Khuyến Nghị Đối Với Các Cơ Quan Chính Phủ

việc phục vụ khách hàng một cách hiệu quả hơn. Dữ liệu IoT giúp doanh nghiệp biết được nhu cầu, thói quen du lịch và một số đặc điểm khác để có thể chuyển đến khách hàng tiềm năng những thông tin mà họ thật sự quan tâm. Ngoài ra có thể dự báo và từ đó đưa ra những chương trình khuyến mại nhằm điều tiết lượng khách, giãn lượng khách vào thời gian cao điểm.

- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần xây dựng đội ngũ nghiên cứu thị trường bằng cách khai thác thông tin từ các mạng xã hội để thiết kế ra những tuor du lịch, sản phẩm du lịch đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

- Phát triển các ứng dụng mobile: Các ứng dụng này phù hợp với một đặc trưng của khách hàng (du khách) của các doanh nghiệp du lịch là ở xa nơi có sản phẩm và “tiêu thụ” sản phẩm trong quá trình di chuyển. Các ứng dụng trên điện thoại di động thông minh cho phép khách hàng có thể khai thác thông tin, thực hiện các thao tác giao dịch và tích hợp nhiều tiện ích khác. Ví dụ: điện thoại thông minh còn được sử dụng để mở cửa phòng khách sạn, đặt các bữa ăn phục vụ tại phòng, đặt các dịch bổ sung trong khách sạn... Thực tế cho thấy, với thiết bị di động người ta có thể lên kế hoạch cho toàn bộ chuyến đi từ đặt vé, đặt dịch vụ đến tìm kiếm thông tin về địa điểm tham quan, chọn hướng dẫn viên… trong chuyến đi mà không cần tương tác trực tiếp với bất kỳ người nào.

- Phát triển tính năng Rating và Review: Việc khách hàng có thể chia sẻ các ý kiến của họ một cách nhanh chóng thông qua mạng xã hội như Facebook, Yelp, TripAdvisor hay các trang web du lịch giúp các cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch hiểu rõ hơn mong muốn của du khách. Công cụ kỹ thuật này thúc đẩy các doanh nghiệp này quan tâm hơn đến chất lượng để tạo sự hài lòng của du khách, gây dựng uy tín thông qua điểm đánh giá của khách hàng. Ngoài ra đây cũng là kênh tham khảo, giúp khách hàng cảm thấy yên tâm khi chọn lựa một sản phẩm hoặc một dịch vụ du lịch.

- Phát triển ngân hàng số phục vụ hoạt động thanh toán trong du lịch: ngân hàng số sẽ giúp khách du lịch sử dụng dịch vụ ngân hàng một cách thuận tiện hơn, không phải đem theo quá nhiều tiền mặt nên sẽ an toàn hơn tránh được hiện tượng cướp giật hay móc túi. Sử dụng ngân hàng số cũng sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp khi khách hàng không còn phải lo lắng tới việc đổi ngoại tệ trước khi đi du lịch hay các cơ sở kinh doanh loay hoay trong việc chấp nhận thanh toán bằng

ngoại tệ nữa. Nguy cơ tiền giả, tiền bẩn, các hành vi rửa tiền cũng được kiểm soát đang kể khi sử dụng tiền điện tử qua các ngân hàng số.

- Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) and Chatbots vào hoạt động du lịch: Đây là một phương pháp mới, đòi hỏi đầu tư cả về cơ sở vật chất lẫn con người. Nhưng đem lại hiệu quả cao và lợi ích bền vững cần được Chính phủ, các doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư áp dụng. Trí tuệ nhân tạo đã khằng định được vị trí quan trọng của nó trong các xu hướng của thị trường kỹ thuật số, bao gồm cả trong lĩnh vực du lịch. Chabot là một chương trình được tạo từ máy tính, là một công cụ cho phép con người có thể tương tác giao tiếp, thông qua một trí tuệ nhân tạo đã được lập trình sẵn.. Chatbot là có khả năng làm việc liên tục và sẵn sàng trả lời nhiều loại yêu cầu khác nhau như xử lý một yêu cầu đặt phòng, thông báo tình hình thời tiết, cho biết vị trí của các ATM…của người dùng ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào và sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào.

4.3. Một số khuyến nghị

4.3.1. Khuyến nghị đối với các cơ quan Chính phủ

Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Để triển khai các hoạt động điều phối phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Duyên hải miền Trung trong du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét xây dựng cơ chế điều phối các hoạt động trong du lịch các tỉnh miền Trung bao gồm xây dựng chương trình xúc tiến du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, thu hút đầu tư du lịch cho cả vùng. Xem xét khả năng hình thành một cấp mới: Hiệp hội doanh nghiệp lữ hành, Hiệp hội các doanh nghiệp lưu trú,… nhằm liên kết trong quản lý chất lượng, xúc tiến và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành.‌

Cùng với việc xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn 2030 làm cơ sở cho các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ các cơ sở đào tạo du lịch trong nước được tiếp cận, hợp tác với các cơ sở đào tạo du lịch các nước có ngành du lịch phát triển; kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tham mưu về đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; xây dựng khung tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với khu vực và quốc tế, định mức lao động cho mỗi ngành nghề theo quy mô đầu tư, cấp hạng được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Phối hợp triển khai, hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc điều tra và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về lao động của các địa phương.

Phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa - 21

Thiết lập quan hệ với các hãng lữ hành nước ngoài, cung cấp, hướng dẫn, giải đáp thông tin kịp thời cho du khách và xúc tiến trực tiếp tới du khách tiềm năng

Đối với Bộ Giao thông vận tải:

Chú trọng hiện đại hóa hệ thống hàng không quốc tế; xây dựng các đường bay thẳng đến những thị trường khách trọng điểm và cải tiến hệ thống dịch vụ tại các sân bay. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy hoạch bến đỗ và điểm dừng tại các vị trí hợp lý trên các tuyến giao thông.

Đối với Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh:

- (Cục quản lý xuất nhập cảnh tại các thành phố lớn, Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố) quy định thủ tục VISA đơn giản, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Tiếp tục minh bạch hóa và tạo điều kiện thật thông thoáng để các công ty du lịch quốc tế, người nước ngoài tiếp cận VISA một cách đơn giản nhất, thuận lợi nhất; mở rộng hình thức cấp VISA trực tuyến qua mạng (VISA online), tạo thuận lợi và nhanh chóng cho việc cấp VISA tại cửa khẩu; điều chỉnh thời hạn tạm trú của khách du lịch được miễn thị thực thơi gian lâu hơn so với hiện nay.

Đối với Bộ Tài chính:

- Phối hợp với Bộ VHTT&DL triển khai hỗ trợ chương trình giảm giá khi cần thiết thực hiện chương trình kích cầu du lịch bằng cách giảm thuế cho các doanh nghiệp du lịch.

Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ:

- Phối hợp với Bộ VHTT&DL nghiên cứu ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng các dịch vụ du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp du lịch áp dụng các hệ thống chất lượng quốc tế.

4.3.2. Khuyến nghị đối với Thanh Hóa

- Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào một số dự án trọng điểm tại Thanh Hóa.Tạo cơ chế đặc biệt cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch vào đầu tư như: Miễn thuế dài hạn; rút ngắn thủ tục hành chính, thành lập các Ban chuyên môn chuyên phụ trách tổng hợp hồ sơ trực tiếp tham mưu cho BTV tỉnh Ủy, UBND tỉnh xem xét phê duyệt các dự án du lịch trọng điểm; cam kết hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mặt bằng sạch ngay sau khi doanh nghiệp rót vốn đầu tư dự án du lịch….‌

- Nghiên cứu một số loại hình dịch vụ giải trí vui chơi có đổi thưởng (Casino, đua ngựa, trò chơi điện tử có thưởng…) kêu gọi đầu tư và xây dựng phương án trình chính phủ xem xét phê duyệt. Vì đây là một loại hình giải trí có doanh thu lớn,

thu hút được đông đảo khách quốc tế. Hơn nữa, loại hình giải trí này có thể giảm bớt tính mùa vụ của du lịch Thanh Hóa và đem lại nguồn thu thuế khổng lồ. Loại hình giải trí này sẽ giúp quản lý được một phần các tệ nạn xã hội liên quan tới cờ bạc, đặc biệt là có thể giảm tải áp lực lên các tài nguyên du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của khách.

- Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, văn nghệ với hình thức biến đêm thành ngày tại một số khu, điểm du lịch của các thành phố. Tổ chức các sự kiện mang tính quần chúng có người nổi tiếng tham dự, các đường hoa, các phố đi bộ….

- Tập thể lãnh đạo Tỉnh cần năng động, sáng tạo trong việc đề ra các nhiệm vụ và giải pháp phù hợp; cần tập trung vào công tác tổ chức và quản lý du lịch; có kế hoạch quy hoạch đầu tư phát triển du lịch phù hợp, đồng bộ trên cơ sở tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các bộ, ngành trung ương và các nhà đầu tư nước ngoài...

- Đẩy mạnh xã hội hóa đối với hoạt động văn hóa du lịch, tổ chức các làng du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, hoạt động của các đội nghệ thuật dân gian, sản xuất nhiều sản phẩm du lịch làm quà lưu niệm mang dấu ấn văn hóa của các vùng, miền tỉnh Thanh để phục vụ du khách và làm giàu, xóa đói, giảm nghèo thông qua loại hình văn hóa du lịch ở các làng quê nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tăng cường hợp tác với một số tỉnh có điều kiện tương đồng để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng.

- Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch tại các thị trường quốc tế, đồng thời tích cực xây dựng thương hiệu du lịch xứ Thanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Chương 4 nêu rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng, của Thanh Hóa trong phát triển du lịch. Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam, định hướng phát triển KT-XH nói chung và du lịch nói riêng của các tỉnh miền Trung. Chương 4 gồm những nội dung sau:‌

- Dự báo phát triển du lịch trên thế giới; dự báo tình hình phát triển du lịch tại Việt Nam; dự báo tình hình phát triển du lịch tại Thanh Hóa.

- Nghiên cứu phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch của Thanh Hóa.

- Xác định các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể cho: (1) Mục tiêu thu hút khách du lịch; (2) Mục tiêu tổng thu từ khách du lịch; (3) Mục tiêu phát triển cơ sở lưu trú; (4) Mục tiêu xã hội; (5) Mục tiêu môi trường.

- Từ thực trạng phát triển du lịch tại Thanh Hóa, luận án đã chỉ ra một số nguyên nhân, hạn chế trong phát triển bền vững du lịch Thanh Hóa kết hợp với kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa, các mục tiêu phát triển du lịch được tỉnh đề ra. Luận án đã đề xuất nhóm các giải pháp bao gồm:

(1) Nâng cao vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch

(2) Nâng cao tổ chức quản lý ngành du lịch

(3) Phát triển nguồn nhân lực

(4) Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

(5) Phát triển cơ sở hạ tầng

(6) Phát triển hệ thống cơ sở vật chất du lịch

(7) Giải pháp đối với khai thác sử dụng tài nguyên du lịch

(8) Ứng dụng công nghệ vào phát triển bền vững du lịch

- Kiến nghị với Thanh Hóa và các cơ quan của Chính phủ về hoàn thiện một số chính sách, tạo cơ chế nhằm giúp cho các địa phương có điều kiện phát triển bền vững du lịch.

KẾT LUẬN


Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế có sự phát triển mạnh nhất trên thế giới với tiềm năng và những đóng góp to lớn trên nhiều phương diện của nó. Du lịch tạo công ăn việc làm, tăng ngân sách, góp phần mạnh mẽ cho phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực, địa phương, là công cụ đắc lực để xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội. Bên cạnh đó, du lịch cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đối với môi trường, xã hội và cả nền kinh tế. Yêu cầu đặt ra đối với các quốc gia, các nền kinh tế trên thế giới là nghiên cứu để có thể hướng đến sự phát triển bền vững du lịch, đạt hiệu quả trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Chính vì vậy, phát triển bền vững du lịch là hướng đi đúng đắn của ngành du lịch Việt Nam cũng như của tất cả các nước trên thế giới.‌

Thanh Hóa là một địa phương thuộc khu vực Bắc Trung bộ, địa hình phong phú, đa dạng với cả núi, biển và đồng bằng, giàu tiềm năng du lịch. Thanh Hóa cũng là tỉnh có vị trí địa - chính trị quan trọng, kết nối giữa vùng đồng bằng sông Hồng với miền Trung và cả nước. Với bề dày lịch sử lâu đời, Thanh Hóa đang gìn giữ một kho tàng quý giá các nguồn tài nguyên nhân văn phong phú. Những giá trị lịch sử, nhân văn đó cùng với những giá trị tự nhiên khác là những tiền đề quan trọng để Thanh Hóa phát triển ''một nền kinh tế tổng hợp đa ngành, trong đó du lịch được coi là một trong những ngành có vai trò đặc biệt quan trọng'' như được xác định trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa. Với tiềm năng và thế mạnh của Thanh Hóa chủ trương phát triển bền vững du lịch trong giai đoạn hiện nay của chính quyền địa phương đã giúp ngành du lịch đóng góp mạnh vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Để góp phần vào sự phát triển ngành du lịch, luận án đã tổng hợp lý thuyết về phát triển bền vững du lịch, trên cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết cho đề tài, luận án tiến hành xây dựng và đánh giá những tiêu chí bền vững du lịch của Thanh Hóa: Tiêu chí về kinh tế, tiêu chí về môi trường và tiêu chí về xã hội. Kết quả đã cho thấy 28 tiêu chí, có 16 chỉ tiêu thể hiện kết quả đạt giới hạn phát triển bền vững, 12 chỉ tiêu thể hiện kết quả chưa đạt giới hạn phát triển bền vững. Có thể đánh giá sự phát triển của du lịch Thanh Hóa chưa bền vững và cần có sự tác động nhằm nâng cao kết quả đạt được của 16 chỉ tiêu đã đạt yêu cầu và khắc phục nâng cao 12 chỉ tiêu chưa đạt.

Kết hợp với các tiêu chí đã được đánh giá, luận án đã sử dụng các dữ liệu thứ cấp đề phân tích, đánh giá và chỉ ra một số hạn chế trong phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa. Sau đó tiến hành lược khảo các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch, để xây dựng phương pháp nghiên cứu và thực hiện việc đánh giá đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 7 nhân tố ảnh hưởng tớ sự phát triển bền vững tại Thanh Hóa; trong đó nhân tố sự tham gia của cộng đồng có tác động mạnh nhất tới sự phát triển bền vững du lịch, kế đến là tổ chức quản lý du lịch, phát triển nguồn nhân lực và chất lượng dịch vụ du lịch có tác động ngang nhau, tiếp theo là phát triển hạ tầng, sau đó là phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, và cuối cùng là tài nguyên du lịch.

Từ thực trạng phát triển du lịch tại Thanh Hóa, luận án đã chỉ ra một số nguyên nhân, hạn chế trong phát triển bền vững du lịch Thanh Hóa kết hợp với kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa, các mục tiêu phát triển du lịch được tỉnh đề ra. Luận án đã đề xuất nhóm các giải pháp bao gồm:

(1) Nâng cao vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch

(2) Nâng cao tổ chức quản lý ngành du lịch

(3) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

(4) Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

(5) Phát triển cơ sở hạ tầng

(6) Phát triển hệ thống cơ sở vật chất du lịch

(7) Giải pháp đối với khai thác sử dụng tài nguyên du lịch

(8) Ứng dụng công nghệ vào phát triển bền vững du lịch

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, với đặc trưng ảnh hưởng của nhiều yếu tố tới phát triển bền vững du lịch, động cơ trả lời phỏng vấn của đối tượng nghiên cứu có sai lệch, hạn chế về tiếp cận dữ liệu, nên luận án còn những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học và chuyên gia nhằm giúp cho đề tài hoàn thiện hơn.

Hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch phạm vi rộng hơn là khu vực Bắc Trung Bộ (gồm 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh).

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


A, Các công trình nghiên cứu công bố quốc tế ISI/Scopus: 01 công trình thuộc danh mục Scopus (Q2)‌‌‌

1. Anh Vu Mai*, Kim Chi Nguyen Thi , Thanh Nga Nguyen Thi and Truong Le (2020). Factors influencing on tourism sustainable development in Vietnam. Management Science Letters 10 (2020) 1737–1742. © 2020 by the authors; licensee Growing Science, Canada. ISSN 1923-9343 (Online) - ISSN 1923-9335 (Print). (doi: 10.5267/j.msl.2020.1.006)

B, Các công trình nghiên cứu công bố trong nước: 06 công trình

1. Mai Anh Vũ (2018). Những điều kiện cơ bản hình thành nhu cầu du lịch. Tạp chí Du lịch Việt Nam (ISSN-0866-7373), số 5 trang 60-63.

2. Mai Anh Vũ & Lê Thị Thanh Loan (2019). Phân tích về lĩnh vực du lịch - Ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp. Tạp chí Công thương (ISSN-0866-7756) Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số 2 trang 114-118.

3. Mai Anh Vũ (2019). Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Kinh tế dự báo (ISSN-0888-7120), số 13 trang 75-77.

4. Mai Anh Vũ & Trần Thị Thúy Hà (2019). Factors affecting to the formation of seasonality in tourism. Tạp chí Công thương (ISSN-0866-7756). Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số 10 trang 178-182.

5. Mai Anh Vũ (2020). Sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu PLS – Sem trong kiểm định các mô hình nghiên cứu khoa học. Tạp chí Tài chính (ISSN-005-56), số 722 + 723 trang 127-129.

6. Mai Anh Vũ & Nguyễn Xuân Hiếu (2020). Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch. Tạp chí Công thương (ISSN 0866-7756) Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số 16, trang 75-81.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023