Các Giá Trị Văn Hóa Tinh Thần Truyền Thống Dân Tộc Việt Nam


thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh [22].

Như vậy, mục tiêu này đã chỉ rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hoá, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hoá tạo nên bản lĩnh, động lực to lớn, thể hiện sức sống, sức sáng tạo, phát triển đi lên của một dân tộc.

2.1.1.3. Giá trị văn hóa tinh thần

Kế thừa những kết quả nghiên cứu về giá trị, và theo logic trên, có thể hiểu giá trị văn hoá tinh thần là giá trị đặc trưng cho một cộng đồng xã hội, được cộng đồng đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ các giá trị đó theo thời gian nhất định. GTVH tinh thần nói ở đây là giá trị xã hội, gắn bó mật thiết với hoạt động sống của con người, cộng đồng, sự tồn tại và phát triển của mỗi xã hội. Giá trị đó do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, nhưng một khi nó đã hình thành thì nó lại có vai trò định hướng cho các mục tiêu, phương thức và hành động của con người trong xã hội đó.

Đối với mỗi dân tộc trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể đều tồn tại hệ giá trị tổng quát và những hệ giá trị bộ phận. Trần Văn Giàu đã nêu 7 giá trị mang tính tổng quát nhất của dân tộc Việt Nam, đó là: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Nghị quyết TW 5 khoá VIII nêu những đức tính nổi bật, có thể hiểu đó là các giá trị của con người Việt Nam: “Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống” [16, tr.56]. Những thập niên vừa qua người ta còn nêu hệ GTVH chung của Châu Á: Hiếu học, cộng đồng, cần cù, huyết thống [61].

Từ đây, điều quan trọng mang tính phương pháp luận là, chúng ta nghiên cứu giá trị và hệ giá trị văn hoá của một dân tộc, một cộng đồng cần phải đặt nó trong sự so sánh với cộng đồng khác, trong sự liên hệ với các


cộng đồng khu vực và rộng hơn là nhân loại. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thể nhận diện được những nét tương đồng, đặc biệt là tính đặc thù của hệ giá trị văn hoá của cộng đồng mà chúng ta đang nghiên cứu.

2.1.2. Các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

2.1.2.1. Truyền thống dân tộc

Cho đến nay đã có nhiều quan niệm khác nhau về truyền thống. Từ điển tiếng việt, Hoàng Phê chủ biên nêu định nghĩa "Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác” [54, tr.1053]. Trần Nguyên Việt thì nhìn nhận một cách tổng quát: “truyền thống là một bộ phận tương đối ổn định của ý thức xã hội, được lặp đi lặp lại trong suốt tiến trình hình thành và phát triển các nền văn hóa tinh thần và vật chất, là một giá trị với từng nhóm người, từng giai cấp, cộng đồng và xã hội nói chung” [76, tr.111]. Theo Trần Văn Giàu, “Truyền thống là những đức tính hay những thói tục kéo dài nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ lịch sử và hiện có nhiều tác dụng, tác dụng đó có thể tích cực, cũng có thể tiêu cực” [27, tr.10]. Cụ thể hơn, Nguyễn Trọng Chuẩn cắt nghĩa: “Truyền thống - đó là những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục, tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài” [12, tr.9]. Cần phân biệt rõ giữa truyền thống và giá trị truyền thống. Giá trị truyền thống chính là những yếu tố tốt đẹp, theo hướng tích cực, phù hợp với cuộc sống đương đại, góp phần thúc đẩy sự phát triển cuộc sống. Chúng tôi đồng ý với ý kiến của Nguyễn Trọng Chuẩn rằng: “Khi nói đến giá trị truyền thống thì hàm ý đã muốn nói tới những giá trị tương đối ổn định, tới những gì là tốt đẹp, tích cực, là tiêu biểu cho bản sắc dân tộc có khả năng truyền lại qua không gian, thời gian, những gì cần phải bảo vệ và phát triển” [13, tr.753]. Trong lúc đó, truyền thống có thể là tích cực, có thể là tiêu cực. C.Mác từng nói truyền thống (lạc hậu) là quả núi đè nặng lên đầu những người đang sống. Còn Hồ

Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay - 5


Chí Minh thì coi đó là “kẻ địch to” để không nên đồng nhất truyền thống với giá trị truyền thống.

Mỗi dân tộc trên thế giới không phân biệt chủng tộc màu da, thể chế chính trị đều có những hệ thống GTVH tinh thần của riêng dân tộc mình. Đó chính là truyền thống theo nghĩa hài hòa của nó như là một sự hiện thân của trí tuệ. GTVH tinh thần TTDT là những giá trị tốt đẹp về phong tục, tập quán, ứng xử, những sáng tạo về văn học, nghệ thuật...theo hướng Chân-Thiện-Mỹ, được truyền từ đời này sang đời khác, do nhiều thế hệ tiếp nối. Nhất quyết những giá trị đó không phải là những thứ bất biến, trái lại, cùng với dòng chảy thời gian, nó luôn được bổ sung, bồi đắp thêm những giá trị mới và thích ứng với sự biến đổi của cuộc sống trong hoàn cảnh mới. .

Ở mức độ khái quát nhất chúng ta có thể hiểu: Truyền thống của một dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành nên qua quá trình lịch sử dân tộc đó. Những giá trị này tồn tại trong nếp sống, nếp nghĩ của dân tộc, tồn tại trong nếp đạo đức, quan hệ của người và người, tồn tại trong các phong tục tập quán, trong các giá trị văn học nghệ thuật, tồn tại trong cả những cơ sở vật chất: kiến trúc, phong cảnh, các tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt.

2.1.2.2. Giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam

Từ phân tích trên đi đến nhận thức: Giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam là những giá trị đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, thể hiện tính ổn định, bền vững và được gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Với Việt Nam, GTVH tinh thần TTDT đã tạo nên sức mạnh to lớn trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Dù bị ngàn năm đô hộ nhưng dân tộc Việt không những không bị đồng hóa mà vẫn giữ vững bản sắc của mình, thậm chí còn làm cho bản sắc văn hóa đó trở nên phong phú và sâu sắc hơn. Ở một góc độ khác, thậm chí có mặt, “Người Hán đã vay mượn rất nhiều, rất cơ bản ở văn minh Bách Việt mà họ thống trị” [23, tr.179-180]. Như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã có nhận xét khá sâu sắc “Chỉ có tư duy biện chứng và


sự khôn ngoan lịch lãm rút ra từ máu và nước mắt của nhiều thời đại lịch sử người ta mới đủ bản lĩnh kết hợp thành những yếu tố tưởng như không thể kết hợp được thành sức mạnh lâu dài của dân tộc” [23, tr.128].

Theo Nguyễn Hồng Phong, tính cách dân tộc gần như là tất cả nội dung của GTVH tinh thần TTDT, bao gồm: “Tính tập thể - cộng đồng; trọng đạo đức; cần kiệm; giản dị; thực tiễn; tinh thần yêu nước bất khuất và lòng yêu chuộng hòa bình, nhân đạo, lạc quan” [55, tr.453-454]. Trần Văn Giàu đã nhấn mạnh các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam là: “Yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa” [27, tr.94]. GS Vũ Khiêu cho rằng, truyền thống nổi bật nhất của dân tộc ta là: “Lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo; tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người, trong đó yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc” [38, tr.74].

Những GTVH tinh thần TTDT được Đảng ta kế thừa và phát triển thành tư tưởng chỉ đạo cách mạng nước ta trong “Đề cương văn hóa Việt Nam”:

Cách mạng văn hóa ở Việt Nam phải dựa vào cách mạng dân tộc giải phóng mới có điều kiện phát triển; mới có thể đưa văn hóa Việt Nam tới trình độ dân chủ và có tính chất dân tộc hoàn toàn độc lập dựng nên một nền văn hóa mới; Phải tiến lên thực hiện cách mạng xã hội ở Việt Nam gây dựng một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [57].

Trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, văn hóa luôn được Đảng ta xác định là nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh phát triển “Những giá trị văn hóa truyền thống vững bền của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý, đức tính cần cù vượt khó, sáng tạo trong lao động... Đó là nền tảng và sức mạnh tinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ, công bằng, nhân ái” [4, tr.56]. Và đường hướng văn hóa xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã


hội đã được thể hiện trong cương lĩnh Đại hội XI (2011) của Đảng: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển” [20, tr.75,76].

Từ quan điểm của Đảng ta và kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, bước đầu có thể xác định các GTVH tinh thần TTDT Việt Nam cơ bản bao gồm: 1.Chủ nghĩa yêu nước, tự hào dân tộc và yêu hòa bình; 2. Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; 3.Lòng nhân ái, bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý; 4.Đức tính cần cù sáng tạo, khiêm tốn, giản dị và trung thực; 5.Truyền thống hiếu học; 6.Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cái đẹp. Trong đó, giá trị đạo đức chiếm vị trí nổi bật; chủ nghĩa yêu nước là giá trị cốt lõi, giá trị định hướng, những giá trị khác mang tính phổ biến là những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Chủ nghĩa yêu nước, tự hào dân tộc và yêu hòa bình

Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam đã được hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Yêu nước là sức mạnh tiềm tàng, là khát vọng hòa bình, độc lập, tự do thường trực trong lòng dân tộc. Chủ nhĩa yêu nước tạo năng lực nội sinh to lớn, sức mạnh vô địch của cộng đồng dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Yêu nước cũng là phẩm chất cơ bản và hàng đầu khi nói đến cốt cách, tâm hồn, bản lĩnh, khí phách tạo nên niềm tự hào dân tộc của người Việt Nam. Nhà sử học Mỹ Larry Berman trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 6/2008 đã thẳng thắn thừa nhận “Nước Mỹ đã thua Việt Nam vì không hiểu được lịch sử văn hóa Việt Nam”.

Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng

Lịch sử dân tộc Việt Nam được khởi đầu bằng huyền thoại “con rồng cháu tiên”. Con người luôn có ý thức về quan hệ huyết thống và ý thức về tình


làng nghĩa xóm. Tinh thần cố kết cộng đồng làng lớn đến mức có lúc “phép vua thua lệ làng”. Đến khi làng không đủ sức giải quyết những việc lớn thì các làng tập hợp nhau lại thành Nước. Muốn sinh tồn, lẽ đương nhiên cả con người, làng và Nước đều cần phải đoàn kết cộng đồng để đùm bọc, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, để thêm sức mạnh chống thiên tai, giặc dã. Tính cộng đồng trong phạm vi làng là cơ sở tạo nên tính đồng tộc, đồng hương...và tất yếu dẫn đến sự đồng nhất trong phạm cả nước: Đồng bào. Tinh thần đoàn kết toàn dân, ý thức cộng đồng từ đó mà ra và trở thành truyền thống dân tộc.

Lòng nhân ái, bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý

Nhân ái với người Việt Nam trước tiên thể hiện ở sự cố kết tình thân trong gia đình, tình làng nghĩa xóm “tắt lửa tối đèn có nhau”. Với người dưng không nề hà “thương người như thể thương thân”...Lòng nhân ái, đã khiến con người Việt Nam trở nên bao dung, nhân nghĩa. Nghĩa được hiểu như sự hy sinh, xả thân vì lẽ sinh tồn của dân tộc, cộng đồng. Với người lầm lỡ “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, ngày nay “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”. Và chúng ta đang xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc có khả năng dung hợp với tinh hoa văn hóa nhân loại. Tất cả nói lên đức tính cao đẹp của sự nhân ái, lòng bao dung, hướng thiện của con người Việt Nam.

Đức tính cần cù, sáng tạo, khiêm tốn, giản dị và trung thực

Việt Nam là một nước có nền văn minh nông nghiệp lâu đời. Lao động cần cù như một yêu cầu tất yếu để đảm bảo cho sự sinh tồn của dân tộc. Trong sự đấu tranh gian khổ với thiên nhiên, với cuộc sống luôn bị kẻ thù xâm lăng, lao động cần cù sáng tạo đã trở thành một phẩm chất không thể thiếu đối với con người ViệtNam. Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện tâm thức con người qua lẽ sống, qua cách ứng xử khiêm tốn, giản dị, trung thực và đã trở thành phương châm sống của các thế hệ con người Việt Nam.

Truyền thống hiếu học

Hiếu học là một truyền thống, là nguồn sức mạnh tinh thần luôn được đề cao của dân tộc ta. Ông bà ta xưa dù nghèo khó mấy cũng cố cho con đi


học kiếm dăm ba chữ để làm người, lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người. Sự hiếu học ấy đã sản sinh ra nhiều bậc hiền tài, đức cao, đạo trọng. Dù xuất thân mỗi người một hoàn cảnh nhưng họ đều có điểm chung là tinh thần hiếu học. Cùng không ít gia đình, dòng họ, làng xã hiếu học trên khắp mọi miền đất nước,với “truyền thống tôn sư trọng đạo” trở thành nét văn hóa tiêu biểu của người Việt xưa và nay. Và hiếu học đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cái đẹp

Trần Văn Giàu cho rằng, lạc quan yêu đời là một đức tính lớn có từ thời thiên cổ. “Tứ bất tử” trong tâm thức người Việt hiển hiện rất rõ điều này. Một Tản Viên Sơn thần tiêu biểu cho tinh thần lạc quan chiến thắng thiên tai; một Thánh Gióng tiêu biểu cho tinh thần lạc quan chống giặc ngoại xâm; một Chử Đồng Tử tiêu biểu cho tinh thần lạc quan về tình yêu, hôn nhân; một Liễu Hạnh tiêu biểu cho niềm lạc quan về cuộc sống tinh thần, phúc đức, thịnh vượng. Và niềm lạc quan dân tộc đã “chưng cất” thành chủ nghĩa lạc quan khi có Đảng, có chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh soi rọi. Việt Nam là một dân tộc biết yêu cái đẹp và đến nay nhiều công trình văn hóa vật thể, phi vật thể vẫn trường tồn là biểu tượng sinh động của tinh thần đó.

2.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.1. Sinh viên và những đặc điểm cơ bản của nhân cách sinh viên

2.2.1.1. Sinh viên và vai trò sinh viên trong đời sống xã hội

Thuật ngữ SV có nguồn gốc từ tiếng La tinh “Students”. Ở Việt Nam, SV là một bộ phận thanh niên tuổi đời chủ yếu từ 18 đến 25, được tuyển chọn qua các kỳ thi quốc gia và được đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học. Hoạt động chính của SV là học tập và rèn luyện để trở thành những người lao động vừa có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức


khỏe; có phẩm chất chính trị, đạo đức, có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp- như điều 5 Luật Giáo dục Đại học (năm 2012) đã đề ra.

Để hiểu được NCSV và quá trình hình thành, phát triển NCSV Việt Nam hiện nay ta cần xác định rõ vị trí, vai trò của họ.

Nói đến vị trí xã hội của SV là nói đến vị thế, chỗ đứng và mối quan hệ của họ trong xã hội. Theo cách hiểu đó, mỗi SV không phải chỉ có một mà có nhiều vị trí xã hội khi xét họ trong các mối quan hệ khác nhau…Cách hiểu vị trí xã hội của SV cũng chỉ mang tính chất tương đối. Bởi lẽ SV chưa có được vị trí độc lập trong một hệ thống nhất định của nền sản xuất xã hội, hoạt động cơ bản của họ vẫn là học tập. Do đó, “vị trí thực” của SV tuỳ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực phấn đấu và nghị lực vươn lên của bản thân họ trong suốt quá trình học tập, rèn luyện trong nhà trường và ngoài xã hội. Hôm nay họ còn là SV, ngày mai họ sẽ trở thành những trí thức trẻ, những người lao động tự chủ, những chuyên gia lành nghề trên một lĩnh vực nào đó…và “vị trí thực” của họ lúc đó mới được xác định [53, tr.47-48].

SV tự biểu hiện và tự khẳng định mình với tư cách cá nhân, cá thể và chủ thể mang NC mà điều hệ trọng nhất đối với họ là xác định lý tưởng, lẽ sống, lựa chọn và theo đuổi những giá trị của cuộc sống, từ đó có niềm tin, tình yêu, sự nghiệp và hạnh phúc. Sự trưởng thành xã hội của SV còn được thể hiện ở tư cách người công dân trẻ tuổi, có nghĩa vụ xã hội và trách nhiệm pháp lý. Ưu điểm và tính tích cực của SV là thuộc về bản chất của những người trẻ tuổi có tri thức. Nhược điểm và những hạn chế của họ cũng thường là hợp lẽ tự nhiên của những cá thể đang trưởng thành. Sinh viên Việt Nam có truyền thống yêu nước, gắn bó với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Phong trào của SV trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, chỉ khác nhau ở mục tiêu cụ thể còn truyền thống vẫn là tinh thần tình nguyện xung kích. Nếu như các thế hệ SV thời chống Mỹ có phong trào “Xếp bút nghiên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022