Những Giá Trị Về Tinh Thần Đo Àn Kết Dân Tộc Trong Văn Hóa

93


Ở CHDCND Lào, yêu nước, vì thế đã trở thành chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là tình yêu đối với đất nước, lòng trung thành đối với Tổ quốc biểu hiện ở khát vọng và hành động tích cực để phục vụ và đem lại nhiều lợi ích cho Tổ quốc và nhân dân. Chủ nghĩa yêu nước Lào có nguồn gốc sâu xa từ ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng bản và Tổ quốc; là đặt lời ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết; là chăm lo xây dựng quê hương, đất nước, thực hiện độc lập, tự chủ, tự cường, sẵn sàng chống lại ách đô hộ và xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Yêu nước trong VHCT Lào từ xưa và cả ngày nay là chăm lo xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, con người, v.v... để tạo sức mạnh bên trong nhằm bảo vệ cho sự tồn tại và phát triển của đất nước, của dân tộc. Và chính lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc trong đường lối chính trị của Đảng NDCM Lào đã giúp nhân dân Lào vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược trong thời kỳ hiện đại. Chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc hòa quyện với nhau, kết tinh thành những giá trị tiêu biểu nhất của VHCT Lào. Chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc quê hương, làng xóm của người Lào không chỉ là nơi để ở, là nơi làm ăn, sinh sống nên ngay từ xa xưa tình yêu quê hương, làng xóm của người Lào đã sớm hình thành và đã trở thành một trong những tiêu chí, một phẩm chất mà mỗi người dân Lào cần phải có. Nói cách khác, trong suy nghĩ và tình cảm của người Lào, yêu nước trước hết là yêu quê hương, làng xóm. Lịch sử Lào đã chứng minh bằng thực tiễn là lịch sử chống ngoại xâm liên tục, dai dẳng và oai hùng. Vì nước Lào là một nước nhỏ, kém xa đối thủ về sức mạnh vật chất, kỹ thuật, kinh tế, nhưng lại thắng mọi địch thủ trước sau bằng mọi biện pháp bất biến phù hợp với nhân cách người Lào là "lấy đại nghĩa thắng hung tàn, dùng chí nhân thay cường bạo".

94


Lịch sử chính trị của Lào đã chứng minh các triệu đại Chậu Phạ Ngừm, Chậu Phô Thi Lạt, Chậu Xu Li Nha Vông Xả, Chậu Xay Nha Xệt Tha Thi Lạt, v.v... ở nước Lào trước đây đều theo đuổi một chính sách chống ngoại xâm giành độc lập, phát huy cao độ truyền thống yêu nước, thương nòi. Trong đối nội, các nhà vua thực hiện chính sách thân dân, đều quan tâm đào tạo và sử dụng người hiền tài, giữ vững kỷ cương, luật lệ. Những quan điểm chính trị, thiết chế chính trị và nhân cách chính trị đã đư ợc xây dựng phù hợp với các giá trị văn hóa dân tộc, tạo nên sự bền vững của chế độ trong những thời gian dài và là nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Lào. Tinh thần, ý chí yêu nước của người Lào đã đư ợc thử thách liên tục, từ buổi sơ khai dựng nước cho đến ngày nay.

Trong thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tinh thần và ý chí yêu nước của người Lào được thể hiện rõ rệt trong các sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc. Đó là phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân các bộ tộc Lào khoảng nửa thế kỷ và kết thúc trong ngày mùng 2 - 12 - 1975; là thắng lợi của công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước thời gian gần đây bởi tinh thần yêu nước nồng nàn, trong đó đặc biệt là tinh thần yêu nước của các lãnh tụ lãnh đạo như ông Xu Pha NuVông và ông Cay Xỏn PhômViHản.

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, phát triển đất nước hiện nay, giá trị yêu nước càng thể hiện là giá trị xuyên suốt trong đường lối chính trị của Đảng, trong ý thức và ý chí chính trị của nhân dân Lào. Giá tr yêu nước thể hiện trong VHCT Lào dưới các khía cạnh cụ thể sau đây:

+ Yêu nước là gắn bó với nhà nước: Trong kỷ nguyên đấu tranh giành độc lập, tự chủ và thống nhất đất nước, lòng yêu nước được biểu hiện ra là sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

95


Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 13

gắn bó với nhà nước chống lại ngoại xâm. Đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nư ớc của nhân dân Lào là những cuộc khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tiến tới thắng lợi hoàn toàn năm 1975.

+ Yêu nước là không ngừng lao động sáng tạo: Cần cù lao động và luôn luôn suy nghĩ tìm cách sáng t ạo là một trong những truyền thống lâu đời của nhân dân Lào. Muốn chiến thắng được giặc ngoại xâm bên cạnh tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh để đánh đuổi kẻ thù thì cũng phải tự mình phát huy nội lực để phát triển đất nước vững mạnh về mọi mặt.

+ Yêu nước là tôn vinh những người có công với dân, với nước, đồng thời nghiêm khắc lên án những kẻ phản dân hại nước: Tôn vinh người có công và lên án kẻ có tội là hai trạng thái tình cảm xã hội hoàn toàn khác nhau nhưng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau; tôn vinh người có công thì không thể không lên án kẻ có tội và ngược lại. Gắn liền với quá trình không ngừng tôn vinh những người có công với dân, với nước là quá trình tạo ra một nhận thức chung để cả xã hội cùng đồng lòng lên án những kẻ đã can tâm hại nước, hại dân.

Chủ nghĩa yêu nước trong VHCT Lào ngày nay đã được kế thừa và phát triển - đó là chủ nghĩa yêu nước nhất trí và đi đôi với chủ nghĩa Mác - Lênin; là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Yêu chủ nghĩa xã h ội, trong nhân dân Lào hiện nay chính là yêu nước. Nét đặc trưng cơ bản của nội dung yêu chủ nghĩa xã hội của người Lào thể hiện những điểm sau:

Một là: Yêu nước trước hết là yêu chủ nghĩa xã hội, là yêu chế độ dân chủ, có sự đoàn kết thống nhất và có tinh thần giác ngộ chính trị cao. Xây dựng chủ nghĩa xã hội mà ở đó nhân dân là chủ, tất cả lợi ích, quyền lực đều là của dân, sự nghiệp đổi mới để có chủ nghĩa xã hội là của toàn dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Hai là: Yêu nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã h ội phải làm cho hệ thống chính trị vững mạnh, luôn luôn được củng cố và từng bước phát


triển, trong đó Đảng NDCM Lào là hạt nhân lãnh đạo và đảm bảo lợi ích chính đáng của toàn xã hội.

Ba là: Yêu nước trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã h ội là bằng mọi

cách làm cho lực lượng sản xuất được giải phóng và phát triển liên tục, làm cơ sở cho kinh tế - xã hội phát triển đến mức độ cao, văn hoá trở thành nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội và phát triển con người trong đó nhà nước có quyền sở hữu toàn dân.

Bốn là: Yêu nước là làm cho xã hội bình đẳng và văn minh trong phân phối, các thành viên trong xã hội được giải phóng mọi nguồn năng lượng, mỗi người lao động được làm việc theo khả năng, hưởng theo kết quả công lao đóng góp cho xã hội.

Năm là: Yêu nước theo tinh thần của chủ nghĩa xã hội cũng còn là

yêu phong tục tập quán, yêu và quý trọng văn hoá của dân tộc, sống và làm việc theo pháp luật đồng thời theo lối sống lành mạnh của truyền thống nhân dân Lào.

Sáu là: Yêu chủ nghĩa xã h ội bằng cách làm cho nhân dân các bộ tộc Lào có tinh thần đoàn kết và có quyền bình đẳng, liên minh công - nông và trí thức cách mạng được củng cố vững chắc.

Bảy là: Yêu chủ nghĩa xã hội là phải tăng cường quan hệ hữu nghị và mở rộng hợp tác với các bạn bè quốc tế, trên nguyên tắc bình đẳng hai bên cùng có lợi, không can thiệp vào nội bộ của nhau.

Chủ nghĩa yêu nư ớc với tư cách là một giá trị của VHCT, định hướng giá trị thông qua các chuẩn mực và các quy tắc ứng xử trong quá trình chính trị, nó ngày càng thâm nhập sâu sắc vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chúng gợi mở sự khao khát được cống hiến cho lợi ích của Tổ quốc, quy định cho những hành động cụ thể trong những tình huống quyết định của đời sống. Nhờ vậy chủ nghĩa yêu nư ớc trở thành một động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ của nhân dân Lào trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.


Yêu nước với tính cách một giá trị truyền thống của VHCT Lào không phải là một tình cảm tự nhiên mà là sản phẩm của lịch sử vận hành theo một quá trình từ tình cảm sâu sắc đối với những người ruột thịt, đối với mảnh vườn, ngôi nhà, tới tình yêu giống nòi, đến quê hương, đất nước. Giá trị yêu nước với hệ tư tưởng hay chủ nghĩa yêu nước trong VHCT Lào đã thực sự là giá trị xuyên suốt lịch sử chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào trong quá trình dựng nước và giữ nước; nó cũng sẽ là giá trị quan trọng và xuyên suốt trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngày nay.

3.3.2. Những giá trị về tinh thần đoàn kết dân tộc trong văn hóa

chính trị Lào

Trong lịch sử lao động sáng tạo và đấu tranh anh dũng dựng nước và giữ nước của bất cứ dân tộc nào, yếu tố đoàn kết cũng gắn chặt với yếu tố yêu nước. Bởi vì, để thực hiện mục tiêu và lý tưởng yêu nước thì phải đoàn kết toàn dân; mặt khác, chỉ khi đoàn kết toàn dân thành một khối vững c hắc thì dân tộc mới có đủ sức mạnh để thực hiện lý tưởng, mục tiêu yêu nước trên hiện thực. Lịch sử loài người đã chỉ ra rằng, nhiều d ân tộc vốn hùng mạnh, nhưng do một lý do nào đó mà nội bộ dân tộc, nội bộ toàn dân chia rẽ, sẽ làm yếu đi sức đấu tranh, l àm yếu sức mạnh dân tộc và dẫ n đến bị kẻ xâm lược thôn tính. Điều đó quốc gia nào cũng thấm thía và rút kinh nghiệm cho mình: Đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân là sức mạnh bách chiến bách thắng. Và lịch sử chính trị thế giới cũng cho thấy, nền chính trị nào cũng lấy nguyên lý thống nhất, đoàn kết dân tộc để thực hiện mục tiêu chính trị của mình. Do nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công" mà nhân dân Việt Nam đã tạo nên sức mạnh vô địch, đánh thắng mọi kẻ xâm lược trong lịch sử, đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, và từng bước xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh.


Không nằm ngoài tất yếu lịch sử đó nền chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào trước đây cũng như của Đảng N DCM Lào hiện nay luôn dựa vào sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện mục tiêu chính trị của mình. Tinh thần đoàn kết với tính cách là giá trị của VHCT Lào truyền thống thể hiện ở quan niệm về tinh thần đoàn kết của người Lào và quá trình hình thành và phát triển tinh thần đoàn kết của người Lào với những biểu hiện và ảnh hưởng của tinh thần đoàn kết của người Lào trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết là nhân tố tinh thần hợp thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Lào. Tinh thần đoàn kết của người Lào bắt nguồn từ tinh thần yêu nước và biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước. Nhờ tinh thần và thực hiện đúng nguyên lý đoàn kết của cha ông ta đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng dân tộc trong bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Đoàn kết dân tộc trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước của nhân dân Lào là điều kiện tất yếu và thực sự nó đã trở thành điều kiện tất yếu để bảo tồn dân tộc, nhất là khi đất nước Lào có giặc ngoại xâm. Nhờ đoàn kết nhân dân các bộ tộc Lào trước đây đã cùng nhau sáng tạo nên nền văn minh Lạn Xạng, đặt cơ sở cho toàn bộ tiến trình phát triển về sau của đất nước Lào. Đoàn kết nhân dân các bộ tộc Lào đã giúp cho nhân dân Lào vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên, phát triển sản xuất để phục vụ đời sống của mình. Từ kinh nghiệm thực tế, nhân dân các bộ tộc Lào đã nhận thức sau rằng: "Đoàn kết thì sống, chống lại thì chết", "một cây rào không xen chặt, dân không thuận xây dựng đất nước không phồn vinh". Tinh thần đoàn kết toàn dân đã thực sự là nguồn sức mạnh lớn lao để nhân dân Lào đánh thắng mọi thế lực ngoại xâm qua hàng nghìn năm lịch sử và trong công cuộc xây dựng đất nước theo hướng XHCN ngày nay.

Lịch sử dân tộc Lào cho thấy rằng, đứng trước các thế lực ngoại xâm mà không thực hiện đoàn kết toàn dân, để cho mầm chia rẽ làm suy yếu đất nước thì sự nghiệp giữ nước sẽ thất bại. Thất bại của Chậu A Nu Vông trong kháng


chiến chống quân Xiêm đầu thế kỷ XVIII, nguyên nhân quan trọng dẫn đến thất bại là mất đoàn kết trong sự lãnh đạo, sự chia rẽ trong nội bộ Lào Lạn Xạng. Sự mất đoàn kết và chia rẽ trong nội bộ dân tộc, trong giới cầm quyền trước đây đã dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước và cuối cùng các mường Lào đã phải phụ thuộc Xiêm. Nay cũng do chia rẽ và mất đoàn kết khiến Chậu A Nu Vông không tập hợp được lực lượng thống nhất mạnh mẽ của cả nước để đủ sức lật đồ ách thống trị của người Xiêm.

Tinh thần đoàn kết trở thành lực lượng bách chiến bách thắng của dân tộc Lào cũng đã được chứng minh bằng sự phát triển của nó qua quá trình dựng và giữ nước của ông cha. Từ các đời vua Phạ Ngừm nhân dân Lào đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Từ thời vua Xu Li Nha Vông Xạ, Xay Sết Thạ Thi Lạt, v.v... cho đến Pho Ca Đuột, Ông Kẹo, Ông Côm Ma Đăm, Chậu Phạ Pát Chay, những vị anh hùng kiên cường bất khuất này có được chiến thắng không chỉ nhờ vào chiến lược hay mà chiến thắng của họ có được còn nhờ vào sự ủng hộ tinh thần đoàn kết quyết tâm chống giặc của nhân dân Lào. Đó cũng chính là đ ộng lực giúp nhân dân Lào vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn về quyền lãnh thổ của đất nước bằng sự chung sức, chung lòng. Tinh thần ấy ngày càng được nâng cao khi nước Lào qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Bằng những vũ khí thô sơ nhưng một nước nhỏ bé lại có thể chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh với những trang bị vũ khí hiện đại là nhờ tinh thần đoàn kết toàn dân tộc của nhân dân các bộ tộc Lào.

Đặc biệt, trong lịch sử chính trị hiện đại, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một bức tranh đại đoàn kết dân tộc rất sinh động. Phát huy truyền thống quý báu được kết tinh trong hàng nghìn năm đấu tranh anh dũng của cha ông, toàn thể dân tộc Lào đã kết thành một khối vững chắc không gì có thể phá vỡ nổi, trong đó Đảng NDCM Lào, lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân Lào luôn đoàn kết, gắn bó máu thịt với nhau. Đảng tin vào dân, dân tin vào


Đảng; quân với dân một ý chí, cả nước đồng lòng, toàn dân ra trận, tất cả vì mục tiêu "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược". Để phát huy được sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng NDCM Lào đã sáng suốt thành lập Mặt trận yêu nước, lấy liên minh công nông làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Căn cứ vào tình hình trong nước và thế giới, ngày 22 tháng 3 năm 1955, Đảng Nhân dân Lào ra đời, Đảng đã đề ra nhiệm vụ trong giai đoạn mới là: "Đoàn kết toàn dân; đoàn kết các dân tộc, đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng nước Lào hòa bình, dân chủ, thống nhất và độc lập" [44, tr.393]. Để bảo toàn và phát triển lực lượng của mình, trong văn kiện của Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng Nhân dân Lào đã viết: "Phát động toàn dân đoàn kết đấu tranh đánh bại đế quốc Mỹ và bọn tay sai bán nước, thực hiện một nước Lào hòa bình, trung lập, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng đưa cách mạng tiến lên từng bước vững chắc" [44, tr.397]

Dựa vững chắc vào khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, Mặt trận yêu nước đã phát triển lực lượng ngày càng sâu rộng trong quần chúng cơ bản của cách mạng, cả ở thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi. Mặt trận yêu nước coi việc đấu tranh cải thiện dân sinh, tự do, tự chủ, hòa bình, trung lập là những mục tiêu phù hợp để thu hút các tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên, tín đồ các tôn giáo V.V... vào cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Với cương lĩnh đúng đắn, chương trình hành động thiết thực, hình thức, phương pháp tập hợp lực lượng, tổ chức đấu tranh phong phú, uyển chuyển, Mặt trận yêu nước đã tập hợp được ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân đoàn kết, đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Nhờ đó, nhân dân Lào dù ở thành thị hay nông thôn, đồng bằng hay miền núi đều hết lòng, hết sức ủng hộ cách mạng.

Trên cơ sở đề ra đường lối đúng đắn, Đảng NDCM Lào luôn coi việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận yêu nước; không ngừng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022