Khái Quát Chung Về Các Công Ty Cổ Phần Khai Thác Và Chế Biến Than Thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp Than - Khoáng Sản Việt Nam


- Một là, thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ cần thiết được thiết lập trong các doanh nghiệp khai khoáng và cần khách quan với nhà quản lý để phục vụ đắc lực cho quá trình quản lý điều hành tổ chức, hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể, KTNB góp phần: kiểm tra thông tin tài chính của các hoạt động; Soát xét các nghiệp vụ; Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật và các quy định; Quản lý rủi ro; Đề xuất các thủ tục cải thiện KSNB.

- Hai là, sử dụng những đơn vị tư vấn kiểm toán độc lập có uy tín (kiểm toán Big 4). Hiện nay thị trường kiểm toán độc lập tại Việt Nam cạnh tranh rất khốc liệt và để tồn tại nhiều doanh nghiệp đã chọn hướng đi chiếm lĩnh thị trường thông qua việc hạ giá dịch vụ. Hệ quả của việc hạ giá dịch vụ kéo theo chất lượng cuộc kiểm toán độc lập đi xuống làm giảm đi tác dụng của cuộc kiểm toán. Chính vì vậy, sử dụng các công ty kiểm toán độc lập có uy tín góp phần giúp các doanh nghiệp được kiểm toán cải thiện quá trình hoạt động, nhận được những tư vấn chính xác và có hiệu quả.

- Ba là, xây dựng hoạt động kiểm soát trước tiên phải nhằm mục đích kiểm soát rủi ro. Các chính sách và thủ tục kiểm soát được xây dựng nhằm đảm bảo ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra tại đơn vị, giúp đơn vị đạt được các mục tiêu đề ra. Hoạt động kiểm soát cần được đánh giá và sửa đổi liên tục khi có những thay đổi làm gia tăng rủi ro của đơn vị.

- Bốn là, các công ty đại chúng cần thiết phải có một ủy ban kiểm toán nhằm giám sát quá trình lập BCTC; Theo dõi tính hữu hiệu của KSNB, kiểm toán nội bộ của tổ chức, và hệ thống quản lý rủi ro; Giám sát hoạt động kiểm toán BCTC của doanh nghiệp kiểm toán; Kiểm tra, giám sát tính độc lập của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về kiểm soát trong quản lý, kiểm soát nội bộ, cụ thể: Thứ nhất, tác giả đã hệ thống các khung, mô hình KSNB từ đó chỉ ra lý do lựa chọn khung kiểm soát nội bộ COSO 2013 - khung do một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính xây dựng, do tính toàn diện, tính phổ biến, tính cập nhật và khả năng ứng dụng cao. Thứ hai, tác giả tập trung làm rõ nội dung các yếu tố cấu thành KSNB theo khung COSO 2013 và tính hữu hiệu của KSNB. Thứ ba, tác giả chỉ ra những đặc điểm của các doanh nghiệp khai khoáng có ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ. Cuối cùng, tác giả nghiên cứu kinh nghiệm về KSNB tại một số nước trên thế giới để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình thiết kế và vận hành KSNB tại các doanh nghiệp khai khoáng ở Việt Nam.


CHƯƠNG 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.


THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN THAN THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam - 11


2.1. Khái quát chung về các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

2.1.1. Khái quát chung về Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn

Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam gắn liền với sự phát triển của ngành than, có thể khái quát qua các giai đoạn sau [65]:

(1) Giai đoạn từ 1994 - 2005: Hình thành và phát triển Tổng công ty Than Việt Nam

Tổng công ty than Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 563/TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính Phủ theo hướng thí điểm tập đoàn kinh doanh mạnh (hay còn gọi là TCT 91). Ngày 27/01/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 13/CP phê chuẩn Điều lệ TCT Than Việt Nam. Sự ra đời đó đã tạo cho ngành than có cơ sở để “xốc lại đội ngũ” bứt lên, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm, phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

TCT Than Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị sản xuất, lưu thông, sự nghiệp của ngành than thuộc Bộ Năng lượng trước đây và các đơn vị sản xuất, lưu thông than của địa phương và quân đội sau khi được sắp xếp tổ chức lại theo Quyết định số 381/TTg ngày 27/07/1994. TCT Than được thành lập nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, nâng cao


khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu kinh tế.

Với chiến lược kinh doanh đa ngành với nền tảng sản xuất than, xây dựng TCT Than ngày càng vững mạnh. TCT đã từng bước tháo gỡ khó khăn, trì trệ bao cấp, xây dựng mục tiêu chiến lược đúng đắn cho sự phát triển. Kết quả là năm 2005 sản lượng than nguyên khai đạt 30 triệu tấn, tăng 2,7 lần so với năm 2000 và tăng 5 lần so với năm 1994 trước khi thành lập TCT. Tổng doanh thu năm 2005 vượt 20.000 tỷ đồng (trong đó than chiếm 68%), lợi nhuận trước thuế vượt 2.500 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 12%, tỷ suất lợi nhuận trên VCSH đạt 40%, thu nhập bình quân đạt trên 3 triệu đồng/tháng so với 667.000 đồng/tháng năm 2005. Môi trường vùng mỏ, điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân viên được cải thiện rõ rệt. Ngành than đã thực hiện được nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu than của nền kinh tế đồng thời đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội ở Quảng Ninh và một số địa phương khác.

(2) Giai đoạn từ 8/2005 đến nay: Hình thành và phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV)

Ngày 08/8/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 198/2005/QĐ-TTg chính thức phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Than Việt Nam trên cơ sở TCT Than Việt Nam, hoạt động theo mô hình CTM - CTC. CTM - Tập đoàn Than Việt Nam được phép đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp, giữ quyền chi phối các CTC thông qua vốn, tài nguyên khoáng sản được Nhà nước giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 199/2005/QĐ-TTg thành lập CTM - Tập đoàn Than Việt Nam, với tên giao dịch quốc tế Vietnam National Coal Group (VINACOAL), trụ sở chính tại Hà Nội.


Ngày 26/12/2005, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Theo đó, Công ty mẹ Tập đoàn Than Việt Nam đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản và chuyển Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam thành công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Nhà nước giao cho Tập đoàn quản lý tài nguyên, trữ lượng than, boxit và các khoáng sản khác để tổ chức khai thác theo quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức, hoạt động của Tập đoàn.

Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Ngày 08/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2018/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (thay thế Nghị định số 212/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam).

Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam gồm: Khai thác, chế biến than và khoáng sản; sản xuất điện, vật liệu xây dựng, hóa chất mỏ; sửa chữa, lắp ráp, chế tạo thiết bị mỏ. Trong đó, khai thác và chế biến than là ngành nghề mũi nhọn của Tập đoàn không chỉ mang lại nguồn thu lớn cho Tập đoàn mà còn giữ vị trí quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

2.1.1.2. Mô hình tổ chức của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Các đơn vị thành viên trong Tập đoàn có mối liên kết hỗn hợp, trong đó tồn tại cả liên kết theo chiều ngang và chiều dọc. Cụ thể:


Sơ đồ 2.1: Tổ chức Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam


CHÍNH PHỦ



UBND TỈNH

BỘ CÔNG THƯƠNG

CÁC BỘ,

NGÀNH KHÁC


CÔNG TY MẸ - TẬP ĐOÀN TKV


CÔNG TY TNHH MTV DO TKV NẮM 100% QUYỀN CHI PHỐI

CÔNG TY CON CP DO TKV NẮM QUYỀN CHI PHỐI

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP


(Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam)


- Các cơ quan thực hiện chức năng của chủ sở hữu đối với TKV gồm: Chính phủ; Bộ quản lý ngành: Bộ Công thương; Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý tổng hợp: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN.

- Công ty mẹ với cơ cấu bao gồm: Hội đồng thành viên là đại diện trực tiếp của Chủ sở hữu nhà nước tại TKV, có quyền lực cao nhất tại TKV; Các Kiểm soát viên nhà nước do các Bộ cử xuống làm việc trực tiếp tại TKV để kiểm soát mọi hoạt động quản lý, điều hành của TKV, kể cả kiểm soát đối với hoạt động của hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc, các chi nhánh, các công ty con; Ban lãnh đạo điều hành gồm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Chánh văn phòng là người điều hành công việc hàng ngày của TKV; Các đơn vị trực thuộc (27 đơn vị).

- Các công ty con của Tập đoàn: là đơn vị do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nắm giữ quyền chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần (31 công ty) và công ty TNHH MTV (4 công ty).

- Các đơn vị sự nghiệp có thu: đây là các đơn vị hạch toán độc lập, trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (4 đơn vị). [65]

Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có tất cả 10 doanh nghiệp có hoạt động khai thác và chế biến than. Tuy nhiên, trong 10 doanh nghiệp này có Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc mặc dù có khai thác và chế biến than nhưng lại có hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng (như: khách sạn, vận tải, xi măng, nhôm,...) nên không thuộc đối tượng nghiên cứu của Luận án. Như vậy, các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam gồm tất cả 8 công ty con cổ phần được trình bày tại Phụ lục 2.


2.1.2. Đặc điểm của các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành kiểm soát nội bộ

Thứ nhất, quy trình khai thác và chế biến than phức tạp ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố cấu thành KSNB

Quy trình khai thác than hiện nay ở Việt Nam sử dụng hai phương pháp khai thác chủ yếu là lộ thiên và hầm lò. Cả hai phương pháp đều phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, do vậy hoạt động KSNB cũng cần thiết phải căn cứ vào từng phương pháp khai thác để đưa ra những yếu tố kiểm soát phù hợp. Cụ thể, quy trình khai thác của hai phương pháp trải qua nhiều bước như sau:

- Hoạt động khai thác bằng phương pháp lộ thiên:

Sau khi đo đạc, phân tích cấu tạo địa chất, tính toán các chỉ tiêu, doanh nghiệp tiến hành đưa máy khoan vào các vị trí đã được tính toán để tiến hành khoan và đặt chất nổ. Sau khi tiến hành công tác nổ mìn bằng phương pháp vi sai toàn phần để phá vỡ kết cấu của đất đá, để lộ các vỉa than ra khỏi mặt đất, Doanh nghiệp sử dụng các máy xúc để xúc đất đá lên ô tô và vận chuyển đến bãi thải ngoài, phần lớn đất đá được chuyển bằng ôtô tự đổ ra bãi thải. Than sẽ được vận chuyển đến nhà máy tuyển hoặc tiêu thụ tại cảng [35].

Khoan

Nổ mìn

Bốc xúc

Đất đá

Vận chuyển

Than

Bãi thải

Sàng tuyển

Sơ đồ 2.2: Quy trình khai thác than lộ thiên


(Nguồn: [35])

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí