Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 3


phục vụ cho công tác nghiên cứu. Đây là phương thức bổ sung cho phương thức thứ ba: điều tra, khảo sát doanh nghiệp thông qua phiếu hỏi. Quá trình gặp gỡ trao đổi với các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý của một số tỉnh đã đưa ra những đánh giá về việc lựa chọn các nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản có tiềm năng tăng trưởng để lựa chọn nghiên cứu. Sự lựa chọn này xem xét tính khách quan và khoa học trong việc lựa chọn các ngành có tiềm năng tăng trưởng.

(iii) Điều tra bằng phiếu một số doanh nghiệp thuộc nhóm ngành lựa chọn nhằm xác định những cơ hội phát triển của ngành tiềm năng tăng trưởng; những thách thức có thể kìm hãm sự phát triển của ngành này trong tương lai; những điểm mạnh và điểm yếu của các doanh nghiệp; nhu cầu cần hỗ trợ của các doanh nghiệp trong ngành.

Dựa trên mô hình phân tích 5 lực lượng cạnh tranh, mô hình chuỗi giá trị, nghiên cứu đã phát triển phiếu khảo sát doanh nghiệp. Phiếu khảo sát năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp được thiết kế nhằm thu thập những thông tin cụ thể sau:

Đặc điểm sản phẩm/dịch vụ

Các điều kiện về thị trường

Các nguồn cung cấp đầu vào

Các dịch vụ phát triển kinh doanh tại địa phương

Những cơ hội và các nhân tố cản trở đến tăng trưởng của doanh nghiệp

Năng lực công ty và các điểm mạnh, điểm yếu

Nhu cầu được hỗ trợ từ các cơ quan chức năng cấp tỉnh

Nghiên cứu đã điều tra bằng phiếu phỏng vấn các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn các tỉnh trong vùng gồm: 81 doanh nghiệp chế biến gỗ, các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (tổng số 182 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này), và 21 doanh nghiệp chế biến thực phẩm (tổng số 47 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành). Sự phân bố lượng mẫu điều tra được căn cứ theo số lượng thực tế để đảm bảo tính đại diện của mẫu đối với mỗi nhóm ngành. Với qui mô mẫu đạt trên 44% tổng thể các doanh nghiệp đang hoạt động thuộc hai nhóm ngành tiềm năng, kết quả khảo sát có thể đại diện cho các doanh nghiệp trong từng nhóm ngành được lựa chọn.


6. Những điểm mới của Luận án

- Hệ thống hoá lý luận về nội dung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với phát triển vùng địa phương (cấp tỉnh) trong quá trình công nghiệp hoá, hội nhập quốc tế; Trong đó trọng tâm là sử dụng mô hình hình thoi của Micheal Porter và lý luận về phát triển kinh tế địa phương để luận giải các nội dung cơ bản phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong phát triển địa phương; xác định mối quan hệ giữa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của địa phương; đồng thời xác định phương pháp và đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản của địa phương.

- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ từ 2001 đến 2006; xác định những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.

- Đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ trong quá trình công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế.

7. Kết cấu chung của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án kết cấu thành ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong phát triển kinh tế địa phương

Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ

Chương 3: Định hướng và các giải pháp phát chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG


1.1. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG

1.1.1. Địa phương và phát triển kinh tế địa phương

Thuật ngữ “địa phương” (local) được sử dụng đề cập đến khu vực hành chính, kinh tế - xã hội mà trên thế giới gọi là vùng địa phương (cấp bang, tỉnh). Vùng địa phương có đặc điểm: là đối tượng phát triển kinh tế tổng hợp có những đặc điểm về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội làm cho nó có thể phân biệt được với nhau; có một bộ máy hành chính, là một thực thể riêng biệt, chịu chi phối chung của cả nước; có hệ thống số liệu thống kê đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu.

Vùng hành chính, kinh tế - xã hội (cấp bang, tỉnh) là cấp vị vùng quan trọng nằm trong vùng kinh tế - xã hội. Vùng kinh tế - xã hội là đơn vị lãnh thổ có vị trí địa lý rõ rệt, có ranh giới xác định (hoặc là có tính pháp lý - theo địa giới hành chính hoặc là có tính ước lệ - đường địa giới quy ước), trong đó chứa đựng các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo dựng, có cư dân và các hoạt động kinh tế - xã hội của họ, dưới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ và giao lưu với bên ngoài. Đặc tính và trình độ phát triển của nó được phản ánh bởi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội - đó chính là thuộc tính quan trọng nhất của vùng.

Vùng này khác với vùng kia là bởi cơ cấu của nó; trong đó, mỗi vùng đều có một số tác nhân quyết định đặc điểm và trình độ phát triển của vùng, có vai trò như trung tâm tạo vùng. Vùng kinh tế - xã hội có các đặc trưng cơ bản là: qui mô của vùng rất khác nhau; sự tồn tại của vùng là khách quan và có tính lịch sử, do các yếu tố tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội, chính trị quyết định một cách khách quan phù hợp với sức chứa hợp lý của nó. Các vùng liên kết với nhau rất chặt chẽ thông qua giao lưu kinh tế, kỹ thuật, văn hoá và những mối liên hệ tự nhiên.


Ở Việt Nam, qua nhiều giai đoạn, có nhiều cách phân chia vùng và thực hiện phân vùng kinh tế. Giai đoạn 1976 - 1993, Việt Nam phân vùng kinh tế dựa vào phương pháp luận của Liên Xô, tư tưởng chủ đạo là mong muốn xây dựng vùng kinh tế - xã hội quy mô lớn, lấy sản xuất chuyên môn hoá của vùng làm yếu tố quyết định. Phát triển vùng là phát triển các ngành chuyên môn hoá và các ngành hỗ trợ, các ngành phụ. Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất thời kỳ 1986 - 2000 tuy được tiến hành công phu, song phương pháp tiến hành thiếu tính thích ứng, chậm đổi mới, mang nặng tính chủ quan và thiếu nguồn lực đầu tư nên đã không thành công [44]. Rút kinh nghiệm, sau năm 1994, Chính phủ bước đầu đã có đổi mới, công tác quy hoạch phát triển vùng dần dần thích ứng với cơ chế mới. Cả nước được chia thành 8 vùng kinh tế - xã hội lớn: Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.

Có nhiều quan điểm khác nhau đề cập tới phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, đều thống nhất ở chỗ, phát triển kinh tế địa phương là tổng hợp các nỗ lực của địa phương nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với các địa phương khác (thành phố, tỉnh, vùng) để tạo ra việc làm và gia tăng thu nhập. Những hoạt động này tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp địa phương, tạo ra các cơ hội đầu tư kinh doanh mới, xoá bỏ các rào cản hoạt động không hiệu quả, tạo ra lợi thế cho vùng và các doanh nghiệp trong vùng. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền địa phương, các hiệp hội kinh doanh, các doanh nghiệp địa phương và những tác nhân khác cũng đóng một vai trò quan trọng. Các hoạt động phát triển kinh tế địa phương nhằm hoàn thiện sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng năng lực và thu hút đầu tư mới theo cách gắn kết với nhau, bao gồm cả kết hợp với hoạt động phát triển cộng đồng.

Từ những năm 60 cho đến nay, phát triển kinh tế địa phương đã trải qua 3 giai đoạn được thể hiện ở Bảng 1.1:


Bảng 1.1: Các giai đoạn phát triển kinh tế địa phương


Giai đoạn

Các lĩnh vực tập trung đầu tư

theo các giai đoạn

Công cụ chủ yếu của các địa

phương theo các giai đoạn

Giai đoạn 1:

Đầu tư vào sản xuất ô tô, thu

Tiền tài trợ

Từ thập kỷ


hút đầu tư từ bên ngoài, đặc

Các khoản vay để đầu tư cho

60 đến đầu


biệt là đầu tư trực tiếp nước


các nhà sản xuất

thập kỷ 80


ngoài.

Miễn thuế


Đầu tư vào cơ sở hạ tầng

Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng

Giai đoạn 2:

Việc duy trì và phát triển

Các khoản thanh toán trực

Từ thập kỷ


những doanh nghiệp địa


tiếp cho các doanh nghiệp

80 đến giữa


phương


địa phương

thập kỷ 90

Thu hút đầu tư, nhưng chú

Tư vấn và đào tạo cho các



trọng vào một số ngành và


doanh nghiệp vừa và nhỏ



khu vực địa lý

Hỗ trợ về kỹ thuật




Hỗ trợ sự kinh doanh




Đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Giai đoạn 3:

Xây dựng môi trường kinh

Phát triển chiến lược tổng

Cuối thập kỷ


doanh thuận lợi cho các


thể nhằm phát triển các

90 đến nay


doanh nghiệp:


doanh nghiệp địa phương


Đầu tư vào cơ sở hạ tầng

Tạo môi trường đầu tư mang


Hợp tác giữa khu vực tư


tính cạnh tranh



nhân và Nhà nước

Hỗ trợ và khuyến khích sự


Mạng lưới đầu tư tư nhân cho


hợp tác



những sản phẩm công cộng

Khuyến khích phát triển của


Đầu tư để tạo lợi thế so sánh


các nhóm doanh nghiệp



cho vùng, địa phương

Khuyến khích phát triển lực





lượng lao động và giáo dục




Hỗ trợ cải thiện chất lượng





cuộc sống của người dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 3


Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn [43], [44], [47], [49], [64].


Phát triển kinh tế địa phương khác với phát triển kinh tế quốc gia ở một số khía cạnh, như công cụ, các tác nhân và quản lý, cụ thể:

Công cụ: Xét ở cấp độ quốc gia, có nhiều công cụ khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế mà không nằm trong chương trình, sáng kiến của địa phương. Chẳng hạn, tất cả các điều kiện liên quan đến khuôn khổ chung (tỷ giá hối đoái, thuế suất, chính sách chống độc quyền và luật lao động,…).

Tác nhân: Các chương trình phát triển kinh tế quốc gia được hình thành và thực hiện bởi Chính phủ. Các tác nhân phi Chính phủ thường tham gia vào quá trình này. Song về vấn đề thực hiện chính sách, họ thường là đối tượng hơn là những người thực hiện. Tại cấp độ địa phương, có những đề xuất phát triển kinh tế địa phương được đưa ra bởi tư nhân.

Quản lý: Trong các chương trình phát triển kinh tế quốc gia, thường xác định rõ ràng vai trò giữa cơ quan lập pháp và hành pháp. Các đề xuất và sáng kiến phát triển kinh tế địa phương thường liên quan đến việc xác định vai trò các bên, và việc xác định vai trò các bên thường là một trong những thách thức của các chương trình phát triển kinh tế địa phương.

1.1.2. Một số lý thuyết và mô hình thực tiễn về phát triển công nghiệp trong phát triển kinh tế địa phương

Phát triển công nghiệp gắn với phát triển kinh tế địa phương là một trong những nội dung quan trọng không chỉ riêng đối với phát triển địa phương đó, mà còn đối với vùng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Phát triển công nghiệp địa phương một mặt làm gia tăng giá trị của địa phương đó, mặt khác là tìm cách phát huy các mặt mạnh, tìm kiếm và tạo ra những thế mạnh mới, tạo ra các giá trị gia tăng trên phương diện kinh tế - xã hội, văn hoá, cơ sở hạ tầng, tài chính, môi trường, con người,...

Có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển công nghiệp gắn với phát triển địa phương, trong đó những quan điểm đáng được các nhà nghiên cứu và quản lý chú ý là:

- N. N. Koloxopski, nhà khoa học Nga, trong những năm 1950 đã đưa ra lý thuyết về phát triển tổng hợp sản xuất lãnh thổ (viết tắt là TPK) [5]. Koloxopski và


các đồng nghiệp của ông đã đề xuất nhiều vấn đề lý luận với nhiều khái niệm, định nghĩa cơ bản cho nghiên cứu tổ chức sản xuất lãnh thổ cũng như những giải pháp thực tiễn về tổ chức sản xuất cho các vùng lãnh thổ giàu tài nguyên, trong đó có tổ hợp nông - công nghiệp như những tế bào hạt nhân. Lý thuyết của Koloxopski đã được phát triển và ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu phân bố lực lượng sản xuất nói chung và phân bố công nghiệp nói riêng trên toàn lãnh thổ Liên Xô và đã được vận dụng vào Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ xây dựng tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất lần thứ nhất.

Khác với các nhà khoa học Liên Xô trước đây, các nhà khoa học phương Tây không đưa ra nhiều định nghĩa có tính chất hàn lâm, mà đi vào những hình thái thực tiễn của tổ chức sản xuất công nghiệp, nhấn mạnh vào quá trình hình thành một khu công nghiệp.

- A. Weber - một học giả về tổ chức sản xuất lãnh thổ công nghiệp cho rằng, phân bố công nghiệp và hình thành công nghiệp phải dựa trên nguyên tắc cực đại hoá lợi nhuận và cực tiểu hóa chi phí [32], [64]. Theo A. Weber, giảm tối đa chi phí vận chuyển là một yếu tố quan trọng góp phần làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Chi phí vận chuyển một phần liên quan đến những chi phí chuyên chở nguồn lực đầu vào cho doanh nghiệp, phần khác, liên quan đến chi phí chuyên chở sản phẩm từ doanh nghiệp đến thị trường tiêu thụ. Sự phân tích định hướng này dự báo sự phát triển của hai loại hình thành phố (hoặc cụm dân cư). Các doanh nghiệp định hướng theo nguồn lực sẽ nằm gần các nguồn nguyên liệu thô, khi đó sẽ tạo ra sự phát triển của thành phố dựa vào nguyên liệu; đồng thời, một khi thành phố ra đời sẽ hấp dẫn các doanh nghiệp định hướng theo thị trường; khi đó, sẽ tạo ra các thành phố có chức năng như những trung tâm tiêu thụ của vùng.

Cùng với lý thuyết định vị công nghiệp, A. Weber cũng đề cập đến những ưu điểm và hạn chế của việc tập trung các doanh nghiệp tại một địa điểm mà trong ngôn ngữ kinh tế học hiện đại chúng được gọi là các "lợi ích ngoại ứng" và "chi phí ngoại ứng" của lãnh thổ trong phạm vi quyết định đầu tư. Sự tập trung phát triển


của công nghiệp dẫn tới tăng cường tiềm lực kinh tế cho những vùng hội tụ được nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển.

- Hai nhà khoa học người Đức là W. Christaller và A. Losch đưa ra lý thuyết vị trí trung tâm vào năm 1933, góp phần to lớn vào việc tìm kiếm những tính quy luật về không gian của sự phát triển lực lượng sản xuất và lĩnh vực phi sản xuất [64]. Lý thuyết vị trí trung tâm thừa nhận những ưu thế của tập trung hoá theo lãnh thổ khi hai hay nhiều doanh nghiệp phân bố gần nhau. Sự tập trung như vậy giúp các doanh nghiệp có thể chia sẻ gánh nặng bằng việc sử dụng chung hệ thống kết cấu hạ tầng (trong đó đặc biệt là đường giao thông, công trình cung cấp điện, nước,...) và có thể hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động của mình, tăng năng suất lao động, thực hiện chuyên môn hoá, hợp tác hoá, hạ giá thành sản phẩm, sử dụng tiết kiệm các nguồn nguyên liệu, năng lượng. Điểm đáng chú ý của lý thuyết vị trí trung tâm là xác định quy luật phân bố không gian tương quan giữa các điểm dân cư và khả năng áp dụng để quy hoạch các điểm dân cư và các vùng mới khai thác.

Tuy nhiên, quan điểm này cũng bị phê phán. Theo W.J. Reilly, hoạt động thương mại của hai trung tâm đô thị sẽ được chia đều tại một điểm mà ở đó tỷ số bình phương các khoảng cách từ mỗi đô thị tới điểm phân chia bằng tỷ lệ dân số của hai đô thị đó [28]. W.J. Reilly cũng cho rằng ảnh hưởng của một trung tâm nào đó có thể bị loại trừ hoặc chồng chéo lên trung tâm khác trong cùng một khu vực, một vùng; các thông số về khoảng cách không giống nhau đối với tất cả các loại hình buôn bán và dịch vụ; mô hình mới chỉ tính đến khoảng cách về vật lý mà chưa tính đến chi phí cơ hội khác; ngoài ra, trên thực tế, sức hút đô thị và khả năng cung của đô thị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng và các yếu tố văn hoá.

- Nhà kinh tế học người Pháp Francois Perroux đưa ra lý thuyết cực phát triển vào năm 1950, sau đó được Albert Hirshman, Myrdal, Friedman và Harry Richardson tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Lý thuyết này cho rằng, một vùng không thể phát triển kinh tế đồng đều ở tất cả các khu vực trên lãnh thổ của nó theo cùng một thời gian mà luôn có xu hướng phát triển mạnh nhất ở một vài khu vực,

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí