Việc Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ, Giảng Viên Được Quan Tâm, Từng Bước Kiện Toàn.


chương trình bồi dưỡng LLCT cho đảng viên mới đã cung cấp khá toàn diện, cơ bản những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trên các lĩnh vực của đời sống, giúp học viên có cái nhìn toàn diện, là cẩm nang đối với người học khi thực hiện các nhiệm vụ.

Trong 12 năm từ 2008 - 2020, các TTBDCTCH đã mở được 28.887 lớp bồi dưỡng 6 chương trình chuyên đề (Tư tưởng Hồ Chí Minh; Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; Giáo dục đạo đức cách mạng trong thời kỳ mới; Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam; Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Hội nhập quốc tế) cho 3.231.348 học viên [Phụ lục số 1. A3].

Để đảm bảo việc cập nhật và thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn cơ sở một cách nhanh nhất, đầy đủ và toàn diện nhất, các TTBDCTCH theo sự chỉ đạo của cấp ủy còn tổ chức các lớp nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết hội nghị Trung ương, thông tin những vấn đề mới về LLCT và thực tiễn, đồng thời các trung tâm còn tổ chức hội thảo, hội nghị góp ý về dự thảo các văn kiện Đại hội của Đảng và dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên và của cấp mình. Nội dung của các lớp nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết chú trọng các quan điểm, mục tiêu, chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước, chú trọng thông tin những vấn đề lý luận và các vấn đề thực tiễn đang đặt ra, những vấn đề về chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng ở địa phương, cơ sở. Trong 12 năm các TTBDCTCH đã mở được 218.633 lớp học tập, nghiên cứu, triển khai nghị quyết, các lớp cấp ủy yêu cầu với 17.984.263 lượt người dự [Phụ lục số 1. A3].

Đánh giá chung về nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại các TTBDCTCH có thể khẳng định, hệ thống nội dung các chương trình giáo dục lý luận chính trị bước đầu đã vận dụng tương đối tốt quan điểm chỉ đạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Các nội dung giảng dạy đã bao quát được hệ


thống lý luận nền tảng tư tưởng của Đảng: lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục các chuẩn mực đạo đức, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... Nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã đảm bảo tỉ lệ phù hợp giữa kiến thức lý luận và chuyên môn, nghiệp vụ; tỉ lệ giữa các nội dung ngày càng phù hợp với đối tượng là cán bộ, đảng viên, hội viên các tổ chức đoàn thể chính trị -xã hội và quần chúng nhân dân cơ cở, (nội dung về chuyên môn nghiệp vụ và đường lối, chính sách của Đảng chiếm tỉ lệ nhiều nhất, trên 30 - 40% nội dung của các chương trình). Đồng thời nội dung chương trình cũng đã từng bước được tinh giản, khắc phục phần nào sự trùng lắp, tính kinh viện, xa rời thực tiễn, đảm bảo một cách tương đối tính lôgic giữa các chuyên đề, giữa các chương, phần, đề mục.

2.1.1.4. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên được quan tâm, từng bước kiện toàn.

Đội ngũ giảng viên chuyên trách tại các TTBDCTCH về cơ bản đã đảm bảo về số lượng và chất lượng. Năm 2005, khi tổng kết Quyết định 100- QĐ/TW, ngày 03/6/1995 của Ban Bí thư khóa VII về việc tổ chức TTBDCTCH, đội ngũ giảng viên của trung tâm mới có 2.365 cán bộ, trong đó có 1.167 giảng viên (chiếm 49,3% tổng số cán bộ, giảng viên của trung tâm). Giảng viên có trình độ chuyên môn là thạc sĩ có 7 đồng chí (chiếm 0,6%), đại học là 1.061 đồng chí (chiếm 90,9%). Cán bộ, giảng viên có trình độ cao cấp LLCT là 837 đồng chí (chiếm 35,4% tổng số cán bộ, giảng viên của trung tâm); trung cấp LLCT là 626 đồng chí (chiếm 26,5%) [8,12].

Năm 2020, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của 648/709 trung tâm, tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên (kể cả hợp đồng vụ việc) của các trung tâm là 2.923 người, trong đó có 1.273 giảng viên, đạt tỷ lệ 43,55 % tổng số biên chế; cán bộ hành chính, người lao động chiếm khoảng 28,7%. Về trình độ chuyên môn, có 2.157/2.923 số cán bộ (chiếm 73,8%) có trình độ đại học,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.


cao đẳng; có 516/2.923 đồng chí (chiếm 17,6%) cán bộ có trình độ thạc sĩ; có 04/2.923 đồng chí là tiến sĩ (chiếm 0,14%). Về trình độ lý luận chính trị: Có tới 1.478/2.648 số cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị (55,8%); số cán bộ có trình độ trung cấp 924 đồng chí, chiếm 34,9% [Phụ lục số 3]. Như vậy, hiện nay, đội ngũ giảng viên đã ngày càng lớn mạnh về số lượng, chất lượng đã ngày càng được nâng cao. Đây chính là lực lượng nòng cốt trong việc giáo dục LLCT tại địa bàn cấp huyện, góp phần “đào tạo lớp người, lớp cán bộ mới”, giữ vững niềm tin, bản lĩnh chính trị, tạo nên sức mạnh góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước trong thời gian qua.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở Việt Nam hiện nay - 14

Không chỉ được nâng lên về số lượng và trình độ, nhiều cấp ủy cấp huyện cũng đã chủ động phát hiện, quy hoạch, sắp xếp, bố trí, xây dựng đội ngũ lãnh đạo quản lý, cán bộ, giảng viên đảm bảo tiêu chuẩn và trình độ chuyên môn, trình độ LLCT theo quy định; hằng năm tiến hành rà soát, tuyển chọn, đánh giá cán bộ, giảng viên, xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên để từng bước bảo đảm yêu cầu về trình độ và nghiệp vụ sư phạm.

Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người giảng viên, người huấn luyện “phải là kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc”, nhiều tỉnh ủy, thành ủy đã quan tâm, chỉ đạo xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên trách của các trung tâm. Nhiều cấp ủy đã xây dựng cơ chế đặc biệt để ưu tiên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi vào làm việc tại trung tâm. Để đảm bảo giảng viên vừa có kiến thức lý luận vừa có kiến thức thực tiễn, một số cấp ủy đã tiến hành luân chuyển cán bộ về làm giám đốc, phó giám đốc TTBDCTCH hoặc điều động cán bộ từ trung tâm sang làm chuyên viên, phó các ban chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp huyện, hoặc các phòng thuộc khối hành chính và ngược lại. Tỉnh Quảng Ngãi trong 05 năm gần đây đã luân chuyển được gần 50 lượt cán bộ ban tuyên giáo về làm giám đốc, phó giám đốc trung tâm; điều động 15 lượt cán bộ từ trung tâm sang làm chuyên viên, phó các ban chuyên trách hoặc phó các phòng thuộc


khối hành chính.

Cấp ủy, lãnh đạo các trung tâm cũng đã ngày càng quan tâm đúng mức hơn tới công tác xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm. Chú trọng việc xây dựng kế hoạch, cơ chế phối hợp với cơ quan chủ quản giảng viên kiêm nhiệm để bố trí sắp xếp giảng viên tham gia giảng dạy, cung cấp giáo trình, đề cương bài giảng, tài liệu tham khảo... cho từng giảng viên; tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên giảng dạy có chất lượng.

Trong những năm gần đây, đa số các TTBDCTCH đã chủ động tổ chức nhiều hoạt động góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy như: tọa đàm, trao đổi về kinh nghiệm giảng dạy, dự giờ, cử giảng viên tham dự tập huấn lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực; tổ chức tham gia hội nghị giao ban, tập huấn hoặc thao giảng, dự giờ theo cụm, khu vực; tổ chức hội thi giảng viên LLCT giỏi các cấp để đội ngũ cán bộ, giảng viên các TTBDCTCH có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm giảng dạy. Thông qua các hoạt động đó, giảng viên chuyên trách và kiêm nhiệm của TTBDCTCH đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng bài giảng. Năng lực công tác, kỹ năng giảng dạy của đội ngũ cán bộ, giảng viên trung tâm đã ngày càng tốt hơn, đáp ứng phần nào yêu cầu của hoạt động giáo dục LLCT ở cơ sở. Nhiều địa phương đã làm tốt công tác này như Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Hậu Giang,...

3.1.1.5. Việc tổ chức, quản lý lớp học ngày càng khoa học, nền nếp.

Việc tổ chức quản lý học viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng tại các TTBDCTCH ngày càng đi vào nền nếp; số lượng lớp và học viên được đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm ngày càng nhiều và được nâng cao về chất lượng, cơ bản đáp ứng nhu cầu của cơ sở. Các lớp học đã dần tránh được tình trạng lớp quá đông mà “đông quá thì dạy và học ít kết quả” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn. Về cơ bản số lượng học viên các lớp đảm bảo từ 70 - 120 học viên. Việc tổ chức lớp học cũng đã quan tâm hơn đến việc mở lớp cho các đối tượng học viên có cùng trình độ LLCT, chuyên môn, nghiệp vụ


cũng như độ tuổi, tránh sự chênh lệch quá lớn về độ tuổi, kiến thức trong cùng một lớp. Với các lớp khó tập trung được học viên có cùng trình độ, độ tuổi, giảng viên trong quá trình giảng dạy đã chú ý hơn đến tính đặc thù này để cung cấp những kiến thức cũng như đưa ra các phương pháp dạy học phù hợp. Bên cạnh đó, ở một số địa bàn có khó khăn trong việc đi lại, các TTBDCTCH đã mở lớp ở thôn, xã để tạo điều kiện cho mọi cán bộ, đảng viên đều được bồi dưỡng nâng cao trình độ LLCT và nghiệp vụ công tác.

Trong năm 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh, một số lớp không tập trung được nên một số trung tâm đã chuyển qua học online. Trung tâm cung cấp bài giảng để học viên nghiên cứu, sau đó trao đổi qua hình thức học trực tuyến và kiểm tra bằng bài thu hoạch gửi về cho trung tâm. Bình Thuận, Cần Thơ, Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương, Ninh Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã làm tương đối tốt việc học bằng hình thức này.

3.1.2. Những hạn chế trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

3.1.2.1. Việc xác định vị trí, vai trò, mục đích giáo dục lý luận chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đặt đúng tầm mức, yêu cầu nhiệm vụ.

Một số cấp ủy, chính quyền các cấp chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của giáo dục LLCT nên coi trọng đầu tư cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương hơn là đầu tư cho giáo dục LLCT. Vị thế của trung tâm trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ chưa được coi trọng đúng mức nên việc đầu tư nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho các trung tâm chưa được quan tâm, chưa xây dựng được cơ chế, chính sách để trung tâm vận hành như một cơ sở giáo dục. Do coi nhẹ việc giáo dục LLCT nên nhiều địa phương bố trí tổ chức bộ máy, biên chế của trung tâm không bảo đảm theo quy định, cơ cấu biên chế không phù hợp, chưa quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học.

Theo số liệu biên chế cụ thể của 538/709 trung tâm có báo cáo, có 94


trung tâm chưa đủ biên chế tối thiểu (chiếm 17,5%). Trong đó có: 03 trung tâm có 01 biên chế; 13 trung tâm có 2 biên chế; 78 trung tâm có 3 biên chế. Cơ cấu biên chế nhiều trung tâm cũng chưa phù hợp. Theo báo cáo số liệu về giảng viên chuyên trách của 488 trung tâm, có 29 trung tâm không có giảng viên chuyên trách (chiếm 5,9%); 116 trung tâm có 01 giảng viên chuyên trách (chiếm 23,8%); 186 trung tâm có 02 giảng viên chuyên trách (chiếm 38,1%) [phụ lục số 3]

Việc xác lập mục tiêu, mục đích giáo dục LLCT trên thực tế triển khai, từ việc biên soạn tài liệu, cách giảng của giảng viên đến việc học của học viên cũng còn nhiều bất cập, hạn chế.

Tài liệu biên soạn của Ban Tuyên giáo Trung ương cũng như các bài giảng của giảng viên mới chỉ quan tâm, chú trọng đến việc trang bị những kiến thức lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà chưa quan tâm đúng mức đến khả năng vận dụng lý luận đó vào thực tiễn của học viên. Chưa thực hiện đúng theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục đích học LLCT là: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ” [99, 208]. Trong biên soạn, các chương trình cũng chủ yếu cung cấp kiến thức LLCT, nhấn mạnh đến việc trang bị lập trường giai cấp, các chuẩn mực đạo đức, bồi dưỡng niềm tin vào sự nghiệp cách mạng nhưng lại thiếu những nội dung định hướng giúp người học vận dụng kiến thức đó vào thực tế, việc trang bị kiến thức để “làm việc, làm cán bộ” còn chưa đạt được yêu cầu đề ra.

Trong giảng dạy, nhiều giảng viên LLCT cũng chưa nhận thức rò vị trí, vai trò, mục tiêu, mục đích của giáo dục LLCT theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Giảng viên lên lớp nhưng không chuyển tải được tinh thần, nội dung cơ bản, cốt lòi của bài; không thấy được đích đến của giáo dục LLCT là làm sao cho người nắm được phương pháp, cách thức, tinh thần để “xử trí trong công việc”, “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể,


giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”[99, 208]. Một số giảng viên chỉ quan tâm làm sao cung cấp thật nhiều nội dung, nhồi nhét thật nhiều kiến thức mà ít hoặc không quan tâm đến việc giúp cho học viên từ những kiến thức lý luận đó để hình thành niềm tin, bản lĩnh chính trị, thái độ tích cực trong học tập và làm việc, biết vận dụng những kiến thức đã học vào công việc và cuộc sống, …

Nhiều học viên chưa nhận thức được vị trí, vai trò, mục đích của giáo dục LLCT, thấy việc học LLCT vừa trừu tượng, khô khan, khó hiểu lại không giúp được gì trong công việc, cuộc sống hằng ngày. Một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện ngại học lý luận chính trị, không tích cực nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chưa tích cực tham gia đào tạo lại, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ. Tâm lý coi nhẹ việc học chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của một số học viên còn khá phổ biến. Mục đích học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có biểu hiện bị sai lệch, như học để cho qua, học lấy điều kiện để nâng lương, đề bạt. Việc tuyển dụng coi trọng bằng cấp không chú ý đến năng lực, hiệu quả công việc trong công tác tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ đã làm ảnh hưởng đến việc xác định động cơ học tập. Điều này đã gây nên hệ lụy, người học chỉ cần đủ bằng cấp, chứng chỉ để đủ điều kiện dự thi, nâng ngạch mà không cần đến kiến thức thực sự nên họ không chủ động, tích cực trong học tập, sẵn sàng mua điểm, mua bằng để có đủ các chứng chỉ, bằng cấp theo yêu cầu....

Kết quả điều tra đối với học viên các TTBDCTCH cho thấy, chỉ có 35% ý kiến cho rằng cán bộ, đảng viên tham gia các lớp học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với mục đích “Học để lấy kiến thức vận dụng vào công việc và cuộc sống”. Đa số (52%) đánh giá “Học chỉ để lấy bằng cấp, chứng chỉ (phục vụ cho việc thi nâng ngạch, tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm công chức, viên chức)”. Một bộ phận không nhỏ (45%) cho


rằng, “Học chỉ để hoàn thành nhiệm vụ do cơ quan cử đi” [13, 36].

Đây thực sự là một thực trạng đáng báo động trong nhận thức cũng như thực hiện của người học, đặt ra nhiều vấn đề để các cơ quan chỉ đạo, quản lý, các nhà giáo cần nhìn lại công tác giáo dục LLCT nói chung và mục tiêu, mục đích giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở trong thời gian qua.

3.1.2.2. Việc chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị chưa thống nhất, đồng bộ

Trong những năm qua, việc chỉ đạo của TTBDCTCH nhiều khi chưa thống nhất, còn chồng chéo trong lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu thống nhất trong hệ thống văn bản hành chính, trong công tác tổ chức, nhân sự, biên chế... Theo Quyết định số 185-QĐ/TW thì TTBDCTCH vừa trực thuộc cấp ủy cấp huyện, lại vừa trực thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện nên việc xác định vị trí của trung tâm cũng không thống nhất, các quy định về hoạt động, mối quan hệ công tác của TTBDCTCH cũng không nhất quán. Theo Điều 14 (khoản 1) trong Quy định số 45-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Bộ Chính trị về thi hành Điều lệ Đảng thì: Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có các cơ quan, đơn vị: văn phòng, ban tổ chức, cơ quan ủy ban kiểm tra, ban tuyên giáo, ban dân vận, trung tâm bồi dưỡng chính trị”, nhưng đến Quy định số 220-QĐ/TW, ngày 27/12/2013 của Ban Bí thư về “chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy” lại chỉ có văn phòng cấp ủy và các ban xây dựng Đảng, không có TTBDCTCH. Điều này, dẫn đến việc chưa đồng bộ trong công tác tổ chức, nhân sự, biên chế, sinh hoạt, chồng chéo trong lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu thống nhất trong hệ thống văn bản hành chính do trung tâm ban hành, đồng thời bản thân TTBDCTCH cũng không biết mình thuộc về đâu…

Mối quan hệ công tác, cơ chế quản lý hoạt động giáo dục của trung tâm cũng chưa rò. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn (Quyết định số 185-QĐ/TW, Hướng dẫn số 29-HD/BTGTW, Quy định số 1853-QĐ/BTGTW) chưa làm rò

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022