Thực Trạng Của Những Hạn Chế Của Việc Phát Huy Nhân Tố Chủ Quan Của Đội Ngũ Giảng Viên Trong Đào Tạo Sĩ Quan Ở Các Học Viện Quân Đội Nhân Dân

91


hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, ít có tình trạng vi phạm kỷ luật, pháp luật, đảo ngũ. Họ có kiến thức, năng lực chỉ huy đơn vị, có ý chí quyết tâm, có đạo đức, phẩm chất, nhân cách, phong cách quân nhân quân đội mới, là do họ được trạng bị từ khi đang đào tạo ở các Học viện QĐNDL. Ngày nay, do có nhiều đội ngũ sĩ quan tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, hiếu với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập Tổ quốc, vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) cho nên QĐNDL ngày càng trường thành, vững mạnh và đủ khả năng để bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền nhà nước, gìn giữ hòa bình, an ninh trật tự, khắc phục thiên tai. Những thành tích nêu trên không phải tự nhiên mà có. Tất nhiên nó có nhiều yếu tố hợp thành, nhưng một trong những yếu tố quan trọng đó là sự cố gắng, nỗ lực, tích cực, cống hiến, góp công của đội ngũ giảng viên. Nói cách khác là do phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào đạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL những năm qua.

3.1.2. Thực trạng của những hạn chế của việc phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào những năm qua

Thứ nhất, nhận thức chưa tốt của một bộ phận giảng viên về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong việc đào tạo sĩ quan trong các Học viện Quân đội nhân dân Lào nên chất lượng giảng dạy ở một bộ phận giảng viên chưa cao, chưa phát huy được tính sáng tạo trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Một số giảng viên chưa nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, cho nên họ chưa có động cơ, thái độ và ý chí quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của họ. Họ chỉ thực hiện theo nhiệm vụ, theo mệnh lệnh, theo lợi ích cá nhân, giảng dạy theo bố trí, sắp sếp cho hết thời giờ mà thôi, chứ không phải giảng dạy theo lòng yêu nghề, lòng quý mến học viên. Cho nên kết quả giảng dạy của họ chưa thực sự đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu, nội dung, chương trình đào tạo sĩ quan bậc đại học. Một số

92


giảng viên không được đào tạo theo chuyên môn, theo các lớp sư phạm mà được đưa từ các đơn vị về làm công tác giảng dạy, thậm chí một số giảng viên chỉ có trình độ cao đẳng. Điều đó dẫn tới chất lượng giảng dạy còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo của các Học viện. Một số giảng viên do ít được trải nghiệm trong thực tiễn xây dựng đơn vị, do vậy thiếu khả năng giải quyết mối quan hệ giữa tri thức lý luận với kinh nghiệm thực tiễn. Một số giảng viên chỉ qua đào tạo ở các trường đại học ngoài quân đội nên tri thức về lĩnh vực quân sự còn hạn chế. Điều này giống như Hồ Chí Minh đã nhận định rằng: “Vì kém lý luận, cho nên gặp mọi việc không biết xem xét cho rò, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Không biết nhận rò điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường thất bại” [55, tr.274].

Mặt khác, tỷ lệ giảng viên đã qua đào tạo sau đại học trực tiếp làm công tác giảng dạy còn thấp. Theo điều tra vẫn còn 24.85 % đội ngũ giảng viên có trình độ cao đẳng. Số giảng viên đã qua thực tiễn chiến đấu ngày càng giảm. Số giảng viên có học vị, học hàm cao lại phát triển chậm chạp. Theo số liệu cho thấy trình độ tri thức của đội ngũ giảng viên còn mất cân đối về chất lượng, thiếu về số lượng chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL theo hướng chính quy, mẫu mực, tiên tiến, hiện đại. Với thực trạng trên, chúng ta cần phải có biện pháp thích hợp để xử lý kịp thời. Đó là giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao trình độ tri thức, đào tạo và bồi dưỡng tri thức đối với đối tượng thực hiện nhiệm vụ giảng dạy chưa đạt yêu cầu về nội dung, chương trình đào tạo sĩ quan, đối với đối tượng chưa phát huy tốt nhân tố chủ quan của họ, kiên quyết loại trừ những đối tượng vi phạm quy chế, vi phạm kỷ luật và pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Những năm qua, do hạn chế về trình độ tri thức, chuyên môn sư phạm, kinh nghiệm giảng day của một số đội ngũ giảng viên, cho nên chất lượng giảng dạy của họ chưa cao. Hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng số lượng đội ngũ giảng viên có trình độ cao đẳng, cử nhân đông hơn đội ngũ giảng viên có

93

Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các học viện quân đội nhân dân Lào hiện nay - 13


trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, và vẫn còn tình trạng đội ngũ giảng viên ít kinh nghiệm đông hơn đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm. Đội ngũ giảng viên mới vào nghề có xu hướng tăng lên và ngược lại đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm có xu hướng giảm xuống. Nhìn chung, do hạn chế về trình độ tri thức, chuyên môn sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy cho nên năng lực sư phạm của môt số giảng viên còn hạn chế nhất định. Năng lực sư phạm của một số giảng viên còn hạn chế, thiếu khoa học trong xây dựng kế hoạch; còn đơn giản trong công tác chuẩn bị bài giảng, còn thụ động không làm chủ được nội dung và thời gian giảng dạy, khó khăn trong sử dụng phương tiện, khó khăn trong xử lý các tình huống sư phạm. Theo số lượng điều tra có 41.80 % đội ngũ giảng viên còn yếu về năng lực sử dụng phương tiện dạy học, kỹ năng sư phạm; 42.37 % đội ngũ giảng viên trình độ tri thức, trình độ lý luận, chuyên môn sư phạm còn yếu; 23.16 % đội ngũ giảng viên còn yếu về đạo đức sư phạm, gương mẫu, ý thức trách nhiệm [phụ lục 7].. Một số giảng viên chưa tận dụng hết tính năng, tác dụng của giảng đường chuyên dung, phương tiện hiện đại để giảng dạy. Trong khi đó 36.72 % đội ngũ giảng viên cho rằng năng lực, trình độ chuyên môn sư phạm của họ là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình giảng dạy của họ [phụ lục 4].

Những hạn chế về phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL còn biểu hiện ở kết quả học tập, rèn luyện của một số học viên vẫn còn những hạn chế nhất định, về trình độ nhận thức lý luận được nâng lên nhưng so với yêu cầu còn hạn chế. Một số học viên nắm được kiến thức nhưng biểu hiện chưa sâu, chưa thành kiến thức vững chắc của bản thân. Tỷ lệ học viên giỏi còn thấp, tỷ lệ rèn luyện đạt trung bình hàng năm vẫn còn cao. Một số học viên bị thi trượt và bị đuổi khỏi các Học viện. Theo kết quả điều tra chỉ 19.77 % đội ngũ học viên có trình độ tốt; 75.70 % đội ngũ học viên có trình độ trung bình; 4.51 % đội ngũ học viên có trình độ yếu

94


[phụ lục 6]. Theo phản ánh của nhiều đơn vị cho rằng một số sĩ quan qua đào tạo

ở các Học viện QĐNDL không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, tinh thần vượt khó, ý chí quyết tâm của một bộ phận giảng viên chưa cao, chưa có tình cảm, ý chí, động cơ, thái độ đúng đắn về đào tạo sĩ quan, ý thức trách nhiệm thấp dẫn đến chất lượng giảng dạy chưa cao; thiếu linh hoạt, thiếu chủ động trong xây dựng kế hoạch, đổi mới nội dung, phương pháp; chưa phát huy tốt những phương tiện hiện đại vào thực tiễn giảng dạy.

Theo số liệu điều tra cho thấy 28.24 % đội ngũ giảng viên là do cấp trên bố trí, sắp xếp, 3.38 % đội ngũ giảng viên đành phải chấp nhận nghề giảng viên là do không còn con đường chọn nghề nào khác tốt hơn, 0.56 % đội ngũ giảng viên là do lời khuyên của bạn bè, gia đình, họ hàng, 9.60 % đội ngũ giảng viên muốn chuyển sang nghề khác và muốn được nhận chức vụ chỉ huy, lãnh đạo ở các đơn vị ngoài các Học viện QĐNDL [phụ lục 2 ]. Về ý thức tổ chức kỷ luật ở một số giảng viên chứa cao. Ý thức tự giác trong rèn luyện, trong học tập ở một số giảng viên còn hạn chế. Một số giảng viên vi phạm kỷ luật của Học viện, pháp luật của Nhà nước và bị sa thải. Theo điều tra điểm yếu nhất của đội ngũ giảng viên: 23.16 % cho rằng đạo đức sư phạm, gương mẫu, ý thức trách nhiệm của họ; 16.38 đội ngũ giảng viên cho rằng kỷ luật lỏng lẻo. Như vậy, tình cảm, ý chí, động cơ, thái độ, trách nhiệm của một số giảng viên chưa vững chắc, còn biểu hiện giao động, chờ thời.

Tình cảm đội ngũ giảng viên chưa thật sự gắn bó với nghề nghiệp, với nhiệm vụ của mình, một phần giảng viên từ bỏ nghề, muốn chuyển sang nghề khác với mức thu nhập cao hơn. Theo số liệu điều tra cho thấy 9.60 % đội ngũ giảng viên muôn chuyển sang nghề khác với lý do muốn cải thiện kinh tế gia đình, chuyển sang nghề khác cho phù hợp với khả năng của họ, chuyển sang nghề khác do không chịu áp lực công việc. Ngoài ra khi điều tra lý do chòn nghề của họ cho thấy 28.24 % đội ngũ giảng viên cho là do cấp trên bố trí, sắp xếp; 3.38 % cho là không còn con đường nào khác [phụ lục 2]. Điều này

95


chứng tỏ trong số của họ chưa tự nguyện chọn nghề giảng viên, cho nên họ chưa có tình cảm, động cơ, thái độ đúng đắn đối với nghề giảng viên.

Do tinh thần, thái độ, động cơ, trách nhiệm học tập thiếu cố gắng của một số học viên luôn tác động đến tình cảm, ý chí, động cơ, thái độ, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên. Bởi vì, một nguyên nhân là do công tác tuyển chọn đầu vào chưa thật chu đáo, nghiêm chỉnh; vẫn còn tồn tại trường hợp học viên gửi giúp, thân quen, con cháu lãnh đạo, chỉ huy cấp cao. Cho nên vẫn còn một số học viên chưa thật chủ động trong quá trình học tập rèn luyện. Động cơ, thái độ, ý thức, trách nhiệm học tập của họ chưa cao, còn biểu hiện dựa dẫm, lợi dụng quen biết nhờ gửi để nâng cao kết quả học tập, rèn luyện của mình.

Trong quá trình học tập, một số học viên còn thụ động, máy móc sao chép, chưa chịu tìm tỏi, nghiên cứu, trao đổi chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của giảng viên, vi phạm quy chế thi, kiểm tra. Một số học viên thi trượt và tìm cách mua xin điểm hay mua chuộc giảng viên. Theo điều tra 20.90 % đội ngũ giảng viên cho rằng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên là trình độ nhận thức của đội ngũ học viên chưa đồng đều. Những hạn chế trên là do một số giảng viên, học viên “làm việc không đúng, không khéo thì còn nhiều khuyết điểm. Khuyết điểm nhiều thì thành tích ít. Khuyết điểm ít thì thành tích nhiều” [55, tr.273]

3.2. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG PHÁT HUY NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG ĐÀO TẠO SĨ QUAN Ở CÁC HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO NHỮNG NĂM QUA

3.2.1. Nguyên nhân của kết quả phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào những năm qua

3.2.1.1. Những nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, chính trị, xã hội của

đất nước trong thời kỳ đổi mới và sự nghiệp xây dựng QĐNDL, xây dựng các

96


Học viện QĐNDL trong giai đoạn hiện nay đã tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức, tư tưởng, tâm lý của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ĐNDCML, sự nghiệp đổi mới ở Lào ngày càng phát triển toàn diện và đạt được nhiều thành tựu hết sức quan trọng. “Nền kinh tế liên tục phát triển với tốc độ 7.9 %/năm”[ 28, tr. 12], tổng sản phẩm quốc nội tiếp tục tăng lên từ 117.252 tỷ LAK (Lào kip) trong năm 2015; 129.279 tỷ LAK trong năm 2016; 140.749 tỷ LAK trong năm 2017; và

152.435 tỷ LAK trong năm 2018, mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên

2.468 USD/người/năm trong 2017, đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng, nạn đói nghèo từng bước được đẩy lùi, tỷ lệ hộ nghèo có xu thế giảm xuống, tình hình chính trị, xã hội ngày càng ổn định. Những chuyển biến tích cực của nền kinh tế - xã hội của Lào đã tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên phát triển về trình độ tri thức, phẩm chất, năng lực, vừa tạo nên động lực thúc đẩy đội ngũ giảng viên tích cực, phấn đấu, vươn lên từng bước đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL. Thành tựu đó là động lực vật chất và tinh thần phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan.

Thứ hai, do thường xuyên có sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Tổng cục tham mưu, Tổng cục chính trị, Tổng cục hậu cần - kỹ thuật cho nên sự nghiệp xây dựng các Học viện QĐNDL chính quy, tiên tiến, mẫu mực và từng bước hiện đại nói chung, đào tạo sĩ quan nói riêng ngày càng đạt được những thành tựu quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên phát huy nhân tố chủ quan của mình. Do sự quan tâm, chỉ huy, lãnh đạo của cấp trên đã nêu trên, cho nên nó đã tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan ngày càng cao, môi trường dân chủ, đoàn kết, thống nhất ngày càng được cải thiện, đời sống, kinh tế, văn hóa, nơi ăn, ở, việc làm, học hành của gia đình đội ngũ giảng viên ngày càng nâng cao, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, dùng cụ dạy học ngày càng

97


được đầu tư, phát triển, tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên nâng cao trình độ tri thức, học vị, học hàm của mình…Đây là một trong những điều kiện khách quan thuận lợi cho phát huy nhân tố chu quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan. Theo điều tra điều kiện nơi ở, nơi cư trú và mức sống của gia đình của đội ngũ giảng viên cho thấy 57.06 % gia đình đội ngũ giảng viên cư trú tại thành thị, 84.74 % có nhà riêng tư, 17.51 % đội ngũ giảng viên có mức sống khá giả, 79.09 % đội ngũ giảng viên có mức sống đủ ăn [phụ lục 1]. Những vấn đề đó có ý nghĩa trực tiếp tác động đến quá trình phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL.

Thứ ba, do Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa luôn nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan. Từ đó luôn có chủ trương, biện pháp, cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên. Công tác quản lý thường xuyên được đổi mới như công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên được tăng cường củng cố và ban hành. Một số quy chế trong đào tạo sĩ quan đã phát huy được tính tích cực, tự giác của đội ngũ giảng viên, học viên trong quá trình dạy và học. Bên cảnh đó công tác thi đua, khen thường, kỷ luật thường xuyên được thực hiện tốt. Do sự quan tâm, giúp đỡ, quản lý, chỉ huy, đôn đốc của Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên phấn khởi thực hiện tốt nhiệm vụ, phát huy tính tích cực, tự giác của mình. Do cho phép của Đảng ủy, Ban giám đốc, các, vụ, viện, khoa cho nên đội ngũ giảng viên có thể sử dụng những cơ sở vật chất bảo đảm, phương tiện, dùng cụ…trong dạy học mà cho phép họ nối dài các giác quan, phát huy nhân tố chủ quan của họ. Theo kết quả điều tra cho thấy

49.71 % đội ngũ giảng viên cho rằng Đảng ủy, Ban giám đốc rất quan tâm,

45.19 đội ngũ giảng viên cho rằng Đảng ủy, Ban giám đốc quan tâm đến quá trình đào tạo sĩ quan [phụ lục 9].

98


Thứ tư, do mục tiêu, yêu cầu, chương trình, nội dung đào tạo sĩ quan từng bước đổi mới, hoàn chỉnh theo hướng vừa bảo đảm tính hợp lý, lô gíc trong kết cấu, vừa đặt ra yêu cầu cao tiên tiến, hiện đại đối với đội ngũ giảng viên và học viên. Các Học viện QĐNDL đã xác định rò mục tiêu, yêu cầu, chương trình, nội dung đào tạo. Đó là đào tạo sĩ quan chính trị, sĩ quan chỉ huy binh chủng hợp thành, sĩ quan hậu cần, sĩ quan kỹ thuật quân sự và sĩ quan các binh chủng chuyên môn khác, có trình độ đại học cho QĐNDL. Sau khi mới tốt nghiệp ra trường các đối tượng này được phong quân hàm “trung úy” và có thể đảm nhiệm bí thư chi bộ hoặc đại đội trưởng trở xuống tùy theo khả năng và điều kiện của mỗi người. Đối tượng đào tạo được tuyển chọn khá chặt chẽ, đúng quy chế, chất lượng ngày càng cao, học tập nghiêm túc, có động cơ, thái độ rò ràng, luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ học tập. Cơ sở vật chất, phương tiện, tài liệu ngày càng được củng cố, đầu tư, xây dựng, từng bước đáp ứng nhu cầu giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Theo điều tra cho thấy 23.16 % đội ngũ giảng viên cho rằng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến phát huy tính tích cực của đội ngũ giảng viên là nội dung, chương trình đào tạo, 20.90 % đội ngũ giảng viên cho là trình độ nhận thức của đội ngũ học viên, 52.54 % đội ngũ giảng viên cho rằng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tính tích cực của họ là cơ sở vật chất bảo đảm, phương tiện dạy học [phụ lục 4]. Những thành tựu trên là động lực kích thích tính tính tích cực tự giác của đội ngũ giảng viên và tạo ra nhu cầu, điều kiện, môi trường thuận lợi để đội ngũ giảng viên phát huy nhân tố chủ quan của mình.

Thứ năm, do điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm về cơ bản có thể đáp ứng được việc phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên. Điều kiện cơ sở vất chất bảo đảm cho đào tạo sĩ quan và phát huy nhân tố chủ quan ở các Học viện QĐNDL về cơ bản có thể đáp ứng được. Do Đảng, Nhà nước đầu tư khá nhiều về xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm, cho nên các Học viện QĐNDL có hệ thống giảng đường, phòng học phù hợp với số lượng học viên, có hệ thống bãi tập, sa bàn, thao trường, trường bắn đủ để đội ngũ giảng viên và đội ngũ

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 31/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí