Năng Suất Lao Động Sản Xuất Vải Và Lúa Mỳ Của Anh Và Mỹ 27517


gia

+ Lao động (yếu tố sản xuất) có thể tự do di chuyển trong khuôn khổ một quốc


+ Yếu tố sản xuất không di chuyển giữa các quốc gia.

+ Tất cả các nguồn lực sản xuất được sử dụng hoàn toàn.

+ Chỉ có 2 quốc gia tham gia thương mại quốc tế và trao đổi 2 mặt hàng.

+ Thương mại quốc tế hoàn toàn tự do.

+ Chi phí vận tải bằng 0.

Bảng 3.2: Năng suất lao động sản xuất vải và lúa mỳ của Anh và Mỹ


Năng suất lao động

Mỹ

Anh

Lúa mỳ (kg/giờ)

6

1

Vải (m/giờ)

4

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Lịch sử các học thuyết kinh tế - 7


- Cơ sở mậu dịch:

+ Mỹ có lợi thế thuyệt đối ở cả 2 mặt hàng : (6>1), (4<2).

- Lợi thế so sánh:

Anh đều không có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai hàng hóa khi so sánh với Mỹ vì hao phí lao động trong sản xuất cả hai hàng hóa đều cao hơn Mỹ. Tuy vậy, tại Anh hao phí lao động trong sản xuất vải chỉ lớn gấp 2 lần, trong khi hao phí lao động trong sản xuất lúa mỳ lớn gấp 6 lần so với Mỹ, nước Anh có lợi thế so sánh trong sản xuất vải. Hoa Kỳ có lợi thế tuyệt đối trong cả hai loại hàng hóa so với Anh, nhưng lợi thế tuyệt đối lớn hơn trong sản xuất lúa mỳ (6/1) so với sản xuất vải (4/2), Mỹ có lợi thế so sánh trong sản xuất lúa mỳ.

- Mô hình mậu dịch:

+ Mỹ xuất khẩu lúa mì, nhập khẩu vải

+ Anh xuất khẩu vải, nhập khẩu lúa mỳ.

- Khi có thương mại:

+ Giả định tỷ lệ trao đổi: 1 lúa mỳ = 1vải

+ Khối lượng mậu dịch: 6 lúa mỳ = 6 vải

+ Mỹ và Anh trao đổi: 6 lúa mỳ với Anh lấy 6 vải.

- Kết quả:

+ Mỹ tiết kiệm được 0,5 giờ.

+ Anh tiết kiệm được 3 giờ.

Lý thuyết “lợi thế so sánh” của Adam Smith có rất nhiều giá trị nhưng đồng thời cũng còn nhiều hạn chế

- Giá trị:

+ Lý thuyết lợi thế so sánh đã chứng minh sự tồn tại lợi ích mậu dịch quốc tế cho tất cả các quốc gia tham gia, thậm chí đối với các quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về tất cả các sản phẩm.

+ Quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về tất cả các sản phẩm vẫn có thể trao đổi thương mại và thu lợi từ mậu dịch

- Hạn chế:

+ Hạn chế của Ricardo là giả thiết lao động là yếu tố sản xuất duy được sử dụng.

+ Trên thực tế thì lao động không phải là yếu tố duy nhất, mà còn có nhiều yếu tố khác như: đất đai, vốn, công nghệ… Và như vậy thì quy luật lợi thế so sánh có còn đúng hay không? Điều này được giải quyết bằng lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler

h. Lý luận về tái sản xuất

Theo D. Ricardo, vấn đề sống còn của chủ nghĩa tư bản là tích lũy tư bản, mở rộng sản xuất vượt quá tiêu dùng sẽ tạo ra thị trường, vì thế trong chủ nghĩa tư bản không có khủng hoảng thừa.

D. Ricardo coi tiêu dùng quyết định bởi sản xuất, muốn mở rộng sản xuất thì phải tích lũy, phải làm cho sản xuất vượt quá tiêu dùng. Khi sản xuất phát triển sẽ tạo ra thị trường. Tuy nhiên ông không thấy được mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng. Ông phủ nhận khủng hoảng sản xuất thừa trong chủ nghĩa tư bản. Vì theo ông lượng cầu thường là lượng cầu có khả năng thanh toán. Lượng cầu đó được củng cố thêm lượng cung hàng hóa và sản phẩm thì bao giờ cũng được mua bằng sản phẩm hay sự phục vụ, tiền chỉ dùng làm thước đo khi thực hiện sự trao đổi đó.

k. Lý luận về thuế khóa

+ D. Ricardo phát triển lý thuyết về thuế khóa của A. Smith và trình bày nhiều luận điểm xuất sắc về thuế.

+ Ông cho rằng thuế cấu thành cái phần chính của chính phủ trong sản xuất xã hội, tất cả các thứ thuế đều lấy trong thu nhập ròng để trả. Đánh thuế vào thu nhập thì sẽ làm giảm tích lũy hoặc sẽ làm giảm tiêu dùng không sản xuất.

+ Ông nghiên cứu hai loại thuế là thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu là thuế đánh vào thu nhập, bao gồm: lợi nhuận, lợi tức, địa tô, tiền công và tài sản kế thừa. Theo ông, không một giai cấp nào trong xã hội thoát khỏi thứ thuế này và mọi người đóng góp theo phương diện của mình.

3.3. Sự suy đồi của kinh tế chính trị tư sản cổ điển

3.3.1. Nguyên nhân dẫn đến sự suy đồi của kinh tế học cổ điển

- Đầu thế kỷ XIX cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành sự thống trị về kinh tế và chính trị của gia cấp tư sản đã được xác lập ở Anh, Pháp và một nước khác. Mâu thuẫn kinh tế và giai cấp của chủ nghĩa tư bản đã bộ lộ rò nét. Khủng hoảng năm 1825 mở đầu cho các cuộc khủng hoảng kinh tế có chu kỳ, phong trào đấu tranh của

giai cấp vô sản lớn mạnh và chuyển dần từ tự phát sang tự giác đe doạ sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.

- Việc xuất hiện của trào lưu CNXH không tưởng tiêu biểu là Saint Simon, Charles Fourier Robert Owen đã phê phán kịch liệt chế độ tư bản, trước bối cảnh đó KTCT học tầm thường xuất hiện nhằm đối phó với phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản và những tư tưởng của CNXH không tưởng, L. Marx gọi đó là “sự tầm thường hóa KTCT tư sản cổ điển”

Kinh tế chính trị học tầm thường có những đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, về mặt tư tưởng sự suy đồi của kinh tế chính trị tư sản cố điển bắt nguồn từ phương pháp hai mặt của các nhà kinh tế chính trị học tư sản cổ điển. Cụ thể là những nhà kinh tế học A. Smith và D. Ricardo đã xa rời phương pháp trừu tượng hóa khoa học của trường phái cổ điển, họ không đi sâu phân tích bản chất của các hiện tượng kinh tế mà chỉ mô tả, liệt kê những biểu hiện bên ngoài của các hiện tượng kinh tế và đặc biệt là áp dụng phương pháp tâm lý chủ quan trong phân tích.

Thứ hai, họ không phát triển được quan điểm kinh tế của trường phái cổ điển, đặc biệt là nguyên lý giá trị - lao động. Hơn thế nữa họ dần dần ủng hộ nguyên lý giá trị - ích lợi mà tiêu biểu là lý luận giá trị của Jean Baptiste Say.

Thứ ba, các quan điểm của kinh tế chính trị học tầm thường có tích chất biện hộ cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. K. Maxr nhận xét: “ở pháp và Anh, giai cấp tư sản đã giành được quyền lực chính trị. Từ đó trong thực tiễn cũng như trong lý luận, cuộc đấu tranh gia cấp mang những hình thái càng rò nét và đáng sợ. Đồng thời giờ tận số của khoa kinh tế chính trị tư sản còn là tìm xem định lý này hay định lý kia là đúng hay không đúng nữa, mà là tìm xem nó có lợi hay có hại cho tư sản, tiện hay bất tiện, phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu của cảnh sát. Sự nghiên cứu không vụ lợi nhường chỗ cho những cuộc bút chiến của những kẻ viết văn thuê những sự tìm tòi khoa học vô tư nhường chỗ cho lương tâm độc ác và ý đồ xấu xa của bọn chuyên nghề ca tụng.”

Những đại biểu điển hình của thời kỳ suy đồi của kinh tế chính trị tư sản cổ điển là Thomas Robert Malthus, Jean Baptiste Say, Henry Charles Carey.

3.3.2. Học thuyết kinh tế của Thomas Robert Malthus (1766 - 1834)

3.3.2.1. Tiểu sử - Tác phẩm

T.R. Malthus sinh ra trong một gia đình quý tộc, khi trưởng thành Malthus đi theo con đường tu hành. Sau khi tốt nghiệp đại học ở Cambridge năm 1788. Ông ở thành mục sư ở nông thôn. Năm 1825 - 1834 ông là giáo sư giảng dạy về lịch sử hiện đại và kinh tế chính tị. Ông là người ủng hộ tầng lớp tư bản kinh doanh ruộng đất, đồng thời bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản.

Tác phẩm đầu tay của ông “ Bàn về quy luật nhân khẩu” (1789), đồng thời đó cũng là tác phẩm quan trọng nhất. Ngoài ra ông còn một số tác phẩm đáng chú ý như:

+ “Nghiên cứu về hiệu quả của các đạo luật về lúa mỳ “ (1814),

+ “Cơ sở lý luận của chính sách hạn chế nhập khẩu lúa mỳ của nước ngoài” ( 1815)

+ “Những nguyên lý của khoa học kinh tế chính trị “ (1820).

Đặc điểm về phương pháp luận của Malthus là nặng về phân tích hiện tượng, thay thế các quy luật kinh tế bằng quy luật của tự nhiên học.

3.3.2.2. Học thuyết kinh tế của Malthus

- Lý thuyết về giá trị, về lợi nhuận

Malthus đã sử dụng yếu tố tầm thường trong học thuyết về giá trị của A.Smith (định nghĩa thứ 2) và bổ sung thêm vào định nghĩa này. Vì vậy quan điểm về giá trị của Malthus càng xa rời thêm lý luận giá trị - lao động .

Như đã biết , A. Smith có hai định nghĩa về giá trị hàng hóa, Malthus ủng hộ định nghĩa cho rằng “Giá trị hàng hóa do lao động mà người ta có thể mua được bằng hàng hóa này quyết định”, ông bổ sung thêm là: lao động mà hàng hóa có thể mua được bằng những chi phí để sản xuất ra nó. Các chi phí này bao gồm chi phí về lao động sống, lao động vật hóa cộng với lợi nhuận tư bản ứng trước.

Như vậy, Malthus phủ nhận vai trò của lao động là nguồn gốc tạo ra giá trị và coi lợi nhuận là một yếu tố cấu thành khác của giá trị.

Từ đó ông giải thích lợi nhuận như là một khoản thặng dư ngoài số lao động đã hao phí sản xuất ra hàng hóa, lợi nhuận dường như được tạo ra trong lưu thông nhờ bán hàng hóa đắt hơn khi mua.

- Lý luận về sự thực hiện :

Từ định nghĩa giá trị trên Malthus cho rằng công nhân không thể mua hết số hàng hóa đã được sản xuất ra vì tổng số lượng của công nhân thấp hơn tổng số giá trị hàng hóa một khối lượng bằng lợi nhuận.

Vì vậy, mà có hiện tượng khủng hoảng sản úât thừa phải có giai cấp thứa ba ngoài công nhân và tư bản. Đó là tầng lớp không sản xuất, chỉ mua mà không bán như quý tộc, tăng lữ, nhân viên Nhà nước , cảnh sát, quân đội… Ông gọi đó là người “người thứ ba” phải được tiêu dùng hoang phí hơn để tạo ra lương cầu đầy đỷ cho tư bản, để chống sản xuất thừa phải có địa tô, thuế, chi phí cho quân đọi và chiến tranh ngày càng tăng.

- Lý luận về nhân khẩu :

Đây là lý thuyết trung tâm của Malthus. Nội dung cơ bản thuyết này như sau: theo quy luật sinh học dân số tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân. Cứ sau 25 năm dân số sẽ tăng lên gấp đôi ( 1,2,4,8,16…) . còn tư liệu sinh hoạt thì tăng lên chậm chạp

theo số số cộng (1,2,3,4,…) Vì mẫu mỡ của đất đai luôn giảm sút, năng suất đầu tư bất tương xứng. Để minh họa cho lập luận này ông đưa ra tài liệu tăng dân số ở Mỹ- một sự kiện lịch sử đặc thù ở thế kỷ XVII - XVIII, chủ yếu do dân châu Âu di cư sang Mỹ và mức tăng nông sản ở Pháp lúc bấy giờ .

Từ đó ômg rút ra kết luận : do tốc độ tăng dân số nhanh hơn tốc độ tăng tư liệu sinh hoạt cho nên sự bần cùng đói rét là có tính phổ biến cho mọi xã hội. Để khắc phục tình trạng này ông đề ra nhiều biện pháp như phải lao động quá sức, nạn đói, dịch bệnh, chết chóc, chiến tranh…để hạn chế tốc độ sinh đẻ

K. Marx đã lên án cuốn sách “Bàn về quy luật nhân khẩu” của Malthus coi đó là cuốn sách phỉ báng loài người một cách vô liêm sỉ. Malthus đã biện hộ cho lợi ích của giai cấp bóc lột, giải thích xuyên tạc nguyên nhân gây ra thất nghiệp bần cùng trong xã hội tư bản.

Sai lầm của Malthus còn ở chỗ đã cưỡng ép những sự kiện lịch sử, tùy tiện khi khái quát quy luật, không thấy được tính chất đặc thù của từng phương thức sản xuất. Ông đã phủ nhận vai trò của tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong việc đẩy lùi khả năng giới hạn của sản xuất, tăng nhanh mức sống của con người so với mức tăng dân số.

Tuy nhiên dân số và môi trường đang là một trong những vấn đề lớn của xã hội hiện đại, nó đòi hỏi phải được giải quyết trên cơ sở đẩy nhanh sự phát triển của kinh tế, giáo dục và khoa học, không thể chấp nhận những biện pháp có tính chất thù địch với con người như Malthus đã đề xướng.

3.3.3. Học thuyết kinh tế của Jean Baptiste Say (1766 - 1832)

3.3.3.1. Tiểu sử, tác phẩm và phương pháp luận của J.B. Say

J.B. Say sinh ra trong một gia đình thương nhân ở Lyon. Từ năm 1819 ông là giáo sư KTCT đại học tổng hợp Pari và nhiều trường đại học ở Pháp. Ông viết nhiều tác phẩm như : “Bàn về khoa học kinh tế chính trị” (1803) và “Tập bài giảng về kinh tế chính trị”( 1828) …

Điểm nổi bật trong phương pháp luận của Say là ông áp dụng phương pháp chủ quan trong việc đánh giá các hiện tượng và quá trình kinh tế, phủ nhận các quy luật kinh tế khách quan, không biết đến tính chất lịch sử của phạm trù KTCT.

J.B. Say muốn tước bỏ tính chất giai cấp của KTCT, tách chính trị khỏi KT, muốn lảng tránh việc xem xét những mâu thuẫn vốn có trong xã hội tư bản.

3.3.3.2. Học thuyết kinh tế của J.B. Say

- Lý luận về giá trị

Đặc điểm nổi bật trong lý luận giá trị của Say là ông xa rời lý luận giá trị lao động, ủng hộ thuyết giá trị - ích lợi hay giá trị - chủ quan.

Say đã đem “thuyết về tính hữu dụng” đối lập với lý luận giá trị của Ricardo. Theo Say, sản xuất tạo ra tính hữu dụng (giá trị sử dụng), còn “tính hữu dụng lại truyền giá trị cho các vật”.

Ông chỉ ra là “Giá cả là thước đo của giá trị, còn giá trị sử dụng của sản phẩm càng nhiều thì giá trị của sản phẩm càng cao”. Giữa J.B. Say và D. Ricardo đã có một cuộc tranh luận gay gắt về giá trị hàng hóa. D. Ricardo cho rằng không thể lẫn lộn giữa giá trị sử dụng và giá trị, giá trị khác xa của cải, giá trị không tuỳ thuộc vào việc có nhiều hay ít của cải, mà tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất khó khăn hay thuận lợi, năng suất lao động tăng lên thì sẽ ảnh hưởng một cách khác nhau đến của cải và giá trị. Còn

J.B. Say cho rằng: Giá trị của vật càng cao thì tính ích lợi càng lớn, của cải càng nhiều thì giá trị càng lớn. Ricardo đã phản đối điều này một cách ý nhị rằng, nếu người ta trả cho một livrơ vàng 2000 lần hơn trả cho một livrơ sắt thì phải chăng điều đó có nghĩa là “vàng có ích lợi gấp 2000 lần sắt”? Say không lý giải được điều này.

- Lý thuyết “Ba nhân tố sản xuất”

Theo Say tham gia vào quá trình sản xuất có 3 nhân tố là lao động, đất đai, tư

bản.


Mỗi nhân tố có ích lợi riêng và tạo ra các bộ phận giá trị tương ứng.

Ích lợi của lao động tạo ta tiền lương ích lợi của tư bản tạo ra lợi nhuận, ích lợi

của đất đai tạo ra địa tô. Tức là mỗi nhân tố đưa lại một ích lợi nhất định, tạo ra một bộ phận giá trị nhất định, nên có các hình thức thu nhập trong tương ứng: công nhân nhận được tiền lương, nhà tư bản được hưởng lợi nhuận, địa chủ được hưởng địa tô.

Say còn nhấn mạnh rằng nếu tăng thêm đầu tư tư bản vào sản xuất thì sẽ tăng thêm sản phẩm phù hợp với sự tăng thêm giá trị, máy móc tham gia vào sản xuất ra sản phẩm thì cũng tạo ra giá trị làm tăng giá trị. Như vậy, lợi nhuận là hiệu suất của đầu tư tư bản, không có sự bóc lột.

- Lý luận về sự thực hiện

J.B. Say muốn chứng minh cho tái sản xuất TBCN là nhịp nhàng không có khủng hoảng kinh tế.

Ông cho rằng trong xã hội không thể có sản xuất thừa vượt quá khả năng tuyệt đối của nhu cầu, vì sản phẩm được sản xuất ra bao giờ cũng được trao đổi bằng sản phẩm. Lợi ích của tất cả những người sản xuất dường như là để trao đổi sản phẩm này lấy sản phẩm khác, vì vậy khối lượng hàng hóa sản xuất ra bằng khối lượng hàng hóa mua vào, tức là tổng cung bằng tổng cầu. Như vậy, mỗi sản phẩm được sản xuất ra không những tạo ra lượng cung mà còn tạo ra lượng cầu, nó “tự mở thị trường” tiêu thụ cho những sản phẩm khác.

Say thừa nhận sản xuất thừa bộ phận, ông cho rằng nguyên nhân là ở chỗ sản xiất của một ngành nào đó không đủ cho nên ngành khác sản xuất thừa. Nên để khắc

phục sản xuất thừa phải tăng sản xuất, điều đó sẽ cải thiện triển vọng thực hiện hàng hóa.

Thuyết “thực hiện” của Say đã thể hiện sự nhầm lẫn giữa trao đổi hiện vật với lưu thông hàng hóa thông qua tiền tệ làm môi giới. Ông cố tình làm ngơ sự lưu thông tư bản, mục đích của nền sản xuất TBCN để bỏ qua mâu thuẫn trong tái sản xuất TBCN. Thực tế cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1825 đã bác bỏ lý thuyết “thực hiện” của Say.

3.3.4. Học thuyết kinh tế của Henry Charles Carey (1793 - 1879)

3.3.4.1. Tiểu sử, tác phẩm và phương pháp luận của H.C. Carrey

H.C. Carrey là con một gia đình xuất bản sách lớn, quê ở Iceland. Ông đã từng là thương nhân, chủ xưởng và viết nhiều sách báo.

H.C. Carrey có một số tác phẩm đáng kể như “nguyên lý của khoa học kinh tế chính trị” (1837 - 1840) “những nguyên lý của khoa học xã hội” (1857 - 1859) . Nét đặc trưng trong phương pháp luận của H.C. Carrey là sự hời hợt trong các suy luận, đưa ra những tài liệu thống kê và lịch sử không được nghiên cứu một cách có phê phán nhằm thể hiện lập trường và biện bộ cho lợi ích của giai cấp tư sản Mỹ, đối lập gay gắt với KTCT cổ điển Anh.

3.3.4.2. Học thuyết kinh tế của H.C. Carrey

Điểm trung tâm trong lý luận kinh tế của Carrey là “thuyết hoà hợp lợi ích”. Theo ông sự “hoà hợp lợi ích” của các giai cấp là đặc trưng vốn có của CNTB, được thực hiện trên cơ sở “quy luật phân phối”. Theo quy luật này, cùng với sự phát triển của năng suất lao động, phần của công nhân tăng lên về tỷ lệ cũng như về tổng số, còn phần của nhà tư bản thì tăng lên về tổng số nhưng lại giảm về tỷ lệ. Luận điểm này được Carrey minh hoạ bằng sơ đồ sau:


Bảng 3.3: Bảng “Quy luật phân phối” của Carrey



Tổng số sản phẩm

Phần của công nhân

Phần của nhà tư bản

Búa đá

4

1

3

Búa đồng thau

8

2,66

5,33

Búa sắt

10

8

8


Việc chuyển từ búa đá sang búa đồng, rồi búa sắt gắn liền với việc tăng năng suất lao động. Tổng số sản phẩm tăng lên từ 4 đến 16. Thu nhập của công nhân tăng lên một cách tuyệt đối từ 1 đến 8, của nhà tư bản (từ 3 đến 8) nhưng phần tương đối của nhà tư bản lại giảm xuống từ (3/4 xuống 1/2). Từ đó Carrey khẳng định rằng

CNTB càng phát triển thì tình hình của giai cấp công nhân cũng được cải thiện, mà phúc lợi của họ thậm chí còn tăng nhanh hơn thu nhập của nhà tư bản.

Như vậy, Carrey đã mưu toan điều hoà, lợi ích của công nhân và nhà tư bản một cách thiếu cơ sở, hoàn toàn mang tính cách biện hộ.

Để chứng minh “sự hoà hợp lợi ích” giữa nhà tư bản và địa chủ Carrey đã lợi dụng chỗ yếu trong lý luận địa tô của D. Ricardo. Trong lý luận của mình, Ricardo đã chỉ ra rằng địa chủ cũng tham gia bóc lột, ăn bám và làm thiệt hại cho cả tư bản và công nhân, nhưng ông lại sai lầm khi gắn địa tô và việc địa tô tăng lên với việc chuyển canh tác từ ruộng đất tốt sang ruộng đất xấu. Ngược lại với Ricardo, Carrey đã lấy ví dụ nước Mỹ để khẳng định rằng ở mọi nơi việc canh tác cũng bắt đầu từ những khoảng đất đồi, dễ làm nhưng ít phì nhiêu, dần dần mới chuyển sang canh tác ở vùng đồng phì nhiều hơn. Trên cơ sở lập luận đó ông cho rằng: địa chủ nhận được tiền thuê ruộng thì cũng chỉ được bù lại những chi phí mà họ hay ông cha họ đã bỏ ra làm cho ruộng đất trở nên canh tác được.

Như vậy, về thực chất Carrey đã phủ nhận địa tô, ông quy địa tô thành một dạng của lợi tức do tư bản đầu tư vào ruộng đất đem lại. Đia chủ cũng như nhà tư bản , không có sự khác nhau về kinh tế, mà chỉ có sự phân biệt với nhau về lĩnh vực đầu tư tư bản . Những luận điểm của Carrey đã bỏ qua độc quyền tư hữu ruộng đất và sự khác nhau về mầu mỡ của đất đai là một trong những cơ sở quan trọng để xem xét quan hệ kinh tế của các giai cấp trong khu vực nông nghiệp tư bản chủ nghĩa.

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí