Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Dân Tộc Thiểu Số Trong Phát Triển Bền Vững Tây Nguyên Hiện Nay


Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển về sản xuất, sẽ giúp nâng cao dân trí cho người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, khi họ có cơ hội được tiếp cận, sử dụng các máy móc, phương tiện hiện đại. Trình độ dân trí được cải thiện, người đồng bào tránh xa được các hoạt động mê tín dị đoan, các thủ tục rườm rà, nhiêu khê trong các nghi lễ, lễ hội.

Tuy nhiên, công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng mang đến những tác động tiêu cực nhất định. Trước hết là thực trạng suy thoái môi trường, do áp dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại như phân bón vô cơ, làm cho đất đai không có cơ hội tự hồi sinh như trong truyền thống. Lâu dần sẽ huỷ hoại môi trường, chất đất - một thế mạnh trong canh tác cây công nghiệp, dược liệu, hoa quả của Tây Nguyên. Trước mắt, chỉ là tình trạng tụt nước ngầm, cạn dinh dưỡng trong đất, nhưng lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng cằn cỗi, thậm chí sa mạc hoá ở vùng cao nguyên này. Điều này sẽ đánh mất những tiềm năng và lợi thế hiện có của Tây Nguyên. Hơn thế, nếu môi trường sống bị huỷ hoại, rừng biến mất, đồng nghĩa với việc không gian nuôi dưỡng và thực hành văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên cũng biến mất.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ làm cho sự phân hoá giàu nghèo ở Tây Nguyên ngày càng sâu sắc. Những người nhanh chóng tiếp cận được với những máy móc hiện đại vào quá trình sản xuất, sẽ có cơ hội trở nên giàu có. Ngược lại, điều đó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới những quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không đảm bảo chất lượng. Điều này dẫn tới một nghịch lý dễ hiểu, người giàu sẽ ngày càng giàu, người nghèo sẽ ngày càng bị bần cùng hoá. Ở Tây Nguyên, nhóm người Kinh mới đến, những người sinh sống ở các trục đường giao thông thuận lợi, những người làm kinh doanh, buôn bán, sẽ là nhóm người được hưởng lợi. Còn những người dân tộc thiểu số tại chỗ, những người sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, không có nhiều điều kiện được học hành, sẽ ngày càng khó khăn. Chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch mức sống, chênh lệch cơ hội, sẽ kéo theo rất nhiều hệ luỵ.


Biến đổi cơ cấu xã hội, cơ cấu tộc người ở Tây Nguyên

Trong thời gian tới, kết cấu tộc người của Tây Nguyên sẽ còn có nhiều thay đổi, khi mà làn sóng di cư tự do đi và đến Tây Nguyên vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Một mặt, là nhập cư đến Tây Nguyên từ các vùng dân tộc thiểu số phía Bắc và các vùng miền khác trong cả nước. Mặt khác, là làn sóng di cư khỏi Tây Nguyên, cả hợp pháp và bất hợp pháp đến các vùng miền trong cả nước, cả sang các nước khác qua đường biên giới kéo dài của vùng. Điều này sẽ làm cho cơ cấu xã hội, kết cấu tộc người ở Tây Nguyên sẽ còn có nhiều dịch chuyển.

Trước hết, sẽ là thay đổi tỉ lệ người các dân tộc cùng chung sống tại Tây Nguyên. Trong tương lai, dân số Tây Nguyên sẽ tiếp tục tăng mạnh, tuy nhiên tỉ lệ người dân tộc thiểu số tại chỗ trên tổng số dân sẽ có sự sụt giảm, không còn chiếm 26,58% trên tổng dân số [69, tr. 147], như hiện nay nữa. Sự sụt giảm đó, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động thực hành văn hoá các dân tộc thiểu số tại chỗ. Mặc dù, đó là văn hoá đại diện cho Tây Nguyên, nhưng không còn đại diện cho số đông dân số ở đây nữa. Thực tế cho thấy, làn sóng di cư vẫn đang diễn ra, cùng với việc chính quyền các cấp đã có những quy hoạch đất đai, khu đô thị, vùng cư trú mới, ở một số nơi trước đây là đất rừng tự nhiên, đất canh tác.

Tam giác phát triển kinh tế

Với vị trí địa chiến lược quan trọng, Tây Nguyên nằm trọn trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Nhờ đó, đón nhận trực tiếp những tác động từ các hoạt động của Tam giác phát triển. Trên cơ sở những nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế khu vực Tam giác phát triển, dự báo sẽ có nhiều tác động đến Tây Nguyên trong thời gian tới. Về mặt tích cực, sẽ thúc đẩy kinh tế của Tây Nguyên phát triển vượt bậc, khi mà vùng Tam giác phát triển có triển vọng thu hút đầu tư từ nhiều nguồn nhân sách trong nước, các nước thành viên và quốc tế. Đến tất cả các lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, năng lượng, y tế, du lịch, an sinh xã hội. Với sự chú trọng phát triển hạ tầng giao thông, sẽ tạo tiền đề cho giao thương thuận lợi, hàng hoá đi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.


lại các nước dễ dàng hơn, góp phần mở rộng thị trường cho nông sản và cây công nghiệp của Tây Nguyên. Nhờ đó, đời sống của người đồng bào sẽ được cải thiện về mọi mặt.

Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 14

Việc xây dựng vùng Tam giác phát triển, giúp củng cố mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam, Lào, Campuchia. Trên cơ sở đó, thúc đấy mối quan hệ khăng khít giữa các quốc gia trong khu vực. Nhờ đó, trong thời gian tới, sẽ giúp ổn định an ninh vùng biên giới ở khu vực Tây Nguyên, đảm bảo cho vùng phát triển lâu dài và bền vững.

Tuy nhiên, sự hợp tác thông thương, dẫn tới có những đối tượng lợi dụng hoạt động kinh doanh buôn bán để làm việc khác. Cũng là cơ hội để cho các hoạt động phạm tội xuyên quốc gia tại vùng Tam giác phát triển. Đặc biệt là vấn đề buôn lậu, vận chuyển ma tuý, hàng quốc cấm qua biên giới; vấn đề vượt biên trái phép đến và đi khỏi Tây Nguyên. Điều này sẽ đặt vùng vào những nguy cơ bất ổn tiềm ẩn, sẽ có thể bộc phát bất cứ lúc nào.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã tham gia trực tiếp vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ như vũ bão, tác động rất lớn đến sự dịch chuyển trong tổ chức, quản lý của nước ta. Như việc đầu tư xây dựng chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số, đề án xây dựng căn cước công dân có gắn chip điện tử đang được gấp rút triển khai trên cả nước…

Giai đoạn này, chúng ta đang dần làm quen và thích ứng với những ảnh hưởng từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 coi số hoá là trung tâm, lấy số hoá là phương tiện, phục vụ tối ưu cho cuộc sống của con người. Trong tương lai gần, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ có những tác động đến Tây Nguyên, điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

Trước hết, trí tuệ nhân tạo (AI), big data, tự động hoá và iot (internet vạn vật) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý văn hoá, toàn bộ các di sản


vật chất và tinh thần sẽ được thống kê trên một cơ sở dữ liệu khổng lồ. Tại đó, AI sẽ giúp phân tích, dự đoán về xu hướng vận động, về nhu cầu của du khách và của cả chính người dân tộc thiểu số, sau đó truyền kết quả đó lại con người để cả hệ thống có thể chủ động quản lý, vận hành đúng hướng. Các ngành kinh doanh khai thác được giá trị văn hoá cũng sẽ phát triển, ngành du lịch sẽ được vận hành có hệ thống chứ không còn manh mún nhỏ lẻ nữa, điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho vùng.

Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người đồng bào, một góc độ nào đó nền văn hoá đầy bí ẩn này cũng sẽ dần thay đổi, sẽ không còn những chất phác, thuần hậu, nguyên sơ như bây giờ.

Tác động của các thách thức an ninh phi truyền thống

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, rất nhiều vấn đề nảy sinh không phải do nguồn gốc từ tự nhiên, mà là do con người gây ra, dẫn đến những thách thức về an ninh phi truyền thống như: vấn đề dịch bệnh, biến đổi khí hậu, sạt lở đất đai, nguồn nước cạn kiệt, suy thoái môi trường, ô nhiễm, di cư tự do… Điều này sẽ tác động làm ảnh hưởng đến quá trình phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Dịch bệnh covid 19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, điều này làm ảnh hưởng đến giao thương, đi lại, sản xuất và các nguồn cung ứng hàng hoá. Làm cho quá trình phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên bị ảnh hưởng, gián đoạn, nguồn thu từ du lịch văn hoá giảm mạnh chưa từng có. Điều này cho thấy trong tương lai, các dịch bệnh tương tự cũng có thể xảy ra, trong xu thế toàn cầu hoá nó sẽ ảnh hưởng rộng khắp toàn thế giới, trong đó có Tây Nguyên. Vấn đề di cư tự do, đặc biệt là làn sóng di cư từ đồng bào người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên vẫn đang tiếp diễn. Trong tương lai, vấn đề này vẫn rất khó kiểm soát, sẽ tạo nên sức ép dân số lên Tây Nguyên, kéo theo sự phá vỡ văn hoá truyền thống của vùng.


Bên cạnh đó, vấn đề suy thoái môi trường, đặc biệt là hiện tượng ô nhiễm bùn đỏ do khai thác bauxite sẽ trở thành một vấn nạn về môi trường đối với Tây Nguyên và các vùng phụ cận trong tương lai. Khi mà các hồ chứa bùn đều ở độ cao 700m - 800m, tiềm ẩn nguy cơ tạo nên lũ quét, phá huỷ môi sinh đối với vùng hạ lưu như Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… Vấn đề cạn kiệt nguồn nước đe doạ trực tiếp đến đời sống sản xuất, sinh kế của người Tây Nguyên. Tây Nguyên sẽ đứng trước nguy cơ bị hoang mạc hoá, đánh mất lợi thế về thổ nhưỡng của mình. Suy thoái môi trường là một vấn đề đáng báo động ở Tây Nguyên. Trong tương lai, cùng với mật độ dân cư ngày càng dày đặc, công cuộc khai thác tự nhiên ngày càng mạnh bạo. Mực nước ngầm ở Tây Nguyên sẽ tiếp tục hạ sâu, kéo theo tốc độ đá ong hoá trên mặt đất đỏ bazan. Nhiệt độ ngày càng tăng qua các năm, sẽ dần đánh mất những lợi thế về khí hậu đối với du lịch Tây Nguyên. Nếu tình trạng này tiếp diễn, Đà Lạt sẽ không còn là thành phố sương mù đặc biệt thu hút du khách. Trong tương lai, nếu những vấn đề này không được ngăn chặn, người dân tộc thiểu số buộc phải có những thay đổi để thích nghi với điều kiện sống mới, điều này kéo theo một số tập tục, lề thói cũ không thể được gìn giữ, bảo tồn.

Bên cạnh đó, các vấn đề tội phạm xuyên quốc gia, dưới nhiều hình thức hoạt động tinh vi, khó nắm bắt, cũng sẽ đe doạ trực tiếp đến sự ổn định chính trị - xã hội của Tây Nguyên, kéo theo vấn đề bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của vùng.

Tất các các nhân tố này đều sẽ tác động, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

3.2.2. Vấn đề đặt ra đối với phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay

Trên cơ sở những ưu điểm, hạn chế của thực trạng, có thể chỉ ra được một số vấn đề đặt ra cho hiện tại và tương lai của phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay. Trong số những


phương pháp khái quát những vấn đề đặt ra, thì nổi lên phương pháp chỉ ra và phân tích các mâu thuẫn từ thực tiễn. Trong phạm vi đề tài này, thì chính là mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên, với một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

Mâu thuẫn giữa vấn đề chủ thể đang tích cực nâng cao năng lực, trách nhiệm trong hoạt động phát huy với hiện tượng một bộ phận giới trẻ dân tộc thiểu số Tây Nguyên có biểu hiện thờ ơ, quay lưng với văn hoá dân tộc mình

Phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên là một yêu cầu cần thiết, để đảm bảo các giá trị văn hoá truyền thống được bảo tồn và tham gia vào thực tiễn phát triển của vùng. Để làm được điều đó, bên cạnh sự tham gia của các chủ thể lãnh đạo quản lý, thì nổi lên vai trò đặc biệt quan trọng của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Bởi họ chính là những người trực tiếp sáng tạo nên các giá trị đó, đồng thời tham gia đưa các giá trị đó vào trong xây dựng phát triển cuộc sống của mình. Muốn làm được điều đó, người dân tộc thiểu số Tây Nguyên cần có được nhận thức sâu sắc, đầy đủ, tình yêu và lòng tự hào về nền văn hoá dân tộc mình, để có thể tham gia phát huy giá trị đó vào trong thực tiễn có hiệu quả.

Giới trẻ người dân tộc thiểu số Tây Nguyên là tầng lớp kế cận, sẽ quyết định việc các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số có được kế tục, gìn giữ và phát huy trong tương lai hay không. Nếu họ không có đủ tình yêu, lòng tự tôn về văn hoá dân tộc mình, thì nền văn hoá đó có nguy cơ bị đứt gãy truyền thống trong tương lai. Do đó, một yêu cầu bức thiết của việc phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững, là việc tập trung giáo dục truyền thống cho giới trẻ. Thế nhưng, đến nay có một thực tế là một bộ phận giới trẻ có biểu hiện tự ti, quay lưng, thờ ơ với văn hoá dân tộc mình. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập văn hoá, các nền văn hoá mới mẻ từ bên ngoài đang không ngừng xâm nhập và lan toả vào Tây Nguyên, cùng với sự phổ biến của ngành công nghiệp văn hoá. Một mặt họ choáng ngợp với các biểu hiện của


các nền văn hoá mới, mặt khác đó là một phần tất yếu trong quá trình hội nhập. Người trẻ dân tộc thiểu số Tây Nguyên bây giờ chủ yếu mặc trang phục hiện đại, sinh hoạt theo lối sống của người Kinh, nghe nhạc Kpop, nhạc rock. Rất ít người mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình, có chăng cũng chỉ là vào các ngày lễ tết quan trọng. Không nhiều người trong lớp trẻ còn biết đánh cồng chiêng, biết kể sử thi, hát khan, biết vận hành một nghi lễ vòng đời như lớp cha anh đi trước. Mặc dù gần đây, với sự nỗ lực của chính quyền và những người làm công tác văn hoá, văn hoá truyền thống đang được truyền dạy cho thế hệ trẻ dưới nhiều hình thức, nhưng đây vẫn chưa phải là hoạt động phổ biến và được hầu hết lớp trẻ đón nhận.

Mâu thuẫn giữa đòi hỏi phải nâng cao chất lượng bảo tồn và phát triển giá trị văn hoá với thực tiễn bảo tồn chưa có hiệu quả các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Để có thể phát huy có hiệu quả các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào trong phát triển bền vững Tây Nguyên, cần phải làm tốt công tác bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số của vùng. Cụ thể là các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của Tây Nguyên. Bởi vấn đề cốt lõi trong phát huy giá trị văn hoá vào trong phát triển bền vững, là phải giữ được các giá trị văn hoá đó vẹn nguyên, để có thể đưa các giá trị đó tham gia vào các hoạt động thực tiễn phát triển của Tây Nguyên trước mắt và lâu dài. Trong các nỗ lực bảo tồn của chính quyền các cấp về di sản văn hoá ở Tây Nguyên, nổi lên các hoạt động như khôi phục và xây mới nhà rông, giảng dạy tiếng nói chữ viết của người dân tộc thiểu số, sưu tầm sử thi, dạy hát khan… Tuy nhiên không phải tất cả các hoạt động đó đều đạt được hiệu quả như mục tiêu đặt ra.

Bởi xét đến cùng, bảo tồn các di sản văn hoá, là phải bảo tồn được cả về số lượng và chất lượng của các di sản đó. Phải bảo tồn, khôi phục được dáng vẻ hình hài và cả tâm thức, chiều sâu văn hoá của các di sản, thì


công tác bảo tồn mới có giá trị. Thực tế cho thấy, công tác bảo tồn các di sản văn hoá ở Tây Nguyên đã thu về nhiều kết quả khả quan. Như số lượng nhà rông được khôi phục, số lượng cồng chiêng được sưu tầm, số lượng sử thi được biên tập xuất bản, ghi âm đã đề cập đến ở thực trạng. Nhưng nhà rông khôi phục được về số lượng ở một số địa phương, mà chưa khôi phục được sự thiêng liêng như trong tâm thức người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Bởi trong truyền thống, để xây dựng nhà rông, người đồng bào phải mất nhiều thời gian để chọn đất, đất phải ở vị trí đẹp, trung tâm của cả làng. Sau đó làm nghi lễ cúng đất, nghi lễ chặt cây về dựng cột, nghi lễ cất mái… Các vật dụng dùng để bài trí trong nhà rông là thành quả thu về sau các cuộc đi săn, vừa gắn liền với đời sống sinh kế của họ, vừa biểu thị sức mạnh trong chinh phục tự nhiên của con người nơi đây. Như sử thi dù đã sưu tầm, in ấn, ghi âm được một khối lượng lớn, nhưng vẫn mới chỉ dừng lại ở công tác sưu tầm, chưa đưa kho tàng quý giá đó ra để phổ biến, truyền dạy lại cho người dân tộc thiểu số, để các pho sử thi đó một lần nữa lại sống trong chính cuộc sống thường ngày của người đồng bào như trong lịch sử.

Mâu thuẫn giữa mục tiêu xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, tiến bộ với môi trường văn hoá cơ sở còn nhiều tiêu cực làm hạn chế vai trò của giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên

Để phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên đạt được hiệu quả cao, lâu dài, cần phải có một môi trường văn hoá lành mạnh, tích cực, tiến bộ. Nhưng thực tế ở Tây Nguyên, môi trường văn hoá cơ sở vẫn còn yếu tố tiêu cực, lạc hậu, mê tín dị đoan, tranh chấp tôn giáo, lợi dụng tôn giáo, làm cản trở quá trình phát triển bền vững.

Dù nhiều năm qua, có nhiều chính sách, hoạt động để nâng cao nhận thức cho người đồng bào, góp phần loại bỏ những yếu tố mê tín, dị đoan, lạc hậu ở Tây Nguyên, nhưng thực tế ở đây hủ tục vẫn còn đó và có ảnh hưởng

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 15/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí