Văn Hóa Tinh Thần Và Các Giá Trị Văn Hóa Tinh Thần Truyền Thống Dân Tộc Việt Nam


Làm rõ sự biến đổi đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay (qua một số trường Đại học và Cao đẳng ở thành phố Hà Nội), trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy những biến đổi tích cực và hạn chế những biến đổi tiêu cực trong đời sống đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay [36, tr.5-8].

Năm 2014, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NCS Nguyễn Thị Thanh Hà đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ triết học với đề tài “Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” [28]. Những luận giải của tác giả luận án về sinh viên, về lối sống sinh viên, cũng như tầm quan trọng, nội dung của việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay có ý nghĩa tham khảo nhất định trong quá trình triển khai đề tài mà NCS đã lựa chọn.

Đề tài “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” [63] của NCS Phạm Huy Thành (2014) đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Triết học. Đây là một trong những tài liệu có giá trị để NCS tham khảo trực tiếp, nhất là phần lý luận chung: giáo dục; nhân cách; nhân cách sinh viên; giá trị đạo đức truyền thống v.v.

Bài “Một số vấn đề về giáo dục đạo đức mới trong việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên ở Thái Nguyên hiện nay” của tác giả Hoàng Thị Thu Trang [67]. Tuy phần lý luận chung về nhân cách, nhân cách sinh viên chỉ được tác giả đề cập ở chừng mực nhất định nhưng ở các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới trong việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên lại được tác giả phân tích khá thuyết phục, nhất là giải pháp về “Đổi mới nội dung, hình thức giáo dục đạo đức mới trong việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên ở Thái Nguyên hiện nay”.

Trong các công trình nghiên cứu về giáo dục nhân cách trình bày trên, có thể chia làm hai hướng: Hướng lý luận, khảo cứu, giáo trình và


hướng nghiên cứu thực tiễn. Hướng lý luận đã đề cập đến một số khái niệm công cụ có liên quan đến đề tài luận án nhân cách, văn hóa hay giáo dục

v.v. Một số tài liệu tuy có đề cập đến Giáo dục văn hóa là gì nhưng chưa biện luận được vì sao phải Giáo dục văn hóa trên cơ sở phương pháp biện chứng mà thường cho rằng đó là điều tất yếu cần được tiến hành trong quá trình giáo dục cho học sinh hay sinh viên. Hướng thực tiễn, trong các công trình trên đây đã có một số công trình có những khảo sát công phu về giáo dục văn hóa, giáo dục nhân cách cho sinh viên, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nhân cách cho sinh viên từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng từ giáo dục giá trị văn hóa tinh thần thì chưa được phân tích một cách có hệ thống.

Nói chung các công trình, đề tài khoa học nêu trên đã có những đóng góp đáng kể trong nghiên cứu một cách có trọng tâm, hướng tới đổi mới sự nghiệp giáo dục nói chung và bồi dưỡng NCSV nói riêng. Tuy nhiên chưa có công trình nào bao quát hoặc đi sâu giải quyết trọn vẹn vấn đề giáo dục giá trị văn hóa tinh thần dân tộc trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. Ngay cả vấn đề lý luận về NC và NCSV cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Chưa có tác giả nào đề cập một cách hoàn chỉnh hoặc đưa ra một hệ thống cơ sở lý luận chặt chẽ về vấn đề này. Đa số các tác giả chỉ nêu được những mặt cần nghiên cứu, cần đổi mới và phân tích làm sáng tỏ chúng bằng thực tiễn lĩnh vực, ngành mình đang công tác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Tổng quan về các công trình nghiên cứu và đề tài trên, đều có điểm chung: Con người được sinh ra, còn NC không được sinh ra mà chỉ được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động xã hội, trong mối quan hệ nhiều chiều giữa cá nhân với gia đình và xã hội. Như vậy thanh niên nói chung, SV nói riêng, khi xét từ lúc sinh ra đến lúc học tập trưởng thành luôn luôn có sự liên hệ với môi trường xung quanh và tạo nên NC mới. Hay nói cách khác nhân cách mang tính động, nó là lượng được thay đổi dần chất theo thời gian.


Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay - 4

Nếu sự thay đổi này chuyển hóa theo hướng tốt thì SV sẽ ngày càng có một nhân cách tốt hơn và ngược lại. Các đề tài có cách nhìn và góc độ khác nhau khi lấy NCSV là đối tượng nghiên cứu từ giáo dục đạo đức, giáo dục lý luận chính trị, giáo dục văn hóa, giáo dục các giá trị ưu tiên v.v…

Có thể thấy, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học, đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống và khảo sát một cách trực tiếp đầy đủ về vai trò của giáo dục GTVH tinh thần TTDT đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam. Đây là một vấn đề quan trọng và một hướng nghiên cứu mới cần phải được khai thác. Để góp phần vào việc tìm hiểu vấn đề còn ít được quan tâm này, tác giả lựa chọn đề tài: “Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu.

Kết luận chương 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy các công trình khoa học trong và ngoài nước đã có những đóng góp quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn bằng việc luận giải một số vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, các công trình nêu trên, từ nhiều cách tiếp cận khác nhau các tác giả đã phân tích, góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm như: Văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần, giá trị và giá trị văn hóa tinh thần, truyền thống dân tộc, nhân cách và nhân cách sinh viên.

Hai là, ở các mức độ khác nhau, một số công trình đã đề cập đến sự cần thiết phải giáo dục giá trị tinh thần dân tộc (nhất là giá trị đạo đức truyền thống) cho thế hệ trẻ nói chung, cho sinh viên Việt Nam hiện nay nói riêng.

Ba là, một số công trình đã đi sâu phân tích đặc điểm nhân cách sinh viên, làm rõ tính tất yếu phải tăng cường công tác giáo dục nói chung, giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc nói riêng cho sinh viên, nhất là định hướng giá trị nhân cách cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.


Với những kết quả đạt được, các công trình khoa học trên đây là những tài liệu tham khảo có giá trị cho NCS trong quá trình thực hiện đề tài luận án Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ của luận án, kế thừa có chọn lọc những kết quả đã đạt được, luận án tiếp tục giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tiếp tục góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án; chỉ ra vai trò, tầm quan trọng, nội dung, yêu cầu giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, tìm hiểu những nhân tố tác động đến giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay, đồng thời đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay và tìm hiểu nguyên nhân của chúng.

Thứ ba, trên cơ sở đó, xác định quan điểm và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

Điểm nhấn, cái mới của đề tài là ở chỗ, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, tác động, ảnh hưởng của giáo dục GTVH tinh thần TTDT đối với sự hình thành và phát triển NCSV Việt Nam hiện nay. Bước đầu đưa ra những quan điểm định hướng, hệ thống giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của giáo dục GTVH tinh thần TTDT với việc hình thành và phát triển NCSV Việt Nam hiện nay.


Chương 2

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC HÌNH THÀNH

VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY- MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN


2.1. VĂN HÓA TINH THẦN VÀ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM

Kế thừa những kết quả nghiên cứu về giá trị, cách phân loại giá trị trong học thuyết Mác-Lê nin và của nhiều tác giả trong ngoài nước để làm cơ sở cho NCS tiếp tục luận giải về văn hóa, văn hóa tinh thần, giá trị văn hóa tinh thần, giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam.

2.1.1. Văn hóa tinh thần và giá trị văn hóa tinh thần

2.1.1.1. Văn hóa

Kể từ khi văn hóa được nhìn nhận như một thuật ngữ khoa học vào thế kỷ 17 cho đến nay đã có hàng trăm khái niệm khác nhau. Qua các thời kỳ lịch sử, nội hàm khái niệm văn hoá từng bước được xác định và không ngừng bổ sung thêm các nội dung mới. Đến nay, văn hoá vẫn là một trong những khái niệm phức tạp và khó xác định. Các tác giả có quan điểm và góc tiếp cận khác nhau thường hiểu văn hoá theo những nội hàm khác nhau.

Một cách hiểu về văn hoá trong ngôn ngữ cổ Trung Hoa, coi “văn” là nói về cái vẻ bề ngoài (thiên văn, địa văn, nhân văn). Nhân văn là diện mạo, quần áo, ngôn ngữ của con người, con người có “văn” hay không có “văn”. Edward Tylor (1832 - 1917) - Nhà nhân chủng học người Anh cho rằng: Văn hóa là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội. Edouard Herriot nhà nghiên cứu văn học người Pháp (1872 - 1957): Văn hoá là cái còn lại khi ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả. Vinđenban (1848 -


1915), nhà triết học duy tâm Đức cho rằng “chân lý, cái thiện và cái đẹp thể hiện với tư cách là giá trị, còn khoa học, pháp luật, nghệ thuật và đặc biệt tôn giáo được xem như là những giá trị thiện, mỹ của văn hóa mà thiếu chúng con người không thể tồn tại” [77, tr.223].

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình. Văn hóa là biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Như vậy, nói tới văn hoá là nói tới con người, tới việc phát huy những năng lực thuộc bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần bàn đến văn hóa. Người quan niệm: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Như vậy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, văn hóa là những sáng tạo và phát minh của con người, thuộc về con người và vì mục đích cuộc sống của chính con người.“Đề cương văn hóa Việt Nam” của Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1943 đã trình bày những nội hàm chủ yếu của văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật (khoa học) nghệ thuật (văn học, nghệ thuật) [57]. Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội” [20, tr.255]. Đó cũng chính là hệ giá trị, là hòn đá tảng của văn hoá. Nền tảng tinh thần văn hoá Việt Nam là toàn bộ các giá trị do dân tộc Việt Nam sáng tạo ra đúc kết thành bản sắc văn hoá Việt Nam truyền từ đời này sang đời khác.


Tổ chức văn hóa giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) xem “Văn hóa được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. Theo tác giả Phạm Quang Nghị:

Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (cá nhân và cộng đồng) diễn ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại; qua hàng bao thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống dựa trên đó mà từng dân tộc khẳng định bản sắc của mình [51].

Theo Đại từ điển tiếng Việt “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử” [80]. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa hay là học vấn), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn) [60].

Từ góc độ triết học văn hóa, tác giả Hồ Sĩ Quý quan niệm: “Toàn bộ thế giới khách quan trong quan hệ với con người, có thể (và nên) được nhìn nhận như là thế giới của các giá trị chứ không phải là thế giới các đồ vật” [59, tr.56]. Theo ông cơ sở của văn hóa chính là môi trường hình thành nên nó, nhất là môi trường tự nhiên. Trong những trường hợp như vậy, khái niệm môi trường xã hội và môi trường văn hóa xuất hiện. So với môi trường xã hội, khái niệm môi trường văn hóa thường được dùng với nghĩa kém xác định hơn, với ngoại diên là toàn bộ đời sống con người và nội hàm là mặt văn hóa.

Từ những luận giải trên chúng ta có thể hiểu văn hóa là một phạm trù rất rộng gồm những tri thức và kinh nghiệm mà con người đã tích luỹ được qua quá trình cải tạo thế giới, bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa vật thể và phi vật thể (trong công trình này, NCS tiếp cận văn hóa theo cách phân chia truyền thống: Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần). Nói cách khác, văn hóa là tất cả những giá trị vật chất và tinh


thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử, nó đặc trưng cho một cộng đồng xã hội và được cộng đồng đó bảo tồn, phát triển vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống của mình. Một đặc tính quan trọng của văn hóa là nó có thể thay đổi và phát triển cùng với sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế xã hội.

2.1.1.2. Văn hoá tinh thần

Theo nghĩa hẹp, văn hoá được hiểu chủ yếu là văn hoá tinh thần. Theo nghĩa rộng, văn hóa tinh thần là toàn bộ những giá trị, những hoạt động tinh thần của con người. Theo nghĩa hẹp, văn hóa tinh thần là những dấu ấn tinh thần, những giá trị tinh thần đặc thù của một quốc gia - dân tộc nhằm phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.

Về thực chất, sự phân chia như trên cũng chỉ có ý nghĩa tương đối.

Cái gọi là “văn hóa vật chất” thực ra cũng chỉ là sự “vật chất hóa” các giá trị tinh thần và bản thân các giá trị tinh thần thì không phải bao giờ cũng tồn tại thuần túy tinh thần mà thường được “vật thể hóa” trong các dạng tồn tại vật chất. Đó là chưa kể đến những giá trị văn hóa tinh thần tồn tại tiềm tàng dưới dạng “phi vật thể” nhưng vẫn mang tính tồn tại vật chất khách quan như văn hóa trong các lĩnh vực quan hệ đạo đức, giao tiếp, ứng xử, trong phong cách lối sống, phong tục tập quán, v.v… [14].

Như vậy, khái niệm văn hoá tinh thần mang một nội hàm rộng, bao quát đời sống tinh thần nói chung, tập trung vào những lĩnh vực lớn: tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, giáo dục và khoa học, văn hoá nghệ thuật, thông tin đại chúng, giao lưu văn hoá với thế giới, các thể chế và thiết chế văn hoá.

Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 9 (khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước", xác định rõ mục tiêu chung là:

Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí