Về Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch A, Đa Dạng Hóa Sản Phẩm Du Lịch:

Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, các nước Bắc Mỹ, một số nước châu Âu, nghiên cứu khả năng tiếp cận và phát triển thị trường Trung Đông.

- Liên kết chặt chẽ với Hà Nội, các tỉnh Bắc bộ và các tỉnh khác trong vùng Bắc Trung bộ trong việc quảng bá, xúc tiến, phát triển sản phẩm cũng như thị trường du lịch.

- Liên kết giữa các địa phương trong từng cụm trọng điểm phát triển du lịch của Thanh Hóa.

- Liên kết với các địa phương có liên quan nhằm phát triển các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh, hấp dẫn cao như “Hành trình kinh đô Việt cổ”, “Khám phá đường Hồ Chí Minh huyền thoại”...

d, Phân vùng phát triển du lịch

Cần phân vùng phát triển 03 trọng điểm phát triển du lịch của Thanh Hóa là:

- Cụm thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn - Hải Tiến: Hoạt động du lịch tại trọng điểm này gắn với du lịch nghỉ dưỡng biển (đa dạng hóa hình thức kinh doanh và sở hữu), du lịch đô thị (thành phố Thanh Hóa), du lịch tìm hiểu lịch sử - cách mạng, du lịch tìm hiểu khảo cổ - lịch sử. Trong tương lai có thể nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái biển tại Khu Bảo tồn biển Hòn Mê. Trong cụm này, Sầm Sơn được xác định là Đô thị du lịch.

- Cụm Thành Nhà Hồ - Lam Kinh - Suối cá Cẩm Lương: Hạt nhân của hoạt động du lịch tại trọng điểm này là Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ, du lịch sinh thái và du lịch di sản là các sản phẩm chủ đạo của cụm du lịch này.

- Cụm Nghi Sơn - Bến En: Hoạt động du lịch tập trung đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động của các doanh nhân, chuyên gia, người lao động ở Khu Kinh tế Nghi Sơn. Phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng rừng ở Vườn Quốc gia Bến En cũng là một định hướng quan trọng của trọng điểm này.

Phấn đấu bổ sung thêm các điểm du lịch quốc gia Lam Kinh, Hàm Rồng và Vườn quốc gia Bến En, để từ đó hình thành ba khu du lịch quốc gia tại Hàm Rồng, Thành Nhà Hồ và Vườn Quốc gia Bến En và một điểm du lịch quốc gia Lam Kinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

4.2.3. Về phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững du lịch đòi hỏi triển khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:‌

Phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa - 20

- Trong mọi vấn đề nhân lực là khâu then chốt, có thể nói là quyết định, chính vì vậy để đảm bảo cho phát triển bền vững lâu dài việc xây dựng đội ngũ cán bộ QLNN đối với phát triển du lịch về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt, có năng lực tổ

chức quản lý, điều hành theo mục tiêu bền vững đã định. Có sự hiểu biết về môi trường, mối quan hệ giữa môi trường với phát triển kinh tế xã hội, chính sách của nhà nước về du lịch, về phát triển bền vững du lịch,.. Theo đó, cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau: Khảo sát, thống kê chính xác chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý dự án và một số ngành nghề khác trong ngành du lịch, trên cơ sở đó xây dựng phương án đào tạo lại và bồi dưỡng. Tính toán nhu cầu về số lượng cán bộ QLNN về du lịch cho từng thời kỳ, từng cấp để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp, kể cả ngắn hạn và dài hạn, kể cả trong nước và ngoài nước.

- Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh nhằm đánh giá đầy đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu đào tạo, những biến động về số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực ngành du lịch; khảo sát, đánh giá, dự báo nhu cầu nhân lực du lịch cả trước mắt cũng như dài hạn; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch phù hợp với quy hoạch chung, yêu cầu phát triển và các mục tiêu, định hướng phát triển du lịch.

- Nâng cấp chất lượng các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch và thống nhất chương trình đào tạo khung tại các cơ sở chủ chốt, trên cơ sở đó xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của từng khu vực cụ thể.

- Gắn kết hoạt động của các cơ sở đào tạo du lịch của tỉnh với nhu cầu nguồn nhân lực du lịch tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch, nhằm thực hiện đào tạo theo nhu cầu thị trường.

- Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch thực hiện đào tạo, tái đào tạo đội ngũ nhân viên, như: Các ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác đào tạo, tái đào tạo tại chỗ; khuyến khích doanh nghiệp áp dụng hệ thống “tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ”.

- Tạo điều kiện nhằm duy trì đội ngũ và kỹ năng nghề đối với các cơ sở du lịch ven biển, nơi chịu ảnh hưởng mạnh của tính thời vụ du lịch. Khuyến nghị các đơn vị kinh doanh du lịch ký hợp đồng dài hạn và đóng bảo hiểm xã hội, bắt buộc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lao động trong đơn vị.

- Tranh thủ sự hỗ trợ từ Tổng cục Du lịch cũng như các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tổng cục Du lịch và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cũng như các tổ chức, dự án quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về du lịch.

- Đẩy mạnh hợp tác phát triển nguồn nhân lực với các tập đoàn lớn, đa quốc gia về lĩnh vực du lịch, tiếp thu những kinh nghiệm trong quản lý, điều hành cũng như tính chuyên nghiệp trong phục vụ khách du lịch. Khai thác thế mạnh về nguồn nhân lực chất lượng cao tại các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về văn hoá xã hội, lịch sử của Thanh Hóa cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, đào tạo và phát triển kỹ năng thành thạo nhiều ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh để phục vụ khách quốc tế.

- Phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn văn hoá giao tiếp cho những đối tượng thường xuyên tiếp xúc khách du lịch đặc biệt khách quốc tế như nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn, xe điện, taxi…

- Tích cực huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực ngành du lịch: ngân sách Nhà nước (ngân sách trung ương và địa phương); khuyến khích tăng nhanh các nguồn lực ngoài ngân sách, nhất là vốn xã hội hóa từ các doanh nghiệp du lịch; sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để phát triển đào tạo nhân lực du lịch; huy động các nguồn lực của các tổ chức xã hội... cho phát triển đào tạo nhân lực ngành du lịch.

4.2.4. Về nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch a, Đa dạng hóa sản phẩm du lịch:

- Phát triển mới các khu nghỉ dưỡng biển theo hướng phục vụ các phân đoạn thị trường khác nhau (cao cấp, trung bình, bình dân...).‌

- Phát triển du lịch di sản trên cơ sở hệ thống di sản của Thanh Hóa với các tài nguyên nổi trội như Thành Nhà Hồ, Lam Kinh.

- Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên cơ sở khảo sát, đánh giá tài nguyên, điều tra thị trường khách du lịch sinh thái...

- Phát triển sản phẩm du lịch tâm linh dựa trên các nghiên cứu về hệ thống các công trình tôn giáo và các sự tích dân gian vô cùng đa dạng, đặc sắc trong tỉnh. Chú trọng việc tạo ra sự khác biệt với các sản phẩm du lịch tâm linh khác hiện có của Việt Nam.

- Cần học tập các địa phương trong và ngoài nước trong phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Cần thực hiện các cuộc khảo sát khách du lịch để lắng nghe mong muốn của họ, từ đó kết hợp các kinh nghiệm của địa phương khác xây dựng nên các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới đáp ứng tối đa được nhu cầu.

- Kêu gọi đầu tư phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí có đổi thưởng với qui mô lớn, đa dạng về hình thức và có các qui định chi tiết rõ ràng.

- Chú trọng phát triển du lịch thương mại. Kêu gọi đầu tư phát triển các trung tâm thương mại và dịch vụ giải trí lớn tại một số tuyến điểm như: Sầm Sơn, Nghi Sơn, Hoằng Hóa và một số tuyến điểm khác bằng ưu đãi về thuế, đất đai…

b, Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch:

- Nâng cao nhận thức của người dân và các doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm du lịch, xác định chất lượng sản phẩm du lịch là yếu tố cạnh tranh then chốt.

- Cải thiện, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch hiện có, đồng thời có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu đối với chất lượng của các sản phẩm du lịch mới phát triển.

- Thực hiện khảo sát thu thập ý kiến đánh giá về sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Thanh Hóa và tiếp thu các góp ý nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng.

- Sử dụng hiệu quả hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và quy trình kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh du

lịch.

- Chú trọng công tác bảo vệ môi trường, vì môi trường là một trong những

thành tố quan trọng của sản phẩm du lịch.

4.2.5. Về phát triển cơ sở hạ tầng

a, Giải pháp phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch

- Cần nâng cao khả năng kết nối các khu du lịch trọng điểm của tỉnh như đường cao tốc Thanh Hóa - Ninh Bình; đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thanh Hóa; đường giao thông nối khu du lịch tâm linh Am Tiên đến Khu du lịch Bến En; dự án giao thông nối QL 45 - QL47 - QL217; đường Tây Sầm Sơn 3; các tuyến giao thông kết nối từ đường cao tốc Bắc - Nam với khu du lịch Bến En; tuyến đường từ Tp. Thanh Hóa đi Cảng hàng không Thọ Xuân; tuyến đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đến Tp. Ninh Bình… Bên cạnh đó, cần tập trung các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng thiết yếu (đường giao thông trục chính, giao thông đối nội, trung tâm đón tiếp kết hợp bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch…) tại các khu, điểm du lịch trọng điểm như Sầm Sơn, Hàm Rồng, Lam Kinh, Thành nhà Hồ, Hải Tiến, Hải Hòa, Bến En, suối cá Cẩm Lương, Pù Luông…; đầu tư, nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân trở thành cảng hàng không‌

quốc tế, mở thêm các đường bay thẳng từ Thanh Hóa kết nối trực tiếp đến các thị trường trọng điểm du lịch ở trong nước và khu vực; hoàn thiện hệ thống cảng nước sâu ở Khu Kinh tế Nghi Sơn kết hợp với khai thác phát triển tuyến du lịch biển; hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ tuyến du lịch dọc sông Mã…

- Đảm bảo nguồn điện lưới ổn định cho các khu du lịch biển, đặc biệt vào các tháng hè. Tăng cường sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt tại các khu du lịch sinh thái.

- Đảm bảo các dịch vụ ngân hàng, viễn thông, internet phục vụ khách du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch.

- Phát triển hệ thống hạ tầng bảo vệ môi trường. Nâng công suất sử lý rác thải tại một số điểm du lịch đã và đang quá tải trong mùa du lịch như: Sầm Sơn, Hải Tiến… Xây dựng các trạm chỉ báo các tín hiệu về môi trường: Không khí, nước, nhiệt độ, tia cực tím…

b, Giải pháp phát triển hệ thống hạ tầng xã hội phục vụ phát triển du lịch

- Phát triển hệ thống y tế cả công lập và tư nhân, trong đó chú ý tới việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

- Cải tạo, nâng cấp và phát triển các thiết chế văn hóa phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch (bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, làng bản văn hóa...).

4.2.6. Về phát triển hệ thống cơ sở vật chất du lịch

- Phát triển hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch đảm bảo chất lượng, hiện đại, hiệu quả, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Bao gồm: hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ thông tin, tư vấn du lịch, cơ sở dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, hướng dẫn; phương tiện và cơ sở dịch vụ phục vụ vận chuyển khách du lịch; cơ sở dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, hội nghị và các mục đích khác.‌

- Tính toán cụ thể nhu cầu phát triển hệ thống cơ sở lưu trú theo hạng sao, hình thức và địa bàn làm cơ sở đầu tư, nâng cấp, cải tạo phát triển hệ thống cơ sở lưu trú đạt mục tiêu về số lượng, đảm bảo từng bước hiện đại hóa và hợp lý hóa hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Thực hiện hiện đại hóa hệ thống cơ sở lưu trú. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sở hữu, phương thức kinh doanh để đảm bảo có được hệ thống cơ sở lưu trú đủ tiện nghi phục vụ các nhu cầu đa dạng của thị trường. Áp dụng tiến bộ khoa

học kỹ thuật, hiện đại hóa, tin học hóa vào kinh doanh và phục vụ du lịch, đẩy mạnh việc tham gia hệ thống đặt buồng và thanh toán quốc tế của các cơ sở lưu trú.

- Chú trọng đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch cũng như người dân địa phương.

- Thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực khách sạn, tổ hợp khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí. Khuyến khích các thương hiệu khách sạn nổi tiếng trong lĩnh vực đầu tư và quản lý khách sạn ở Việt Nam.

- Thực hiện quy hoạch, và đầu tư xây dựng hệ thống khu, điểm du lịch quốc gia và địa phương.

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở phục vụ hội nghị, hội thảo, thể thao, giải trí tại những địa bàn phù hợp, đảm bảo yêu cầu về chất lượng phục du lịch du lịch cao cấp và phát triển khai thác tập khách công vụ MICE.

4.2.7. Giải pháp đối với khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt. Sự phát triển du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các giá trị tài nguyên và môi trường. Do vậy các giải pháp nhằm khai thác hợp lý các giá trị tài nguyên, môi trường để tạo ra những sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao là rất quan trọng, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững du lịch . Kết quả nghiên cứu bước đầu về tài nguyên du lịch cho thấy phần lớn các dạng tài nguyên du lịch ở Thanh Hóa hiện nay được khai thác ở mức độ chưa cao, tập trung vào tài nguyên biển. Để khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững du lịch Thanh Hóa cần thực hiện một số giải pháp:‌

- Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng phát triển thể kinh tế - xã

hội.

- Cần tập trung giảm tải áp lực lên các điểm du lịch mang tính mùa vụ quá tải

về lượng khách như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Bãi Đông, Tiên Trang, Pù Luông… bằng các chương trình khuyến mại về giá, hoặc cần có các sự kiện tại một tuyến điểm du lịch khác trong cùng một thời điểm để giảm tải áp lực lên tài nguyên.

- Nỗ lực bảo tồn tính đa dạng của tài nguyên bằng cách đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đến mọi tầng lớp nhân dân có trách nhiệm bảo vệ, không được xâm phạm đến di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan môi trường. Tuyên truyền sâu rộng Luật di sản văn hóa, Luật quy hoạch, Quy chế quản lý và bảo vệ di tích và

công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa, Luật bảo vệ môi trường đến nhân dân trên địa bàn nơi có di tích, cảnh quan thiên nhiên.

- Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, sự tham gia, ý kiến đóng góp của các đối tượng tham gia du lịch trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch.

- Tăng cường tính có trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch

- Thực hiện đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, khai thác tài nguyên du lịch theo quy hoạch đã có thẩm định của cấp quản lý của môi trường, giảm thiểu sự suy thoái tài nguyên môi trường

- Thực hiện đầy đủ những yêu cầu trong lĩnh vực môi trường về: lập báo cáo đánh giá tác động môi trượng hiện nay và trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phối kết hợp cùng địa phương có giải pháp khắc phục về sự cố môi trường, sự cố thiên tai (Bão lụt, sụt lở,..) các sự cố môi trường kịp thời. Phối kết hợp với địa phương xây dựng phương án phòng chóng sự cố, khắc phục hậu quả môi trường trong tương lai.

- Thực hiện yêu cầu bảo vệ môi trường trong lĩnh vực dịch vụ được quy định rõ tại điều 77 Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sau: “Niêm yết quy định về bảo vệ môi trường tại khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch và hướng dẫn thực hiện; Lắp đặt, bố trí đủ và hợp lý công trình vệ sinh, thiết bị thu gom chất thải;Bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường. Cá nhân đến khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú và lễ hội thực hiện các quy định sau: Tuân thủ nội quy, hướng dẫn về bảo vệ môi trường của khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú; Bỏ chất thải đúng nơi quy định; Giữ gìn vệ sinh công cộng; Không xâm hại cảnh quan di tích, các loài sinh vật tại khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú”.

4.2.8. Ứng dụng công nghệ vào phát triển bền vững du lịch

Trong thế giới phẳng, với sự bùng nổ của CNTT như hiện nay, truyền thông càng khẳng định được vai trò quyền lực mềm của mình mà chúng ta vẫn hay gọi là quyền lực thứ tư sau lập pháp, hành pháp và tư pháp. Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hóa cao thì vị trí, vai trò của truyền thông lại càng trở lên quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm, định hướng tiêu dùng và điều chỉnh hành vi của các bên liên quan. Bên cạnh các phương tiện truyền thông đại‌

chúng truyền thống như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, hội nghị, hội thảo,…; ngày nay hoạt động truyền thông đã có một phương thức giao tiếp mới vô cùng hiệu quả, đó là truyền thông trực tuyến thông qua mạng Internet với một số công cụ phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là: mạng xã hội (social media), thư điện tử (email), trang mạng (website), thiết bị di động (mobile) và tiếp thị trực tuyến (marketing online). Do đó giải pháp sử dụng công nghệ vào phát triển bền vững du lịch là một giải pháp vô cùng cần thiết, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:

- Hoàn thiện thể chế chính sách cho phát triển du lịch thông minh; chú trọng phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thông tin - truyền thông theo hướng ứng dụng cho ngành du lịch.

- Cần thực hiện số hóa các cơ sở dữ liệu du lịch như giới thiệu các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, bản đồ các điểm du lịch, hệ thống các nhà hàng, khách sạn, hệ thống giao thông… của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu văn hóa và du lịch được hệ thống hóa có kiến trúc logic vừa khắc phục các điểm yếu, điểm thiếu trong công tác lưu trữ, vừa tạo thuận lợi trong công tác khai thác thông tin phục vụ cho việc phát triển bền vững du lịch của địa phương.

- Các địa phương, tuyến điểm, khu du lịch, doanh nghiệp nhất thiết phải có một website chuyên nghiệp với giao diện đẹp, bố cục hợp lý, thông tin rõ ràng và dễ tìm kiếm. Các thông tin cần phải được cập nhật thường xuyên. Tốc độ truy cập nhanh và cung cấp đầy đủ chức năng tiện ích cho khách hàng như: địa chỉ, maps dẫn đường, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, chọn dịch vụ, đặt chỗ dịch vụ, tìm kiếm nâng cao, hỗ trợ khách hàng, khuyến mại,…

- Sử dụng công nghệ vào các hoạt động quản lý du lịch như: các hoạt động hành chính hỗ trợ doanh nghiệp, cư dân, khách du lịch; kê khai điện tử cho khách nước ngoài; cảnh báo về thời tiết,các lưu ý, gợi ý tuyến điểm hoặc cảnh báo quá tải cho khách du lịch tới địa phương thông qua SMS, mạng xã hội bằng công nghệ.

- Khuyến khích các doanh nghiệp trao đổi data dữ liệu về khách để thu hút được khách du lịch và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Ví dụ: Một doanh nghiệp chuyên kinh doanh bất động sản hoàn toàn có thể chia sẻ data với một khách sạn và ngược lại… mà hoàn toàn không ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của nhau.

- Sử dụng dữ liệu IoT để gia tăng và điều tiết lượng khách: Ngày càng có nhiều thiết bị được kết nối với IoT, các doanh nhiệp du lịch có thể khai thác để giúp

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí