Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 4


trong khi các khu vực khác lại phát triển chậm chạp, hoặc kém phát triển [28], [64]. Chính tập trung công nghiệp và dịch vụ tại các đô thị tạo ra hạt nhân phát triển của vùng. Một cực phát triển được hiểu trước hết là một tập hợp các ngành công nghiệp có khả năng tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế, có quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau thông qua các mối liên hệ đầu vào - đầu ra xung quanh một ngành công nghiệp dẫn đầu hay công nghiệp mũi nhọn. Ngành công nghiệp này nhờ những ưu thế về công nghệ hiện đại, tốc độ đổi mới cao, sản phẩm có độ co giãn cầu theo thu nhập cao và có phạm vi thị trường rộng lớn nên sẽ phát triển nhanh và kéo theo các ngành liên quan đến nó tăng trưởng nhanh hơn các bộ phận khác của vùng và nền kinh tế, tạo ra tác động ảnh hưởng lan toả theo cấp số nhân đối với các bộ phận khác của vùng và nền kinh tế. Xét về mặt lãnh thổ, sự phát triển của một ngành công nghiệp mũi nhọn như vậy làm cho lãnh thổ nơi nó phân bố sẽ phát triển và hưng thịnh theo, do số lượng việc làm tăng, thu nhập tăng, dẫn đến sức mua tăng; các ngành công nghiệp mới, các hoạt động dịch vụ và các hoạt động phát triển mới được thu hút vào nơi đó ngày một nhiều hơn. Sự tập trung hoá về lãnh thổ đạt tới mức độ nhất định và sau đó hiệu ứng lan toả sẽ làm cho các cơ hội phát triển của một cực như là một lãnh thổ trọng điểm sẽ có tác dụng như những "đầu tàu" lôi kéo theo sự phát triển của các vùng khác, tạo ra điều kiện cho nền kinh tế cả nước phát triển nhanh và mạnh hơn.

Trong thực tế, một số quốc gia đã thành công với việc phát triển công nghiệp gắn với phát triển địa phương và đã đem lại những thành công cho vùng và cả các quốc gia đó, như:

- Vùng Emillie - Romagne (Italia) là vùng có nguồn lực đa dạng, và chủ yếu được đặc trưng bởi sự cân bằng giữa các khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Sức mạnh của vùng nằm trong sự đa dạng. Đa dạng là đặc trưng mà người ta tìm thấy trong lĩnh vực trồng trọt, sản xuất, nhất là một nền nông nghiệp đặc trưng bởi sự có mặt của những cụm công nghiệp thực thụ. Hệ quả của hiện tượng này là một khối lượng lớn nguồn lực đa dạng được sẵn sàng sử dụng và làm tăng mạnh


khả năng thích nghi, độ linh hoạt, cho phép thực hiện những dự án mà cơ sở của nó là tính tự chủ, sự năng động và kết quả cụ thể.

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp tầm trung, doanh nghiệp muốn khẳng định khả năng cạnh tranh của mình là chìa khoá cho phép lý giải điều làm cho vùng Emillie - Romagne trở thành hiện tượng riêng biệt trong thế giới doanh nghiệp.

Mô hình phát triển doanh nghiệp mà vùng Emillie - Romagne đã theo đuổi không chỉ thuần tuý dựa vào một hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa: “Mặt khác, đó còn là sự thống nhất giữa chính phủ tiến bộ, liên kết xã hội và thành công doanh nghiệp”. Đặc biệt, sáng tạo, yếu tố đã quyết định sự thành công của vùng, nằm trong sự thống nhất này. Nói một cách cụ thể, các yếu tố nền tảng của mô hình Emillie - Romagne là: tổ chức sản xuất được phân công lao động rất cao và hợp tác liên kết cao xác định theo khu vực; kết hợp cân đối giữa nông nghiệp, công nghiệp và sản xuất chế biến; cơ cấu công nghiệp có xu hướng xuất khẩu mạnh; một tinh thần doanh nhân năng động và chia sẻ; không có trung tâm đô thị lớn, ngược lại, có hàng loạt khu đô thị rải rác trong vùng; sự ổn định của các quan hệ công nghiệp đã làm giảm thiểu tác động của những sự xung khắc và căng thẳng trong quá trình hiện đại hoá; sự có mặt của các cơ quan chính quyền địa phương hiệu quả và năng động, hỗ trợ phát triển kinh tế và chất lượng đời sống cũng như sáng kiến của các địa phương trong phối hợp thực hiện chính sách công nghiệp vùng.

- Đối với thành phố công nghiệp Worcester, Masachusett (Mỹ): Cách đây khoảng 20 năm, thành phố có xu hướng giảm các ngành công nghiệp chế tạo như mài, đúc và các dụng cụ cơ khí. Vào năm 1982, lo lắng về mất việc làm, một nhóm các nhà hoạt động cộng đồng đã đề cao chiến lược cơ cấu tại các ngành kinh tế. Nhóm này đã đặt hy vọng vào ngành vi sinh. Để phát triển, những người ủng hộ kế hoạch phải giải quyết hai vấn đề khác nhau: sự lo lắng của nhân dân về những rủi ro sức khoẻ và của các chủ doanh nghiệp về sự thay đổi các quyết định. Chính quyền thành phố đã ban hành hàng loạt các quy định trong nước liên quan đến công nghệ vi sinh. Để thu hút sự đầu tư của các công ty công nghệ sinh học, thành phố đã hình thành các khu công nghệ vi sinh chuyên nghiệp, trang bị phòng thí nghiệm, đầu tư


cơ sở hạ tầng và đào tạo các nhà kỹ thuật và kỹ thuật viên các phòng thí nghiệm. Sự chuyển hướng của Worcester là rất thành công. Đến nay, thành phố này có 20 công ty vi sinh và có trụ sở của các công ty công nghệ vi sinh lớn nhất thế giới.

- Đối với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến và Hải Nam, Trung Quốc: Đặc khu kinh tế Thâm Quyến là một trong bốn khu vực lãnh thổ đông dân thuộc hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến được lựa chọn để hình thành các đặc khu kinh tế từ năm 1979 cùng với Châu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn. Ngay từ khi mới thành lập Chính phủ Trung Quốc đã cho áp dụng nhiều chính sách đặc biệt tại các đặc khu kinh tế này như: phi tập trung hoá quản lý hành chính, ưu đãi thuế đối với các nhà đầu tư.

Đặc khu kinh tế Thâm Quyến rộng 327km2 có vị trí địa lý hết sức ưu việt

chỉ cách Hồng Kông một con sông và một chiếc cầu. Mục tiêu phát triển chính của Thẩm Quyến là thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, trong đó tỷ lệ ngành dịch vụ tương đối lớn; lựa chọn các loại hình kỹ thuật "tương đối tiên tiến" để không biến đặc khu thành nơi tập kết các ngành công nghiệp "xế bóng"; phương hướng phát triển của Thâm Quyến là hướng ngoại nhưng có sự kết hợp hướng nội chặt chẽ. Trên thực tế, Thâm Quyến đã liên kết với 28 tỉnh, thành phố trong nước, thực hiện cơ chế kinh tế thị trường có sự chỉ đạo của Nhà nước, xây dựng loại hình thành phố "hiện đại hoá, có tính quốc tế, đa chức năng". Chỉ sau 15 năm xây dựng, Thâm Quyến đã trở thành khu công nghiệp phát triển với 30 ngành kỹ thuật cao, sản xuất trên 1.000 mặt hàng trong đó hơn 800 mặt hàng có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tổng giá trị công nghiệp của các đặc khu này đã tăng 193 lần (từ 60 triệu NDT lên 11.650 triệu NDT) kim ngạch xuất khẩu tăng 232 lần (từ 9 triệu NDT lên 2.170 triệu NDT).

Như vậy, nghiên cứu các lý thuyết về phát triển công nghiệp gắn với phát triển vùng địa phương của các nhà khoa học và các mô hình thực tiễn thành công, cho thấy:

- Phát triển công nghiệp của một địa phương không thể tách rời với phát triển công nghiệp của quốc gia và khu vực.

- Phát triển công nghiệp gắn với phát triển địa phương phải dựa trên lợi thế so sánh của địa phương so với các địa phương khác. Trong đó, lợi thế về vị trí địa lý


được đánh giá cao. Đối với các nước đang phát triển, việc phát triển công nghiệp vẫn là chính sách ưu tiên trong phát triển kinh tế vùng địa phương.

- Phát triển công nghiệp gắn với phát triển địa phương phải dựa trên cơ sở khai thác được nguồn lực của địa phương đồng thời phải thu hút được nguồn lực của các vùng và địa phương khác (trong và ngoài nước), trong đó đặc biệt chú ý tới nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ và thị trường.

- Mỗi địa phương cần có chính sách phát triển công nghiệp phù hợp với đặc thù của địa phương. Phát triển công nghiệp của địa phương đi sau cần tránh trở thành nơi thu hút "công nghệ rác thải" của các đô thị hoặc khu vực kinh tế lớn gần đó. Đồng thời, ngành công nghiệp của địa phương muốn đi nhanh hơn và đi trước so với các địa phương khác cần phải có những chính sách riêng thông thoáng, phù hợp với điều kiện của địa phương, nhất là chính sách thu hút đầu tư. Để làm được điều đó, Chính phủ cần phải có sự phân cấp phù hợp cho cấp tỉnh trong việc ban hành chính sách liên quan đến phát triển công nghiệp.

- Phát triển công nghiệp của địa phương không chỉ tập trung thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài mà còn là sự khuyến khích đầu tư, phát triển kinh doanh của dân cư trong vùng.

- Phát triển công nghiệp của địa phương, vùng không thể không quan tâm tới giải quyết các vấn đề về môi trường, các vấn đề xã hội, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò công nghiệp chế biến nông, lâm sản

Kinh tế học phân chia hệ thống kinh tế thành nhiều thành phần khác nhau tùy theo mục đích và giác độ nghiên cứu. Một trong những cách phân chia là các hoạt động của nền kinh tế được chia thành ba nhóm ngành lớn: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, công nghiệp được xác định là “một ngành sản xuất vật chất độc lập có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, có nhiệm vụ khai thác tài


nguyên thiên nhiên, chế biến tài nguyên và các sản phẩm nông nghiệp thành những tư liệu sản xuất và những tư liệu tiêu dùng” [37].

Khi xét theo công dụng của sản phẩm, ngành công nghiệp chế biến được chia làm ba nhóm ngành: công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng; công nghiệp sản xuất đối tượng lao động; công nghiệp sản xuất công cụ lao động.

Dựa trên các phân ngành nhỏ của công nghiệp chế biến, thì công nghiệp chế biến nông, lâm sản thuộc nhóm ngành công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng, gồm các ngành chủ yếu, đó là: công nghiệp bảo quản và chế biến lương thực; công nghiệp chế biến đường; công nghiệp chế biến cà phê; công nghiệp chế biến cao su; công nghiệp chế biến chè và các loại đồ uống khác; công nghiệp chế biến rau quả; công nghiệp chế biến thịt, sữa và thức ăn chăn nuôi; và công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác.

Xét theo quá trình tác động vào đối tượng chế biến, công nghiệp chế biến nông, lâm sản có thể chia thành ba giai đoạn:

- Nguyên liệu đầu vào: gồm có động, thực vật có nguồn gốc từ thu hoạch từ sản xuất nông nghiệp (sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi); và khai thác từ rừng (sản phẩm của ngành trồng rừng và khai thác gỗ và lâm sản).

- Sơ chế bảo quản: Giai đoạn này được tiến hành ngay sau khi thu hoạch, nằm ngoài nhà máy, cơ sở chế biến; chủ yếu sử dụng lao động thủ công với các phương tiện bảo quản, vận chuyển truyền thống, chuyên dùng. Phương pháp, thiết bị bảo quản có tính quyết định đến mức tổn thất sau thu hoạch và chất lượng nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm công nghiệp chế biến.

- Chế biến công nghiệp: Giai đoạn này diễn ra trong các cơ sở công nghiệp chế biến, sử dụng công nghệ, thiết bị, lao động kĩ thuật để chế biến nguyên liệu động, thực vật ra sản phẩm. Ở giai đoạn này trình độ công nghệ, thiết bị, tay nghề của công nhân có vai trò quyết định chất lượng của sản phẩm và mức độ tăng giá trị của nông, lâm sản qua khâu chế biến (phương pháp, trình độ, bí quyết công nghệ, máy thiết bị và trình độ tay nghề của công nhân).


Tại Việt Nam, theo đặc trưng công nghệ của ngành hay sản phẩm, công nghiệp được chia ra những phân ngành nhỏ để nghiên cứu. Theo cách phân loại truyền thống trước đây do Tổng cục Thống kê áp dụng, công nghiệp được phân chia thành 19 phân ngành cấp II, để thống kê số liệu, phục vụ nghiên cứu. Hiện nay, Tổng cục Thống kê chuyển sang sử dụng hệ thống phân loại ngành theo tiêu chuẩn quốc tế (ISIC - International Standard Industrial Classification). Theo hệ thống này, các phân ngành công nghiệp được mã hoá theo cấp 3 chữ số hoặc 4 chữ số ở mức độ chi tiết hơn, gồm ba ngành lớn: công nghiệp khai khoáng (Minning); công nghiệp chế biến (Manufacturing); công nghiệp sản xuất và cung cấp điện nước (Electricity and water supply).

Cách phân loại này nhấn mạnh vào tầm quan trọng của từng lĩnh vực phát triển công nghiệp. Trong đó, khu vực công nghiệp chế biến bao gồm rất nhiều phân ngành công nghiệp khác nhau (xem Bảng 1.2).


Bảng 1.2. Hệ thống ngành kinh tế quốc dân

D.


CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN

15


S n xu t th c ph m và đ u ng

151


Sản xuất, chế biến và bảo quản thịt, thuỷ sản, rau quả, dầu và mỡ


1511

Sản xuất, chế biến, bảo quản thịt và sản phẩm từ thịt


1512

Chế biến, bảo quản thuỷ sản và sản phẩm từ thuỷ sản


1513

Chế biến và bảo quản rau quả


1514

Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật

152

1520

Sản xuất sản phẩm bơ, sữa

153


Xay xát, sản xuất bột và sản xuất thức ăn gia súc


1531

Xay xát và sản xuất bột thô


1532

Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột


1533

Sản xuất thức ăn gia súc

154


Sản xuất thực phẩm khác


1541

Sản xuất các loại bánh từ bột


1542

Sản xuất đường


1543

Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo


1544

Sản xuất các sản phẩm khác từ bột


1549

Sản xuất các thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

155


Sản xuất đồ uống


1551

Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh, rượu mùi; sản xuất rượu etilic từ nguyên liệu lên men


1552

Sản xuất rượu vang


1553

Sản xuất bia và mạch nha


1554

Sản xuất đồ uống không cồn

16


S n xu t các s n ph m thu c lá, thu c lào

160

1600

Sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào

20


Ch bi n g# và s n xu t s n ph m t$ g#, tre, n'a (tr$

giư+ng, t,, bàn, gh ); s n xu t các s n ph m t$ rơm, r0 và v1t li2u t t b2n

201

2010

Cưa, xẻ và bào gỗ

202


Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, rơm, rạ và các vật liệu tết bện


2021

Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác


2022

Sản xuất đồ gỗ xây dựng


2023

Sản xuất bao bì bằng gỗ


2029

Sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất các sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện

21


S n xu t gi y và s n ph m t$ gi y

210


Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy


2101

Sản xuất bột giấy, giấy và bìa


2102

Sản xuất giấy nhãn và bao bì


2109

Sản xuất các sản phẩm từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu

36


S n xu t giư+ng, t,, bàn, gh

361

3610

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 4

Nguồn: Tổng cục Thống kê [51].

Như vậy có thể thấy, công nghiệp chế biến nông, lâm sản bao gồm nhiều chuyên ngành (ngành kinh tế - kỹ thuật). Mỗi chuyên ngành có vai trò, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng, do vậy ngoài những điểm chung như đối với mọi ngành


công nghiệp khác, trong sự phát triển của mình công nghiệp chế biến nông, lâm sản có đặc thù riêng.

Một là, công nghiệp chế biến nông, lâm sản là ngành công nghiệp mà nguyên liệu chủ yếu mang tính thời vụ.

Công nghiệp chế biến nông, lâm sản là ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu là động, thực vật - sản phẩm của ngành sản xuất nông nghiệp làm đầu vào cho quá trình sản xuất của mình, mà nguồn nguyên liệu này phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như: đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng,...; phụ thuộc vào chủng loại, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Do vậy, để đảm bảo có nguồn nguyên liệu cung cấp đều đặn, liên tục cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản đòi hỏi phải phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi; tiến hành nuôi, trồng và phát triển các giống loài để phục vụ cho nhu cầu phát triển lâu dài; Vì vậy, để phát triển được ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản có quy mô đòi hỏi phải xây dựng vùng nguyên liệu tập trung đủ lớn, nhằm cung cấp nguyên liệu ổn định cho nhà máy.

Mặt khác, nguyên liệu của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản là cây trồng, vật nuôi và nguyên liệu gỗ, lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên. Nguồn nguyên liệu này lại đa dạng về chủng loại, chất lượng không đồng đều và thường chiếm tỷ trọng từ 70% đến 80% giá thành sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến. Vì vậy, quy mô, tốc độ cơ cấu phát triển của công nghiệp chế biến phụ thuộc vào trình độ, tính chất phát triển của ngành nông, lâm nghiệp.

Hai là, công nghiệp chế biến nông, lâm sản là ngành công nghiệp có sản phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu nhu cầu thị trường.

Do nguồn nguyên liệu nông, lâm sản phong phú, đa dạng đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến phát triển một cách nhanh chóng, rộng lớn và bao gồm nhiều lĩnh vực sản xuất, mỗi lĩnh vực có một quá trình chế biến riêng tạo ra các sản phẩm có chất lượng và quy cách khác nhau; ngoài ra còn do cả sự đa dạng về nhu cầu (khẩu vị, tâm lý tiêu dùng, sở thích, tập quán,...). Đặc điểm này là cơ sở cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023