Định Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Của Các Công Ty Cổ Phần Khai Thác Và Chế Biến Than Thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp Than - Khoáng Sản Việt Nam


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN THAN THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM


3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam

Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra yêu cầu, nhiệm vụ đối với phát triển ngành than là xây dựng mới chiến lược phát triển ngành than gắn với nhiệm vụ đầu tư hiệu quả ra nước ngoài và nhập khẩu than dài hạn. Thực hiện dự trữ than phù hợp, đáp ứng yêu cầu cho các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất điện. Mở rộng tìm kiếm, thăm dò, nâng cao chất lượng công tác đánh giá các cấp trữ lượng và tài nguyên. Đẩy mạnh khai thác than trong nước trên cơ sở bảo đảm an toàn, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên; khẩn trương nghiên cứu công nghệ để có thể khai thác bể than đồng bằng Sông Hồng; nâng cao hệ số thu hồi than sạch trong khai thác hầm lò. Triển khai nhanh việc xây dựng hệ thống cảng, kho dự trữ và trung chuyển than quy mô lớn; tăng cường cơ giới hoá, hiện đại hoá thiết bị sàng, tuyển và khai thác than. Rà soát, đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch và tối ưu hoá các giải pháp cung cấp than ổn định cho sản xuất điện phù hợp với cơ chế thị trường. [1]

Hiện nay, định hướng và mục tiêu phát triển ngành than đang được thực hiện theo Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy hoạch điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam


2016 đến 2020, có xét triển vọng đến năm 2030” [19]. Theo đó, ngành than được định hướng phát triển theo quan điểm và mục tiêu sau đây:

3.1.1. Quan điểm phát triển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Thứ nhất, phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước; đóng góp tích cực vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước; bảo đảm việc xuất nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch, các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước và cam kết quốc tế của Việt Nam.

Thứ hai, đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò, đánh giá tài nguyên và trữ lượng than trong nước để chuẩn bị cơ sở tài nguyên tin cậy cho sự phát triển bền vững ngành than.

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam - 22

Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng đủ than cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ tư, sản xuất và tiêu thụ than đảm bảo bền vững, đáp ứng lâu dài cho nhu cầu sử dụng trong nước; phát triển ngành than hiệu quả, đồng bộ và phù hợp với sự phát triển chung của ngành kinh tế; đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh than. Phát huy tối đa nội lực (vốn, khả năng thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước,…) kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế để nghiên cứu triển khai, áp dụng công nghệ tiến bộ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than; áp dụng các giải pháp kỹ thuật và quản lý tiên tiến để giảm tỉ lệ tổn thất trong khai thác than; đầu tư hợp lý cho công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, quản trị tài nguyên, quản trị rủi ro trong khai thác than.

Thứ năm, thực hiện kinh doanh than theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hài hòa với thị trường than thế giới.


Thứ sáu, phát triển ngành than gắn với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái vùng than; hài hòa với phát triển du lịch, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các khu vực bảo tồn văn hóa; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, gắn với nhiệm vụ củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn; đảm bảo an toàn trong sản xuất. [19]

3.1.2. Mục tiêu phát triển

a. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng ngành than Việt Nam trở thành ngành công nghiệp phát triển có sức cạnh tranh cao, có trình độ công nghệ tiên tiến so với khu vực ở tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, sử dụng than; đáp ứng đủ than cho nhu cầu sử dụng trong nước, đặc biệt là than cho sản xuất điện.

b. Mục tiêu cụ thể

- Về thăm dò:

+ Đối với bể than Đông Bắc, hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng đảm bảo đủ trữ lượng và tài nguyên tin cậy huy động vào khai thác trong giai đoạn 2021 đến năm 2030 và giai đoạn sau 2030.

+ Đối với bể than Sông Hồng, hoàn thành công tác thăm dò khu Nam Thịnh và một phần mỏ Nam Phú II - Tiền Hải - Thái Bình để phục vụ lập và thực hiện dự án thử nghiệm. Trên cơ sở đó tiến hành thăm dò mở rộng để phát triển mỏ than ở quy mô công nghiệp và công nghệ hợp lý.

- Về khai thác: Sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành đạt 51

- 54 triệu tấn vào năm 2025; 55 - 57 triệu tấn vào năm 2030.

- Về tổn thất than: Phấn đấu sau năm 2020 giảm tỉ lệ tổn thất than bằng phương pháp hầm lò xuống dưới 20%; tỉ lệ tổn thất than khai thác bằng phương pháp lộ thiên xuống dưới 5%.

- Về sàng tuyển, chế biến: Hoàn thành bố trí các cơ sở sàng tuyển vùng Quảng Ninh để tối ưu hóa công tác vận tải, sàng tuyển và phù hợp với quy


hoạch phát triển đô thị vùng than, quy hoạch giao thông vận tải, cảng biển và yêu cầu bảo vệ môi trường. Sau năm 2020 chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng linh hoạt nhu cầu thị trường.

- Về bảo vệ môi trường: Từ năm 2020 đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn địa bàn vùng mỏ.

- Về thị trường than: tập trung đáp ứng nhu cầu than của thị trường trong nước kết hợp với xuất, nhập khẩu hợp lý, hiệu quả. [19]

3.2. Nguyên tắc hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

Các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc TKV có những đặc thù riêng trong tổ chức quản lý, hoạt động sản xuất, môi trường kinh doanh. Do vậy, việc thiết kế và vận hành KSNB là cần thiết nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc cụ thể dựa trên nguyên tắc chung của KSNB và những đặc điểm riêng của công ty. Các nguyên tắc cần quán triệt nhằm hoàn thiện KSNB tại các công ty CP khai thác và chế biến than thuộc TKV có thể kể đến như:

Thứ nhất, hoàn thiện KSNB phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp

- Phù hợp với phương án cổ phần hóa

Một trong những mục tiêu trọng tâm của TKV trong thời gian tới là phương án thoái vốn nhà nước tại đa số các doanh nghiệp trong tập đoàn. Một phần giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút nguồn lực từ xã hội và hướng tới các doanh nghiệp thay đổi trong hoạt động quản trị từ tư tưởng dựa dẫm sang ý thức tự lực, dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Muốn vậy, các công ty cổ phần khai thác và chế biến than phải minh bạch thông tin và các thông tin phải đảm bảo tính trung thực và hợp lý để tạo niềm tin cho cổ đông và cho xã hội. Để thực hiện được điều đó KSNB phải đảm nhận được hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát một cách hiệu lực, hiệu quả.


- Phù hợp với đặc điểm kinh doanh, tổ chức quản lý

Mô hình KSNB phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, quy mô và đặc điểm sản xuất... Bản thân các doanh nghiệp trong tập đoàn việc thiết kế KSNB cũng không hoàn toàn giống nhau do tính chất phức tạp và rủi ro của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Chẳng hạn, cùng là doanh nghiệp khai thác than nhưng khai thác mỏ ở địa hình khác nhau dẫn đến hoạt động sản xuất cũng khác nhau, rủi ro khác nhau... Vì vậy, việc xây dựng KSNB phải phù hợp với từng doanh nghiệp cụ thể.

Hoàn thiện KSNB phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

KSNB được thiết lập và vận hành với nhiều mục tiêu khác nhau. Khi KSNB được thiết lập với càng nhiều mục tiêu thì sẽ phát sinh càng nhiều chi phí. Trong khi đó hầu hết các nhà quản trị doanh nghiệp không muốn bỏ ra một khoản chi phí lớn để đổi lấy lợi ích mang lại ít hơn từ việc thiết kế và vận hành KSNB. Chính vì vậy, khi thiết kế KSNB bên cạnh việc đảm bảo mục tiêu hiệu quả thì phải đảm bảo lợi ích mà KSNB đem lại lớn hơn chi phí mà đơn vị phải bỏ ra.

Hoàn thiện KSNB phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ

Các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc TKV đều chịu kiểm tra, kiểm soát, giám sát của các cơ quan quản lý như Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ và Tập đoàn. Do đó, hoạt động của các công ty cổ phần khai thác và chế biến than chịu sự chi phối của các cơ quan quản lý cấp trên và phải theo quy định chung của Tập đoàn. KSNB xây dựng trước tiên phải trên cơ sở các quy định của Nhà nước và của Tập đoàn. Các cơ quan quản lý cấp trên khi thực hiện kiểm tra, giám sát công ty cổ phần khai thác và chế biến than thì mối quan tâm hàng đầu là mục tiêu tuân thủ pháp luật và những quy định có liên quan.


3.3. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát

Kết quả nghiên cứu định lượng tại phần thực trạng chỉ ra môi trường kiểm soát có tác động mạnh nhất tới tính hữu hiệu KSNB. Do vậy, việc hoàn thiện môi trường kiểm soát là công tác cần đặc biệt quan tâm hoàn thiện và tập trung xây dựng theo các nội dung sau:

Thứ nhất, nâng cao tính chính trực và giá trị đạo đức

Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử giúp định hướng, quản lý nhân sự bằng các chuẩn mực đạo đức góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đặc biệt giúp các công ty cổ phần khai thác và chế biến than tránh được rủi ro tham nhũng, gian lận của người lao động trong quá trình thi hành nhiệm vụ. Tuy nhiên, hiện nay Tập đoàn chưa có quy định bắt buộc các doanh nghiệp xây dựng bộ quy tắc ứng xử và chưa có định hướng xây dựng bộ quy tắc ứng xử mẫu cho các công ty thuộc Tập đoàn. Nhằm chủ động trong việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử thì các công ty cổ phần khai thác và chế biến than trước tiên cần nâng cao nhận thức về vai trò của việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử. Bộ quy tắc ứng xử muốn phát huy giá trị đạo đức, nhà quản trị tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than cần:

- Xây dựng tiêu chí đạo đức:

Các tiêu chí đạo đức kinh doanh thể hiện văn hóa DN cần được các công ty CP khai thác và chế biến than soạn thảo một cách kỹ lưỡng, cụ thể. Các tiêu chí đạo đức có tác dụng như kim chỉ nam định hướng cho việc xây dựng các bộ quy tắc ứng xử, đồng thời việc xác định tiêu chí, chuẩn mực đạo đức kinh doanh có thể giúp các công ty định dạng được những lĩnh vực rủi ro


đối với tổ chức; các tiêu chí ứng xử đạo đức hầu hết định hướng công ty phát triển dựa trên các chuẩn mực, như tôn trọng nhân quyền, tôn trọng pháp luật, cam kết quốc tế; tôn trọng, tôn vinh khách hàng; coi trọng việc quản lý vật chất và tinh thần; coi trọng vai trò của cổ đông và người lao động trong công ty; có trách nhiệm với cộng đồng; bảo vệ môi trường... [41]

- Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử

Các công ty cổ phần khai thác và chế biến than phải xác định được các tiêu chuẩn hành vi có thể giúp làm rõ các chuẩn mực và có khả năng thực sự để phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; phân công lãnh đạo và một số cá nhân có sự am hiểu về luật và tiêu chuẩn đạo đức tham gia xây dựng hoặc giám sát việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử [41].

Phải tiến hành tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn việc áp dụng các tiêu chí, bộ quy tắc ứng xử thông qua các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng đến tất cả mọi người trong công ty, đại diện, đối tác; phải nhất quán và kiên trì trong thực hiện, triển khai bộ quy tắc ứng xử; chỉ định vị trí quản lý chịu trách nhiệm thi hành; thông báo toàn bộ công ty về nghĩa vụ phải nghiên cứu, quán triệt các chuẩn mực và mục đích của việc ban hành bộ quy tắc ứng xử; thiết lập hệ thống giám sát, thanh tra và báo cáo về các hành vi vi phạm các chuẩn mực được quy định trong bộ quy tắc ứng xử của công ty [41].

Trong quá trình triển khai thực hiện quy tắc ứng xử cần phải có quy định về chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm. Các hành vi vi phạm cần thiết sử dụng các chế tài xử phạt bằng tài chính, hình thức kỷ luật để đảm bảo tính nghiêm minh trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, để đảm bảo đánh giá tính khách quan về thái độ ứng xử, việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức của người lao động thì cần triển khai các phiếu đánh giá từ bên thứ ba như khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng, đánh giá chéo trong nội bộ công ty...

- Tính chính trực được xây dựng là phần cốt lõi của Bộ quy tắc ứng xử


Tính chính trực của cá nhân phải đảm bảo bằng hành động đúng đắn ngay cả khi không có sự giám sát. Tính chính trực có thể hiểu là trung thực trong ứng xử, công bằng trong các mối quan hệ và liêm chính trong xử lý công việc. Để nâng cao tính chính trực cho toàn thể công ty thì các nhà quản lý cần là tấm gương đi đầu để khơi dậy niềm tin trong mối quan hệ với đồng nghiệp, với đối tác nhằm đem lại sự tích cực và xứng đáng với niềm tin mà nhân viên đặt vào nhà quản lý góp phần thúc đẩy sự cống hiến của mỗi cá nhân trong đơn vị.

Tính chính trực của mỗi cá nhân trong công ty đòi hỏi không dùng các thủ đoạn gian lận, những hành động phi pháp để chuộc lợi cho bản thân, cho lợi ích nhóm. Muốn vậy, mỗi cá nhân phải giữ chữ tín trong quan hệ, bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết đối với trách nhiệm được giao. Tại công ty cổ phần khai thác và chế biến than, xây dựng nguyên tắc chính trực trước tiên cần phải có sự tôn trọng lẫn nhau. Cụ thể, muốn tạo động lực cống hiến của công nhân viên trong công ty thì những người lãnh đạo phải tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng (lương, bảo hiểm, hưu trí, các chế độ chính sách); bảo đảm an toàn lao động; tạo điều kiện phát triển về thể lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong công ty; mở rộng dân chủ, khuyến khích và tôn trọng những sáng kiến, cải tiến công nghệ; tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý nhân viên. Bên cạnh đó, nhà quản lý cần phải là tấm gương đi đầu trong việc chấp hành những quy định, cũng như trong văn hóa ứng xử để thiết lập nề nếp văn hóa trong công ty.

Thứ hai, nâng cao vai trò giám sát của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

- Tăng cường chức năng HĐQT: Nhằm tăng cường hơn nữa chức năng của HĐQT trong quá trình giám sát, chỉ đạo Giám đốc và các cán bộ quản lý trong công ty thì các công ty cổ phần khai thác và chế biến than cần:

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí