Phương Hướng Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Tại Thanh Hóa‌

Hàm ý từ kết quả nghiên cứu:

- Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự ảnh hưởng tích cực của 7 nhân tố sau khi xây dựng phương pháp nghiên cứu và sử dụng số liệu để kiểm định ý nghĩa thống kê. Nhóm 7 nhân tố ảnh hưởng với sự PTBVDL tại Thanh Hóa bao gồm: (1) Phát triển cơ sở hạ tầng; (2) Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch; (3) Tài nguyên du lịch; (4) Phát triển nguồn nhân lực; (5) Tổ chức quản lí ngành du lịch; (6) Chất lượng dịch vụ du lịch; (7) Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch.

- Thứ hai, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra trong nhóm nhân tố ảnh hưởng tới PTBVDL tại Thanh Hóa nhân tố (7) Sự tham gia của cộng đồng có tác động mạnh nhất trong phát triển bền vững du lịch tại đây. Tiếp sau đó mức độ ảnh hưởng lớn thứ hai thuộc về nhân tố (5) Tổ chức quản lí ngành du lịch. Tiếp theo với mức độ tác động tương đối như nhau là hai nhân tố (4) Phát triển nguồn nhân lực và (6) Chất lượng dịch vụ du lịch. Nhân tố (1) Phát triển cơ sở hạ tầng ở vị trí tiếp theo có mức tác động mạnh hơn nhân tố (2) Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch. Mức tác động ở vị trí cuối cùng là nhân tố (3) Tài nguyên du lịch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Chương 3 của luận án đã khái quát về các đặc điểm của Thanh Hóa. Tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch và đánh giá sự phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa; đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa. Chương này bao gồm các nội dung sau:

- Khái quát về kinh tế - xã hội và phát triển du lịch tại Thanh Hóa: (1) Vị trí địa lí và môi trường tự nhiên; (2) Dân số và lao động; (3) Tài nguyên du lịch; (4) Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội; (5) Cơ sở vật chất kĩ thuật phát du lịch phát triển.

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Thanh Hóa trên các khía cạnh về Kinh tế, Xã hội và Môi trường.

- Thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa bằng các tiêu chí đã xây dựng: theo 28 tiêu chí, có 16 chỉ tiêu thể hiện kết quả đạt giới hạn phát triển bền vững, 12 chỉ tiêu thể hiện kết quả chưa đạt giới hạn phát triển bền vững. Kết quả trên cho thấy sự phát triển của du lịch tại Thanh Hóa chưa bền vững.

- Tìm ra những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân trong phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa: (1) Hạn chế về phát triển cơ sở hạ tầng; (2) Hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; (3) Hạn chế về nguồn lực lao động; (4) Hạn chế về tổ chức quản lý ngành du lịch; (5) Hạn chế phát triển sản phầm du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch; (6) Hạn chế về khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch; (7) Hạn chế trong nâng cao vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch; (8) Hạn chế trong áp dụng các ứng dụng công nghệ vào PTBVDL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch tại Thanh Hóa. Kết quả cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững tại Thanh Hóa với mô hình hồi quy:

YPTBVDL = 0,231*STGCD + 0,193*TCQLDL + 0,182* NNL + 0,182*

CLDV + 0,157*CSHT + 0,141* CSVC + 0,137*TNDL

- Nếu lên hàm ý của kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 4:

CÁC GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

DU LỊCH TẠI THANH HÓA‌


4.1. Phương hướng mục tiêu phát triển du lịch tại Thanh Hóa‌

4.1.1. Dự báo về tình hình phát triển du lịch

4.1.1.1. Dự báo về tình hình phát triển du lịch Thế giới‌

Theo dự báo của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), trung bình hàng năm tăng 43 triệu khách du lịch quốc tế. Đến năm 2020, khách du lịch quốc tế sẽ đạt gần 1,4 tỷ lượt và năm 2030 đạt khoảng 1,8 tỷ lượt.‌

Hình 4.1: Dự báo phát triển du lịch thế giới tới năm 2030

Nguồn UNWTO 2013 Xu hướng du lịch có thể có một số điểm như sau của thị 1

(Nguồn: UNWTO 2013)

Xu hướng du lịch, có thể có một số điểm như sau của thị trường khách du lịch:

Thứ nhất: Cơ cấu nguồn khách sẽ ngày càng đa dạng :

+ Về khả năng chi tiêu: du lịch đang ngày càng phổ biến, không chỉ những người giàu có từ các nước phát triển mới đi du lịch mà tất cả các tầng lớp khác, từ nhiều quốc gia khác nhau cũng tham gia ngày càng đông đảo

+ Về độ tuổi: người già, người mới nghỉ hưu đi du lịch ngày càng nhiều nên cần có những chương trình đặc biệt phục vụ nhu cầu về nghỉ dưỡng cho đối tượng khách này.

+ Về nhân thân: số người độc thân đi du lịch ngày càng tăng.

+ Về giới tính: Những thay đổi về vai trò và trách nhiệm trong gia đình khiến khách là phụ nữ ngày càng tăng, yêu cầu các cơ sở có những cải tiến, bổ sung các

trang thiết bị, vật dụng và các dịch vụ, lịch trình phù hợp với nhu cầu của nữ du khách.

+ Về loại hình: ngày càng nhiều những nhóm gia đình đăng ký đi du lịch với sự tham gia của đầy đủ các thành viên của cả ba thế hệ trong gia đình, đặc biệt các dịp lễ, cuối tuần và kỳ nghỉ hè của trẻ em.

Thứ hai: Xu hướng chọn các dịch vụ, hàng hoá bền vững, có nhãn sinh thái, thân thiện với môi trường.

Thứ ba: Ngày càng nhiều người sử dụng thời gian nhàn rỗi và thu nhập để nghỉ ngơi và hưởng thụ các dịch vụ có lợi cho sức khoẻ và sắc đẹp.

Thứ tư: Xu hướng ngày càng tăng nhu cầu khách lựa chọn chương trình du lịch có sự kết hợp giữa các loại hình du lịch.

Thứ năm: Xu hướng chọn tour du lịch tự thiết kế, đặt chỗ qua mạng; tự lựa chọn dịch vụ, không đi theo tour trọn gói.

Thứ sáu: Xu hướng đi nghỉ rời xa những nơi đô thị ồn ào, đến những nơi yên tính, biệt lập. Đây là một xu hướng khiến các điêm du lịch ở các vùng xa trung tâm đô thị ngày càng đông khách.

4.1.1.2. Dự báo về tình hình phát triển du lịch tại Việt Nam

Thương hiệu và hình ảnh Du lịch Việt Nam đang ngày càng có vị thế. Theo đánh giá của Tổ chức Bloom Counsulting năm 2018 về xếp hạng thương hiệu du lịch và thương mại trên thế giới, Việt Nam được xếp hạng 47, tăng 10 bậc so với xếp hạng toàn cầu và tăng 2 bậc, xếp thứ 15 của châu Á. Năm 2019 đánh dấu chỉ số năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam liên tục được cải thiện trong bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Trong 3 lần xếp hạng (2 năm/ lần), du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ vị trí 75/141 nền kinh tế (năm 2015) lên vị trí 63/140 vào năm 2019. Được đánh giá có sự vượt hạng khá ấn tượng, đứng sau một số quốc gia như Thái Lan (thứ 2 thế giới/dẫn đầu về thương hiệu tại châu Á), Singapore (thứ 5 thế giới/thứ 3 châu Á), Malaysia (thứ 23 thế giới/thứ 9 châu Á), Indonesia (thứ 35 thế giới/thứ 11 châu Á), Philipines (thứ 40 thế giới/thứ 12 châu Á) và đứng trước Campuchia, Lào, Myanmar nhưng thương hiệu du lịch Việt Nam vẫn xếp hạng khá khiêm tốn, còn cách khá xa so với một số quốc gia trong cùng khu vực.

Du lịch phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tài nguyên; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập…Nhận thấy tầm quan trọng của ngành Du lịch, năm 2017, Bộ Chính trị đã có nghị quyết 08 – NQ/TW về

phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đó là định hướng quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Năm 2017 Luật Du lịch (sửa đổi) cũng đã chính thức được Quốc hội thông qua, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho du lịch Việt Nam phát triển trong thời kỳ mới.

Ngành Du lịch Việt Nam đang chuyển mình phát triển, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Có thể thấy qua số lượng khách quốc tế và khách du lịch nội địa tăng mạnh. Năm 2018, Việt Nam đón 15.497.791 lượt khách quốc tế, tăng 19,9% so với năm 2017. Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Toàn ngành đã đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018), phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt khoảng 720.000 tỷ đồng. Với kết quả này, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Điều này cho thấy du lịch Việt Nam đã và đang ngày càng được khẳng định trên thế giới. Nhiều điểm đến của Việt Nam được bầu chọn là điểm đến yêu thích của các tạp chí danh tiếng về du lịch; nhiều địa danh được chọn để quay các cảnh đặc sắc của phim trường Hollywood.

Chính sách cấp thị thực cho khách quốc tế đến Việt Nam được cải thiện, như việc gia hạn quy định miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu; miễn thị thực cho thành viên tổ máy bay hãng hàng không nước ngoài; cấp visa điện tử… góp phần gia tăng lượng khách từ các quốc gia này đến Việt Nam, tạo đà thuận lợi thúc đẩy ngành Du lịch phát triển.

Thị trường du lịch Việt Nam nhiều tiềm năng khai thác, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều hãng hàng không quốc tế và Việt Nam, nhiều đường bay thẳng đến Việt Nam được mở, tiêu biểu như hãng New Air New Zealand kết nối Việt Nam – New Zealand; Thượng Hải – TP.HCM; Thổ Nhĩ Kỳ - Hà Nội, TP.HCM; Đà Nẵng – Hồng Kông; Sydney/Melbourne – TP.HCM; Đồng Hới – Chiang Mai… Ngoài ra, một số sân bay được nâng cấp, mở rộng: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng …, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch

Ngoài ra, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn FDI vào các dự án du lịch, nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển và khách sạn 5 sao đã và đang thu hút được các nhà đầu tư.

Các địa phương đã có sự quan tâm và nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, các dịch vụ được nâng tầm chất lượng, vấn đề an ninh, an toàn cho du khách ngày càng được đảm bảo…Mặc dù một số nơi trên thế giới bất ổn về an ninh, chính trị,

nhưng ở Việt Nam vấn đề này được đánh giá cao cũng đã góp phần gia tăng khách đến.

Cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời đại kỷ nguyên số đang diễn ra góp phần không nhỏ đển sự phát triển du lịch trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đây cũng được xem là thách thức của ngành Du lịch nếu không kịp thay đổi trong việc ứng dụng công nghệ, sản phẩm du lịch.

4.1.1.3. Dự báo về tình hình phát triển du lịch tại Thanh Hóa

Cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam nói riêng và Thế Giới nói chung, dự báo tỉnh hình phát triển du lịch tại Thanh Hóa cũng sẽ phát triển liên tục. Có thể dự báo tình hình phát triển du lịch Thanh Hóa trong những năm tiếp theo:

- Lượng khách tiếp tục tăng trưởng ổn định và sẽ thu hút được lượng lớn khách du lịch quốc tế do có nhiều đường bay quốc tế tới sân bay Sao Vàng.

- Sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư lớn mạnh tay đầu tư vào phát triển du lịch, các sản phẩm nghỉ dưỡng chất lượng cao tại Thanh Hóa.

- Thị trường lao động ngành du lịch sẽ thực sự sôi động và sẽ có thêm nguồn lao động chất lượng cao khi có các nhà đầu tư lớn tham gia đầu tư.

- Sản phẩm du lịch đặc trưng được phát triển trong thời gian tới là sản phẩm có thế mạnh gắn với bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, mang đậm bản sắc văn hóa Xứ Thanh như: Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo tại các khu du lịch trọng điểm là Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn - đảo Mê…. Tiếp theo là phát triển sản phẩm du lịch tại Bến En – Như Thanh với nhiều đảo nhỏ có thể xây dựng thành một quần thể du lịch đã được rất nhiều nhà đầu tư chú ý.

- Sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử, văn hóa tâm linh sẽ được du khách rất quan tâm và thu hút được thị hiếu khách du lịch quốc tế.

- Ngoài ra các sản phẩm du lịch đường thủy, du lịch golf, du lịch cộng đồng sẽ góp phần hạn chế tính mùa vụ.

- Tuyến đường bộ ven biển nối liên các tỉnh, địa phương có tài nguyên du lịch biển sẽ là cú huých giúp cho sự phát triển du lịch biển có bước nhảy vọt. Hơn hết là sẽ giảm tải áp lực cho các bãi biển đang khai thác và chia sẻ cơ hội cho các địa phương khác trong tỉnh.

- Tuyến cao tốc Hà Nội – Thanh Hóa đang gấp rút hoàn thành sẽ làm gia tăng lượng khách từ phía Bắc tới Thanh Hóa.

4.1.2. Phương hướng phát triển du lịch tại Thanh Hóa

Phát triển du lịch Thanh Hóa được tỉnh rất quan tâm và đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị đề ra được: Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025; Chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Với phương hướng phát triển du lịch Thanh Hóa trở thành một trong những địa bàn trọng điểm du lịch Quốc gia, phát triển theo hướng bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn:‌

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng đa dạng hóa sản phẩm du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch có tiềm năng, lợi thế, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác du lịch và khẳng định thương hiệu, năng lực cạnh tranh.

- Tập trung khai thác hiệu quả thị trường nội địa; phát triển thị trường du lịch quốc tế với mục đích thương mại - công vụ gắn với Khu Kinh tế Nghi Sơn.

- Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

- Phát triển du lịch hài hòa, hợp lý giữa các khu vực của tỉnh. Đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển, khai thác các giá trị văn hóa dân tộc khu vực miền núi phía Tây Thanh Hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo và giảm dần khoảng cách giữa khu vực miền núi và đồng bằng.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của từng khu vực trong cả tỉnh.

- Tăng cường liên kết nội tỉnh cũng như giữa Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố khác trong đầu tư khai thác, phát triển du lịch.

- Phát triển du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

4.1.3. Mục tiêu phát triển du lịch tại Thanh Hóa

4.1.3.1. Mục tiêu tổng quát

Căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2025 tầm nhìn 2030, mục tiêu tổng quát phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2020- 2030 như sau [70]:‌

Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm;

chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh, phù hợp mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tập trung một số trọng điểm:

- Cụm thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn - Hải Tiến: Hoạt động du lịch tại trọng điểm này gắn với du lịch nghỉ dưỡng biển (đa dạng hóa hình thức kinh doanh và sở hữu), du lịch đô thị (thành phố Thanh Hóa), du lịch tìm hiểu lịch sử - cách mạng, du lịch tìm hiểu khảo cổ - lịch sử. Trong tương lai có thể nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái biển tại Khu Bảo tồn biển Hòn Mê. Trong cụm này, Sầm Sơn được xác định là Đô thị du lịch.

- Cụm Thành Nhà Hồ - Lam Kinh - Suối cá Cẩm Lương: Hạt nhân của hoạt động du lịch tại trọng điểm này là Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ, du lịch sinh thái và du lịch di sản là các sản phẩm chủ đạo của cụm du lịch này.

- Cụm Nghi Sơn - Bến En: Hoạt động du lịch tập trung đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động của các doanh nhân, chuyên gia, người lao động ở Khu Kinh tế Nghi Sơn. Phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng rừng ở Vườn Quốc gia Bến En cũng là một định hướng quan trọng của trọng điểm này. Phấn đấu bổ sung thêm các điểm du lịch quốc gia Lam Kinh, Hàm Rồng và Vườn quốc gia Bến En, để từ đó hình thành ba khu du lịch quốc gia tại Hàm Rồng, Thành Nhà Hồ và Vườn Quốc gia Bến En và một điểm du lịch quốc gia Lam Kinh.

Bên cạnh cách chỉ tiêu định lượng, trong chiến lược phát triển du lịch còn bao hàm các chỉ tiêu định tính về xã hội, tài nguyên môi trường, trọng điểm khai thác, như: Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và khai thác hiệu quả tài nguyên, nguồn lực xã hội, góp phần phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tăng cường đoàn kết, hữu nghị, tinh thần tự tôn dân tộc; Phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Phấn đấu đến năm 2030, Thanh Hóa trở thành một trong các trung tâm phát triển du lịch của khu vực Bắc Trung bộ và cả nước, du lịch trở trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023