Tổ Chức Và Quy Hoạch: “ Dự Án Bảo Vệ, Phát Triển Và Nâng Cấp Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Tràm Chim” Và Du Lịch Sinh Thái.

Loại hình văn hóa: Bảo tàng Long An, các di chỉ văn hóa Gò Tháp, nghề nuôi ngựa Đức Hòa - Long An, di tích căn cứ Xẻo Quýt, lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc.

HÒN PHỤ TỬ HÀ TIÊN Các sản phẩm du lịch sinh thái gồm có  Tham quan học 1


HÒN PHỤ TỬ - HÀ TIÊN

Các sản phẩm du lịch sinh thái gồm có:

Tham quan, học tập, nghiên cứu khoa học chuyên đề ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim - Tam Nông (Đồng Tháp).

Du thuyền, thưởng ngoạn sông nước kết hợp với tìm hiểu cuộc sống đời sống thường của dân Đồng Tháp Mười gồm các điểm như: Bảo tàng Long An, rừng tràm và nhà dân ven sông Vàm Cỏ Tây thuộc các huyện Tuyên Thạnh, Mộc Hóa, trại rắn Mộc Hóa, có thể kết hợp tìm hiểu nghề nuôi ngựa của các nghệ nhân Đức Hòa (Long An). Phương tiện: Xe đò và xe máy.

Chương trình tham quan vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười, tham gia các hoạt động vào mùa nước nổi (từ tháng 7 đến tháng 12), dỡ lợp, giăng câu, dỡ trúm… Điểm dừng chính: Tham quan khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim, quan sát chim và câu cá. Phương tiện: Đi thuyền.

7. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI VÙNG ĐỒNG BẰNGSÔNG CỬU LONG:

7.1 Về tổ chức quản lyù:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

7.1.1 Sự thành công của du lịch sinh thái miệt vườn:

Điểm du lịch sinh thái miệt vườn đầu tiên được biết đến và trở thành tiêu biểu cho mô hình sinh thái miệt vườn là khu du lịch sinh thái tại cù lao Thới Sơn do công ty du lịch Tiền Giang và Bến Tre khai thác. Sự thành công của khu du lịch này nhờ vào sự khuyến khích tham gia có tổ chức của công đồng địa phương vào hoạt động du lịch. Sự phối hợp giữa ngành du lịch , cộng đồng địa phương và chính quyền địa phương Ủy ban nhân dân xã Thới Sơn).


DU LỊCH MIỀN SÔNG NƯỚC Ngoài những lợi ích kinh tế do lượng du khách tăng Ban 2

DU LỊCH MIỀN SÔNG NƯỚC

Ngoài những lợi ích kinh tế do lượng du khách tăng, Ban quản lý khu du lịch đã thu được những lợi ích cụ thể như sau:

Do sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ an ninh trật tự nên các hiện tượng ăn xin, gây rối, mất trật tự không còn. Việc tổ chức các đội đò máy vào tổ chức phục vụ đón đưa khách đi tham quan làm mất hẳn hiện tượng tranh giành khách tại bến đò.

Tổ chức và tạo điều kiện để tổ bán hàng lưu niệm nằm trong tuyến tham quan giúp du khách dễ dàng tiếp cận và việc mua bán diễn ra trong vòng kiểm soát được. Việc vận động xây dựng thành công các nhóm đờn ca tài tử tham gia phục vụ du khách một phần làm tăng sức hấp dẫn với du khách, một phần giúp cộng đồng địa phương tăng thêm thu nhập, duy trì văn hóa truyền thống của dân tộc.

Việc thiết kế đưa các nhà vườn, lò kẹo, trại nuôi ong lấy mật, điểm đưa đón khách lên xuống đò máy cách nhau và tuyến tham quan bằng đò chèo đã giúp chương trình tham quan đa dạng về loại hình và không nhàm chán (tránh đi về đường cũ)

Cho tới nay mô hình quản lý khu du lịch cù lao Thới Sơn đã được nhiều địa phương trong cả nước học tập.

7.1.2 Tổ chức và quy hoạch: “ dự án bảo vệ, phát triển và nâng cấp khu bảo tồn thiênnhiên Tràm Chim” và du lịch sinh thái.

Dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp làm chủ quản đầu tư, ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim làm chủ đầu tư. Thời hạn của dự án từ năm 1999 đến năm 2003.

Về nội dung ngoài việc xác định các mục tiêu và phương án mang tính bảo vệ môi trường như quy hoạch kiến trúc tổng thể, phân khu trong khu bảo tồn và xác định các phương án điều tiết nước, đốt cỏ… và phương thức cho phép cộng đồng địa phương khai thác ở trong vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên, biện pháp phòng ngừa do di dân, dự án đã có những yếu tố liên quan đến du lịch sinh thái sau đây:

Dự án xác định: “ Xây dựng cả Tràm Chim thành làng du lịch sinh thái, trong đó gia đình nào cũng có thể làm du lịch.

Về tổ chức thiết kế xin trích nguyên văn sau:

Khung cảnh của khu bảo tồn cần được bảo vệ nguyên trạng một khung cảnh của đất ngập nước.”

“… và đặc biệt nhà dân có liên quan đến khung cảnh của khu bảo tồn sẽ là đối tượng cần nghiên cứu kỹ về kiến trúc để bảo đảm mỹ quan chung.

Khu bảo tồn được quan niệm như một bảo tàng thiên nhiên cho nên cần gắn với chức năng du lịch, nghiên cứu khoa học, vì vậy cần có hệ thống biển báo, hướng dẫn có tính khoa học và thẩm mỹ. Hệ thống này là một yếu tố quan trọng trong các khu bảo tồn rộng lớn trên 1,000 ha mà thế giới thường áp dụng để dành cho du khách tham quan hiểu biết rõ thêm về hệ sinh thái tự nhiên trên toàn khu bảo tồn.

Tổ chức hệ thống tham quan bằng đường bộ, đường thủy hoàn chỉnh theo quy mô thích hợp.”

“Để giới thiệu một cách đầy đủ những cảnh quan và sinh vật tự nhiên, ngoài trung tâm hành chánh dịch vụ sẽ bố trí một số điểm tham quan trên thực địa.

Mỗi điểm tham quan như vậy thể hiện những nét đặc sắc của mỗi vùng về cảnh quan thực vật và động vật của mỗi vùng.”

Theo kế hoạch khu trung tâm của bảo tồn thiên nhiên sẽ bao gồm các công trình sau: nhà điều hành, nhà dịch vụ bán đồ lưu niệm, nhà nghỉ chân, phòng tiếp thị, khu bảo tàng và triển lãm, khu nghiên cứu khoa học, đào tạo và giáo dục, vườn sinh vật cảnh…

Dự án cũng xác định các biện pháp để khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn như: “Giao khoán đất canh tác để xây dựng mô hình kinh tế hộ”, “Giáo dục cộng đồng” và đặc biệt là “Tuyên truyền giáo dục và tổ chức du lịch”. “Giám sát hiệu quả các hoạt động của dự án.”

Đây là một dự án cho khu bảo tồn thiên nhiên hoàn thiện trên mọi góc độ cho du lịch sinh thái: Từ quan điểm thiết kế, tổ chức trong dự án nhằm phục vụ du khách cũng như xác định các phương án hình thức để vận động cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch.

7.2 Về hoạt động của các hãng lữ hành:

Hiện nay du lịch sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long có một số chương trình du lịch dựa vào việc khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm:

Du lịch tham quan, nghiên cứu khu bảo tồn thiên nhiên.

Du lịch sông nước tham quan miệt vườn.

Tổ chức các hành trình bằng xe đạp, xe máy, ô tô cấp khu vực hoặc xuyên Việt thể tham quan tìm hiểu các cảnh quan thiên nhiên, con người trên đất nước Việt Nam.

Nhìn chung các hoạt động của các hãng lữ hành có những hạn chế sau:

Đa số các chương trình tham quan đến các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên mang tính tham quan ngoạn cảnh hơn là tìm hiểu về hệ sinh thái.

Nhìn chung lực lượng hướng dẫn viên chưa được đào tạo và chưa có kiến thức đầy đủ về sinh thái. Vì vậy các chương trình tham quan đến các hệ sinh thái thường không được thuyết minh đầy đủ, không tạo được ý thức về sinh thái cho du khách.

Trước chuyến đi, du khách chưa nhận được thông tin về cách thức bảo vệ và hòa nhập với môi trường một cách đầy đủ và có hệ thống. Đây không chỉ là trách nhiệm của những người làm nghề hướng dẫn viên mà còn là trách nhiệm của các hãng lữ hành. Thế nhưng cũng rất khó cho các hãng lữ hành khi thông tin về đặc điểm của hệ sinh thái từ các đơn vị quản lý lãnh thổ tài nguyên du lịch sinh thái (Ban giám đốc vườn quớc gia, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên) rất chung chung, ít ỏi, thậm chí không có.

Các hoạt động của du khách chưa được hướng đến bảo vệ môi trường hoặc đóng góp cho bảo tồn bằng việc làm cụ thể (ngoại trừ những lời khuyên đừng xả rác bừa bãi đối với khách du lịch nội địa, mà xả rác chỉ là một trong rất nhiều các tác động mà du khách có thể gây ra cho môi trường thiên nhiên hoang dã như tiếng ồn, ghi khắc lên cây, hái lượm hoặc bẻ cây non, làm ô nhiễm nguồn nước bằng việc tắm giặt, vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định….)

7.3 Về chính quyền và cộng đồng địa phương:

Mô hình quản lý khu du lịch cù lao Thới Sơn (Tiền Giang-Bến Tre) cho thấy những đóng góp nhất định của chính quyền địa phương trong việc tham gia quản lý địa bàn và tạo điều kiện thuận lợi cho du khách.

Những bộ luật của chính phủ, những dự án nhằm kiểm soát dân số, dự án trồng rừng, dự án hướng dẫn các loại hình kinh tế phù hợp trong kế hoạch định canh, định cư, chương trình “xóa đói giảm nghèo” của chính phủ đã mang lại những cải thiện đáng kể cho các khu bảo tồn thiên nhiên .

Tuy vậy: nhìn chung các cộng đồng dân cư địa phương đang gây những áp lực rất lớn tới các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tượng đang gây sức ép lớn nhất là sự chặt phá ồ ạt các cánh rừng ngập mặn để lập đầm nuôi tôm. Thậm chí, các vùng đất sâu hơn cũng bị ảnh

hưởng khi xuất hiện hiện tượng “dẫn biển” nhập điền nhằm nuôi tôm làm thay đổi chế độ nước, làm tăng độ mặn ăn sâu vào đất liền, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng đất ngập nước vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cho dù đã có luật cấm, nhưng các loài thú hoang dã vẫn bị săn bắt và buôn bán, những vụ khai thác gỗ và chặt phá rừng vẫn xảy ra. Theo các nhà khoa học thì “không có chương trình bảo vệ môi trường nào có thể thành công nếu không giảm dần được sức ép hàng ngày của nghèo đói”. Vì vậy nên hướng dẫn cho cộng đồng địa phương các biện pháp khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, tổ chức tham quan nước ngoài để mở rộng tầm nhìn, cho bà con vay vốn… Đặc biệt theo quan điểm của du lịch sinh thái, chính quyền địa phương nên sử dụng các chính sách gắn bó quyền lợi và trách nhiệm lâu dài để họ yên tâm sinh sống dựa vào tài nguyên rừng mà không phải phá hủy nó.


CHƯƠNG V

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Nhìn chung, du lịch sinh thái trên thế giới cụ thể là ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát triển. Các tổ chức hoạt động du lịch nói chung (nhìn dưới cả 2 góc độ quản lý tại các khu du lịch sinh thái và đơn vị lữ hành) trên thực chất vẫn còn là du lịch dựa vào thiên nhiên mang màu sắc của du lịch sinh thái, chưa chứa đựng những yếu tố hợp thành đầy đủ của loại hình du lịch sinh thái vừa là khám phá thiên nhiên vừa bảo vệ thiên nhiên với đầy đủ trách nhiệm. Đặc biệt các đơn vị lữ hành ngoài việc đưa du khách đến các khu bảo tồn để tham quan thì họ chưa hề có một loại hình hoạt động hoặc phương thức hoạt động nào nhằm thể hiện vai trò tích cực của mình cho công tác bảo tồn. Cụ thể là công tác giáo dục và chuẩn bị cho du khách hòa nhập vào môi trường tự nhiên.

Có một số nguyên nhân cơ bản hạn chế sự phát triển của du lịch sinh thái Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng như sau:

Đây là 1 loại hình mới cả về khái niệm, tổ chức, quy hoạch, đầu tư và khai thác.

Chưa có được những đánh giá cần thiết về tiềm năng du lịch sinh thái và quy hoạch du lịch trong hầu hết các khu bảo tồn thiên nhiên dẫn đến thiếu những thông tin cần thiết và bổ ích cho du khách về khu du lịch sinh thái cũng như có thể đóng góp cho nỗ lực bảo tồn.

Lực lượng quản lý các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên còn thiếu về số lượng và chất lượng (việc đào tạo chưa bài bản và chưa có những kiến thức đáp ứng nhu cầu).

Đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, có kiến thức về tự nhiên, môi trường sinh thái còn yếu và thiếu.

Việc quản lý và phát triển du lịch sinh thái còn mang tính tự phát, kinh doanh du lịch lữ hành (một hoạt động chủ yếu của kinh doanh du lịch) chưa được chú ý. Thiếu một “hệ thống, công nghệ quản lý, khai thác sản phẩm” phù hợp và tiên tiến nên sản phẩm du lịch chưa thực sự trở thành hàng hóa, còn nghèo nàn và chậm đổi mới.

Các loại hình du lịch sinh thái còn đơn giản, chưa tạo được sức hấp dẫn đối với du khách. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của du lịch và ảnh hưởng luôn đến nguồn tái đầu tư, bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái.

Tỉ trọng chi phí cho hoạt động sử dụng dịch vụ và mua sắm sản phẩm địa phương chiếm rất nhỏ trong tổng chi phí tiêu xài của du khách (không quá 10%) dẫn đến việc thiếu sự tham gia tích cực của Cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch.

Hiện tượng đón nhận lượng du khách quá tải ở khu du lịch sinh thái cho thấy mâu thuẫn cơ bản vẫn còn tồn tại giữa lợi ích thu được tù du lịch và lợi ích bảo tồn, mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và khả năng phát triển bền vững.

Để loại hình du lịch sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển đúng hướng và đóng góp tích cực trong việc bảo tồn. Chính phủ, Tổng cục du lịch là cơ quan cao nhất của cấp ngành và các đơn vị quản lý kinh doanh du lịch cấp dưới cần định hướng, quan tâm và giải quyết một số vấn đề có liên quan sau:

Định hướng về cơ chế, chính sách

Nhà nước phải ban hành và thực thi một chính sách đồng bộ, khuyến khích việc khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái, đặc biệt ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên nhằm cho phép người dân tham gia cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo. Tạo môi trường thuận lợi với những cơ chế có tính khuyến khích để mọi thành phần kinh tế có thể đầu tư phát triển các khu du lịch sinh thái. Điều này đặc biệt có ý nghĩa bởi việc thu hồi vốn từ các dự án này thường lâu và khả năng rủi ro cao.

Cần có một cơ chế thoáng hơn về tài chính để những lợi ích thu được từ du lịch sinh thái được khuyến khích và có thể chia sẻ trực quan đối với toàn thể cộng

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 31/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí