Nhóm Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bảo Tồn Và Phát Triển Giá Trị Văn Hóa Dân Tộc Thiểu Số Trong Phát Triển Bền Vững Tây Nguyên Hiện Nay


mình, sẽ có sự ảnh hưởng sâu rộng trong lòng người dân tộc thiểu số nơi đây. Cần phải tranh thủ tiếng nói của họ, để nói với người đồng bào về lịch sử của dân tộc họ, biểu diễn cồng chiêng, sử thi, đàn đá bằng tay nghề điêu luyện nhất, nguyên bản nhất. Sẽ tham vấn cho người buôn làng và chính quyền khi tiến hành xây dựng, khôi phục lại các biểu tượng văn hoá của dân tộc mình. Qua đó giúp người dân kết nối với thần linh thông qua các nghi lễ, tất nhiên những yếu tố mê tín dị đoan cần có định hướng để loại trừ.

Khi chữ viết chưa được sử dụng phổ biến, người Tây Nguyên lưu giữ văn hoá của mình bằng hình thức truyền khẩu, thông qua các sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông, nhà dài, ở các lễ hội, lễ cúng… Người già sẽ ngồi ở vị trí trung tâm, thanh niên trai tráng, phụ nữ, trẻ em nối nhau ngồi xung quanh, ché rượu cần được bưng ra, lửa được đốt lên. Các câu chuyện cứ thế được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Sự phát triển của xã hội hiện đại, làm cho giới trẻ dễ dàng tìm gặp những điều thú vị ở trên điện thoại thông minh, họ sẽ lơ là hơn khi tìm đến nhà rông để nghe kể chuyện. Nhưng những sinh hoạt cộng đồng này cần được duy trì, để giáo dục truyền thống. Giáo dục truyền thống không gì tốt hơn bằng để lớp trẻ được sống trong môi trường văn hoá đó, từ trực quan đến sự bồi đắp lâu dài, sẽ giúp cho các giá trị văn hoá được neo giữ ở trong đội ngũ kế cận.

Đảng, Nhà nước ta luôn có chủ trương xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bởi một đất nước muốn phát triển hùng cường, phải có chiều sâu văn hoá, với Tây Nguyên cũng vậy. Nếu như chỉ đứng trong chân không về văn hoá, con người sẽ không thể tiến xa ở các mục tiêu phát triển khác. Mục tiêu này rất khó để thực hiện triệt để, nếu người dân tộc thiểu số tự quay lưng với văn hoá của chính mình. Trong các cách giải quyết, thì mềm mại, uyển chuyển và có hiệu quả nhất là tranh thủ tiếng nói của những người có uy tín trong cộng đồng. Để họ bằng lời nói, hành động làm cho người đồng bào thấy được những phần tinh hoa, đẹp đẽ của văn hoá chính mình, từ đó trân trọng, ra sức giữ gìn.


4.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay

4.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Thứ nhất, chủ động bảo vệ, giữ gìn các di sản văn hoá vật chất của văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Di sản văn hoá dân tộc thiểu số của Tây Nguyên là tài sản được thế hệ trước truyền lại, tích luỹ và tồn tại suốt một thời gian dài. Chính điều đó làm nên sự đa dạng, phong phú và chiều sâu cho văn hoá Tây Nguyên. Di sản văn hoá chứa đựng kinh nghiệm sống, trí tuệ, tri thức, sự sáng tạo, những phẩm chất cao quý suốt chiều dài lịch sử người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Những điều đó, góp phần tạo nên môi trường văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên, là cơ sở để các thế hệ sau kế thừa, phát triển trong các hoạt động sống sau này.

Để có thể giữ gìn được di sản văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên, cần phải có thường xuyên phổ biến, quán triệt, thực hiện các quan điểm của Đảng về bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Đồng thời thực hiện hợp tác giữa các cấp, các ban ngành từ trung ương đến địa phương, nhất là giữa Cục Bảo tồn di sản văn hoá với ngành du lịch, nhằm có những hướng đầu tư để phát triển du lịch bền vững. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, như dự án chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo di tích; dự án sưu tầm và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể của các dân tộc; dự án nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác văn hoá ở cơ sở, thực hiện truyền thông và giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình; dự án tập trung đầu tư nhằm phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Bên cạnh nâng cao ý thức về văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên, cần tiến hành tuyên truyền về việc cần thiết phải bảo tồn văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trước hết cần chỉ ra thật đầy đủ vai trò và những đóng góp to lớn của văn hoá dân tộc thiểu số đối với phát triển kinh tế của vùng, ở khía cạnh văn


Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 17

hoá tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Việc tuyên truyền này cần phải diễn ra rộng khắp, từ các cấp chính quyền, hệ thống quản lý, những người làm công tác văn hoá, người dân tộc thiểu số Tây Nguyên và cả du khách. Để người dân tộc thiểu số biết được rằng chính văn hoá của họ có thể giúp nuôi sống họ, văn hoá có thể tạo ra kinh tế. Bảo tồn các giá trị văn hoá của họ với xây dựng kinh tế không mâu thuẫn nhau, mà trái lại có thể hỗ trợ tích cực cho nhau.

Thứ hai, tiến hành các hoạt động chống xuống cấp, trùng tu, tôn tạo các di sản văn hoá vật chất của văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Trải qua thời gian phát triển lâu dài, các di sản văn hoá vật chất của Tây Nguyên như nhà rông, nhà dài, nhà mồ, tượng nhà mồ, cồng chiêng, đàn đá, đàn tơ-rưng… đều đã có biểu hiện xuống cấp, hư hỏng. Ngoài tuổi thọ của các di sản, cũng do tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh như biến đổi khí hậu, thiên tai, chiến tranh và cả chính con người nơi đây. Để có thể đảm bảo mục tiêu giữ gìn các di sản đó trong phát triển bền vững Tây Nguyên, cần chủ động ngăn chặn tình trạng xuống cấp của di tích, ngăn chặn việc mua bán trái phép các di sản văn hoá vật thể. Ngoài các hoạt động huy động nguồn lực tại chỗ để chăm lo, giữ gìn vệ sinh, có biện pháp ứng phó trước thiên tai. Thì còn cần tranh thủ sự tham gia của các nghệ nhân lành nghề, các chuyên gia văn hoá trong nước và quốc tế. Bởi hoạt động trùng tu không chỉ là khôi phục cái vỏ bề ngoài của di sản, mà còn cần phải làm sống lại chiều sâu văn hoá ở bên trong nó.

Để có thể tiến hành công cuộc trùng tu, tôn tạo di sản văn hoá vật chất của dân tộc thiểu số Tây Nguyên có hiệu quả, thì chỉ công sức và tâm huyết thôi chưa đủ, mà còn cần một nguồn vốn lớn, có khả năng duy trì hoạt động lâu dài. Để làm được điều đó, ngoài nguồn chi của ngân sách, ngân sách địa phương, còn phải huy động nguồn xã hội hoá từ các doanh nghiệp, các tổ chức và các mạnh thường quân có tâm huyết đối với văn hoá. Một mặt tôn tạo, trùng tu di sản, mặt khác biến các di sản này thành các sản phẩm có giá trị tinh thần, truyền thống, để nuôi


dưỡng tâm hồn và nhận thức của người dân, đồng thời phát triển du lịch để tăng nguồn thu cho ngân sách. Để làm được việc đó, cần tiến hành tập huấn thường xuyên cho cán bộ và quản lý ở các di sản, bảo tàng, để họ sẽ trực tiếp chăm lo, duy trì hoạt động của những khu vực này đạt đúng mục tiêu đề ra.

Thứ ba, tiến hành sưu tầm, bảo tồn các giá trị di văn hoá phi vật chất của dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Muốn làm tốt công tác sưu tầm, bảo tồn các di sản văn hoá phi vật chất của người dân tộc thiểu số, cần phải gấp rút triển khai, hoàn thành việc thống kê, điều tra về các di sản đó trên khắp 5 tỉnh của Tây Nguyên. Số liệu thống kê cần cụ thể đến từng thôn bản, từng dân tộc, qua đó nắm được toàn bộ thực trạng của hệ thống di sản phi vật thể của vùng. Muốn làm được việc này, phải trang bị phương tiện, thiết bị và kinh phí hoạt động cho đội ngũ chuyên trách như cán bộ văn hoá, các nghệ nhân. Lập thư mục về các di sản đó, để số hoá các di sản phi vật thể đã tìm được, như số lượng các bộ sử thi, các bản nhạc cồng chiêng, các nghi lễ, các phương thức và quy chuẩn tiến hành xây dựng nhà rông, nhà mồ. Sưu tầm được rồi cần lưu giữ bằng các phương tiện vật chất, như in sách, in đĩa, thu âm, ghi hình. Đặc biệt với không gian văn hoá cồng chiêng, là kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, thì công tác sưu tầm này càng cần được tiến hành cẩn thận, chắc chắn, tránh gây ra những nhầm lẫn hoặc bỏ sót đáng tiếc.

Công tác sưu tầm, bảo tồn giá trị văn hoá phi vật chất của dân tộc thiểu số Tây Nguyên cần có sự tham gia của các chuyên gia văn hoá và những nghệ nhân người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Bởi chỉ có các chuyên gia văn hoá, mới có đủ trình độ và sự nhận thức sâu rộng về các di sản đó. Để nếu có thể, họ chính là lực lượng nâng tầm di sản phi vật thể dân tộc thiểu số Tây Nguyên, thông qua các hồ sơ khoa học, để trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Tránh việc thẩm định nhầm lẫn, dẫn tới nhận thức sai, lưu truyền không đúng và bảo vệ sai các giá trị văn hoá. Sau khi sưu tầm, cần được lưu giữ trong các thư viện, nhà văn hoá, bảo tàng, để người dân dễ dàng tiếp cận.


Thông qua quá trình người đồng bào được tiếp xúc với các di sản phi vật thể, họ vừa có thể được tìm thấy những giá trị cổ xưa nhất của dân tộc mình, vừa để khơi gợi tiềm thức để tìm kiếm những di sản được lưu giữ ở chính trong các hộ gia đình, dòng tộc ở trong cộng đồng. Tránh việc người dân bị thương lái, bọn buôn đồ cổ lợi dụng, bán đi những di sản văn hoá phi vật thể của mình, để thu về số tiền chỉ đủ cho vài cuộc rượu. Chính quyền cần có chính sách chủ động thu mua lại những đồ cổ đã bị bán kết hợp với tuyên truyền để người dân có ý thức chủ động lưu giữ các di sản quý giá này.

4.2.2. Phát triển các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay

Toàn bộ hệ thống giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên sẽ chỉ ngủ yên, nếu không được phát huy trong công cuộc phát triển bền vững Tây Nguyên. Quá trình phát huy đó chỉ có hiệu quả, khi những giá trị đó được nâng tầm và phát triển. Phát triển là quy luật tất yếu của sinh tồn, các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên cũng không nằm ngoài quy luật đó. Do đó cần phải có các biện pháp cụ thể để thúc đẩy quá trình phát triển nội dung giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Thứ nhất, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình nghệ thuật dân gian dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Trang bị cơ sở vật chất các nhà hát, thành lập các đoàn nghệ thuật dân gian. Tiến hành biểu diễn các hoạt động nghệ thuật dân gian để người dân tộc thiểu số, người dân nói chung và du khách có thể có một nơi để thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống. Cấp kinh phí để đào tạo nghệ nhân, bổ sung tầng lớp kế cận cho thế hệ nghệ nhân đang ngày càng ít dần của Tây Nguyên. Đầu tư thêm các trang bị thiết bị, công cụ biểu diễn, trang phục truyền thống cho các đoàn nghệ thuật dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Để các diễn viên, nghệ nhân nghệ thuật dân gian có thể sống được bằng nghề của mình, dành hết tâm huyết cho việc phát triển và quảng bá nghệ thuật dân tộc mình.


Thứ hai, phát triển con người Tây Nguyên thấm nhuần bản sắc văn hoá Tây Nguyên

Bởi con người chính là chủ thể sáng tạo, nắm vai trò chủ chốt trong công cuộc sáng tạo, giữ gìn, quảng bá các giá trị văn hoá; hơn thế cũng là đối tượng thụ hưởng các thành quả mà giá trị văn hoá mang lại. Do đó, việc phát triển văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên không được tách rời với phát triển con người nơi đây. Phải nâng cao trình độ nhận thức, bản lĩnh chính trị, phát triển toàn diện về trí tuệ, cốt cách mọi mặt cho người và cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên, để họ có thể trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển văn hoá, và tiếp tục sáng tạo ra các giá trị văn hoá dân tộc mình. Nhờ đó, văn hoá có thể thẩm thấu, lan toả vào trong chính từng người đồng bào, từng gia đình, từng cộng đồng, dân tộc, góp phần hình thành và phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

Thứ ba, mở rộng giao lưu, hợp tác với các nền văn hoá bên ngoài, để làm phong phú hơn văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Giao lưu và tiếp biến là quy luật tất yếu trong tiến trình phát triển của văn hoá nói chung, văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là tôn trọng, giữ gìn bản sắc, kiên trì kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong công cuộc phát triển bền vững. Còn cần phải mở rộng hợp tác, giao lưu với các nền văn hoá từ bên ngoài vào. Cụ thể ở Tây Nguyên là hợp tác với văn hoá của người Kinh, văn hoá của các dân tộc thiểu số mới đến. Đón nhận những ảnh hưởng tích cực, có giá trị từ các nền văn hoá mới đến, để làm phong phú hơn nền văn hoá dân tộc mình. Như tinh thần hiếu học, cần cù chịu khó, không bị khuất phục trước nghịch cảnh của người Kinh, hay sự nhạy bén, năng động của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc mới đến. Tiến tới lọc bỏ các biểu hiện mê tín dị đoan, thủ tục rườm rà gây cản trở quá trình phát triển của chính họ.


Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, vách ngăn giữa các nền văn hoá càng trở nên mong manh, dễ xoá nhoà. Hơn thế, chính sách ưu tiên phát triển du lịch của Tây Nguyên, sẽ thu hút một số lượng khổng lồ các du khách từ các châu lục. Người dân tộc thiểu số Tây Nguyên một mặt lan toả các giá trị văn hoá của mình, mặt khác đón nhận, bồi đắp thêm từ tinh hoa văn hoá nhân loại, để làm giàu đẹp hơn, nhưng đồng thời mở rộng giao lưu, hợp tác văn hoá với các nước, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại làm phong phú hơn văn hoá dân tộc. Đồng thời, cũng cần phải có các biện pháp chủ động phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm lấn của các văn hoá độc hại, đi ngược với lẽ sinh tồn.

Thứ tư, tăng cường hoạt động phổ biến, quảng bá giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên ra cộng đồng và quốc tế

Sau khi khai thác, nâng cao nhận thức cho các chủ thể phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Cần đẩy mạnh hoạt động phổ biến, quảng bá để lan toả các giá trị văn hoá nơi đây đến với đông đảo công chúng và bạn bè quốc tế. Thông qua các hoạt động quảng bá, giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên sẽ được biết đến rộng rãi, với một kho tàng đồ sộ, phong phú, đa tầng lớp. Điều đó một mặt sẽ làm giàu có hơn kho tàng văn hoá nước ta, mặt khác giúp nâng tầm vị thế của Tây Nguyên nói riêng và nước ta nói chung trên trường quốc tế. Hơn thế nữa, khi khẳng định được chiều sâu và sự hấp dẫn văn hoá sẽ giúp Tây Nguyên thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Bổ sung một nguồn thu cho ngân sách, nâng cao thu nhập và chất lượng sống cho người đồng bào. Giải quyết được vấn đề cốt lõi ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên, là vừa giữ được văn hoá truyền thống, vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế và mức sống cho người dân.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền để phổ biến các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số đến cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Để chính những


người đồng bào nắm bắt sâu sắc, thấm nhuần và trân trọng hơn văn hoá của mình. Nhằm hướng tới mục tiêu văn hoá truyền thống không chỉ là những yếu tố cá biệt ở trong cộng đồng nữa, mà nó được phổ biến rộng rãi. Đảm bảo không đứt gãy mạch ngầm truyền thống của văn hoá Tây Nguyên. Có thể thông qua các hoạt động dân vận, để vừa phổ biến giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên và vai trò của nó đến người dân, đồng thời làm người dân tin tưởng hơn vào hướng phát triển bền vững của nó. Ngoài ra còn có thể sử dụng các hoạt động truyền thông như lập các kênh, mục chuyên biệt trên báo in, báo giấy, đài phát thanh, đài truyền hình địa phương, các kênh mạng xã hội (kênh này đang chiếm một số lượng đông đảo người dùng ở các độ tuổi) để nói về văn hoá Tây Nguyên. Quá trình tuyên truyền cần được sử dụng bằng cả tiếng nói, chữ viết của người Kinh và tiếng nói chữ viết của người dân tộc thiểu số, để người đồng bào được nghe về những đặc trưng, giá trị tiêu biểu của văn hoá dân tộc mình, còn những người dân tộc khác cũng từ đó có thể tìm hiểu về văn hoá Tây Nguyên.

Thông qua du lịch, để lại dấu ấn, ấn tượng của du khách đối với sự độc đáo của vùng đất đa sắc màu văn hoá, con người hiếu khách, thân thiện, dễ gần. Muốn làm được điều đó, các chủ thể phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên cần phải chăm lo cho các điểm du lịch ở Tây Nguyên. Đầu tư có hệ thống, mở rộng du lịch sinh thái, du lịch khám phá. Có định hướng để mỗi người dân tộc thiểu số đều giữ được sự thuần hậu, dễ mến vốn có của mình, để vừa sinh sống bình thường, vừa âm thầm quảng bá văn hoá của quê hương. Khi đã có được tình cảm yêu mến của du khách, chắc chắn họ sẽ còn quay lại, hơn thế họ còn mang văn hoá của vùng đất này đi xa, thay người Tây Nguyên quảng bá, tiếp tục mang những dòng người từ khắp nơi trên thế giới về đây. Xu thế toàn cầu hoá, làm cho các đô thị lớn trên thế giới đều có sự tương đồng nhất định với nhau. Điều mà thế giới đang khát khao kiếm tìm, lại là những giá trị còn giữ được những vẻ đẹp nguyên sơ, thuần hậu, phản ánh một lịch sử phát triển lâu dài, nhiều biến động.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 15/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí