Thực Trạng Thiết Kế Và Vận Hành Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Công Ty Cổ Phần Khai Thác Và Chế Biến Than Thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp Than – Khoáng Sản


giải pháp đổi mới công nghệ, trong khối khai thác, chế biến than, từ năm 2015 đến nay đã làm lợi cho TKV khoảng 450 tỷ đồng/năm; năm 2018 Tập đoàn đã tiết kiệm được khoảng 465 lao động trực tiếp. Yêu cầu bức thiết đặt ra cho các công ty CP khai thác và chế biến than hiện nay là đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả khai thác, chế biến, đồng thời giảm tổn thất than trong quá trình khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường [60]. Tuy nhiên, do chưa làm chủ được công nghệ khai thác nên máy móc, thiết bị của các công ty CP khai thác và chế biến than chủ yếu được nhập khẩu để đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh với thị trường quốc tế. Bên cạnh những lợi ích từ việc áp dụng máy móc, thiết bị hiện đại thì kèm theo không ít những rủi ro cần được xem xét, tính toán kỹ lượng. Máy móc trang thiết bị nhập khẩu là những máy móc có giá trị lớn nên chịu ảnh hưởng lớn từ tỷ giá. Khi tỷ giá tăng cao sẽ khiến cho các DN, phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để mua sắm tài sản. Để chủ động lường trước rủi ro tỷ giá phát sinh từ hoạt động mua sắm tài sản thì bộ phận tài chính cần phối hợp chặt chẽ với phòng vật tư trong việc thực hiện triển khai, xây dựng kế hoạch mua sắm tài sản nhằm xác định nhu cầu ngoại tệ trong tương lai để có thể chuẩn bị các phương án phù hợp như dự trữ ngoại tệ, phân tích tỷ giá... Hoạt động kiểm soát cần được thiết lập trong cả quy trình mua sắm từ khâu lập kế hoạch, đến khâu thực hiện nhằm ứng phó trước những rủi ro tỷ giá biến động mạnh trong quá trình mua sắm.

Thứ hai, rủi ro tuân thủ

- Rủi ro vi phạm các quy định về an toàn lao động: Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản nói chung và khai thác than nói riêng luôn tiềm ẩn rủi ro mất an toàn lao động. Những năm gần đây, mặc dù tình hình tai nạn lao động trong khai thác than có xu hướng giảm do các DN đã tích cực cải thiện điều kiện làm việc, chú trọng đầu tư những công nghệ, thiết bị mới trong sản xuất.


Tuy nhiên khai thác than vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động do khai thác hầm lò ngày càng xuống sâu, kéo theo địa chất phức tạp hơn, nguy cơ khí mỏ và bục túi nước tăng. Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh trong 10 tháng đầu năm 2020 ngành than của tỉnh đã xảy ra 12 vụ việc khiến 12 lao động thiệt mạng (phần lớn là thợ lò). Phân tích, đánh giá nguyên nhân của của các vụ tai nạn lao động, thanh tra Sở chỉ ra rằng phần lớn xuất phát từ ý thức chủ quan, lơ là, không tuân thủ các quy định của người lao động. Một số khác do thiếu trách nhiệm giám sát an toàn của quản lý ca. Điều này, đòi hỏi các công ty CP khai thác và chế biến than phải xây dựng các biện pháp kiểm soát nhằm thiết lập kỷ cương lao động và các công cụ đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động giám sát từ xa thông qua các ứng dụng công nghệ hiện đại như lắp đặt camera, thiết lập các hệ thống cảnh báo an toàn... nhằm đảm bảo duy trì hệ thống giám sát một cách liên tục và tăng cường tính khách quan.

- Rủi ro vi phạm các quy định về môi trường: Trong quá trình khai thác than có nhiều công đoạn phát thải bụi ra ngoài môi trường như đào, xúc, múc, khoan, nổ mìn, vận chuyển, nghiền sàng, bốc dỡ. Theo TS. Nguyễn Thị Toán

– Cục quản lý môi trường y tế, nhiều vị trí lao động trong hoạt động khai thác than bị ô nhiễm bụi nghiêm trọng, nồng độ bụi toàn phần cao từ 30 - 100mg/m3, vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép từ 15 – 30 lần, nồng độ bụi hô hấp có nơi vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép từ 9 – 11 lần, hàm lượng silic tự do trung bình từ 15 – 21%. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi - silic trong công nhân khai thác than từ 3-14%, trong đó khai thác hầm lò là chủ yếu (chiếm 70%) và bệnh viêm phế quản mãn tính là khoảng 19,3%. Rủi ro phát thải bụi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động trong quá trình sản xuất. TS. Đào Trọng Tứ, chuyên gia Tài nguyên nước, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu (CEWAREC) cho


rằng hoạt động khai thác than tạo gánh nặng cho xã hội liên quan tới việc chăm sóc sức khỏe, làm mất các hệ sinh thái, gây ô nhiễm nước, đất, không khí trầm trọng. Do vậy, để đảm bảo phát triển bền vững ngành than thì các công ty CP khai thác và chế biến than cần kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về môi trường và đặc biệt chú ý tới nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường [62]. Ngoài ra, cần thường xuyên đánh giá những rủi ro tác động tới môi trường, đặc biệt là những bãi thải than hiện nay như những quả bom treo trên đầu người dân vùng mỏ tồn tại nguy cơ sạt lở và thường xuyên phát tán bụi bẩn ra ngoài không khí. Những rủi ro về môi trường có tác động trực tiếp tới KSNB. Cụ thể, các nhà quản lý và người lao động cần phải có nhận thức, tư duy tích cực trong bảo vệ môi trường, quá trình sản xuất cần tính toán đến các yếu tố tác động môi trường và đưa ra giải pháp cụ thể. Hệ thống thông tin cần xây dựng kênh thông tin cảnh báo mức độ ô nhiễm, dự báo tác động của thời tiết tới hoạt động sản xuất... Trong công tác giám sát, cần ưu tiên thực hiện ở những khâu có nguy cơ ô nhiễm cao, gắn quá trình thực hiện với quy định của nhà nước để đảm bảo không xảy ra vi phạm.

Thứ ba, rủi ro hoạt động

Mưa lũ là một trong những rủi ro đáng ngại nhất của ngành than, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, an toàn lao động, các khu dân cư và hệ thống giao thông. Một trong những bài học lịch sử mà ngành than gặp phải là trận lũ lịch sử năm 2015 đã gây thiệt hại lớn đến tất cả các công ty khai thác và chế biến than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Những tổn thất điển hình có thể kể tới như:

Công ty CP Than Mông Dương là mỏ hầm lò chịu tổn thất nặng nề nhất của Tập đoàn trong đợt mưa lũ. Toàn bộ công trình đường lò, thiết bị cơ điện vận tải, nguyên nhiên liệu từ mức -250 trở lên, mức -97,5 bị ngập cục bộ một


số vị trí. Công ty đã phải dừng toàn bộ hoạt động sản xuất để tập trung khắc phục sự cố.

Mưa lũ ập xuống không chỉ cuốn trôi mất hàng ngàn tấn than các loại mà còn gây ngập úng nặng nề cho các mỏ lộ thiên, hầm lò của tất cả các đơn vị khai thác, sàng tuyển, kho vận ở Quảng Ninh. Về thiệt hại của Tập đoàn ước tính khoảng hơn 1.200 tỷ đồng, chưa kể tới các thiệt hại của các khu dân cư vùng mỏ và hạ tầng giao thông vùng lũ. [22]

Để lịch sử không lặp lại, thì các công ty cần thiết lập hệ thống thông tin dự báo để kịp thời đưa ra các tình huống ứng phó nếu có rủi ro. Bên cạnh đó, để chủ động kiểm soát rủi ro từ thiên tai, thì hệ thống đê chắn bãi thải cần được xây dựng đảm bảo đúng các tiêu chuẩn, việc đổ thải phải được kiểm soát chặt chẽ và hệ thống thoát nước dọc tầng cần được gia cố mở rộng hơn đảm bảo đáp ứng được yêu cầu khi có tình huống xấu nhất xảy ra.

2.2. Thực trạng thiết kế và vận hành kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

2.2.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Báo cáo COSO được chấp nhận rộng rãi bởi các tổ chức nghề nghiệp, các doanh nghiệp trên thế giới khiến cho nền tảng của mô hình này được phần lớn các nhà nghiên cứu quan tâm và tập trung nghiên cứu. Báo cáo COSO 2013 hiện nay đã trở thành tiêu chuẩn vững chắc trong đánh giá KSNB tại nhiều quốc gia trên thế giới với 5 nhân tố: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Từ kết quả nghiên cứu các khung và mô hình KSNB được trình bày trong chương 1 và tính ứng dụng phổ biến của báo cáo COSO trên thực tế, tác giả sử dụng 5 nhân tố này để đề xuất mô hình nghiên cứu.


Sơ đồ 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất


Môi trường kiểm soát



Đánh giá rủi ro



Hoạt động kiểm soát


Thông tin và truyền thông

TÍNH HỮU HIỆU CỦA KSNB


Giám sát


Giả thuyết nghiên cứu:


(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng theo Báo cáo COSO 2013 đến tính hữu hiệu của KSNB các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc TKV, tác giả sử dụng mô hình cấu trúc để kiểm định các giả thiết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1: Môi trường kiểm soát có tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của KSNB.

Giả thuyết H2: Đánh giá rủi ro có tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của KSNB.

Giả thuyết H3: Hoạt động kiểm soát có tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của KSNB.

Giả thuyết H4: Thông tin và truyền thông có tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của KSNB.

Giả thuyết H5: Hoạt động giám sát có tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của KSNB.


Để công tác quản lý KSNB được chi tiết cụ thể thì từ 5 bộ phận COSO 2013 đã xây dựng thành 5 nhóm với 17 nguyên tắc. Các nguyên tắc này được xây dựng phù hợp với mục tiêu chung của các doanh nghiệp. Để đảm bảo tính phù hợp với các công ty cổ phần khai thác và chế biến than của TKV, tác giả đã khảo sát các chuyên gia là những người có kinh nghiệm về KSNB trong doanh nghiệp khai thác và chế biến than và các chuyên gia của TKV. Các ý kiến chuyên gia đều có nhận định các nguyên tắc của COSO 2013 phù hợp với hoạt động của công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc TKV. Trên cơ sở các nguyên tắc này tác giả thiết lập 17 câu hỏi khảo sát hay còn được gọi là biến quan sát. Nội dung các câu hỏi được tác giả được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.1: Bảng mô tả các biến đo lường sử dụng trong nghiên cứu

NỘI DUNG

Nguồn

A

MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT (Biến độc lập)

Tổng hợp và phát triển từ [40], [58],

[66], [67],

[81].

MTKS1

Đơn vị thể hiện được cam kết về tính chính trực và giá

trị đạo đức


MTKS2

HĐQT chứng minh được sự độc lập với nhà quản lý

và thực thi việc giám sát sự phát triển và hoạt động của KSNB


MTKS3

Nhà quản lý dưới sự giám sát của HĐQT thiết lập cơ cấu tổ chức, quy trình báo cáo, phân định trách nhiệm

và quyền hạn nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị


MTKS4

Đơn vị thể hiện sự cam kết về việc sử dụng nhân viên có năng lực thông qua tuyển dụng, duy trì và phát triển

nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu của đơn vị.


MTKS5

Đơn vị yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo về trách nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu

của tổ chức

B

ĐÁNH GIÁ RỦI RO (Biến độc lập)


DGRR1

Đơn vị thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ để xác định và đánh giá các rủi ro phát sinh trong việc đạt

được mục tiêu của đơn vị


DGRR2

Đơn vị nhận diện rủi ro trong việc đạt được mục tiêu

của đơn vị, tiến hành phân tích rủi ro để xác định rủi ro cần được quản lý như thế nào

DGRR3

Đơn vị xem xét các loại gian lận tiềm tàng khi đánh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam - 13




giá rủi ro đối với việc đạt mục tiêu của đơn vị


DGRR4

Đơn vị xác định và đánh giá những thay đổi của môi

trường ảnh hưởng đến KSNB

C

HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT (Biến độc lập)


HDKS1

Đơn vị lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát để góp phần hạn chế các rủi ro giúp đạt mục tiêu trong

giới hạn chấp nhận được


HDKS2

Đơn vị lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát

chung gắn với công nghệ hiện đại để hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu


HDKS3

Đơn vị tổ chức triển khai hoạt động kiểm soát thông qua nội dung các chính sách đã được thiết lập và triển

khai chính sách thành các hành động cụ thể

D

THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (Biến độc lập)


TTTT1

Đơn vị thu thập, truyền đạt và sử dụng thông tin thích

hợp, có chất lượng để hỗ trợ những bộ phận khác của KSNB


TTTT2

Đơn vị truyền đạt trong nội bộ những thông tin cần thiết, bao gồm cả mục tiêu và trách nhiệm đối với

KSNB, nhằm hỗ trợ cho chức năng kiểm soát

TTTT3

Đơn vị truyền đạt cho các đối tượng bên ngoài đơn vị

về các vấn đề ảnh hưởng đến KSNB

E

GIÁM SÁT (Biến độc lập)


GS1

Đơn vị lựa chọn, triển khai và thực hiện việc đánh giá

liên tục hoặc định kỳ để biết chắc rằng liệu những nhân tố nào của KSNB có hiện hữu và đang hoạt động


GS2

Đơn vị đánh giá và thông báo những yếu kém của KSNB một cách kịp thời cho các đối tượng có trách

nhiệm bao gồm nhà quản lý và HĐQT để có những biện pháp khắc phục

F

TÍNH HỮU HIỆU CỦA KSNB (Biến phụ thuộc)

Tổng hợp và phát triển từ [40], [58],

[66], [67],

[81].

HH1

DN thiết kế và vận hành KSNB để đảm bảo mục tiêu

hiệu quả hoạt động

HH2

DN thiết kế và vận hành KSNB để đảm bảo mục tiêu

độ tin cậy của báo cáo

HH3

DN thiết kế và vận hành KSNB để đảm bảo mục tiêu

tuân thủ pháp luật

HH4

DN thiết kế và vận hành KSNB để đảm bảo mục tiêu

quản trị rủi ro

(Nguồn: tác giả tổng hợp)


2.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả tiến hành phát phiếu điều tra trực tiếp với cán bộ liên quan tới KSNB tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Kết hợp điều tra trực tiếp bằng phiếu giấy và qua email). Nghiên cứu phát ra 200 phiếu thu về 161 phiếu (tỷ lệ phúc đáp 81%), trong đó có 15 phiếu không hợp lệ do không đủ thông tin. Kết quả thu được 146 phiếu hợp lệ làm dữ liệu nghiên cứu cho luận án, tác giả đã tổng hợp lại như sau:

Bảng 2.2: Mô tả đối tượng khảo sát

TT

Đối tượng khảo sát

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Chức vụ



-

Lãnh đạo công ty

7

4,8

-

Lãnh đạo phòng, ban, phân xưởng

69

47,2

-

Nhân viên công ty

62

42,4

-

Cá nhân có liên quan

8

5,4

2

Giới tính



-

Nam

109

74,7

-

Nữ

37

25,3

3

Trình độ



-

Đại học trở lên

113

77,4

-

Cao đẳng

28

19,2

-

Trung cấp

5

3,4

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm SPSS)

- Về chức vụ công tác: Trong số 146 cá nhân tham gia điều tra tác giả phân thành 4 nhóm đối tượng: Lãnh đạo công ty; Lãnh đạo phòng, ban, phân xưởng; Nhân viên công ty; Một số cán bộ có liên quan (kiểm toán độc lập, cán bộ về hưu, cán bộ chuyển công tác ra ngoài Tập đoàn). Số phiếu khảo sát chủ yếu là lãnh đạo phòng, ban, phân xưởng trong công ty chiếm tỷ lệ 47,2%. Các công ty cổ phần khai thác và chế biến than với cơ cấu gồm nhiều phòng, ban, phân xưởng nên số lượng lãnh đạo phòng, ban, phân xưởng chiếm tỷ lệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023