Nhóm Giải Pháp Về Nhận Thức Của Các Chủ Thể Đối Với Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Dân Tộc Thiểu Số Trong Phát Triển Bền Vững Tây Nguyên Hiện Nay


không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Theo số liệu của Công an tỉnh Gia Lai, chỉ trong vòng hai năm 2015 và 2016 ở tỉnh đã xảy ra 33 vụ án liên quan đến “ma lai”, “thuốc thư”, làm ba người chết, sáu người bị thương, kéo theo nhiều người hoang mang, dè chừng. Dù đến giờ vẫn chưa ai chứng minh được “ma lai”, “thuốc thư” là gì, nhưng một số nơi, người đồng bào vẫn còn tin vào những tập tục mê tín đó. Thậm chí có hiện tượng có người đứng sau, lợi dụng sự thiếu hiểu biết để kích động họ vi phạm pháp luật.

Tây Nguyên là một trong những địa bàn trọng điểm để thế lực thù địch thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, âm thầm kích động gây bạo loạn. Chúng kêu gọi thành lập cái gọi là “Nhà nước Đêga”, hòng tách Tây Nguyên ra khỏi khối đại đoàn kết dân tộc. Dùng nhiều thủ đoạn để xuyên tạc, bóp méo sự thật, lợi dụng từ thiện, nhân đạo, đầu tư kinh tế để xâm nhập, chia rẽ kinh thượng, lôi kéo, xúi giục người đồng bào có các hoạt động chống phá, gây mất ổn định an ninh, chính trị ở vùng. Những điều này sẽ cản trở quá trình phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào trong phát triển bền vững Tây Nguyên.


Kết luận chương 3

Qua đánh giá thực trạng, khẳng định các chủ thể đã có nhận thức tương đối đầy đủ về vai trò của giá trị văn hoá trong phát triển bền vững Tây Nguyên, ý thức được trách nhiệm của mình trong quá trình đó; Từ đó thực hiện bảo tồn và phát triển có chọn lọc các giá trị văn hoá; Trên cơ sở đó, định hướng giá trị đó vào trong thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị trong khối đại đoàn kết dân tộc, tạo điều kiện để tôn giáo hoạt động, khơi dậy các sinh hoạt cộng đồng ở buôn làng, bước đầu khôi phục rừng nguyên sinh, tăng độ che phủ của rừng đối với Tây Nguyên.

Tuy nhiên, nhận thức của một bộ phận chủ thể về giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vẫn chưa được sâu sắc, tiến bộ; Bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số chưa thực sự hiệu quả; Dẫn tới quá trình định hướng các giá trị văn hoá vào trong phát triển bền vững Tây Nguyên: chưa giải quyết được triệt để chênh lệch giàu nghèo, còn tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp tôn giáo gây bất ổn chính trị, kết cấu bền vững trong quản lý đất rừng của Tây Nguyên bị phá vỡ, các bất ổn và sự cố môi trường vẫn xảy ra.

Từ thực tiễn phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên, đi đến dự báo những nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình phát huy đó: Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế; công nghiệp hoá, hiện đại hoá; biến đổi cơ cấu xã hội, cơ cấu tộc người ở Tây Nguyên; tam giác phát triển kinh tế; cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tác động của các thách thức an ninh phi truyền thống

Đồng thời nêu rõ các vấn đề đặt ra đối với phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay. Đó là: Mâu thuẫn giữa vấn đề chủ thể đang tích cực nâng cao năng lực, trách nhiệm trong hoạt động phát huy với hiện tượng một bộ phận giới trẻ dân tộc thiểu số Tây Nguyên có biểu hiện thờ ơ, quay lưng với văn hoá dân tộc mình; Mâu thuẫn giữa đòi hỏi phải nâng cao chất lượng bảo tồn và phát triển giá trị văn hoá với thực tiễn bảo tồn chưa có hiệu quả các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên; Mâu thuẫn giữa mục tiêu xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, tiến bộ với môi trường văn hoá cơ sở còn nhiều tiêu cực làm hạn chế vai trò của giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Chương 4

GIẢI PHÁP CƠ BẢN

Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 15

PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ

TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÂY NGUYÊN HIỆN NAY


4.1. Nhóm giải pháp về nhận thức của các chủ thể đối với phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay

4.1.1. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của các tổ chức Đảng đối với phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên Thứ nhất, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận để nâng cao chất lượng hoạch định các nghị quyết lãnh đạo, chương trình, kế hoạch chỉ đạo phát huy

giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên

Cơ sở triết học của giải pháp này là nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Thực tiễn là cơ sở, động lực của lý luận, con người thông qua các hoạt động sống tác động vào thế giới khách quan, cải tạo thế giới khách quan, đồng thời khái quát các vận động phát triển trong thế giới đó thành hệ thống nhận thức mới của chính mình. Cũng chính những đòi hỏi bức thiết từ đời sống thực tiễn thúc đẩy quá trình nhận thức, để dùng những tri thức đó quay lại phục vụ cho đời sống thực tiễn. Hơn thế, thực tiễn còn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Nhờ có sự phong phú của đời sống thực tiễn mà lý luận không rơi vào giáo điều, kinh viện. Bên cạnh đó, lý luận sẽ mãi mãi chỉ là lý luận suông khi không được áp dụng vào thực tiễn. Đỉnh cao của hoạt động nhận thức thế giới của con người, là khái quát thành lý luận, để dùng lý luận đó cắt nghĩa thế giới, cải tạo thế giới nhằm phục vụ cho mục đích sinh tồn của mình.

Trước hết, cần thực hiện tổng kết giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên một cách có hệ thống, từ quá khứ đến hiện tại và xu thế phát triển trong tương lai. Sau đó, hoạt động tổng kết thực tiễn phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số thành các vấn đề lý luận cần được tiến hành một cách rộng rãi, đồng bộ. Kết hợp việc khai thác thông tin từ những diễn biến trong đời sống ở


địa bàn Tây Nguyên với việc khai thác dữ liệu, thông tin, các công trình nghiên cứu thành các luận điểm tin cậy. Cuối cùng, cần thông qua công tác tổng kết thực tiễn để nắm bắt được chất lượng của bộ máy chính trị cơ sở và đời sống của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Để có chủ trương quản lý hiệu quả, phù hợp với những đòi hỏi của thực tiễn sôi động. Bên cạnh đó cần thông qua công tác tổng kết thực tiễn cần kịp thời nắm tình hình, sớm phát hiện âm mưu, ý đồ, phương án hành động của thế lực thù địch trên địa bàn Tây Nguyên. Tiến hành đánh giá những ý đồ âm mưu, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để âm thầm gây kích động, chống đối của các thế lực bên ngoài. Đồng thời cũng qua nắm tình hình, đánh giá hoạt động của chính quyền cơ sở trong quá trình thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm phát hiện sớm các sai phạm, các kẽ hở đang bị bên ngoài lợi dụng, để kịp thời có biện pháp khắc phục, sửa chữa những sai phạm ngay từ khi mới chớm xuất hiện.

Bằng việc tổng kết thực tiễn, một mặt hoàn thiện các nhận thức về giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên, mặt khác sẽ khái quát thành các mệnh đề lý luận, góp phần tham mưu kịp thời cho công tác hoạch định chính sách, để đưa ra những chủ trương đường lối đúng đắn, sát với nhu cầu thực tiễn ở Tây Nguyên. Xây dựng các giá trị mới để có thể kế thừa, phát triển trong việc phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên sau này.

Thứ hai, đổi mới nội dụng và phương thức giáo dục đào tạo để nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên trong các tổ chức Đảng

Để có thể nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các tổ chức Đảng, cần phải sử dụng linh hoạt các loại hình đào tạo. Trước hết cần sử dụng các kênh đào tạo chính thống, như các nhà trường trong hệ thống giáo dục. Bởi lực lượng cán bộ đảng viên được cử đi đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao ở các vừa học vừa làm, hệ sau đại học là rất lớn. Các chương trình đào tạo cần có các nội dung về văn hoá, vai trò văn hoá trong phát triển


bền vững. Để củng cố thêm kiến thức đã được cọ xát từ thực tiễn của hệ thống cán bộ, để họ thấm nhuần hơn những kiến thức về văn hoá, đặc biệt là văn hoá dân tộc thiểu số, phục vụ cho công tác lâu dài.

Bên cạnh đó, cần kết hợp với các hoạt động báo cáo chính trị, báo cáo chuyên đề, do các chuyên gia, các báo cáo viên có trình độ chuyên môn cao, về tình hình văn hoá, văn hoá dân tộc thiểu số và những tác động của nó đối với phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững Tây Nguyên nói riêng. Có được kiến thức, sẽ giúp đội ngũ cán bộ này nâng cao năng lực trong việc lãnh đạo, thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng sau này.

Ngoài ra phải phát động phong trào tự học, học tập không ngừng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên của các tổ chức Đảng. Học tập thông qua sách vở, báo đài, đặc biệt là qua thực tiễn địa bàn cơ sở, thực tiễn thực hiện các chủ trương chính sách. Để khích lệ phong trào tự học này, cần tổ chức các chương trình, hội thi tìm hiểu kiến thức văn hoá dân tộc thiểu số. Đưa phong trào tự học vào mục tiêu công tác, để đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng học tập nâng cao chuyên môn, tiến tới hoàn thiện bản thân mình.

Thứ ba, xây dựng các chương trình, kế hoạch đúng đắn, kịp thời để phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên

Có thể nói, công tác xây dựng chương trình, kế hoạch là yếu tố đảm bảo tính khoa học, tổng hợp cho việc phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Nhờ đó cả bộ máy sẽ vận hành trơn tru, đúng hướng hơn, cũng thuận lợi hơn cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hiệu quả quá trình phát huy. Việc xây dựng các chương trình, kế hoạch giúp tránh những hướng đi sai lầm, không hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên, tốn kém ngân sách.

Thông qua bộ khung chương trình, kế hoạch, cần xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, với mục đích, phương hướng rõ ràng, thì quá trình phát huy mới phù hợp với từng địa phương, từng dân tộc thiểu số. Trong chương trình, kế hoạch đó, cần chỉ rõ lực lượng cơ bản để tiến hành


quá trình phát huy, với những phương thức hành động cụ thể, rõ ràng. Trong lực lượng tiến hành phát huy, cần có sự phân cấp, phân nhiệm cụ thể. Sẽ có người đứng đầu phụ trách quản lý giám sát, các phòng ban bám sát và thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể, trên cơ sở báo cáo kết quả thường xuyên, để không bị chệch hướng chương trình hành động.

Công tác xây dựng chương trình kế hoạch cần được tiến hành đồng bộ ở các đảng uỷ các cấp, như vậy hiệu quả quản lý sẽ tăng lên đáng kể. Khi được tiến hành đồng bộ, có sự phối hợp nhịp nhàng, hài hoà giữa các cấp, các ban ngành, sẽ tạo ra một chỉnh thể thống nhất, vững mạnh, đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững Tây Nguyên. Để có thể tiến hành đồng bộ được, các chủ thể cần có những mối liên hệ cơ bản về mặt công tác, để có thể trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, phân cấp phân ngành trong từng nhiệm vụ cụ thể.

Hệ thống chương trình, kế hoạch được xây dựng cần có tính bao quát, có phổ rộng đến việc phát huy tất cả các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên qua từng giai đoạn. Nhờ đó, có thể phân thành từng nhóm hành động cụ thể, có nhóm cần đặc biệt ưu tiên xử lý ngay và cũng có nhóm có thể tiến hành trong một kế hoạch dài hạn. Từ đó có hướng sử dụng nguồn lực, thời gian và ngân sách hợp lý cho mỗi nhiệm vụ đặt ra. Đồng thời, khi có các chương trình, kế hoạch cụ thể đối với việc phát huy từng giá trị văn hoá, sẽ hiện thực hoá có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

Thứ tư, có chính sách khen thưởng, kỷ luật đúng lúc, để đạt kết quả cao nhất trong quá trình phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên

Thi đua, khen thưởng và kỷ luật là một trong những nội dung rất quan trọng của công tác Đảng và công tác chính trị. Được duy trì và vận hành để


đảm bảo sự nhìn nhận, đánh giá có hiệu quả đối với các nhiệm vụ chính trị, đối với công tác phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên cũng vậy; đồng thời có biện pháp răn đe hiệu quả trước các biểu hiện lơ là, sai phạm. Nhờ đó, có thể phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo của mỗi chủ thể trong nhiệm vụ công tác, đồng thời cũng góp phần hạn chế được những khó khăn, vướng mắc xảy ra, làm cho việc phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên trở thành một phong trào, được nhân rộng tại vùng. Để làm được điều đó, cần phải chú trọng phát huy vai trò chủ thể, giúp tổ chức, triển khai các kế hoạch khen thưởng, kỷ luật cụ thể.

Cấp uỷ đảng cần đưa ra các chương trình, chính sách động viên, khen thưởng kịp thời, để khích lệ cán bộ, nhân viên đúng lúc, tạo cho họ động lực để tiếp tục tiến hành quá trình phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Những người này thông qua sự trải nghiệm thực tế của mình trong quá trình làm việc, sẽ tham mưu, đóng góp những ý kiến xác đáng của mình, nhằm hoàn thiện chương trình kế hoạch phát huy, tạo nên sức mạnh của tập thể trong quá trình này. Chính sách khen thưởng hợp lý, sẽ tạo nên những gương điển hình tiêu biểu, từ đó nhân rộng toàn ngành, toàn địa phương. Song song với khen thưởng cũng cần chế tài kỷ luật những cá nhân, tổ chức vi phạm đạo đức lối sống, có biểu hiện trục lợi trong quá trình phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Thưởng phạt phân minh sẽ góp phần thúc đẩy thái độ nghiêm túc, cầu thị trong quá trình công tác. Tránh thái độ làm việc qua loa lấy lệ, gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và lãng phí cho ngân sách. Tuy nhiên, cần tránh thái độ dễ dãi khi thực hiện trao thưởng, càng không được lạm dụng chính sách kỷ luật để giải quyết các ân oán cá nhân, ảnh hưởng đến mục tiêu phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.


4.1.2. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của chính quyền các cấp đối với phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên Một là, tăng cường phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách của

Đảng về văn hoá và phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên

Trong quá trình quản lý, các cấp chính quyền cần thực hiện phổ biến sâu rộng, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, công nhân viên và các cơ quan trực thuộc về các quan niệm của Đảng về văn hoá, cũng như mục tiêu phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Đảng ta trong suốt quá trình phát triển luôn khẳng định vị trí và vai trò to lớn của văn hoá trong đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Các đại hội lần thứ VIII, IX, X, XI, XII của Đảng đều nhấn mạnh vai trò vô cùng quan trọng của văn hoá đối với sự phát triển của đất nước, với các nội dung cơ bản như: thứ nhất, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội; thứ hai, văn hoá là mục tiêu của sự phát triển; thứ ba, văn hoá, con người là động lực, là sức mạnh nội sinh đảm bảo sự phát triển bền vững đất nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Đảng ta luôn nhất quán chủ trương xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Để từ đó nhất quán trong các hoạt động quản lý văn hoá, tránh chệch hướng với chủ trương đường lối của Đảng.

Bên cạnh đó, cần phải phổ biến cho lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, các đơn vị trực thuộc những chủ trương, chính sách của Đảng về dân tộc thiểu số và văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Để thấy được tầm quan trọng của văn hoá dân tộc thiểu số đối với sự phát triển của Tây Nguyên và đất nước. Hơn thế nữa, nền văn hoá đó đang đứng trước nguy cơ sẽ mai một và biến mất, cần phải bảo tồn, khôi phục, nhằm một mặt giữ gìn được các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số, mặt khác định hướng các giá trị đó vào trong thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên. Tránh tình trạng chính các cán bộ quản lý về mảng văn hoá lại không có kiến thức sâu về văn hoá, dẫn tới không dồn tâm huyết vào công việc, có thái độ xem thường văn hoá của người đồng bào.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 15/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí