Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các học viện quân đội nhân dân Lào hiện nay - 9

59


chất, năng lực hiện có của con người cao hơn, nhiều hơn, tốt hơn, là quá trình không ngừng nâng cao tính tự giác, năng động, sáng tạo của chủ thể trong hoạt động thực tiễn. Đó là quá trình mở ra những điều kiện cần thiết để chủ thể chủ động nâng cao trình độ kiến thức, phát hiện và vận dụng đúng đắn những quy luật vốn có của tự nhiên, xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội và chính bản thân mình. Đây cũng là quá trình chuyển hóa những điều kiện khách quan trong đào tạo sĩ quan thành những nội lực chủ quan của đội ngũ giảng viên. Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tào sĩ quan sẽ đạt hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ nhận thức về vị trí, vai trò, ý thức trách nhiệm của họ đối với quá trình đào tạo cao hay thấp. Cho nên bản thân đội ngũ giảng viên cũng phải thường xuyên được giáo dục và tự giáo dục.

Đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL có vai trò quan trọng trong công tác đào tạo sĩ quan. Với những điều kiện khách quan thuận lợi, nếu đội ngũ giảng viên có năng lực giảng dạy tốt thì công tác đào tạo sĩ quan sẽ đạt kết quả tốt hơn. Do đó không thể phủ nhận vai trò có tính chất quyết định của đội ngũ giảng viên đối với đào tạo sĩ quan. Các Học viện QĐNDL muốn đào tạo đội sĩ quan chuyên nghiệp, trách nhiệm, trong sạch, năng động và hiệu quả phải có được đội ngũ giảng viên có kiến thức chuyên môn tốt, thành thạo kỹ năng giảng dạy và có thái độ đúng đắn với nghề nghiệp. Vì vậy, xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng là mục tiêu mong muốn của các Học viện QĐNDL.

Đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL là người thiết kế, tổ chức kế hoạch đào tạo cho học viên thông qua bài giảng của mình, do đó họ vừa là người thiết kế vừa là người thi công nhằm đạt được sự thành công trong bài giảng. Họ phải là người chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình đào tạo và là người có vai trò động viên, khuyến khích, định hướng nhu cầu đào tạo của học viên. Đội ngũ giảng viên không chỉ đơn thuần là người làm công tác

60


giảng dạy, người “truyền thụ” mà còn đóng nhiều vai trò khác trong môi trường đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL, như “tư vấn” cho học viên, “tạo điều kiện” cho học viên học tập, thể hiện như sau:

Một là, đội ngũ giảng viên là người tham gia vào quá trình xây dựng chương trình, tài liệu cho các khoá đào tạo sĩ quan và thực hiện công tác đánh giá trực tiếp, trung thực, khách quan dựa trên phương pháp đánh giá khoa học, hiện đại.

Hai là, đội ngũ giảng viên là người luôn tạo điều kiện tốt nhất cho học viên tiếp thu một cách chủ động những kiến thức, có kỹ năng, thái độ cần thiết nhằm giúp cho học viên thực thi công vụ tốt hơn và đưa ra những tư vấn hay, thông minh, phù hợp với học viên trong đào tạo sĩ quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Ba là, vai trò của người giới thiệu, trình bày, thực hiện các hoạt động ở trên lớp hay ở ngoài phòng học để hoàn thành các công việc nghề nghiệp của mình. Đây là vai trò chính để xác định họ là giảng viên, người truyền đạt, cung cấp kiến thức, kỹ năng, thông tin đến học viên.

Bốn là, vai trò người điều phối, hướng dẫn, thúc đẩy quá trình đào tạo sĩ quan. Giảng viên thực hiện công tác điều phối chung làm cho quá trình đào tạo sĩ quan được vận hành tốt, bảo đảm sự cân bằng chung của quá trình này. Đồng thời, hướng dẫn, dẫn dắt học viên tham gia vào quá trình đào tạo sĩ quan. Giảng viên là người thúc đẩy một cách có chủ đích đối với quá trình đào tạo sĩ quan, nhằm giúp cho học viên học tập tốt hơn, sử dụng trang thiết bị cũng như các nguồn lực đào tạo khác hiệu quả hơn.

Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các học viện quân đội nhân dân Lào hiện nay - 9

Nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL người giảng viên phải luôn đi đầu. Mỗi người giảng viên là tấm gương sáng về tinh thần say mê học tập, công tác, sáng tạo, nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong đào tạo sĩ quan. Phẩm chất đạo đức mô phạm, chuẩn mực, đời tư trong sáng là tấm gương sáng trong giáo dục nhân cách cho học viên. Đạo đức chân chính của người giảng viên sẽ cảm hóa các thế hệ học viên, định hướng họ, khích lệ họ vươn tới những giá trị cao cả của cuộc sống.

61


Tính tự giác, sáng tạo của đội ngũ giảng viên không phải tự nhiên mà có, nó hình thành, phát triển từ khi họ nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình, từ khi họ được trang bị những tri thức khoa học, và từ khi họ có động cơ, thái độ đúng đắn đối với nhiệm vụ của mình. Tính tự giác, sáng tạo của đội ngũ giảng viên được hình thành khi họ nhận thức và có thái độ đúng về vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình. Phát huy tính tự giác, sáng tạo của đội ngũ giảng viên dẫn đến chất lượng đào tạo sĩ quan ngày càng được nâng cao.

Tự giác là không cần ai nhắc nhờ, tự biết, tự ý thức mà làm. Tự giác trái nghĩa với tự phát tức chỉ hành động thiếu cân nhắc của chủ thể và không có áp lực từ bên ngoài. Tự giác là một trạng thái tâm lý của chủ thể, phản ánh ý thức, động cơ, mục đích, thái độ của chủ thể mà từ đó điều chỉnh hành vi của chủ thể. Tự giác không phải là cái bẩm sinh, sẵn có của chủ thể. Nó dần dần nảy sinh từ nhận thức, rèn luyện của chủ thể với nhu cầu tự khẳng định mình và mục đích tiến tới thành công trong dời sống của chủ thể. Tự giác của chủ thể không phải là cái bất biến, nó luôn luôn thay đổi theo từng điều kiện lịch sử cụ thể. Tính tự giác của đội ngũ giảng viên là trạng thái tâm lý của họ đối với đào tạo sĩ quan, là cái phản ánh ý thức, động cơ, thái độ, mục đích của họ trong quá trình đào tạo sĩ quan. Tự giác phản ánh tính chủ động, sáng tạo trong công việc của họ mà không cần ép buộc từ bên ngoài. Tính tự giác của đội ngũ giảng viên nảy sinh từ khi họ được đào tạo sư phạm cho đến hành nghề. Tính tự giác của đội ngũ giảng viên không phải là cái bẩm sinh, sẵn có và bất biến, cho nên nó có thể giảm xuống hoặc tăng lên theo từng điều kiện lịch sử cụ thể. Chính vì vậy, phát huy tính tự giác của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan là cần thiết.

Thứ hai, phát huy nhân tố chủ của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào là phát huy tinh thần vượt khó trong điều kiện khách quan khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo sĩ quan chất lượng tốt.

Tinh thần vượt khó là một trạng thái tâm lý phản ánh những ý chí mãnh liệt, lòng quyết tâm, nỗ lực, nghị lực, chủ động của chủ thể trước khó khăn,

62


thử thách để đạt tới mục đích hoặc thành công trong cuộc sống. Tinh thần này không chỉ tồn tại ở mức độ tâm lý mà nó thể hiện ra bên ngoài bằng hành động cụ thể của chủ thể. Con người có tinh thần vượt khó là con người ‘không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ bỏ cuộc!’. Họ luôn tiến tới thành công bằng mọi nỗ lực, mọi khả năng của họ. Tinh thần vượt khó là sự sẵn sàng vượt qua chính mình, vượt qua mọi giới hạn của bản thân trên nhiều góc độ, khách quan cũng như chủ quan, vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Là nghị lực vượt qua mọi trắc trở trong cuộc sống của con người.

Các Học viện QĐNDL đã trải qua nhiều năm phát triển, ngày nay vẫn còn những khó khăn thách thức. Song, với nhiệm vụ mới hết sức nặng nề, cho dù đội ngũ giảng viên luôn được quan tâm, bổ sung, phát triển, nhưng vẫn còn thiếu nhiều về số lượng, hạn chế về chất lượng. Mặt khác, công tác đào tạo sĩ quan được tiến hành trong mọi hoàn cảnh: vừa ở giảng đường, vừa ở thao trường bãi tập, vừa cả ban ngày và ban đêm; với mọi địa hình: rừng núi, đồng bằng, sông, suối; với những điều kiện thời tiết phức tạp; với những phương tiện các loại khác nhau, vừa hiện đại, vừa thủ công thô sơ, lạc hậu; theo đó điều kiện gia đình luôn gặp nhiều khó khăn…Nhưng nhìn chung, đứng trước những khó khăn ấy đội ngũ giảng viên vẫn đứng vững, phấn đấu, kiên định không được lùi bước trong khắc phục những khó khăn, thách thức. Tất cả những điều đó vừa là sự đòi hỏi, vừa là sự chứng minh phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đòi hỏi đội ngũ giảng viên tiếp tục học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên với ý chí quyết tâm cao, lòng say mê nghề nghiệp, lòng nhiệt tình trách nhiệm với động cơ, thái độ đúng đắn. Điều đó cho thấy phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên là động lực bên trong thúc đẩy họ phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ tri thức, hoàn thiện nội dung, phương pháp, thực hành nghề nghiệp, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều này chứng mình tinh thần vượt khó,

63


hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phát huy cao độ nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL.

Phát huy tinh thần vượt khó trong điều kiện khách quan khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo sĩ quan chất lượng tốt, trước hết là phát huy ý chí, nghị lực của đội ngũ giảng viên chính là phát huy sức mạnh, lòng quyết tâm, sự dũng cảm, bản lĩnh, sự kiên quyết của họ để họ vượt qua được mọi thử thách và khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo sĩ quan. Phát huy ý chí, nghị lực của đội ngũ giảng viên giúp họ khắc phục được những lần thất bại, những thử thách khó khăn, rèn luyện sự tin tưởng, niềm tin mãnh liệt, thúc đẩy họ luôn phải biết hướng tới tương lai, tiến về phía trước. Phát huy ý chí, nghị lực của đội ngũ giảng viên sẽ làm tăng thêm sự tự tin, lòng dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn và thử thách, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm dám hy sinh vì sự nghiệp cao cả và sự thành công của họ.

Để phát huy tinh thần vượt khó đội ngũ giảng viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, là tấm gương về nhân cách. Phẩm chất đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL là một hệ thống chuẩn mực, giá trị nhân cách của người quân nhân cách mạng được hình thành và phát triển trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu của QĐNDL. Nhờ phẩm chất đó, hình ảnh người giảng viên luôn tỏa sáng trong lòng người học viên, trở thành một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Bởi vậy, việc tiếp tục phát huy phẩm chất đội ngũ giảng viên có ý nghĩa quan trọng đối với đào tạo sĩ quan hiện nay. Phẩm chất này được xây đắp nên trước hết từ tinh thần chiến đấu dũng cảm, không quản hy sinh, gian khổ của nhiều thế hệ đội ngũ giảng viên và sự giáo dục, rèn luyện của ĐNDCML. Đồng thời được lưu trữ, kế thừa, không ngừng phát triển qua thực tiễn đào tạo sĩ quan.

Phẩm chất là cái chỉ ra tính chất và đặc điểm vốn có của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL. Theo nghĩa hẹp, phẩm chất là khái niệm sinh lý học, chỉ đặc điểm sẵn có của cơ thể như hệ thần kinh, các giác quan và cơ

64


quan vận động. Đặc điểm sẵn có là cơ sở tự nhiên để con người tiếp nhận những hiện tượng tâm lý và thuộc tính tâm lý. Theo nghĩa rộng, phẩm chất chỉ các đặc điểm tâm lý như: tính cách, ý chí, hứng thú, tính khí, phong cách của con người. Như vậy có thể hiểu phẩm chất của đội ngũ giảng viên không chỉ là những đặc trưng đơn giản có sẵn của sinh lý học mà là tổng hòa các yếu tố bên trong, trên cơ sở các phẩm chất sinh lý, hình thành các phẩm chất tâm lý thông qua hoạt động, quan hệ giao lưu trong thực tiễn đời sống và trong công tác của người giảng viên. Phẩm chất của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL bao gồm: đạo đức và tài năng. Phẩm chất này quy định bản chất mới, bản chất cách mạng của họ. Người giảng viên phải sở hữu cả đạo đức và tài năng, trong đó đạo đức là cái gốc, cái nền tảng, tài năng là cái cần thiết. Người giảng viên phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không dạy đươc học viên. Ngược lại, người giảng viên chỉ có đạo đức lại không có tài năng cũng khó dạy được học viên.

Phẩm chất của đội ngũ giảng viên không phải là cái bất biến. Nó luôn thay đổi theo hướng tích cực và hướng tiêu cực, cho nên để khắc phục những mặt tiêu cực, giữ vững và phát huy những mặt tích cực, đội ngũ giảng viên phải luôn rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và tài năng của mình. Mặt khác, phát huy phẩm chất là nhu cầu tự thân để đội ngũ giảng viên hoàn thiện mình. Bởi vì, phẩm chất, và tri thức của đội ngũ giảng viên không phải là cái có sẵn mà nó được rèn luyện bổi dưỡng hình thành trong thời gian dài, trong các mối quan hệ xã hội phức tạp. Đội ngũ giảng viên dù có phẩm chất tốt, tài giỏi đến đâu cũng chịu ảnh hưởng của các tư tưởng khác nhau nên có nhiều mâu thuẫn giữa nhận thức chủ quan và điều kiện khách quan nhất định. Để hạn chế mâu thuẫn, rút ngắn khoảng cách từ nhận thức chủ quan, người giảng viên phải nỗ lực học tập không ngừng, phải tăng cường rèn luyện, không ngừng phát huy sự sáng suốt, năng động, sáng tạo, hạn chế mặt trì trệ, xơ cứng, lạc hậu mới có thể làm cho phẩm chất của mình ngày càng nâng cao, từng bước đi đến hoàn

65


thiện. Phát huy phẩm chất của người giảng viên là đảm bảo quan trọng việc thực hiện có hiệu quả chức năng của người giảng viên. Người giảng viên không chỉ giữ vai trò then chốt trong đào tạo sĩ quan mà còn tham gia cuộc đấu tranh cải tạo hiện trạng theo hướng tốt hơn. Cho nên đối với người giảng viên, việc tự giác phát huy phẩm chất có tác dụng quyết định việc thực hiện có hiệu quả chức năng giảng dạy, thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy.

Phát huy đạo đức là phát huy tinh thần trách nhiệm, tinh thần đồng chí, giúp đỡ, động viên; phát huy lương tâm của người giảng viên đối với sự nghiệp “trồng người”. Đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL phải giữ gìn và phát huy đạo đức theo những nội dung sau:

1. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.

2. Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.

3. Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.

4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.

5. Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.

6. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.

7. Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.

8. Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.

66


9. Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.

10. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.

11. Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.

Khi nói đến nhân cách của đội ngũ giảng viên là đề cập tới toàn bộ phẩm chất năng lực, biểu hiện phổ quát ở phẩm chất đạo đức và tài năng, được người giảng viên lĩnh hội và giao tiếp, phản ánh giá trị xã hội của cá nhân trong cộng động. Hoạt động thực tiễn của đội ngũ giảng viên luôn bao hàm hai mặt: mặt chủ quan và mặt khách quan. Thuộc về mặt chủ quan bao gồm: nhận thức, tình cảm, động cơ, ý chí, phẩm chất và năng lực của đội ngũ giảng viên được sử dụng trong thực tiễn đào tạo sĩ quan. Thuộc về mặt khách quan bao gồm: toàn bộ những lực lượng, phương tiện; những điều kiện, hoàn cảnh khách quan; những đối tượng mà đội ngũ giảng viên hướng tới nhận thức và cải tạo. Những yếu tố thuộc về chủ quan của đội ngũ giảng viên trong hoạt động thực tiễn được hiểu là nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan có quan hệ biện chứng với điều kiện khách quan. Nhân tố chủ quan phản ánh điều kiện khách quan, luôn là mặt chủ động trong hoạt động thực tiễn của đội ngũ giảng viên; chịu sự quy định của điều kiện khách quan. Nhân tố chủ quan có vai trò to lớn tác động trở lại, cải tạo điều kiện khách quan thông qua hoạt động thực tiễn. Việc phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên là quá trình làm tăng lên sức mạnh, hiệu quả hoạt động của họ.

Thừa nhận nhân cách của đội ngũ giảng viên hình thành từ nhân tố sinh học và nhân tố xã hội. Nhân cách của đội ngũ giảng viên không phải là cái có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/07/2022