Nâng Cao Năng Lực Và Trách Nhiệm Của Cộng Đồng Dân Tộc Thiểu Số Tại Chỗ Đối Với Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Dân Tộc Thiểu Số Trong Phát Triển Bền


Hai là, đẩy nhanh việc thể chế hoá, cụ thể hoá các quan điểm của Đảng về phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên

Trên cơ sở các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, cần kịp thời thể chế hoá, cụ thể hoá các quan điểm đó thành các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, chỉ thị về phát huy giá trị văn hoá trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Quá trình này giúp cho các chủ trương đường lối của Đảng trở nên phù hợp nhất với tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá và trình độ quản lý, kết cấu hạ tầng của từng địa phương, nhờ đó sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thể chế hoá phải đảm bảo: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình thể chế hoá của Nhà nước. Đồng thời phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cơ quan Nhà nước có quyền thể chế hoá, tránh tình trạng làm qua quýt, sao chép, áp đặt máy móc các Nghị quyết của Đảng trong văn bản thể chế hoá, dẫn tới không phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương.

Việc thể chế hoá, cụ thể hoá các quan điểm của Đảng phải được triển khai kịp thời, để các đường lối của Đảng nhanh chóng được triển khai, giải quyết được các vấn đề đặt ra trong đời sống thực tiễn. Để làm được việc này, chính quyền các cấp cần phải nắm vững, kiên định với những quan điểm của Đảng, đồng thời thường xuyên nắm bắt những vận động, biến đổi trong đời sống tại địa phương. Qua đó có quá trình thể chế hoá kịp thời, phù hợp.

Ba là, tập trung nguồn lực tổng hợp cho phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên

Để có thể thực hiện được quá trình phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào trong phát triển bền vững Tây Nguyên cần phải sử dụng tổng hợp tất cả các nguồn lực. Trước hết là sử dụng hợp lý, minh bạch, công khai, khách quan các nguồn ngân sách đầu tư của Nhà nước về địa phương. Tránh việc làm thất thoát ngân sách do trục lợi cá nhân, hoặc do đánh giá sai tình hình của thực tiễn. Ưu tiên ngân sách để xây dựng, hoàn thiện các thiết chế


văn hoá, nâng cao trình độ nhận thức cho người đồng bào, cải thiện đời sống ở những vùng khó khăn, kém phát triển. Để không làm thất thoát ngân sách, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, cần phải bám sát địa bàn, có cái nhìn tổng thể, toàn diện đa chiều, từ đó có thuyết minh cụ thể dựa trên căn cứ thực tiễn.

Bên cạnh đó, tiến hành xã hội hoá các nguồn vốn từ bên ngoài qua đầu tư, hỗ trợ, tài trợ, hiến tặng để phát triển văn hoá dân tộc thiểu số, đào tạo nâng cao trình độ cho người đồng bào, xây dựng kết cấu hạ tầng, thiết chế văn hoá phục vụ cho đời sống văn hoá của người dân. Các kênh đầu tư có thể huy động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các công ty lữ hành, du lịch có hợp tác với Tây Nguyên… Qua đó, tạo sức mạnh cho các hoạt động định hướng các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Tuy nhiên, trong quá trình kêu gọi các nguồn đầu tư bên ngoài, luôn phải nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh việc các cá nhân, tổ chức bên ngoài lợi dụng đầu tư để có mưu đồ khác, ảnh hưởng đến an ninh văn hoá, an ninh trật tự và toàn vẹn lãnh thổ trên địa bàn.

Bốn là, đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra về hoạt động văn hoá trên địa bàn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Trong suốt quá trình phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên, các cấp chính quyền cần thường xuyên có công tác thanh kiểm tra hiệu quả của quá trình phát huy, để kịp thời nhận diện những sai phạm so với chủ trương đường lối. Bởi vì trong quá trình triển khai thực hiện, khó tránh khỏi những thiếu sót, bất cập từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Công tác thanh kiểm tra sẽ tạo những áp lực nhất định, để các cán bộ chuyên trách chủ động có trách nhiệm với công việc của mình, làm việc tận tâm, có hiệu quả. Tránh hiện tượng làm việc qua loa, thiếu trách nhiệm, thả trôi, không quan tâm đến kết quả.

Đồng thời, lắng nghe những phản ánh nhiều chiều từ trong quần chúng với việc tổ chức, quản lý các hoạt động văn hoá ở địa phương, để sớm nắm bắt được những diễn biến mới nhất từ cơ sở. Bởi những phản ánh khách quan

Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 16


từ quần chúng là một nguồn tin đáng tin cậy, bởi quần chúng là đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng từ các chính sách văn hoá trên địa bàn. Thông qua các phản ánh của họ, có thể nắm được những tác động tích cực, tiêu cực từ các chính sách, cả cách thức triển khai và hiệu quả công việc của cán bộ văn hoá cơ sở nữa. Trên cơ sở đó, kịp thời có biện pháp, chế tài xử lý, rút kinh nghiệm, điều chỉnh những vấn đề không trùng khớp giữa thực tiễn với quá trình tổ chức, thực hiện các chương trình, kế hoạch. Thông qua rút kinh nghiệm, tiến hành kiểm nghiệm tính đúng đắn của của các chương trình, kế hoạch, từ đó có điều chỉnh kịp thời, hợp lý.

Qua công tác thanh kiểm tra và tiếp nhận có chọn lọc các phản hồi từ quần chúng, cần có chế tài xử lý sai phạm hợp lý. Các chế tài xử lý cần đúng người, đúng tội, khách quan, công tâm, có tính răn đe, giáo dục cao. Gắn trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức đối với từng sai phạm cụ thể. Tránh việc đưa ra chế tài chung chung, đến lúc có sai phạm sẽ xảy ra trường hợp quanh co, đùn đẩy trách nhiệm, đến cuối cùng thì bỏ ngỏ vì không có hướng xử lý thoả đáng.

4.1.3. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ đối với phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên

Thứ nhất, nâng cao chất lượng, nội dung tuyền truyền để người dân tộc thiểu số ý thức được và có trách nhiệm về phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên

Muốn nâng cao nhận thức của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên về giá trị văn hoá của dân tộc mình, ngoài việc để họ tự ý thức thông qua các hoạt động thực hành văn hoá thường ngày. Còn cần có công tác tuyên truyền của đội ngũ cán bộ văn hoá và các lực lượng liên quan như công an, bộ đội, biên phòng, đoàn thanh niên, hội phụ nữ… Việc tuyên truyền có thể thông qua nhiều hình thức, có thể theo cách truyền thống là đi đến từng thôn bản, thông qua các sinh hoạt cộng đồng, trực tiếp nói cho người dân hiểu. Hoặc qua các


phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, tivi, báo… để người dân được cập nhật thông tin thường xuyên, sẽ nắm được các hoạt động văn hoá của vùng Tây Nguyên, từ đó có ý thức tự hào, muốn dựng xây, gìn giữ.

Sở Văn hoá thông tin các tỉnh ở Tây Nguyên cần xây dựng các chương trình cố định trên các báo đài về người dân tộc thiểu số, để các chuyên gia là người đồng bào được trực tiếp tham gia xây dựng chương trình. Chương trình được thực hiện lâu dài, để tuyên truyền về các sinh hoạt văn hoá của người dân, các lễ hội, nghi lễ thờ cúng tại các thôn bản. Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào các sinh hoạt văn hoá có tính nhân văn, giáo dục cao. Đồng thời định hướng để người đồng bào không còn mê tín dị đoan, sa đà vào các hủ tục vừa rườm rà vừa lãng phí.

Bên cạnh tuyên truyền về các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên, còn cần phải chú trọng tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quyết sách của địa phương về các vấn đề văn hoá, dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Việc tuyên truyền phải lâu dài, thường xuyên và có trọng điểm. Để người dân từng bước thấm nhuần các nội dung tuyên truyền, qua đó sẽ tự điều chỉnh hành vi, lối sống đúng với chủ trương đường lối. Hạn chế được việc các thế lực thù đich lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào để có những luận điệu xuyên tạc, dắt mũi dư luận.

Thứ hai, nâng cao hiểu biết cho giới trẻ người dân tộc thiểu số về các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên thông qua các chương trình giáo dục chính thống ở nhà trường

Giáo dục nhà trường chiếm một vị trí quan trọng trong hình thành nhận thức, tư tưởng tình cảm của con người. Ở đó, lớp trẻ sẽ được bồi đắp có hệ thống các tri thức cần thiết, làm hành trang cho các hoạt động sống sau này. Để các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên không bị chôn vùi, quên lãng dẫn tới bị mai một. Cần đưa các giá trị đó vào trong các chương trình giảng dạy ở nhà trường ở tất cả các cấp đào tạo. Để song song với các chương


trình phổ thông theo mặt bằng chung của cả nước, con em người dân tộc thiểu số cũng được học các giá trị văn hoá của cha ông mình. Từ đó sự hiểu biết sẽ được bồi đắp qua năm tháng. Một mặt nâng cao nhận thức về văn hoá của mình, mặt khác biết được rằng những giá trị đó đang được tôn trọng, ghi nhận

- bằng chính chương trình giáo dục chính thống, để không quay lưng, chối bỏ nguồn cội của mình khi lớn lên.

Việc giảng dạy đó, bắt đầu bằng tiếng nói, chữ viết người dân tộc thiểu số ở tất cả các bậc học. Cần thiết phải bắt đầu từ bậc học mầm non, chứ không phải đợi đến cấp tiểu học mới tiến hành chương trình này. Bởi giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi, là giai đoạn vàng để hình thành và phát triển nhân cách, trí tuệ ở một đứa trẻ. Tại trường mầm non, trẻ em người dân tộc thiểu số sẽ được học tiếng nói của dân tộc mình thông qua đồng dao, qua những câu chuyện kể ở dạng đơn giản về lịch sử khai hoang mở làng của tổ tiên mình. Chương trình này được dạy song song xen kẽ với tiếng phổ thông, mỗi tuần 1 đến 2 buổi, mỗi buổi khoảng 45 phút, do các giáo viên người dân tộc thiểu số, hoặc là giáo viên người Kinh biết tiếng dân tộc thiểu số đứng lớp. Điều này đảm bảo trẻ được phát triển tự nhiên nhất, trong chính cái nôi văn hoá của cha ông mình. Khi lớn lên, bên cạnh tiếng phổ thông và những kiến thức cơ bản như mặt bằng chung cả nước, trẻ còn biết được tiếng nói chữ viết của dân tộc mình. Để dù sinh sống, làm việc ở bất cứ môi trường nào, có nhiều kiến thức tiến bộ đến bao nhiêu, trẻ vẫn mang đầy đủ trong mình những hình hài văn hoá của dân tộc.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích con em người dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống khi đến trường, nhất là vào các dịp đặc biệt. Cần được nhìn nhận như đó là một tất yếu tự nhiên, chứ không phải là yếu tố bất thường, khác biệt. Các thầy cô ở nhà trường, thông qua các bài giảng, cho trẻ thấy được những trang phục truyền thống đó chính là kết tinh đẹp đẽ của văn hoá dân tộc họ, là những bộ trang phục độc đáo, riêng có, cần được giữ gìn. Để con em người dân tộc thiểu số cảm thấy được sự tự hào, hãnh diện khi mặc trên người


bộ trang phục đó. Yếu tố tự hào này rất quan trọng, bởi có một thực tế không thể phủ nhận, là khi đến tuổi thành niên, nhiều người trẻ không còn mặc trang phục truyền thống nữa, bởi họ ít nhiều mang trong mình tâm lý tự ti về văn hoá dân tộc mình. Bên cạnh sự nhận thức đủ đầy, lòng tự hào chính là một trong những yếu tố đảm bảo cho văn hoá truyền thống được bảo tồn, gìn giữ.

Cùng với giảng dạy ở trên lớp, cần kết hợp với các hoạt động ngoại khoá như đi tham quan, sinh hoạt văn nghệ, thể thao… Nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đều công nhận, ngoại khoá là một phương pháp giảng dạy bổ trợ rất có hiệu quả. Nó giúp cho người học được thư giãn, thay đổi môi trường học, vừa được học vừa được chơi, nhờ đó quá trình học tập sẽ có hiệu quả cao hơn, thầy trò cũng gần gũi hơn. Có thể lấy một số nhà rông, nhà dài còn giữ được nguyên trạng ở trong buôn làng làm địa điểm để học sinh đi dã ngoại. Trong buổi dã ngoại cần kết hợp với già làng, trưởng bản hoặc một số nghệ nhân giỏi, để một mặt cho trẻ biết đến kiến trúc của ngôi nhà; Mặt khác có thể được nghe người già kể chuyện, hát khan, kể về những thiên anh hùng ca đẹp đẽ, bằng đúng không gian văn hoá của họ. Trẻ có thể được biết đến cồng chiêng, đàn đá, bằng chính những nghệ nhân lão luyện ngay tại cái nơi thuần văn hoá nhất, không phải trình diễn để thu hút đám đông ở những không gian nhuốm màu kinh doanh hiện đại. Ở đây, trẻ em người dân tộc thiểu số sẽ được tưới tắm bằng chính văn hoá dân tộc mình. Còn trẻ em người Kinh nhờ đó được mở mang, hiểu rõ hơn về một nền văn hoá rất độc đáo, đang đứng trước nguy cơ sẽ mai một, để có cái nhìn trân trọng hơn, sự trân trọng đối với nền văn hoá khác - không giống mình là một điều mà nền giáo dục nào cũng cần truyền đạt được cho người học. Bởi bản chất của văn hoá chính là sự khác biệt, không có văn hoá nào ưu việt hơn, bởi tất cả đều là sản phẩm sáng tạo có giá trị của con người, quay trở lại phục vụ cho chính con người.

Ở các bậc giáo dục cao hơn như Cao đẳng, Đại học có chuyên ngành về văn hoá, sư phạm, cần mở các môn học gắn liền với văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Như đào tạo nghệ nhân đúc cồng chiêng, nghệ nhân đánh cồng


chiêng, nghệ nhân kể sử thi… Bên cạnh đó là đào tạo chuyên sâu về tiếng nói chữ viết người dân tộc thiểu số, để đào tạo đội ngũ kế cận, sau này sẽ về công tác trong ngành văn hoá hoặc giảng dạy ở các địa phương của Tây Nguyên. Tất nhiên, những môn học này nên định hướng là một môn học tự chọn, cho những người có đam mê, có định hướng nghề ghiệp gắn bó; Hoặc cho đối tượng là sinh viên cử tuyển từ các địa phương, sau này quay trở về quê mình phục vụ. Để có chương trình dạy đáp ứng được nhu cầu của người học, cần phải trang bị hệ thống sách, giáo trình liên quan. Toàn bộ sách này cần được các chuyên gia văn hoá, những người làm công tác văn hoá và các nghệ nhân đại diện cho người dân tộc thiểu số tại địa bàn xây dựng và thẩm định. Sự đầu tư bài bản, có hệ thống như thế này, sẽ chuẩn bị cho các tỉnh của Tây Nguyên một đội ngũ cán bộ am hiểu về văn hoá Tây Nguyên, những người giáo viên vừa có kiến thức, vừa có bản lĩnh văn hoá để về giảng dạy cho con em về sau. Như vậy sẽ giải quyết được vấn đề người kế cận cho văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Bởi qua quá trình khảo sát, vẫn có những học sinh có hứng thú, muốn được đào tạo bài bản về văn hoá truyền thống của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, để quay về góp phần bảo tồn, gìn giữ nền văn hoá đó.

Mặt khác, thực hiện khai thác yếu tố giáo dục gia đình, bởi đây là cái nôi văn hóa của xã hội. Mỗi gia đình sẽ truyền dạy cho con cháu mình về truyền thống của chính gia đình họ, về những tập tục, lề thói tốt đẹp trong sinh hoạt đời thường. Đây là hình thức giáo dục trực quan, để cho giới trẻ quan sát, bị ảnh hưởng và hình thành nên thói quen từ rất sớm, trước cả khi ý thức được văn hóa dân tộc thiểu số là gì thì đã được tưới tắm, thấm nhuần tư tưởng văn hóa rồi. Hình thức giáo dục này rất lâu bền, không đao to búa lớn, nhẹ nhàng, uyển chuyển luồn lách vào trong từng nếp nghĩ của con người rồi âm thầm nuôi dưỡng. Kế đó cần phải chú trọng hình thức giáo dục cộng đồng, thông qua các hoạt động sinh sống của buôn làng. Đó là các hoạt động nghi lễ, lễ hội, hoạt động hội họp ở nhà rông, nghe hát khan, kể sử thi. Để ở đó, giới trẻ được hòa


vào trong các sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Bởi văn hóa Tây Nguyên là văn hóa cộng đồng, gắn kết thống nhất, hài hòa, uyển chuyển. Văn hóa đó chỉ được nảy sinh và có sức sống lâu bền nhất khi đặt trong mối quan hệ cộng đồng.

Thứ ba, phát huy vai trò của những người có ảnh hưởng trong cộng đồng như già làng, trưởng bản, trí thức dân gian để khuyến khích người dân tộc thiểu số trân trọng và có trách nhiệm hơn với các giá trị văn hoá của dân tộc mình

Lịch sử phát triển lâu dài của Tây Nguyên ghi dấu những ảnh hưởng xuyên suốt của già làng, trưởng bản và trí thức dân gian. Ở thời kỳ xã hội tiền nhà nước, tiền giai cấp, người dân tộc thiểu số Tây Nguyên không biết đến pháp luật và những quy định ràng buộc chặt chẽ của nó. Họ duy trì trật tự xã hội nhờ hệ thống luật tục, toà án phong tục và những người có uy tín trong cộng đồng. Đến nay, dù pháp luật được phổ biến sâu rộng đến mọi vùng thôn bản. Nhưng với những đặc trưng văn hoá lâu đời, chưa thể thay đổi ngay lập tức được, người đồng bào nơi đây vẫn chịu sự chi phối song song của pháp luật và luật tục. Có những vấn đề mà pháp luật không thể giải quyết được, do mang tính cá thể, cá biệt, thì ở đó, luật tục vẫn tiếp tục phát huy vai trò của mình. Vì vậy, các cấp chính quyền cần phải tranh thủ tiếng nói của những người có ảnh hưởng, có uy tín trong cộng đồng, để vận hành trật tự của buôn làng.

Với đặc trưng văn hoá làng và văn hoá cộng đồng bao trùm, ngày nay ở các vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên quan niệm “phép Vua thua lệ làng” vẫn còn những ảnh hưởng nhất định. Những người này sở dĩ có uy tín, có tiếng nói trong cộng đồng là nhờ sự am hiểu của họ về văn hoá của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, có sự tham gia tích cực vào các hoạt động sống của người đồng bào. Họ có thể là người cao tuổi, những người gắn bó lâu nhất với tiến trình lịch sử của buôn làng, trở thành những pho sử sống; kế đó là các nghệ nhân với tay nghề điêu luyện, các thầy lang tham gia chữa bệnh cho người dân, các thầy cúng giúp người đồng bào kết nối với thần linh bằng những huyền thuật… Những người này khi lên tiếng nói về văn hoá dân tộc

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 15/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí