Xét theo thời gian, tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, trung bình 85%. Điều này hoàn toàn hợp lý vì tiền gửi có kỳ hạn bao giờ lãi suất cũng cao hơn. Bảng số liệu cũng cho thấy có sự tăng nhẹ về tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn tại Vietinbank trong giai đoạn 20152020, đây là một nguồn vốn giá rẻ mà bất cứ ngân hàng nào cũng muốn tận dụng tối đa.
2.1.4.2. Dư nợ tín dụng
Dư nợ tín dụng của Vietinbank có sự tăng trưởng rò rệt giai đoạn 2015 2017. Năm 2015, dư nợ tín dụng là 591.110 tỷ đồng, năm 2016 tăng 19,6% so năm
2015. Hai năm sau tỷ
lệ này giảm dần. Báo cáo quản trị
Vietibank giai đoạn
20152019 nêu rò, giai đoạn 20152017, Vietinbank
ưu tiên nguồn lực để
tăng
trưởng mạnh về
quy mô hoạt động, kiện toàn bộ
máy tổ
chức, phát triển hạ
tầng công nghệ
hiện đại, tạo cơ
sở, nền tảng vững chắc để
phát triển hoạt
động kinh doanh theo hướng nâng cao hiệu quả giai đoạn 20182019. Vietinbank chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng từ phát triển chiều sâu, từ hoạt động kinh doanh dựa vào tăng trưởng quy mô là chính sang dựa vào cải thiện chất lượng, hiệu quả, gắn với tăng trưởng quy mô hợp lý. Năm 2019, dư nợ tín dụng của Vietinbank là 953.178 tỷ đồng tăng 7,3% so năm 2018.
Xét theo thời gian, dư
nợ tín dụng của Vietinbank nghiêng về
tín dụng
ngắn hạn với xu hướng tăng dần. Cụ thể năm 2015, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 51% tổng dư nợ, bước sang năm 2016 con số này là 53% và đến 2019 tăng lên 56% tổng dư nợ. Thực tế cho thấy phần lớn các doanh nghiệp, tiểu thương vay vốn ngân hàng nhằm bổ sung vốn lưu động nên vay với thời hạn ngắn. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn của Vietinbank chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 46%. Số liệu cho thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn có xu hướng giảm dần. Các doanh nghiệp vay vốn trung và dài hạn với mục đích đầu tư vào
các tài sản dài hạn như mua sắm TSCĐ, xây dựng các công trình giao thông
hoặc các đầu tư dài hạn khác.
Xét theo đối tượng khách hàng, bảng số
liệu
Bảng 2.3
cho thấy, khách
hàng của Vietinbank chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh và cá nhân. Năm 2015, tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng
dư nợ là 27%, năm 2016 con số này tăng gần gấp đôi, lên 52%. Việc nâng tỷ
trọng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là DNNVV là chủ trương của Vietinbank kể từ năm 2014.
VietinBank luôn chủ động, tích cực tìm kiếm và dành nguồn vốn ưu đãi cho DNNVV. Dòng vốn giá rẻ này giúp cộng đồng doanh nghiệp tận dụng lợi thế để tập trung phát triển sản xuất kinh doanh. Cụ thể, VietinBank duy trì lãi
suất cho vay ngắn hạn tối đa 6,5%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính
phủ, bao gồm: Phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án, dự án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu; sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp có phương án khả thi, áp dụng các sáng kiến mới vào nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, VietinBank ban hành nhiều chương trình tín dụng thúc đẩy tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: Chương trình tín dụng Đồng hành cùng KHDN nhỏ và vừa ; Gói tín dụng “Cho vay linh hoạt lãi suất cố định”; Gói vay 10.000 tỷ đồng hỗ trợ DN công nghiệp hỗ trợ tại TP Hồ Chí Minh; Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay dành cho DN khởi nghiệp quy mô 3.000 tỷ đồng; Cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Số liệu cũng cho thấy cho vay Doanh nghiệp nhà nước tại Vietinbank có xu hướng giảm rò rệt, trong khi cho vay cá nhân và hộ gia đình tăng lên. Hiện nay, cho vay cá nhân là một trong những hình thức rất phổ biến và đang trong giai đoạn tăng trưởng đỉnh cao.
Bảng 2.3. Dư nợ và cơ cấu dư nợ đồng
Đơn vị tính: Tỷ
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | BQ | |
Dư nợ tín dụng | 591.110 | 706.876 | 837.180 | 888.216 | 953.178 | 1.015.333 | |
Tỷ trọng (%) | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | |
So với năm trước (%) | 23,8 | 19,6 | 18,4 | 6,0 | 7,3 | 6,5 | 13,6 |
Theo thời gian | |||||||
Dư nợ ngắn hạn Tỷ trọng (%) So với năm trước (%) | 301.472 51 10 | 374.737 53 24 | 448.913 53,6 20 | 487.609 55 8,5 | 537.206 56 10 | 593.991 58,5 10,6 | 13,8 |
Dư nợ trung và dài hạn Tỷ trọng (%) So với năm trước (%) | 289.638 49 12,0 | 332.139 47 15,0 | 388.267 46,4 17,0 | 400.607 45 3,0 | 415.972 44 3,8 | 431.342 41,5 3,7 | 9,1 |
Theo đối tượng khách hàng | |||||||
Doanh nghiệp nhà nước Tỷ trọng (%) So với năm trước(%) | 134.081 23 4,5 | 141.316 20 5,4 | 129.884 15,5 (8) | 299.766 33,7 130 | 118.034 12 (60) | 121.225 12 2,7 | 12,4 |
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Tỷ trọng (%) | 159.711 27 30 | 370.888 52 132 | 459.472 55 24 | 314.784 35 (31) | 488.055 51 55 | 585.471 57,7 20,0 | 38,3 |
So với năm trước(%) | |||||||
Hộ kinh doanh, cá nhân Tỷ trọng (%) So với năm trước (%) | 112.178 19 15 | 152.701 21,6 36 | 196.445 23,5 28,6 | 246.594 27,8 25,5 | 274.788 29 3,8 | 304.459 30,0 10,8 | 20,0 |
Đối tượng khác Tỷ trọng (%) So với năm trước (%) | 185.140 31 5 | 42.151 6,4 (77) | 51.379 6 22 | 27.072 3,5 (47) | 72.301 8 167 | 4.178 0,3 (94) | (4) |
Theo ngành | |||||||
Xây dựng Tỷ trọng (%) So với năm trước (%) | 59.026 10 5 | 63.082 9 6,9 | 84.586 10,4 34 | 94.338 10,6 11,5 | 96.802 10 2,6 | 93.553 9,0 (3,4) | 9,4 |
Sx và gia công chế biến Tỷ trọng(%) So với năm trước(%) | 157.510 26,6 18 | 196.735 27,8 25 | 222.476 26,5 13 | 233.772 26 5 | 236.237 25 10 | 247.515 24,4 4,8 | 12,6 |
Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy Tỷ trọng (%) | 152.123 25,7 14 | 197.732 28 30 | 213.087 25,4 7,7 | 254.030 28,6 19 | 293.911 31 16 | 324.181 32,0 10,3 | 16,2 |
So với năm trước (%) | |||||||
Thương mại, dịch vụ Tỷ trọng (%) So với năm trước(%) | 42.522 7,2 35 | 65.036 9,2 53 | 56.165 6,7 (14) | 119.246 13,4 112 | 133.592 14 12 | 151.371 15,0 13,3 | 35,2 |
Ngành khác Tỷ trọng (%) So với năm trước (%) | 179.929 30,5 20 | 184.291 26 24 | 260.866 31 41,5 | 195.830 21,4 (25) | 192.636 20 (1,6) | 198.713 19,6 3,1 | 10,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ Của Một Số Ngân Hàng Thương Mại Và Kinh Nghiệm Cho Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam
- Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam
- Năng Lực Tài Chính Của Nh Tmcp Công Thương Việt Nam
- Khả Năng Sinh Lời, Dự Phòng Rủi Ro Và Tỷ Lệ Nợ Xấu
- Thực Trạng Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Lẻ
- Tổng Hợp Dư Nợ Cho Vay Cá Nhân Của Một Số Nhtm Việt Nam
Xem toàn bộ 258 trang tài liệu này.
(Nguồn: Vietinbank, BCTN giai đoạn 20152020)
Theo dự báo của McKinsey, đến cuối năm 2020, châu Á sẽ đạt hơn 900 tỷ
USD doanh thu ngân hàng bán lẻ, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14%/năm.
Thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam và Vietinbank không nằm ngoài xu hướng chung của khu vực và tiềm năng của cho vay cá nhân, hộ gia đình trong tương lai là rất lớn. Từ năm 2014, phân khúc bán lẻ của Vietinbank phát triển đột phá, thay đổi toàn diện từ nhận thức, tư duy bán hàng, phục vụ khách hàng, cùng với việc đầu tư bài bản về hệ thống cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự, liên tục cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, mở rộng kênh bán hàng nhằm
thúc đẩy bán hàng và phục vụ
khách hàng cá nhân, hộ
gia đình ngày càng tốt
hơn. Dư
nợ cá nhân, hộ
kinh doanh tăng trung bình 20%/năm trong giai đoạn
2015 – 2020, đạt 304.459 tỷ đồng trong năm 2020.
Xét theo ngành, số liệu cho thấy hiện đứng đầu danh sách cho vay theo
ngành của Vietinbank là ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy tỷ trọng trung bình 28% tổng dư nợ; kế đến là ngành sản xuất và gia công chế biến với trung bình 26% tổng dư nợ, vị trí thứ 3 và thứ 4 là ngành khác và ngành xây dựng.
Phát huy vai trò là NHTM lớn, chủ lực của nền kinh tế, VietinBank chủ động khai thác các nguồn vốn, quản lý chất lượng tăng trưởng, tiết giảm chi
phí, đi đầu trong việc giảm lãi suất cho vay, hỗ
trợ
doanh nghiệp thuận tiện
trong việc tiếp cận tín dụng và dịch vụ ngân hàng, tích cực tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tăng trưởng mạnh vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các ngành nghề, doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao như bán lẻ, sửa chữa oto, xe máy, sản xuất và gia công chế biến và ngành nông nghiệp công nghệ cao.
2.1.4.3. Thu nhập
Bên cạnh hoạt động tín dụng và nguồn vốn truyền thống, Vietinbank chú trọng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Tổng thu nhập của Vietinbank liên tục
tăng trưởng giai đoạn 20152017 với tốc độ trung bình hàng năm xấp xỉ 16%. Cụ thể, năm 2015, tổng thu nhập là 53.004 tỷ đồng, năm 2016 tăng 18% so năm 2015 đạt 62.818 tỷ đồng. Năm 2019, tổng thu nhập của Vietinbank đạt 99.613 tỷ đồng, tăng 16% so năm 2018. Kết quả này có được là do VietinBank đã thành công đẩy mạnh chuyển dịch trong kinh doanh, theo hướng tăng thu dịch vụ qua phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới cùng mở rộng nền tảng khách hàng. Vietinbank lấy khách hàng là trung tâm, chú trọng phát triển giải pháp ngân hàng, tài chính hiện đại, các giải pháp thanh toán toàn diện cho khách hàng. Phát triển mạnh mẽ mô hình kinh doanh theo chuỗi liên kết, phát triển và ứng dụng giải pháp ngân
hàng tài chính tổng thể ứng dụng số hóa.
cho khách hàng, nhóm khách hàng, trong đó chú trọng
Bảng 2.4. Thu nhập và cơ cấu thu nhập Đơn vị tính: Tỷ đồng
(Nguồn: Vietinbank, BCTN giai đoạn 20152020)
Trong bức tranh thu nhập của Vietinbank, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự (bao gồm thu nhập lãi tiền gửi, thu nhập lãi cho vay khách hàng, thu lãi từ chứng khoán nợ, từ nghiệp vụ bảo lãnh, lãi cho thuê tài chính và thu khác từ hoạt động tín dụng) luôn chiếm tỷ trọng lớn, trung bình 83% tổng thu nhập hàng năm. Cụ thể năm 2015, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự là 42.472 tỷ đồng, năm 2016 con số này tăng 24,8% so năm 2015, đạt mức 52.991 triệu đồng và đến năm 2019 tăng gần gấp đôi so năm 2015 đạt mức 82.743 triệu đồng. Đứng thứ hai trong danh mục đóng góp vào thu nhập của Vietinbank và
đang có xu hướng tăng lên đó là thu nhập từ
hoạt động dịch vụ, với tỷ
trọng
trung bình khoảng 6%. Phần còn lại là thu nhập đến từ các hạng mục như kinh doanh ngoại hối, kinh doanh chứng khoán…
2.1.4.4. Chi phí
Bảng 2.5 cho thấy, tổng chi phí của Vietinbank liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng trung bình 16,4%.
Bảng 2.5. Chi phí và cơ cấu chi phí Đơn vị tính: Tỷ
đồng
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | Q3/2020 | BQ | |
1.Chi phí lãi và các chi phí tương tự | 23.633 | 30.586 | 38.204 | 51.658 | 49.544 | 48.097 | |
Tỷ trọng (%) | 46 | 55 | 59 | 60 | 66 | 82,9 | |
So với năm trước (%) | 20 | 29,4 | 24,9 | 35,2 | (4,0) | (24,5) | 21,1 |
2.Chi phí hoạt động dịch vụ | 1.191 | 1.636 | 2.447 | 3.193 | 3.833 | 4.001 | |
Tỷ trọng (%) | 2,3 | 2,9 | 3,8 | 3,7 | 5,0 | 5,9 | |
So với năm trước (%) | 23 | 37 | 49,6 | 30,4 | 20 | (30) | 32 |
3.Chi phí từ kinh doanh ngoại hối | 3.511 | 3.014 | 1.774 | 1.539 | 3.924 | 15.808 | |
Tỷ trọng (%) | 6,8 | 5,4 | 2,7 | 1,8 | 5 | 9,6 | |
So với năm trước (%) | (5) | (14,2) | (41,1) | (13,2) | 155 | 10,3 | 16,3 |
4.Chi phí từ mua bán chứng khoán | 40 | 41 | 38 | 156 | 98 | 30,0 | |
kinh doanh | |||||||
Tỷ trọng (%) | 0,08 | 0,04 | 0,24 | 0,22 | 0,3 | 0,04 | |
So với năm trước (%) | (39) | (46,8) | 623,5 | (75,3) | (37) | (79) | 85,1 |
5.Chi phí từ mua bán chứng khoán | 22 | 22 | 162 | 33 | 834 | 0,84 | |
đầu tư | |||||||
Tỷ trọng (%) | 0,04 | 0,26 | 0,25 | 0,04 | 1,1 | 0,04 | |
So với năm trước (%) | 24 | 541,3 | 13,3 | (79,6) | 2.427 | 585,2 | |
6.Chi phí hoạt động khác | 1.906 | 1.247 | 1.239 | 1.025 | 860 | 785 | |
Tỷ trọng (%) | 3,7 | 2,2 | 1,9 | 1,4 | 1,14 | 1,5 |
(6,5) | (34,6) | (0,6) | (2,7) | (16) | (21,9) | (12,1) | |
7. Chi phí góp vốn mua cổ phần | | | | | | | |
Tổng chi phí (tỷ đồng) | 30.303 | 36.546 | 43.865 | 54.804 | 59.093 | 68.722 | |
Tỷ trọng (%) | 100 | 100 | 100 | 10 | 100 | 100 | |
So với năm trước (%) | 18 | 21 | 20 | 0 25 | 7,8 | (23,7) | 16,4 |
So với năm trước (%)
(Nguồn: Vietinbank, BCTN giai đoạn 20152020)
Cụ thể năm 2015, tổng chi phí là 30.303 tỷ đồng, năm 2016 tăng 21% so năm 2015. Năm 2019, con số này đạt 59.093 tỷ đồng, song chỉ tăng 7,8% so với năm 2018, trong khi tổng thu nhập năm 2019 tăng 16% so năm 2018, đây là dấuhiệu rất tích cực trong nỗ lực tiết kiệm, cắt giảm và kiểm soát chi phí của Vietinbank thời gian gần đây. Chi phí lãi và các chi phí tương tự (bao gồm trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá và chi phí hoạt động tín
dụng khác) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, trung bình 57% hàng
năm. Hạng mục chi phí này có xu hướng tăng cả tỷ trọng và giá trị tuyệt đối.
Chi phí hoạt động dịch vụ bao gồm dịch vụ thanh toán, dịch vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ ngân quỹ… đứng thứ hai trong tổng chi phí của Ngân hàng này và cũng có xu hướng tăng lên. Việc tăng lên của hạng mục chi phí này là phù hợp trong bối cảnh Vietinbank đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, chú trọng tăng các khoản thu ngoài lãi. Đứng thứ ba trong danh mục chi phí đó chi phí hoạt
động khác, bao gồm chi về
các công cụ
tài chính phái sinh khác, chi chuyển
nhượng thanh lý tài sản, chi phí khác. Chi phí này có xu hướng giảm giai đoạn 20152020.
2.1.4.5. Tình hình thực hiện lợi nhuận
Vietinbank thường xuyên nằm trong top các ngân hàng có quy mô lợi nhuận lớn trong giai đoạn 20152020, lợi nhuận trước dự phòng và thuế TNDN tạo ra trong 6 năm gần 200.000 tỷ đồng. Riêng năm 2020, lợi nhuận trước dự
phòng và thuế
TNDN của Vietinbank gần 45.000 tỷ
đồng, tăng 10,7% so năm
2019. Kết quả
này có được là do
VietinBank đã thành công chuyển dịch trong
kinh doanh, tái cơ cấu danh mục cho vay, từng bước cải thiện hiệu quả danh mục tài sản có sinh lời, tăng thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là thu dịch vụ, thu từ
kinh doanh ngoại tệ, thu từ kinh doanh vàng và đầu tư chứng khoán, tăng mạnh tỷ trọng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đồng thời củng cố nguồn vốn huy động bền vững và có chi phí giảm dần. Vietinbank thực hiện có kết quả định hướng tăng thu dịch vụ qua phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới
cùng mở
rộng nền tảng khách hàng, chi phí vốn được Vietinbank quản trị
tốt
thông qua việc củng cố nguồn vốn ổn định, bền vững và chi phí giảm dần. Bên cạnh đó, VietinBank quản trị hiệu quả hơn chi phí hoạt động, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 35%. Thực tế cho thấy ngân hàng nào có tỷ lệ CIR ở mức thấp thì lợi nhuận sẽ cao.
Bảng 2.6. Lợi nhuận và cơ cấu lợi nhuận Đơn vị tính: Tỷ đồng
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | BQ | |
1.Thu nhập lãi thuần | 18.839 | 22.405 | 27.073 | 22.518 | 33.199 | 35.581 | |
Tỷ trọng (%) So với năm trước (%) | 83 18 | 84 19 | 83 21 | 78 (17) | 82 47 | 79,3 7,2 | 82 15,9 |
2. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ | 1.460 | 1.698 | 1.855 | 2.767 | 4.055 | 4.342 | |
Tỷ trọng (%) | 6,0 | 6,4 | 5,6 | 9,6 | 10 | 9,7 | |
So với năm trước (%) | 18 | 16 | 9,2 | 49 | 46 | 7,1 | 24,2 |
3. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối | 19 | 685 | 710 | 710 | 1.565 | 2.000 | |
Tỷ trọng (%) | 0,52 | 2,6 | 2,1 | 2,4 | 3,8 | 4,4 | |
So với năm trước (%) | 16 | 35,0 | 3,6 | 0 | 120 | 27,8 | 32,1 |
4.Lãi thuần từ mua bán chứng khoán | 129 | 184 | 271 | 325 | 366 | 497 | |
kinh doanh | |||||||
Tỷ trọng (%) So với năm trước (%) | 0,5 25 | 0,6 43 | 0,8 47 | 1,1 20 | 0,9 13 | 1,1 35,5 | 30,6 |
5.Lãi thuần từ mua bán chứng khoán | 52 | 41 | (81) | 218 | (790) | 8,26 | |
đầu tư | |||||||
Tỷ trọng (%) | 0,2 | 1 | 0,2 | 0,7 | (1,9) | 0,018 | |
So với năm trước (%) | 5,0 | (21) | (97) | 169 | (4,6) | 101 | 25,4 |
6.Lãi thuần từ hoạt động khác | 2.202 | 1.299 | 1.995 | 1.878 | 1.497 | 1.910 | |
Tỷ trọng (%) | 9,6 | 4,9 | 6,1 | 6,5 | 3,7 | 4,2 | |
So với năm trước (%) | 10 | (35) | 53 | (5,8) | (20) | 27,6 | 5,0 |
7.Lãi từ góp vốn mua cổ phần | 41 | 150 | 743 | 374 | 628 | 524 | |
Tỷ trọng (%) | 0,18 | 0,5 | 2,2 | 1,7 | 1,5 | 1,2 | |
So với năm trước (%) | 150 | 265 | 395 | (50) | 68 | (16,6) | 135, |
2 | |||||||
Tổng lãi trước dự phòng và thuế | 22.701 | 26.271 | 32.647 | 28.790 | 40.520 | 44.871,1 | |
Tỷ trọng (%) | 100 | 100 | 100 | 10 | 100 | 100 | |
So với năm trước (%) | 14,3 | 15,7 | 24,3 | 0 (11,8) | 40,7 | 10,7 | 15,6 5 |