Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ - 2


DANH MỤC HÌNH, BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu ngành kinh tế huyện Yên Lập giai đoạn 2017 - 2020 41

Bảng 2.2: Cơ cấu nhân lực của bộ máy QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn 2016 - 2020 46

Bảng 2.3: Chỉ tiêu sử dụng đất năm 2020 49

Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 huyện Yên Lập 53

Bảng 2.5: Tình hình giao, cho thuê đất nông nghiệp của UBND huyện Yên Lập giai đoạn 2016 – 2020 57

Bảng 2.6: Thu hồi đất trên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn 2016 - 2020 58

Bảng 2.7: Tình trạng việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn 2016 - 2019 60

Bảng 2.8: Chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn 2016 - 2020 61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Bảng 2.9: Thu NSNN từ đất nông nghiệp tại huyện Yên Lập từ 2016- 2020 64 Bảng 2.10: Kết quả thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn 2016- 2020 69

Bảng 2.11: Đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức về thực hiện mục tiêu QLNN đối với sử dụng đất đai của UBND huyện Yên Lập 74

Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ - 2

Hình 1.1: Khung nghiên cứu quản lý đất trên địa bàn huyện 5

Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập 43

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đất là vấn đề xuyên suốt thời đại, tất cả các nhà nước dù xây dựng Nhà nước theo hình thức nào đều coi trọng việc quản lý đất đai. Đất đai là tài nguyên không tái tạo, nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của mỗi quốc gia nhưng lại là điều kiện không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai.

Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt nam mặc dù đã có những bước phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng hiện vẫn đang là một nước nông nghiệp. Vì vậy, đất đai đối với sự phát triển của nước ta có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi trong quản lý nhà nước (QLNN) về đất đai. Luật đất đai ban hành lần đầu tiên năm 1987, trải qua hai lần sửa đổi (năm 1998, năm 2001) và hai lần ban hành luật mới (năm 1993 và 2003). Tuy nhiên diễn biến quan hệ về đất đai xuất hiện những vấn đề mới và phức tạp nên việc nghiên cứu thi hành luật để từ đó có những đề xuất sửa đổi, bổ sung theo hướng phù hợp hơn với yêu cầu mới là hết sức cần thiết.

Ở tỉnh Phú Thọ nói chung, huyện Yên Lập nói riêng, từ khi ngành Địa chính được thành lập đến nay, công tác quản lý đất đai đã từng bước chuyển biến tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất phát huy được hiệu quả sử dụng đất, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) của địa phương. Đặc biệt, công tác quản lý đất đai của chính quyền địa phương đã góp phần sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc quản lý đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập vẫn gặp một số khó khăn như: những áp lực do dân số trên địa bàn huyện

ngày một tăng lên (mật độ dân số tăng từ 201 người/km2 năm 2016 lên 217


người/km2 năm 2019), tốc độ đô thị hóa ngày càng cao (tỷ lệ dân số đô thị trên tổng số dân tăng từ 7,5% năm 2016 lên 8,5% năm 2019), đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp (từ 39.260,32ha năm 2016 xuống còn 39.195,77ha năm 2019). Bên cạnh đó, quá trình tổ chức quản lý và sử dụng đất đai đã bộc lộ những tồn tại, nảy sinh nhiều vấn đề mới nằm nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền huyện như sử dụng đất đai không đúng mục đích, tranh chấp và lấn chiếm đất đai, khiếu nại và tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai tăng…

Xuất phát từ thực tiễn trên đồng thời nhận thức rõ yêu cầu cấp bách, cần thiết phải tìm hiểu, đánh giá một cách sát thực, chi tiết công tác quản lý nhà nước về đất đai như thu hồi đất, chuyển giao, cho thuê, chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển quyền sử dụng đất, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục phù hợp để hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao khả năng sử dụng đất trên địa bàn huyện, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” để làm luận văn tốt nghiệp, trong đó phạm vi nghiên cứu tập trung vào QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

2. Tổng quan nghiên cứu đề tài

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lý đất nông nghiệp tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng, tuy đối tượng và phạm vi nghiên cứu hay thời điểm, không gian nghiên cứu khác nhau nhưng các công trình khoa học cũng đã nghiên cứu, đề cập về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp như:

- Nghiên cứu: “Đánh giá tác động của chuyển đổi ruộng đất đến công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp tại xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” của tác giả Nguyễn Bá Long, Tô Quang Tin, Nguyễn Thị Hải Ninh tại trường Đại học Lâm Nghiệp năm 2007. Trong nghiên cứu nêu rõ: Trao đổi đất nông nghiệp là giải pháp giải quyết đất phân tán cho đất chuyên quy hoạch và sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Nhưng, nông nghiệp trao đổi đất tác động mạnh đến sử dụng đất và quản lý và nhu cầu Nhà nước phải thực hiện cơ chế và chính sách và giải pháp mới để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và sự quản lý.



- Luận văn Thạc sĩ Khoa học: “Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai phục vụ quản lý đất nông nghiệp và xác lập mô hình kinh tế sinh thái khu vực tây nam huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” của tác giả Lê Thị Thu, bảo vệ năm 2015 tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn nhằm mục tiêu đánh giá các hệ thống sử dụng đất đai chủ yếu cho quy hoạch sử dụng đất trong nông nghiệp và xác lập mô hình kinh tế sinh thái phục vụ quản lý đất đai khu vực phía tây nam huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

- Nghiên cứu: “Nghiên cứu một số ảnh hưởng của công tác quản lý nhà nước về đất đai đến đất nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014” của tác giả Nguyễn Thị Yến tại Đại học Tân Trào năm 2016. Kết quả nghiên cứu một số ảnh hưởng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai đến đất nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 đã chỉ ra rằng: Trong quá trình phát triển đô thị thì công tác quản lý đất đai đã bị tác động mạnh mẽ. Và điều đó đã tác động đến công tác quản lý đất nông nghiệp. Đất đai trên địa bàn thành phố biến động không ngừng do tác động của chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất.

- Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: “Quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” của tác giả Phan Thị Vân Anh, bảo vệ năm 2017 tại Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Trong luận văn này tác giả nêu rõ mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đất nông nghiệp tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

- Luận án Tiến sĩ Kinh tế: “Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ dưới tác động của đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh” của tác giả Hồ Huy Thành bảo vệ năm 2018 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả, tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ dưới tác động của đô thị hóa. Đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, kinh tế nông hộ cho khu vực nội đô, ven đô thành phố Hà Tĩnh.



- Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam của tác giả Trần Hoài An năm 2020 tại Đại học Thương Mại. Luận văn có những cái nhìn khái quát về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại và đưa ra giải pháp khắc phục trước mắt cho công tác quản lý của huyện.

- Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang của tác giả Nguyễn Văn Thính năm 2020 tại Đại học Thương Mại. Luận văn đưa ra chi tiết tình hình sử dụng đất sử dụng sai mục đích, sai nguyên tắc, sai quy hoạch tồn đọng nhiều vấn đề nhức nhối trong quá trình quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương từ đó tác giả đưa ra các giải pháp phù hợp với hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện

Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào về vấn đề quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể là đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Vậy nên, tôi đã tham khảo tổng quan những công trình đã nghiên cứu ở trên và các nghiên cứu khác, xác lập các khoảng trống để thực hiện đề tài này.

3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Xác định khung nghiên cứu QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên lập, tỉnh Phú Thọ.

- Phân tích thực trạng QLNN về đất đai của UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2016 - 2020.

- Đánh giá những điểm mạnh, những điểm yếu và lý giải nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu trong công tác QLNN.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

4.2. Phạm vi nghiên cứu



- Phạm vi về không gian: Hoạt động QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

- Phạm vi về thời gian: Số liệu từ năm 2016 đến năm 2019, một số đề xuất có thể áp dụng trong giai đoạn 2021 - 2025.

- Về chủ thể quản lý: UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Khung nghiên cứu


Các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về đất đai

trên địa bàn huyện


- Các nhân tố thuộc về UBND huyện

- Các nhân tố thuộc về hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

- Các nhân tố thuộc về

môi trường vĩ mô

Nội dung QLNN về ĐNN của UBND huyện


- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng ĐNN

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Kiểm soát sử dụng

đất

Mục tiêu QLNN về ĐNN của UBND huyện


- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất của huyện, tăng cường hiệu quả sử dụng.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng.

- Bảo vệ quyền sở hữu nhà

nước đối với đất đai.

- Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.


Hình 1.1: Khung nghiên cứu quản lý đất trên địa bàn huyện

Nguồn: Tác giả xây dựng

5.2. Quá trình và phương pháp nghiên cứu

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu có liên quan nhằm xây dựng khung nghiên cứu về QLNN về đất đai trên địa bàn huyện. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là phương pháp tổng hợp, mô hình hóa. Phương pháp tổng hợp, mô hình hóa: là phương pháp nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp để từ đó mô hình hóa, xây dựng khung nghiên cứu về QLNN về đất đai trên địa bàn huyện.

Bước 2: Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ các báo cáo về công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong các năm từ 2016 đến



2020. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là phương pháp thống kê, phân tích, so sánh. Phương pháp thống kê giúp ra thu thập thông tin, số liệu từ các tài liệu khác nhau để phân tích, so sánh. Kết quả thu được sẽ giúp khái quát được đặc trưng của tổng thể.

Bước 3: Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp thông qua khảo sát bằng phiếu hỏi được phát trực tiếp hoặc thông qua email đối với đối tượng sau: 30 cán bộ, công chức chịu trách nhiệm QLNN về đất đai đang công tác tại UBND huyện Yên Lập và UBND các cấp xã trên địa bàn huyện Yên Lập. Số phiếu phát ra là 30 phiếu, số phiếu thu về là 27 phiếu, trong đó có 27 phiếu hợp lệ.

Số liệu khảo sát sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel. Điểm trung bình có được đối với các tiêu chí sẽ được quy ước đánh giá như sau:

Ghi rõ cách thức tính điểm, căn cứ tính điểm

- Điểm trung bình dưới 2,5: Tiêu chí được đánh giá ở mức kém.

- Điểm trung bình từ 2,5 đến dưới 3,5: Tiêu chí được đánh giá trung bình.

- Điểm trung bình từ 3,5 đến dưới 4,5: Tiêu chí được đánh giá ở mức khá.

- Điểm trung bình từ 4,5 đến 5,0: Tiêu chí được đánh giá ở mức tốt.

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là phương pháp thống kê, phân tích, so sánh.

Bước 4: Sử dụng các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, Tiến hành phân tích thực trạng QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2016 - 2019. Phát hiện một sô vấn đề từ phân tích thực trạng QLNN về đất đai . Đồng thời, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, giải thích nguyên nhân cơ bản dẫn đến những điểm yếu trong QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

Bước 5: Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025. Phương pháp chủ yếu sử dụng ở bước này là dự báo, diễn giải, tổng hợp.

6. nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu để nghiên cứu, tham khảo đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai nói



chung và quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập nói riêng trong thời gian tới.

Về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp huyện.

Về mặt thực tiễn: Luận văn phân tích và chỉ rõ thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ qua đó chỉ rõ được những ưu, nhược điểm, nguyên nhân của thực trạng và rút ra bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai cho huyện Yên Lập Luận văn đề xuất các giải pháp cơ bản, chủ yếu và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập phủ hợp với điều kiện cụ thể của huyện Yên Lập.

7. Nội dung các chương

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai trên trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí