Nhân Tố Tác Động Đến Việc Phát Huy Nhân Tố Chủ Quan Của Đội Ngũ Giảng Viên Trong Đào Tạo Sĩ Quan Ở Các Học Viện Quân Đội Nhân Dân Lào

67


sắn và bất biến. Nó chịu sự tác động mạnh mẽ từ điều kiện khách quan, môi trường sống của họ. Họ sinh ra và phát triển không chỉ tuân theo những quy luật sinh học mà chịu sự tác động của những quy luật xã hội. Sự hoàn thiện bản chất xã hội trong mỗi người giảng viên cũng đồng thời là quá trình hình thành nhân cách. Trong quá trình này, nhân tố sinh học ngày càng được xã hội hóa, nhân tính hóa nhiều hơn. Nhân cách được hình thành và phát triển trong quá trình sống, lao động và trong các quan hệ giao tiếp của họ. Nhân cách càng phát triển thì phản ánh giá trị xã hội của cá nhân càng cao. Để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, người giảng viên cần tích cực hoàn thiện nhân cách để hội đủ các yếu tố cần thiết về đức và tài, phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đào tạo sĩ quan hiện nay.

Nhân cách của người giảng viên là sự tổng hòa giữa đạo đức và năng lực, trong đó đạo đức được coi là gốc của nhân cách, tài năng giữ vai trò quan trọng. Vì vậy, đối với người giảng viên khi rèn luyện, phát huy nhân cách phải phát huy cả đức và tài, phẩm chất và năng lực. Người giảng viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, giữ vững lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với chủ nghĩa Mác - Lê nin. Gương mẫu trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Gần gũy, tận tụy, chăm lo đời sống của học viên.

Phát huy nhân cách để lan tỏa những giá trị, lối sống, phẩm cách tốt đẹp của người giảng viên. Đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL là những người được đội ngũ học viên tôn vinh kính trọng, cho nên đội ngũ giảng viên càng phát huy những giá trị tốt đẹp, phát huy phẩm chất và năng lực của mình càng thêm sự tin tưởng, sự tôn sư trọng đạo từ phía đội ngũ học viên và xã hội. Đội ngũ giảng viên muốn phát huy nhân tố chủ quan của mình phải coi trọng xây dựng hình ảnh người giảng viên mẫu mực, tận tụy, cố gắng hết mình vì sự nghiệp đào tạo sĩ quan, sự nghiệp đào tạo con người mới có phẩm chất và năng lực, con người phát triển toàn diện.

68


2.3. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC PHÁT HUY NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG ĐÀO TẠO SĨ QUAN Ở CÁC HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO

2.3.1. Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan chịu sự tác động bởi môi trường sư phạm

Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL chịu tác động rất lớn từ môi trường nói chung, môi trường giáo dục, đào tạo ở các Học viện QĐNDL nói riêng. Trong mối quan hệ với môi trường, đội ngũ giảng viên vừa là sản phẩm vừa là chủ thể năng động, sáng tạo, cải tạo môi trường. V.I.Lênin viết “Ý thức con người không phải chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan” [97, tr.228], nhưng ý thức đó phải được biểu hiện thông qua hoạt động thực tiễn. Sự tồn tại và phát triển của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL luôn diễn ra trong những điều kiện, môi trường cụ thể. Đó là tổng hòa các điều kiện tự nhiên, xã hội bao canh và thường xuyên tác động, chi phối đến quá trình hình thành và phát triển của họ. Đồng thời, đến lượt nó đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL luôn chủ động tận dụng, cải tạo, cải biến, môi trường phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của họ. Họ càng tạo ra điều kiện môi trường thuận lợi bao nhiêu thì càng thúc đẩy sự phát triển năng lực của họ bấy nhiêu, như C.Mác khẳng định: “Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy” [10, tr.55]. Sự phát triển của đội ngũ giảng viên luôn chịu sự tác động tổng hợp của các yếu tố tạo nên điều kiện môi trường. Tuy nhiên, ở mỗi lĩnh vực hoạt động cụ thể, ở mỗi dạng năng lực cụ thể của họ lại chịu sự tác động nhất định của điều kiện môi trường ở lĩnh vực đó. Vì vậy, phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL chịu sự tác động rất lớn bởi môi trường sinh sống và môi trường sư phạm ở các Học viện QĐNDL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Môi trường sư phạm ở các Học viện QĐNDL là tổng hợp những yếu tố, những điều kiện, những mối quan hệ xã hội, hoàn cảnh tự nhiên tạo thành một

69

Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các học viện quân đội nhân dân Lào hiện nay - 10


chỉnh thể thống nhất tác động trực tiếp đến phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL. Nó bao gồm những yếu tố cơ bản như: Mục tiêu, yêu cầu, chương trình, nội dung đào tạo; hoạt động lãnh đạo, quản lý chỉ huy của các cấp ủy Đảng và chỉ huy các cấp; hoạt động của cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo; hoạt động của đội ngũ học viên; cơ sở vật chất bảo đảm; hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên…Những yếu tố đó vừa tạo điều kiện, tạo động lực kích thích vừa kìm hãm tính tích cực phấn đấu vươn lên của đội ngũ giảng viên. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên. Nếu điều kiện, môi trường sư phạm bảo đảm tốt thì nó sẽ tác động tích cực đến phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên và ngược lại, nếu điều kiện môi trường sư phạm không thuận lợi, thiếu đồng bộ, thống nhất của các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến tính tích cực, sáng tạo của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan. Như vậy, môi trường sư phạm ở các Học viện QĐNDL là một thể thống nhất hữu cơ của nhiều yếu tố. Các yếu tố đó có mối quan hệ biện chứng và thường xuyên tác động đến phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên. Mức độ thuận lợi của điều kiện, môi trường sư phạm ở các Học viện QĐNDL có ảnh hương trực tiếp đến phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên. Vì vậy, nó đòi hỏi phải xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố tạo nên môi trường sư phạm của các Học viện QĐNDL.

Cơ sở vật chất bảo đảm trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Nó là công cụ, phương tiện hỗ trợ đắc lực giúp đội ngũ giảng viên nối dài những giác quan, đào sâu, nghiên cứu, bổ sung kiến thức, củng cố phát triển nhân tố chủ quan của mình để đảm bảo cho nhiệm vụ đào tạo sĩ quan ngày càng tốt hơn. Cơ sở vật chất trực tiếp chi phối phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL. Chính vì vậy, nếu đáp ứng đẩy đủ cơ sở vật chất hiện đại cộng với đội ngũ giảng viên được đào tạo kỹ lưỡng, có đủ phẩm chất, năng

70


lực, có đủ số lượng, có tình cảm ý chí sâu sắc, có động cơ, thái độ đúng đắn trong đào tạo sĩ quan thì sẽ nhân lên gấp nhiều lần năng lực thực tiễn sư phạm của đội ngũ giảng viên. Ngược lại, nếu cơ sở vật chất lạc hậu và thiếu thốn thì sẽ tác động ảnh hưởng tiêu cực đến phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên.

2.3.2. Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào chịu tác động bởi năng lực lãnh đạo quản lý, chỉ huy của Đảng ủy, Ban giám đốc, lãnh đạo các vụ, viện, khoa

Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL chịu tác động bởi năng lực lãnh đạo, quản lý chỉ huy của Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa. Năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện, các vụ, viện, khoa thể hiện thông qua việc xác định mục tiêu, phương hướng, nội dung, biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình, định hướng thái độ, tạo động cơ đúng đắn, nâng cao ý thức trách nhiệm, ý chí quyết tâm, phát triển năng lực sư phạm, lòng yêu nghề nghiệp, rèn luyện đạo đức sư phạm cho đội ngũ giảng viên. Đồng thời, nó bảo đảm sự thống nhất về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi lực lượng và đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện sư phạm góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan. Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa là cơ quan lãnh đạo, quản lý chỉ huy, thường xuyên tác động và tạo điều kiện thời cơ cho đội ngũ giảng viên phát huy nhân tố chủ quan của mình.

Năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa thể hiện ở tính đúng đắn khoa học và sáng tạo của mọi chủ trương, biện pháp, mọi chỉ thị, nghị quyết, mệnh lệnh, mọi cơ chế, chính sách của Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa. Nó có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả công tác của các lực lượng tham gia trong đào tạo sĩ quan, đặc biệt là

71


đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy ở các Học viện QĐNDL. Dựa vào cơ sở chỉ thị, nghị quyết, mệnh lệnh của cấp trên và căn cứ vào đặc điểm, nhiệm vụ cụ thể của các Học viện, Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa có biện pháp lãnh đạo, quản lý, chỉ huy đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với nhiệm vụ từng giai đoạn hoạt động của các Học viện. Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa luôn có những giải pháp cụ thể trong xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo của các Học viện.

Năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa còn được thể hiện qua công tác tuyển chọn, bố trí, sắp sếp, tạo nguồn đào tạo đội ngũ giảng viên bảo đảm đủ về số lượng, cao về chất lượng; sự động viên, khuyến khích đội ngũ giảng viên học tập, công tác, có quy chế quản lý, sử dụng hợp lý, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên. Quan tâm xây dựng khu gia đình văn hóa, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình đội ngũ giảng viên… Điều đó đã tạo ra sự thúc đẩy việc phát huy nhân tố chủ quan của người giảng viên. Khi đó người giảng viên an tâm, phấn khởi, tích cực phấn đấu học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, năng lực thực tiễn sư phạm của mình.

Năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa luôn tạo ra sự đoàn kết, thống nhất và tạo ra bầu không khí dân chủ, trách nhiệm, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong đơn vị, trong tập thể đội ngũ giảng viên. Mở rộng dân chủ, nêu cao tinh thần phê bình, tự phê bình để mọi người giảng viên có điều kiện, cơ hội trao đổi, học hỏi và rút kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình giảng dạy. Thường xuyên thúc đẩy phong trào thi đua giữa các khoa, các tổ môn và giữa các cá nhân, tạo không khí phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Qua đó, Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa nắm chắc khả năng, năng lực chất lượng giảng dạy của từng người giảng viên. Từ đó có biện pháp tác động, điều chỉnh phủ hợp, tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên phấn đấu vươn lên phát huy nhân tố chủ quan trong đào tạo sĩ

72


quan ở các Học viện QĐNDL. Tóm lại, năng lực lãnh đạo quản lý chỉ huy của Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa đã tạo những điều kiện môi trường thuận lợi tác động tích cực đến phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL.

2.3.3. Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào chịu tác động bởi mục tiêu, chương trình, nội dung, đối tượng đào tạo sĩ quan

Mục tiêu, yêu cầu, chương trình, nội dung và đối tượng đào tạo là một trong những yếu tố trực tiếp nhất, thường xuyên tác động đến phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên. Mặc dù, mỗi điều kiện khách quan có vị trí, vai trò khác nhau, nhưng đều chi phối phát huy nhân tố chủ quan của họ. Trong những yếu tố nêu trên, mục tiêu, yêu cầu đào tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu, xuyên suốt quá trình đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL. Nó quy định phương hướng, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, đào tạo của đội ngũ giảng viên và các lực lượng tham gia vào đào tạo sĩ quan. Thực chất mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các Học viện QĐNDL là mô hình hóa nhân cách của người sĩ quan cách mạng QĐNDL mà mỗi học viên cần phải đạt được sau thời gian đào tạo tại các Học viện. Đó là phẩm chất, năng lực của người sĩ quan chỉ huy các binh chủng, sĩ quan chính trị, sĩ quan hậu cần - kỹ thuật cấp phân đội. Họ là những người sĩ quan có bản lĩnh chính trị vững vàng, vừa phải giỏi về chỉ huy, lãnh đạo, giáo duc, huấn luyện bộ đội cấp dưới, tuyệt đối quán triệt và phục tùng mệnh lệnh cấp trên, vừa phải giỏi về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Theo mục tiêu chung trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020: đó là đào tạo người Lào:

1. Trở thành công dân tốt, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ dân chủ nhân dân, kiên định lý tưởng chủ nghĩa xã hội, liêm chính, có kỷ luật và tôn trọng pháp luật, biết thực hiện nghĩa vụ của mình, phấn đấu vươn lên, dám nói, dám quyết tâm, dám chịu trách nhiệm trước nhiệm vụ trong thời đại toàn cầu hóa.

73


2. Có tri thức, năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, biết ngoại ngữ và sử dụng máy vi tính, biết sử dụng công nghệ hiện đại, siêng năng, cần củ, thích lao động và có bộ óc sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thích khám phá học hành và tiết kiệm. 3. Có sức khỏe dồi dào cả về thể chất lẫn tinh thần, khỏe mạnh và đứng vững trước môi trường. 4. Giữ vững văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và văn minh tinh thần cũng như tinh thần nhân quyền, bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ. Đùm bọc, thích điều đúng đắn, tiến bộ và khoa học [78, tr.20].

Trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu đào tạo sĩ quan QĐNDL, các Học viện QĐNDL xác định mục tiêu yêu cầu đào tạo là: đào tạo đội ngũ sĩ quan cấp phân đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân - nông dân, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc Lào, ĐNDCML, nhân dân các bộ tộc Lào, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, có phẩm chất, đạo đức trong sáng, có năng lực chỉ huy, lãnh đạo bộ đội, có kiến thức sâu rộng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là khoa học, nghệ thuật quân sự. Qua đó, cho thấy mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các Học viện QĐNDL trước hết là sự phản ánh tập trung yêu cầu xã hội Lào và yêu cầu xây dựng QĐNDL chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đồng thời phản ánh nhu cầu đào tạo người sĩ quan chỉ huy binh chủng hợp thành, sĩ quan chính trị và sĩ quan hậu cần - kỹ thuật có trình độ đại học gắn liền với chức danh là cán bộ chỉ huy, lãnh đạo cấp phân đội.

Chương trình, nội dung đào tạo là nhân tố cơ bản có mối quan hệ hữu cơ với mục tiêu, yêu cầu, phương pháp, phương tiện dạy học. Đó là quá trình cụ thể hóa mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các Học viện QĐNDL. Nó quy định hệ thống tri thức cần được truyền thụ đến học viên, quy định việc lựa chọn phương pháp, phương tiện của đội ngũ giảng viên. Hiện nay, trước yêu cầu xây dựng QĐNDL chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại và yêu cầu đào tạo sĩ quan bậc đại học ngày càng cao, lượng tri thức cần được trang bị rất lớn, cho nên đòi hỏi lượng tri thức của đội ngũ giảng viên ngày càng được

74


nâng cao, bổ sung, phát triển. Trong khi đó, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tác động mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vậy, đội ngũ học viên cần được trang bị, cập nhật tri thức cho phù hợp hơn. Để đáp ứng những nhu cầu trên, chương trình, nội dung đào tạo phải được bổ sung, nâng cao, phát triển liên tục theo sự phát triển của tri thức nhân loại và yêu cầu phát triển của hoạt động thực tiễn quân sự bảo vệ Tổ quốc Lào. Chính vì vậy, phát triển bổ sung chương trình, nội dung đặt ra yêu cầu mới cao hơn đối với đội ngũ giảng viên. Đó là điều kiện để đội ngũ giảng viên phát huy nhân tố chủ quan của mình. Mặt khác, chương trình, nội dung, kết cấu lôgic theo quy trình đào tạo của các Học viện QĐNDL được thể hiện ở sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, lý thuyết và thực hành, bảo đảm tính hợp lý giữa thời gian giảng dạy của đội ngũ giảng viên và thời gian tự học của học viên. Chương trình, nội dung phải được kết cấu phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, phương pháp, phương tiện dạy học, bảo đảm tính lôgic, hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên phát phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình.

Đối tượng đào tạo là nhân tố cơ bản trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL. Đó là khách thể tiếp nhận sự tác động sư phạm, chịu sự điều khiển, chi phối bởi mục tiêu, phương pháp, hình thức và các hoạt động khác của đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, đối tượng ấy có tác động tích cực trở lại đối với đội ngũ giảng viên trong lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện cũng như chuẩn bị tâm lý trong quá trình giảng dạy. Đối tương đào tạo ở các Học viện QĐNDL tương đối đa dạng, số lượng khá nhiều, chất lượng không đồng đều. Song, cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi QĐNDL, bởi vì các Học viện QĐNDL chưa được thi tuyển các đối tượng thanh niên ngoài quân đội. Toàn bộ đối tượng đào tạo sĩ quan đều được cử tuyển hạ sĩ quan, chiến sỹ trong các đơn vị quân đội vào đào tạo, chưa mở rộng tổ chức thi tuyển các thanh niên tốt nghiệp phổ thông ngoài quân đội vào đào tạo. Tuy nhiên, mỗi đối tượng có

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 31/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí