Những Yếu Tố Cơ Bản Trong Nhân Tố Chủ Quan Của Đội Ngũ Giảng Viên Các Học Viện Quân Đội Nhân Dân Lào

43


Khái niệm “điều kiện khách quan”. Điều kiện khách quan là một phạm trù dùng để chỉ những mặt, những yếu tố tồn tại độc lập với chủ thể và thường xuyên tác động đến hoạt động của chủ thể. Những yếu tố tạo thành điều kiện khách quan rất phong phú và đa dạng. Nó bao gồm các mặt, các yếu tố, các kết cấu vật chất tồn tại dưới dạng sẵn có trong tự nhiên: điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sống, phương thức sản xuất xã hội…Đây là những yếu tố có tính vật chất. Ngoài ra, điều kiện khách quan còn bao gồm những quan hệ xã hội, hệ tư tưởng, các phong tục, tập quan, pháp luật, quy luật, quy định, kỷ luật, trình độ văn hóa, trình độ khoa học…Những yếu tố này tồn tại độc lập với chủ thể, không phụ thuộc vào ý muốn của chủ thể. Những điều kiện khách quan đóng vai trò là tiền đề của hoạt động của chủ thể.

Theo nghĩa chung nhất, có thể quan niệm rằng: điều kiện khách quan là tổng thể các mặt, các yếu tố tồn tại độc lập với chủ thể, thường xuyên tác động đến hoạt động của chủ thể trong những điều kiện lịch sử nhất định. Điều kiện khách quan, trước hết là những điều kiện vật chất tạo nên hoàn cảnh hiện thực, độc lập với chủ thể và quy định hoạt động của chủ thể đó. Song song với điều kiện vật chất, điều kiện khách quan còn bao hàm cả những yếu tố thuộc lĩnh vực ý thức, tư tưởng khi nó tồn tại khách quan, độc lập với một chủ thể cụ thể và đóng vai trò quyết định hoạt động của chủ thể.

Mặc dù con người sáng tạo ra lịch sử, nhưng không phải trong những hoàn cảnh họ tùy ý lựa chọn, mà trong những hoàn cảnh nhất định đã được hình thành và đang tồn tại độc lập với ý thức của họ. Hoàn cảnh khách quan, xu thế thời đại, những quy luật, những mối quan hệ giữa chủ thể với các lực lượng khác… là những nhân tố quan trọng của điều kiện khách quan. “Tất cả những hoàn cảnh không phụ thuộc vào ý chí và ý thức của chủ thể hành động mà trong hoàn cảnh đó con người làm nên lịch sử của mình đều thuộc về những điều kiện khách quan”[34, tr.28].

Điều kiện khách quan còn được hiểu là những điều kiện về mặt vật chất, kinh tế, xã hội. Thuộc về các điều kiện khách quan còn là điều kiện vật chất

44


của hành động của con người. Nói một cách khác, những điều kiện vật chất tồn tại độc lập với ý thức của chủ thể tạo thành những cái chính trong điều kiện khách quan.

Điều kiện khách quan của đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL không chỉ là một bộ phận của điều kiện khách quan nói chung, mà còn mang nét đặc thù của riêng nó. Đó là những hoàn cảnh hiện thực nằm ngoài ý thức, ý chí của đội ngũ giảng viên. Nó luôn tác động, quyết định hoạt động của đội ngũ giảng viên trong quá trình giảng dạy của họ. Nó vừa là điều kiện thuận lợi phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên vừa là lực cản kìm hãm phát huy nhân tố chủ quan của họ. Điều kiện khách quan của đào tạo sĩ quan rất phong phú, đa dạng đang vận động, phát triển không ngừng tác động đến nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên. Những điều kiện khách quan ấy bao gồm điều kiện tự nhiên, địa bàn, vùng miền, địa phương nơi các Học viện QĐNDL đóng quân, điều kiện phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, nội quy của các Học viện, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo sĩ quan, điều kiện mục tiêu, yêu cầu, nội dung, chương trình đào tạo, điều kiện số lượng và chất lượng của đội ngũ giảng viên và đội ngũ học viên các khóa, các lớp và các chuyên ngành v.v. Nó vừa có những đặc điểm riêng, vừa có thuộc tính chung của đất nước, khu vực và quốc tế. Điều kiện khách quan của đào tạo sĩ quan không những trở thành nhân tố tác động, quyết định nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên mà còn trở thành đối tượng nhận thức, cải tạo và vận dụng vào hoạt động của đội ngũ giảng viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

2.1.2. Những yếu tố cơ bản trong nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên các Học viện Quân đội nhân dân Lào

Học viện QĐNDL bao gồm: Học viện lục quân Kommadam (Côm Ma Đăm). Học viện này có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan chỉ huy bình chủng hợp thành; sĩ quan chính trị; sĩ quan các bình chủng chuyên môn khác như: sĩ

Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các học viện quân đội nhân dân Lào hiện nay - 7

45


quan tăng thiết giáp; sĩ quan pháo binh; sĩ quan công binh… Học viện Hậu cần có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan hậu cần các chuyên môn. Học viện Kỹ thuật Quân sự có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan kỹ thuật quân sự các chuyên môn. Các Học viện nêu trên hiện đang đào tạo sĩ quan cho các cơ quan đơn vị thuộc QĐNDL có trình độ đại học, sau khi tốt nghiệp ra trường họ có thể được giao nhiệm vụ chỉ huy cấp phân đội. Sắp tới Bộ quốc phòng sẽ thành lập thêm Học viện Chính trị Quân đội và Học viện Quân Y. Các Học viện QĐNDL có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan chất lượng cao cho các cơ quan đơn vị thuộc QĐNDL.

Trong đối tượng được điều tra xã hội học, đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL bao gồm: 174 đồng, trong đó có trình độ cử nhân 149 đồng chí, Thạc sỹ 24 đồng chí, Tiến sỹ 1 đồng chí. Trong số họ có kinh nghiệm giảng dạy thật lâu. Theo điều tra 55.92% đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy từ 1- 10 năm, 23.71% đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy từ 11- 20 năm, 20.32% đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy từ 21 năm trở lên. Nếu so với trước đây thì tỷ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ cư nhân và thạc sỹ ngày càng tăng lên, tỷ lệ đội ngũ giảng viên được đào tạo, tập huấn tại nước ngoài chiếm nhiều phần trăm.

Từ khi bước vào nhận nhiệm vụ đào tạo sĩ quan, đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL vừa thiếu về số lượng vừa hạn chế về chất lượng. Trình độ tri thức của đội ngũ giảng viên cơ bản là trình độ cao đẳng và cử nhân quân sự, đa số họ chưa qua đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và cao hơn, chưa qua các lớp sư phạm, cho nên về chuyên môn, nghiệp vụ còn nhiều bất cập.

Ngày nay, do Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa giảng viên luôn nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, ý nghĩa của phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên, cho nên đội ngũ giảng viên luôn được quan tâm đào tạo, xây dựng cả về số lượng và chất lượng, coi đây là khâu then chốt nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL. Chúng ta muốn đào tạo ra đội ngũ sĩ quan chất lượng cao, trước hết

46


chúng ta phải đào tạo ra đội ngũ giảng viên chất lượng cao đã mới có thể đảm bảo được. Muốn vậy, chúng ta phải thường xuyên có chủ trương, biện pháp cụ thể, có cơ chế chính sách hợp lý và tổ chức thực hiện nghiêm túc về công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, quản lý đội ngũ giảng viên. Trong đó công tác đào tạo xây dựng đội ngũ giảng viên luôn có kế hoạch hợp lý trong tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ giảng viên đào tạo dài hạn, ngắn hạn, hoàn thiện, tập huấn, tích lũy học phần, bồi dưỡng chuyên sâu, đi thực tế ở các đơn vị, đặc biệt là cử đi đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài để nâng cao trình độ tri thức. Trong những năm qua đội ngũ giảng viên luôn an tâm, phấn khởi, tích cực học tập để nâng cao trình độ tri thức, nhất là tri thức về chuyên môn, nghiệp vụ. Với sự tích cực, nỗ lực, trình độ tri thức của đa số giảng viên ngày càng phát triển và nâng cao, nhiều người giảng viên nắm vững kiến thức và vận dụng tốt vào công tác giảng dạy của mình.

Nhìn chung, so với yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới thì các Học viện QĐNDL còn thiếu nhiều đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sỹ và cao hơn. Cho nên nâng cao trình độ tri thức của đội ngũ giảng viên vừa là mục tiêu, yêu cầu cấp bách vừa là cơ sở, tiêu chuẩn phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL trong giai đoạn mới. Chất lượng đào tạo sĩ quan của các Học viện QĐNDL chỉ có thể có được khi nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên được phát huy. Song, nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên chỉ có thể phát huy đến mức độ nhất định nếu như họ không được đào tạo một cách kỹ lưỡng, và không có điều kiện thời cơ thuận lợi, không đủ phẩm chất và năng lực. Nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên có thể phát huy được khi trình độ tri thức của họ được nâng cao. Vấn đề then chốt quyết định chất lượng đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL là đào tạo đội ngũ giảng viên giỏi, tốt, mẫu mực, xứng đáng là người thầy giáo cách mạng, cho nên phải xây dựng đội ngũ giảng viên ngang tầm với đòi hỏi thực tiễn đặt ra.

47


Để giải quyết những vấn đề bức xúc đặt ra, các Học viện QĐNDL thường xuyên cử các giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng, hoàn thiện, tập huấn, tham quan, đi thực tế để nâng cao trình độ tri thức, kinh nghiệm tại nước ngoài như: Việt Nam, Nga, Trung Quốc…Mặc dù, trình đọ tri thức của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL hiện nay chưa phát triển một cách nhảy vọt, chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo bậc đại học quân sự trong giai đoạn cách mạng mới. Song, nhìn chung vẫn có bước phát triển dần dần và có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó trong đào tạo sĩ quan. Đây là tiềm lực, là nền tảng cho bước phát triển mới cao hơn của phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL hiện nay. Tiềm lực này sẽ được đội ngũ giảng viên huy động sử dụng trong hoạt động thực tiễn sư phạm của họ khi có điều kiện thời cơ thuận lợi.

Đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL có những phẩm chất chung của người giảng viên vừa có đặc trưng riêng của người giảng viên trong các Học viện Quân đội. Phần lớn họ được đào tạo cơ bản, có trình độ, chuyên môn, có phẩm chất và năng lực, có sức khỏe tốt phù hợp với tiêu chuẩn người giảng viên các Học viện QĐNDL hiện nay. Đội ngũ giảng viên này, về cơ bản là những người trưởng thành và phát triển từ các nhà trường quân sự cho nên họ vừa là những người có cơ hội học tập và phát triển tư duy, nghiên cứu, tiếp cận khoa học vừa là những người trực tiếp truyền thụ những kiến thức khoa học, kinh nghiệm, nhân cách, phẩm chất, đạo đức cho thế hệ sau. Cùng với bộ phận giảng viên được đào tạo tại các Học viện QĐNDL, còn có những giảng viên được đào tạo ở nước ngoài và các trường đại học ngoài quân đội. Với nguồn đào tạo khá phong phú cho nên việc phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan có nhiều thuận lợi, song cũng không tránh khỏi những khó khăn, bất cập. Điều đó thể hiện tính đa dạng của nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL.

Đội ngũ giảng viên xuất thân từ các vùng miền, địa phương thuộc các dân tộc khác nhau trên phạm vi toàn quốc, cho nên họ khác nhau về giai tầng,

48


phong tục, tập quán, văn hóa, trình độ học vấn, tư tưởng, phong cách, lối sống, suy nghĩ và hành động. Họ vừa đan xen giữa người giảng viên giàu kinh nghiệm với người giảng viên mới vào nghề, vừa không đồng đều về kiến thức quân sự, chính trị vừa không đồng đều về kinh nghiệm giảng dạy và năng lực hoạt động thực tiễn. Đặc điểm đó góp phần tạo nên đặc trưng về nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên của các Học viện QĐNDL.

Có thể hiểu, nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên các Học viện QĐNDL là tất cả những mặt, những yếu tố, những thuộc tính thuộc đội ngũ giảng viên (tri thức, phẩm chất đạo đức, tình cảm, ý chí, năng lực…) được huy động trong quá trình đào tạo sĩ quan của các Học viện QĐNDL nhằm đào tạo được đội ngũ sĩ quan có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng quốc phòng - an ninh vững mạnh, có khả năng chiến đấu cao, là lực lượng chủ chốt trong bảo vệ Tổ quốc.

Theo đó, những yếu tố cơ bản của nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên các Học viện QĐNDL bao gồm:

Thứ nhất, tri thức của đội ngũ giảng viên.

Tri thức là thành tố cơ bản thuộc nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL. Nó là những hiểu biết của đội ngũ này về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình mà cụ thể là những tri thức cần thiết về những chuyên môn mà họ đàm nhiệm. Tri thức là kết quả của mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức. Nói đến tri thức là nói đến vai trò hoạt động đặc biệt của bộ óc người, đặc biệt là người giảng viên; là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan; là nhân tố cơ bản của ý thức, thúc đẩy tính tích cực, tự giác bên trong của ý thức chủ thể. Đồng thời là cơ sở, công cụ, điều kiện để chủ thể áp dụng vào nhận thức và cải tạo khách thể (mà trực tiếp là đội ngũ học viên) và chính bản thân chủ thể.

Tri thức đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL là sự hiểu biết, là thông tin mà họ lĩnh hội được trong quá trình học tập nghiên cứu, giảng dạy

49


và tham gia hoạt động thực tiễn xã hội; đồng thời là tri thức chuyên môn mà họ truyền đạt cho đội ngũ học viên ở các Học viện QĐNDL. Tri thức của đội ngũ giảng viên là kết quả của mối quan hệ biện chứng giữa họ với tư cách là chủ thể đào tạo sĩ quan với tất cả khách thể đào tạo ở các Học viện QĐNDL nhất là đội ngũ học viên, mục tiêu, yêu cầu, chương trình đào tạo, môi trường sư phạm, điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm… Trên cơ sở tri thức đã có, sẽ là cơ sở, điều kiện để đội ngũ giảng viên sáng tạo ra và truyền thụ tri thức mới cho đội ngũ học viên. Có thể phân loại tri thức đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL theo nhiều cấp độ, trình độ, phạm vi và lĩnh vực khái quát khác nhau. Nếu xét về phạm vi bao quát thì có tri thức về tự nhiên, xã hội và con người. Nếu xét về cấp độ thì có tri thức cảm tính và tri thức lý tính; tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm hoạt động của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL có thể phân thành các dạng tri thức cơ bản sau: Tri thức khoa học tự nhiên; tri thức khoa học xã hội và nhân văn; tri thức khoa học xã hội và nhân văn quân sự, tri thức chuyên ngành quân sự, tri thức kinh nghiệm thực tiễn quân sự v.v.

Đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL được trang bị các tri thức khoa học từ khi học tập nghiên cứu trong hệ thống giáo dục Quân đội, Quốc gia và Quốc tế. Đến lượt mình, là cơ sở để đội ngũ giảng viên truyền thụ hệ thống tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, xây dựng phẩm chất, nhân cách, năng lực hoạt động quân sự cho đội ngũ học viên, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các Học viện QĐNDL. Những tri thức khoa học đó có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau, nhưng có vị trí, vai trò khác nhau, tạo nên tri thức tổng hợp của họ. Sự tác động lẫn nhau của hệ thống tri thức ấy tạo thành khả năng, trình độ nhận thức và năng lực thực tiễn sư phạm của đội ngũ giảng viên. Toàn bộ những tri thức khoa học đều quan trọng, cần thiết đối với đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan. Nó có ý nghĩa quyết định sự thành bại của nhiệm vụ đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL, cho

50


nên không được coi nhẹ bất cứ loại tri thức nào. Bởi vì, nó định hướng chính trị, động cơ, thái độ, trách nhiệm và quy định trình độ, khả năng, phương pháp truyền thụ của đội ngũ giảng viên. V.I.Lênin viết: “Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả các kho tàng tri thức nhân loại đã tạo ra” [101, tr.362].

Thứ hai, năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên

Năng lực sư phạm là một yếu tố cơ bản, đặc trưng cấu thành nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên, là tổng hợp các thuộc tính tâm lý, sinh lý phù hợp với khả năng của đội ngũ giảng viên trong nhận thức, cải tạo, chuyển biến đối tượng đào tạo, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, khả năng chuyển tải nội dung, vận dụng phương pháp, phương tiện dạy học tích cực. Năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên là thước đo hiệu quả lao động của họ. Nó là sự kết hợp, thống nhất giữa yếu tố vật chất và yếu tố ý thức của đội ngũ giảng viên tác động vào đối tượng, khách thể đào tạo nhằm biến đổi đối tượng, khách thể đào tạo theo nhu cầu của mình. Đội ngũ giảng viên không thể bằng ý thức thuần túy của mình mà có thể biến đổi học viên theo mục tiêu yêu cầu đào tạo, vấn đề quan trọng là năng lực sư phạm (hoạt động vật chất) của họ mà có thể làm biến đổi học viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo được. Năng lực sư phạm chỉ ra khả năng, chất lượng truyền thụ tri thức, kinh nghiệm, kỹ xảo, kỹ năng của từng người giảng viên. Hiệu quả lao động nghề nghiệp của mỗi người giảng viên phản ánh khả năng, vai trò, đặc trưng, bản chất cơ bản nhất của mỗi người giảng viên trong quan hệ với đối tượng, khách thể đào tạo. C.Mác viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn” [10, tr.9-10]. Trong hoạt động thực tiễn sư phạm, người giảng viên sử dụng tổng hợp nhân tố chủ quan của mình phù hợp với điều kiện khách quan. Chỉ thông qua hoạt động thực tiễn sư phạm thì nhân tố chủ quan của người giảng viên mới có thể phát huy được hết nhân tố tiềm năng của mình.

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 31/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí