Một Số Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Du Lịch Tại Thanh Hóa

4.1.3.2. Muc tiêu cụ thể

Căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2025 tầm nhìn 2030, mục tiêu cụ thể phát triển du lịch tại Thanh Hóa giai đoạn 2020 - 2030 như sau [70]:

a, Mục tiêu thu hút khách du lịch

Bảng 4.1: Mục tiêu thu hút khách du lịch

Đơn vị tính: Lượt khách


Mục tiêu

2020

2025

2030

Tổng số lượt khách

8.900.000

12.850.000

16.500.000

Khách nội địa

8.770.000

12.500.000

16.000.000

Khách quốc tế

230.000

350.000

500.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa - 19

(Nguồn: CLPT du lịch Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030) Năm 2020 thu hút 230 nghìn lượt khách quốc tế (tốc độ tăng trung bình 13,0%/năm), phục vụ 8,77 triệu lượt khách nội địa (tốc độ tăng trung bình

10,8%/năm).

Năm 2025 thu hút 350 nghìn lượt khách quốc tế (tốc độ tăng trung bình 10,0%/năm), phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa (tốc độ tăng trung bình 7,5%/năm).

Năm 2030 thu hút 500 nghìn lượt khách quốc tế (tốc độ tăng trung bình 7,4%/năm) và 16,0 triệu lượt khách nội địa (tốc độ tăng trung bình 5,1%/năm).

b, Mục tiêu tổng thu từ khách du lịch

Về tổng thu từ khách du lịch: Mục tiêu tăng trưởng chính trong giai đoạn đến 2030 của Du lịch Thanh Hóa.

Bảng 4.2: Mục tiêu tổng thu từ khách du lịch

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Mục tiêu

2020

2025

2030

Tổng thu từ khách du lịch

15.303

31.800

64.600

(Nguồn: CLPT du lịch Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030)

+ Năm 2020 đạt 15.303 tỷ đồng (tốc độ tăng trung bình 24,2%/năm).

+ Năm 2025 đạt 31.800 tỷ đồng (tốc độ tăng trung bình 15,7%/năm).

+ Phấn đấu 2030 đạt 64.600 tỷ đồng (tốc độ tăng trung bình 15,0%/năm)

c, Mục tiêu phát triển cơ sở lưu trú

Năm 2020 có tổng số 32.500 phòng, tốc độ tăng trung bình 11,3%/năm, trong đó có 10.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 - 5 sao (180 khách sạn).

Năm 2025 có tổng số 37.200 phòng, tốc độ tăng trung bình 5,8%/năm, trong đó có 15.000 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 - 5 sao (280 khách sạn).

Năm 2030 sẽ có khoảng 40.000 phòng, tốc độ tăng trung bình 4,6%/năm, trong đó có 19.000 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 - 5 sao (400 khách sạn).

Bảng 4.3: Mục tiêu số lượng phòng phục vụ du lịch

Đơn vị tính: Phòng

Mục tiêu

2020

2025

2030

Số lương phòng

32.500

37.200

40.000

Số lượng cơ sở đạt chuẩn từ 1-5 sao

180

280

400

(Nguồn: CLPT du lịch Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030)

d, Mục tiêu xã hội

Phát triển du lịch nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo. Năm 2015, cần có tổng số 26.500 lao động trong lĩnh vực du lịch; năm 2020 là 50.500 lao động; năm 2025 cần 55.800 lao động và 2030, cần 60.300 lao động.

Bảng 4.4: Mục tiêu số lượng lao động trong ngành du lịch

Đơn vị tính: Người


Mục tiêu

2020

2025

2030

Số lượng lao động

50.500

55.800

60.300

(Nguồn: CLPT du lịch Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030) Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và khai thác hiệu quả tài nguyên, nguồn lực xã hội, góp phần phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa

tinh thần cho nhân dân, tăng cường đoàn kết, hữu nghị, tinh thần tự tôn dân tộc.

e, Mục tiêu môi trường

Phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đến năm 2025 đảm bảo 100% chất thải rắn và lỏng từ các cơ sở lưu trú, kinh doanh du lịch được xử lý. 100% chất thải rắn phát sinh từ các khu lưu trú, dịch vụ du lịch được phân loại tại nguồn. Phấn đấu đạt tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo ở mức 10-15% với các khu du lịch đồng bằng, ven biển và 30-40% tại các khu du lịch sinh thái tại các vùng núi.

Năm 2020, đạt 100% các khu, điểm du lịch trọng điểm có nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; đến năm 2025, đạt 100% các khu, điểm du lịch có nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tận dụng cơ hội, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển du lịch Thanh Hóa theo hướng bền vững, chuyên nghiệp và chất lượng cao. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và Thanh Hóa thuộc nhóm các địa phương có ngành du lịch phát triển của cả nước.

4.2. Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

Cơ sở để đề xuất khung giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa được tác giả căn cứ vào việc đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại Thanh Hóa. Bên cạnh đó từ kết quả đánh giá sự tác động của nhóm nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững được nghiên cứu tại chương 3 và các phương hướng, mục tiêu được tỉnh đề ra về phát triển du lịch nói chung. Từ các căn cứ trên tác giả đề xuất một số giải pháp sau:‌

4.2.1. Nâng cao vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch Một số giải pháp cơ bản:

- Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân.‌

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường. - Nâng cao công tác quản lý về môi trường sinh thái, có chế tài xử phạt nghiêm khắc các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

- Nên lồng ghép những quy định, điều kiện kèm theo cả những lợi ích mang lại cho người dân địa phương, thêm vào đó là những hình ảnh, tài liệu về tác hại của việc không bảo vệ môi trường du lịch để đảm bảo mọi đối tượng tham khảo đều có thể hiểu được vấn đề.

- Tổ chức các cuộc thi về bảo vệ môi trường du lịch ở địa phương với các giải thưởng giá trị, bằng chứng nhận về bảo vệ môi trường du lịch.

a, Giải pháp đối với các doanh nghiệp

Doanh nghiệp du lịch là nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du khách, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển bền vững

du lịch . Doanh nghiệp du lịch cần thực hiện những giải pháp sau để góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển theo hướng bền vững:

- Tích cực tham gia vào hoạt động du lịch bền vững theo chủ trương của chính quyền địa phương.

- Tăng cường sự đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng hoá chất tại các cơ sở du lịch. Dần dần sử dụng những nguyên vật liệu phục vụ trong phát triển hoạt động kinh doanh theo hướng thân thiện môi trường.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong việc tiết kiệm nguồn năng lượng, hướng tới sử dụng năng lượng: từ gió, mặt trời và các nguồn khác góp phần giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.

- Thực hiện công tác quảng bá, tiếp thị “xanh” như quảng cáo các sản phẩm du lịch giảm thiểu thiệt hại cho môi trường, cung cấp thông tin trung thực và giáo dục tuyên truyền cho du khách về những tác động đến tài nguyên do sự có mặt của họ.

- Đầu tư các phương tiện hỗ trợ trong việc thu gom, xử lý rác thải, có những biển báo, chỉ dẫn tại những khu vực thuận tiện cho du khách. Chính sự thiếu cung cấp các phương tiện, công cụ này sẽ là nguyên nhân gián tiếp cho du khách thải rác thải trực tiếp ra môi trường mặc dù họ không muốn hành động như vậy.

- Cam kết niêm yết giá trong mùa du lịch. Cùng với cộng đồng địa phương chia sẻ lợi tức từ hoạt động du lịch mang lại, giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập người lao động góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội với chính quyền địa phương.

- Trang bị đầy đủ kiến thức cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, đội ngũ lao động trong ngành du lịch về đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp và đặc biệt là trang bị kiến thức hiểu biết toàn diện về lịch sử, văn hóa, ngoại ngữ, giữ vai trò như một PR về du lịch.

b, Giải pháp đối với cư dân địa phương

Thông qua việc tham gia vào hoạt động du lịch giúp cho người dân không khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên phục vụ nhu cầu sống, tạo việc làm, tăng thu nhập mà trái lại chính họ góp phần vào sự phát triển bền vững du lịch. Để bảo vệ môi trường, góp phần cho phát triển bền vững du lịch , người dân địa phương cần phải:

- Cùng với cơ quan chức năng giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai, quản lý di sản, đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính, văn hóa, bảo vệ phát triển rừng, kinh doanh dịch vụ du lịch, in ấn phẩm, tuyên truyền, quảng cáo...của doanh nghiệp và các đối tượng trên địa bàn. Kịp thời báo cáo cơ quan chức năng khi có những hiện tượng tiêu cực xảy ra.

- Thực hiện phân loại, thu gom và xử lý rác thải, nước thải trước khi đưa ra môi trường; Tích cực hưởng ứng và tham gia vào các phong trào làm sạch môi trường tại địa phương.

- Hưởng ứng và duy trì cùng với doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước trong việc triển khai chương trình phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái như cung cấp điểm đến, cơ sở lưu trú, thực phẩm, sản phẩm lưu niệm…

- Tích cực tham gia, đóng góp ý kiến vào các giai đoạn xây dựng, triển khai quy hoạch phát triển du lịch của thành phố. Thường xuyên giữ mối liên hệ hai chiều với cơ quan địa phương trong việc cung cấp thông tin liên quan đến sự nguy hại của môi trường do các tổ chức, cá nhân gây ra để cùng với chính quyền địa phương kịp thời giải quyết khắc phục.

- Tuyệt đối không xả rác thải ra ao hồ, sông suối, khu vực công cộng; không chèo kéo, đeo bám, ép giá khách; không có những hành động chặt cây, đốt lửa, vẽ lên các di tích tại khu du lịch; không săn bắn, khai thác trái phép các loài động vật hoang dã; không xây dựng các công trình gây mất cảnh quan môi trường.

c, Giải pháp đối với khách du lịch

Du khách là người sử dụng cuối cùng đến môi trường, là người tác động trực tiếp đến nguồn tài nguyên du lịch. Du khách rất đa dạng, nhiều tầng lớp, trình độ nhận thức và mức chi tiêu khác nhau, tác động của du khách lên môi trường là phức tạp. Giải pháp để đóng góp vào phát triển bền vững du lịch đối với du khách là:

- Du khách cần được cung cấp đầy đủ thông tin trung thực thông qua các phương tiện truyền thông liên quan về địa điểm đến, những đặc điểm sinh thái, thời tiết, giao thông, dân số, tập quán địa phương... Thông qua những thông tin này, du khách tự điều chỉnh hành động và chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi.

- Khuyến khích du khách lựa chọn những doanh nghiệp nào có uy tín trong kinh doanh du lịch “xanh”, có trách nhiệm với địa phương, môi trường thông qua những sản phẩm du lịch mà họ cung cấp. Lựa chọn sử dụng các phương tiện đi lại ít

gây tác động đến môi trường, ủng hộ các hoạt động gây quỹ bảo tồn khu thiên nhiên mà họ tới thăm.

- Tuân thủ những yêu cầu của hướng dẫn viên du lịch địa phương nêu ra, tôn trọng phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa của những địa điểm du lịch của Thanh Hóa, thực hiện việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên du lịch, không gây những tổn hại tới hình ảnh của địa phương. Thực hiện nội quy những khu du lịch, địa điểm du lịch, cơ sở dịch vụ cung ứng dịch vụ du lịch của Thanh Hóa.

- Thanh toán những khoản phí theo pháp luật, đúng yêu cầu của nhà cung cấp.

- Tham gia đóng góp ý kiến sau hành trình tham quan tại điểm du lịch về cách thức phục vụ, cảnh quan thiên nhiên, sản phẩm du lịch, môi trường, con người, ẩm thực… để các doanh nghiệp và chính quyền địa phương có sự điều chỉnh phù hợp.

4.2.2. Về nâng cao tổ chức quản lý ngành du lịch

Là giải pháp quan trọng góp phần thành công của phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa. Củng cố tổ chức bộ máy QLNN về du lịch Thanh Hóa để thực hiện các nhiệm vụ như: Tổ chức hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp, dân cư địa phương trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; kiểm tra hoạt động của các ban quản lý các khu, điểm du lịch của các địa phương, gồm những nội dung chính sau:‌

a, Hoàn thiện thể chế, chính sách

- Ban hành cơ chế đặc thù đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật lớn, công trình du lịch trọng điểm quốc gia; tập trung huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo các di tích, danh thắng, xây dựng cơ sở vật chất kinh doanh du lịch.

- Ban hành cơ chế, chính sách nhằm tăng cường đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, làng cổ (làng chài, làng nghề, làng văn hóa..); cũng như các giá trị văn hóa phi vật thể; và ưu tiên, ưu đãi đối với các nghệ nhân…; đồng thời xây dựng chính sách nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm du lịch mới, điển hình, đặc trưng nhằm tạo thương hiệu và sức cạnh tranh cao trong phát triển du lịch.

- Có chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực du lịch, trong đó quan tâm phát triển nguồn nhân lực trực tiếp làm ra các sản phẩm thu hút, quảng bá văn hóa du lịch; nghệ nhân, truyền dạy nghề…

- Xây dựng quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch được cơ cấu từ nguồn thu du lịch và các hoạt động hỗ trợ khác. Quỹ hỗ trợ đầu tư sẽ là nguồn lực quan trọng nhằm thu hút đầu tư của doanh nghiệp và đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động du lịch.

b, Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch tỉnh, nhằm tăng cường sự liên kết giữa các ngành, các cấp đối với phát triển du lịch, đồng thời có thể nhanh chóng triển khai hiệu quả các chính sách phát triển du lịch cụ thể.

- Ban hành các văn bản, nghị quyết về phát triển du lịch trong tình hình mới; chỉ thị về việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; tiếp tục nâng cao năng lực cán bộ quản lý trong lĩnh vực du lịch.

- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ cảnh quan, môi trường và tài nguyên du lịch. Thường xuyên thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt tại các trọng điểm phát triển du lịch.

- UBND tỉnh cần có những quy chế quản lý cụ thể đặc biệt với những phương án phát triển kinh tế có liên quan tới tài nguyên du lịch và ảnh hưởng kinh tế môi trường của cả một vùng. Phân công trách nhiệm cụ thể từng bộ phận quản lý, tránh sự quản lý chồng chéo giữa các đơn vị. Sở Văn hóa thể thao du lịch Thanh Hóa cần là đơn vị đầu mối, hướng dẫn kiểm tra theo thẩm quyền tại những điểm du lịch, đào tạo, tập huấn về công tác an toàn, an ninh môi trường, vệ sinh văn minh,..

- Cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của cơ quan quản lý du lịch tại Thanh Hóa theo hướng bền vững, có sự phối kết hợp giữa các ngành liên quan. Xây dựng quy chế, quy chuẩn, bảo vệ tài nguyên du lịch, tuyên truyền giáo dục nhân dân nâng cao dân trí về quan điểm bền vững, lồng ghép các mục tiêu bền vững vào những chuyên ngành có liên quan với nhau như giao thông, phát triển đô thị, bảo tồn và phát triển văn hóa,…không chỉ ngành du lịch mà các ngành khác cùng phối kết hợp.

- Thực hiện nghiêm túc việc quản lý sử dụng đất, cấp phép xây dựng cơ sở lưu trú, đặc biệt các khu tổ hợp lưu trú tại các địa phương để đảm bảo yêu cầu về mục tiêu phát triển và sự cân đối về vùng, miền và sự đồng bộ về chất lượng.

- Tiếp tục cải tiến các thủ tục xuất nhập cảnh để tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch.

- Tăng cường áp dụng việc quản lý dựa trên hệ thống các tiêu chuẩn, quy trình...; xây dựng hệ thống thông tin quản lý du lịch.

- Khuyến khích hình thành các hiệp hội, mạng lưới nghề nghiệp (như mạng lưới du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, hiệp hội du lịch biển...) nhằm tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kinh doanh, giảm thiểu tối đa xung đột lợi ích và các mâu thuẫn khác thông qua các kênh liên lạc hữu hiệu.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những công cụ hàng đầu để du lịch Thanh Hóa phát triển đúng hướng bền vững, những điểm du lịch Thanh Hóa thường xuyên kiểm tra việc khai thác dịch vụ du lịch cũng như việc thu phí, lệ phí tại các cơ quan quản lý khai thác. Giám sát chặt chẽ việc đảm bảo vệ sinh an toàn cho du khách, an toàn vệ sinh thực phẩm, trong quy trình chế biến sản phẩm, thực phẩm ăn uống,..

- Cần tăng cường công tác thanh kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, những cơ sở lưu trú tập trung kiểm tra việc đăng ký thủ tục hành chính, thẩm định, xếp hạng, duy trì chất lượng, tiêu chuẩn đã được xếp hạng, triển khai kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, những tiêu chí bền vững trong hoạt động du lịch, hoạt động kinh doanh lữ hành,... trên cơ sở đó kiến nghị chấn chỉnh những tồn tại, yêu cầu đơn vị khắc phục.

c, Tăng cường liên kêt, xúc tiến, quảng bá du lịch, phát triển thị trường du lịch

- Tăng cường đầu tư nguồn kinh phí tập trung cho công tác xúc tiến, quảng bá; mở rộng xã hội hoá công tác quảng bá du lịch, khuyến khích động viên các doanh nghiệp tích cực, chủ động hơn trong công tác quảng bá của doanh nghiệp mình và góp phần quảng bá cho hình ảnh du lịch chung của tỉnh

- Tăng cường cung cấp thông tin, hướng dẫn cho khách du lịch; đầu tư đổi mới thiết kế, hình thức các ấn phẩm du lịch Thanh Hóa như: Bản đồ du lịch, cẩm nang du lịch, bản tin du lịch, kênh Youtube về du lịch Thanh Hóa... để tăng tính hấp dẫn và phong phú; xây dựng hệ thống điểm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng và đặc biệt là ở các khu điểm du lịch, các trung tâm lữ hành.

- Xác định đúng đắn các ưu tiên phát triển thị trường khách du lịch. Do đặc thù tài nguyên du lịch riêng có, Thanh Hóa cần chú trọng đến thị trường khách du lịch nội địa và kiều bào Việt Nam trên thế giới. Trong các thị trường khách quốc tế, tận dụng đường bay quốc tế tỉnh cần chú trọng đến thị trường lớn Hàn Quốc, Đài Loan,

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí