vực tài chính ngân hàng
Sự dịch chuyển mô hình kinh doanh: Ngành tài chính ngân hàng đã chịu tác động sâu sắc bởi công nghệ này. Trong đó phải kể đến hai sự chuyển dịch đáng kể; (1) sự chuyển dịch từ mô hình kinh doanh ngân hàng truyền thống phụ thuộc vào mạng lưới chi nhánh sang mô hình tích hợp dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng số; (2) sự dịch chuyển mô hình kinh doanh chủ yếu dựa vào bán buôn sang phát triển mạnh mẽ kinh doanh bán lẻ. Số lượng người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến qua máy tính, smartphones tăng mạnh theo thời gian. Cùng với