Đấu Tranh Phê Phán Các Quan Điểm Sai Trái Và Hoạt Động Chống Phá Của Thế Lực Thù Địch Với Quá Trình Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Dân Tộc Thiểu Số


Ngoài những hình thức quảng bá truyền thống, các chủ thể phát huy cần xây dựng hình ảnh các đại sứ văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Những người đó sẽ có sứ mệnh lan toả văn hoá của vùng đến với cộng đồng. Hướng xây dựng hình ảnh đại sứ văn hoá, không phải là hướng đi mới mẻ. Nhiều quốc gia từ lâu đều có đại sứ du lịch, những người sẽ mang du lịch nước mình đi khắp nơi trên thế giới, với hình ảnh thân thiện, cởi mở và hiếu khách, nước ta cũng thế. Nhưng với văn hoá truyền thống Tây Nguyên thì chưa giải quyết ổn thoả được vấn đề này. Người làm đại sứ văn hoá phải là người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, am hiểu văn hoá nơi đây, có tiếng nói, có tầm ảnh hưởng nhất định đối với công chúng trong một lĩnh vực nào đó. Qua đó, văn hoá truyền thống Tây Nguyên sẽ âm thầm lan toả, kiên trì nối liền mạch văn hoá đã xuất hiện hàng trăm năm.

4.2.3. Đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái và hoạt động chống phá của thế lực thù địch với quá trình phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên

Thứ nhất, đấu tranh, phê phán những biểu hiện lệch lạc về giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Gần đây, trước làn sóng du nhập của các văn hoá ngoại lai, ở Tây Nguyên manh nha xuất hiện thái độ “sính ngoại” dẫn tới lệch lạc về nhận thức giá trị, tiếp nhận một cách quá dễ dãi, thiếu chọn lọc đối với các sản phẩm văn hoá nước ngoài. Đồng thời coi nhẹ văn hoá truyền thống, quay lưng với chính văn hoá của cha ông mình. Do đó, cần quán triệt quan điểm Đại hội XII của Đảng về: “Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hoá, làm tha hoá con người. Có giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam”.

Cần phải có chế tài pháp lý xử lý nghiêm các hoạt động mua bán trái phép đồ cổ, âm thầm tuồn hàng qua biên giới, trục lợi cá nhân, gây thất thoát


cho nguồn dự trữ di sản đang ngày càng cạn kiệt của vùng. Tuyên truyền cho người đồng bào nhận thức việc bán các đồ cổ của gia đình mình cho thương lái là vi phạm pháp luật. Bởi các cổ vật như cồng chiêng, đàn đá… đã trở thành tài sản quốc gia, chứ không đơn thuần là một vật dụng mang tính cá nhân có thể tuỳ tiện trao đổi, mua bán nữa. Ở Tây Nguyên đã xuất hiện hiện tượng “chảy máu” cồng chiêng, một số vùng trong dân đã không còn lưu giữ cồng chiêng như là một tài sản quý giá của gia đình như trước nữa. Hiện tượng người đồng bào bán cồng chiêng, ngoài nguyên nhân về sự khó khăn về kinh tế, cần bán để lấy tiền trang trải cuộc sống. Còn có nguyên nhân do đã có nhiều hoạt động giải trí khác từ bên ngoài du nhập vào, người đồng bào không còn phụ thuộc tinh thần quá nhiều vào cồng chiêng như trước nữa. Bên cạnh đó cần chủ động thu mua lại cồng chiêng đã bị bán, bằng các nguồn ngân sách của địa phương và nguồn xã hội hoá. Để trang bị lại cho các thôn bản đã bị bán hết cồng chiêng. Còn cần mở các lớp dạy đánh cồng chiêng cho lớp trẻ ngay trên chính địa bàn, tổ chức các lễ hội, để người dân được sống lại trong không gian văn hoá cồng chiêng. Thiết kế, tổ chức các hội thi thường niên giữa các nhóm, hội với nhau, để nâng cao đời sống tinh thần cho người đồng bào, dùng chính cồng chiêng để gắn bó họ như trong văn hoá nguyên thuỷ.

Thứ hai, nâng cao trình độ đấu tranh, phê phán các hoạt động chống phá của thế lực thù địch đối với Tây Nguyên.

Thời gian qua, các thế lực thù địch dưới chiêu bài dân tộc, tôn giáo, có nhiều hoạt động tuyên truyền, chống phá, gây chia rẽ đoàn kết, âm thầm xây dựng âm mưu diễn biến hoà bình tiến tới bạo loạn lật đổ ở Tây Nguyên. Ngoài các cách thức truyền thống, chúng còn lợi dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật 4.0, đẩy mạnh truyền thông để lôi kéo đồng bào, giới trẻ dân tộc thiểu số quay lưng lại với văn hoá của mình. Định hướng những giá trị lệch lạc, chỉ chăm chăm vào lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích của cộng đồng, dân tộc. Thờ ơ với vận mệnh của quốc gia, xem

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.


nhẹ những cống hiến của những người đi trước. Chúng muốn hình thành nên một thế hệ vô ơn, bạc bẽo để dễ dàng dắt mũi, chi phối. Đồng thời cổ suý cho lối sống gấp gáp, tự do thái quá của phương Tây, hướng giới trẻ quay lưng với văn hoá dân tộc mình.

Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 18

Vì vậy, Đảng uỷ các cấp cần phải thực hiện công tác bám dân triệt để, sâu sát với cuộc sống, tâm tư nguyện vọng của người dân. Phổ biến pháp luật bằng cách truyền đạt ngắn gọn, dễ nghe dễ nhớ, để đồng bào không bị mơ hồ về pháp luật. Mặt khác phải không ngừng hoàn thiện nền văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên, củng cố những giá trị nhân văn cao đẹp trong đó. Huy động sức mạnh của các tổ chức, cộng đồng, để phổ biến những giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên và vai trò của nó đối với phát triển bền vững Tây Nguyên. Nâng cao trình độ làm chủ công nghệ cho các lực lượng chuyên trách, để kịp thời ngăn chặn các hoạt động chống phá vừa mới manh nha của thế lực thù địch trên internet.

4.3. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động định hướng giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên

4.3.1. Nâng cao hiệu quả của các hình thức sản xuất kinh doanh khai thác được giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái

Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về tổ chức kinh doanh khai thác giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Thực tế vẫn tồn tại tình trạng kinh doanh khai thác tràn lan, manh mún các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Dẫn tới hệ quả có thể mang lại các lợi ích kinh tế trước mắt, nhưng tiềm ẩn nguy cơ huỷ hoại tài nguyên văn hoá trong tương lai. Để khắc phục tình trạng đó, các địa phương cần hoàn thiện bộ khung chính sách về các hoạt động kinh doanh khai thác giá trị văn hoá trên địa bàn. Trong đó có các quy định về các hạng mục được khai thác kinh doanh, giới hạn cho phép được khai thác kinh doanh và chế độ


bảo trì, phục dựng bắt buộc. Tránh việc các cá nhân tổ chức đầu tư, thu hút du khách ồ ạt, không quan tâm đến khả năng tiếp nhận của một số cơ sở văn hoá. Xây dựng luật cấm mua bán cồng chiêng trái phép, để ngăn chặn tình trạng thất thoát cồng chiêng. Giới hạn các khu du lịch sinh thái, trải nghiệm không được xâm phạm các di chỉ khảo cổ, các dấu tích của văn hoá tộc người như nhà rông, nhà dài, nhà mồ. Không được tàn phá rừng để phục vụ mục đích kinh doanh, như tận thu du lịch, buôn bán gỗ lậu, thu lợi kinh tế trước

mắt mà huỷ hoại môi trường sống lâu dài.

Xây dựng chính sách thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào khai thác kinh doanh liên quan đến lĩnh vực văn hoá ở Tây Nguyên. Như mở rộng hoạt động du lịch, lữ hành kết hợp với trình diễn quảng bá cồng chiêng, sử thi, đàn đá, trang phục truyền thống.

Có cơ chế, chính sách về tổ chức kinh doanh sẽ giúp cho chính quyền địa phương thuận lợi hơn trong vấn đề quản lý hoạt động kinh doanh văn hoá trên địa bàn. Căn cứ theo các điều khoản của quy định, sẽ dễ dàng nhìn ra các sai phạm, chệch hướng của các hoạt động kinh doanh. Từ đó kịp thời ngăn chặn, điều chỉnh, để hoạt động kinh doanh giá trị văn hoá ở Tây Nguyên có thể vừa đảm bảo nguồn thu cho vùng, đồng thời không xâm phạm, huỷ hoại các giá trị văn hoá đang cần được bảo tồn, gìn giữ. Đảm bảo hoạt động kinh doanh có văn hoá, góp phần tích cực vào phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

Hệ thống cơ chế chính sách chặt chẽ, sẽ giúp đảm bảo an toàn cho hoạt động khai thác kinh doanh các giá trị văn hoá. Cho cả người đứng ra kinh doanh, các chủ thể văn hoá và du khách. Có pháp luật, chính sách bảo vệ, người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh văn hoá sẽ tránh được những rủi ro do hoạt động manh mún, thiếu tổ chức mang lại. Các quy định phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, trên cơ sở các điều kiện thông thoáng nhất định về mặt thủ tục cho hoạt động kinh doanh, tránh nhiêu khê, lòng vòng.


Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực trong các ngành kinh doanh khai thác các giá trị văn hoá

Hoạt động kinh doanh khai thác các giá trị văn hoá không thể đạt hiệu quả cao nếu như không có một nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng đứng ra đảm trách. Đối với các hoạt động kinh doanh văn hoá, người đứng ra kinh doanh cần phải có sự am hiểu về văn hoá, hơn thế phải có tình cảm trân trọng với các giá trị văn hoá này. Nếu không, chỉ là hoạt động thu lợi thông thường, thì sớm muộn các giá trị văn hoá cũng sẽ bị huỷ hoại vì những lợi ích kinh tế trước mắt.

Cần có các đề án về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có khả năng khai thác được giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong kinh doanh. Như đào tạo công nhân kỹ thuật dệt may thổ cẩm, kỹ thuật cắt may trang phục truyền thống cho người dân tộc thiểu số. Để có thể tạo ra các trang phục, phụ kiện trên chất liệu thổ cẩm bán cho du khách. Đào tạo các đoàn biểu diễn cồng chiêng, hát sử thi chuyên nghiệp, để thực hiện biểu diễn tại nhà rông, nhà dài, nhằm mang đến trải nghiệm văn hoá cho khách du lịch. Bên cạnh đó, cần đào tạo năng lực quản lý hoạt động kinh doanh khai thác giá trị văn hoá cho nhân viên các sở ban ngành văn hoá. Song song với hoạt động đào tạo mới, cần chú ý đào tạo lại nguồn nhân lực tại chỗ, để cập nhật những kiến thức mới cho hệ thống cán bộ làm công tác quản lý. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, cần nâng cao văn hoá kinh doanh cho nguồn nhân lực, như sự minh bạch giá cả, cạnh tranh công bằng, không chèo kéo khách, không dùng các thủ đoạn để bôi xấu các cơ sở kinh doanh khác, để mang đến môi trường kinh doanh có văn hoá, nhân văn, bền vững cho vùng.

Thứ ba, tích cực áp dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào kinh doanh khai thác các giá trị văn hoá

Sự phát triển cùng với những ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đến mọi mặt của đời sống, là một xu thế tất yếu. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh khai thác các giá trị văn hoá, cần phải biết kế thừa các thành


tựu của khoa học kỹ thuật vào trong tổ chức, quản lý và vận hành. Đặc biệt là trong công tác lưu giữ và phổ biến các giá trị đó trên nền tảng kỹ thuật số, như mở các trang web, trên đó phổ biến tất cả các hình ảnh, các thước phim về sinh hoạt văn hoá của người đồng bào. Là các buổi biểu diễn cồng chiêng, các buổi hát khan, các bản nhạc, cách dệt may trang phục, cách chế tác đồ thủ công, ẩm thực các dân tộc, các bài sử thi được quay dựng lại để không bị thất truyền. Nhờ đó dễ dàng phổ biến những mặt tích cực, tiến bộ của các giá trị đó ra cộng đồng. Điều này giúp cho công tác quản lý được thuận lợi, hiệu quả hơn. Các bộ phận chuyên trách có thể thường xuyên cập nhật tình hình, nguồn thu nhập, dấu hiệu xuống cấp của di sản và các biểu hiện làm sai quy chế. Nhờ đó hoạt động kinh doanh các giá trị văn hoá sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

Nhờ hệ thống công nghệ, có thể kết hợp liên vùng, liên tỉnh trong vận hành bộ máy tổ chức kinh doanh các giá trị văn hoá. Điều này giúp tiết kiệm chi phí về nhân công, đi lại, mà hiệu quả thu lại lại cao hơn, có quy chuẩn hơn. Mặt khác, trên nền tảng công nghệ, có thể dễ dàng thu được các phản hồi từ các hoạt động kinh doanh, để nhanh chóng rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, thúc đẩy hoạt động kinh doanh khai thác các giá trị văn hoá ở Tây Nguyên ngày càng trở nên chuyên nghiệp, khai thác hiệu quả các thế mạnh của vùng.

Thứ tư, xây dựng các mô hình du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch trải nghiệm

Ngày nay, cùng với sự phát triển ngày càng cao của các tiện ích xã hội, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái trở nên đặc biệt thu hút đối với phần đông du khách. Dựa trên những thế mạnh về khí hậu, địa hình và kho tàng văn hoá đồ sộ, Tây Nguyên trở thành một điểm đến yêu thích của du khách trong nước và quốc tế. Vùng cần có chủ trương quy hoạch các vùng du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm về văn hoá, phong tục, tập quán.


Về du lịch sinh thái, đây được xem là loại hình du lịch dựa vào các thế mạnh của tự nhiên và văn hoá của địa phương. Du lịch sinh thái được xây dựng trên cơ sở tôn trọng môi trường sống, môi trường văn hoá, để du khách khi đến đây có thể được thoải mái tận hưởng, thưởng ngoạn những gì nguyên vẹn nhất của cơ sở du lịch. Hình thức du lịch này không xâm phạm, huỷ hoại môi trường, môi sinh, có thể đảm bảo cho phát triển bền vững. Với địa hình đồi núi, khí hậu dễ chịu cùng hệ thống rừng nguyên sinh và kho tàng văn hoá đa sắc màu, Tây Nguyên chứa đựng nhiều thế mạnh, để phát triển thành công mô hình du lịch này trên diện rộng.

Còn du lịch trải nghiệm, vượt qua các hình thức thưởng ngoạn thông thường, cũng khác với các hình thức du lịch nghỉ ngơi truyền thống. Nó trở thành một xu thế của ngành du lịch hiện nay. Ở đó, du khách được cùng ăn ở, sinh hoạt, hoà mình vào trong cuộc sống thường ngày của người dân địa phương. Họ sẽ được tự tay nấu những món ăn mang đặc trưng ẩm thực bản địa, tự tay ủ rượu, sửa soạn cho lễ hội, trở thành một phần trong các hoạt động văn hoá đó. Bên cạnh sự đa dạng phong phú, thì sự bí ẩn là điều được nói đến nhiều nhất khi nhắc về văn hoá Tây Nguyên. Đẩy mạnh phát triển mảng du lịch này, sẽ giúp cho các giá văn hoá truyền thống được sống trong nhịp sống hiện đại, tạo tiền đề để quá trình phát huy giá trị văn hoá trong phát triển bền vững Tây Nguyên đạt được hiệu quả cao nhất.

Thứ năm, tiến hành điện ảnh hoá, sân khấu hoá các trường ca, sử thi các sinh hoạt văn hoá của người Tây Nguyên, để cộng đồng các dân tộc khác trong cả nước và thế giới có cơ hội được tiếp xúc với những điều nhân văn, đẹp đẽ của nền văn hoá đó. Thông qua ngành công nghiệp điện ảnh để quảng bá hình ảnh, con người và tập tục tốt đẹp của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Nhờ đó, một mặt thoả mãn được sự tò mò khám phá, đồng thời sẽ thu hút ngày càng nhiều du khách, thúc đẩy phát triển ngành du lịch của vùng. Đồng thời, theo xu thế chung của khán giả hiện nay, những giá trị văn hoá


truyền thống Tây Nguyên nếu được khai thác, phản ánh sinh động, sẽ thu hút một lượng tiếp cận, theo dõi đông đảo từ cả nước và quốc tế.

Bên cạnh đó cần tiến hành sân khấu hoá, qua các loại hình nghệ thuật như cải lương, kịch nói, tuồng… Để các nghệ sỹ xây dựng, tái hiện các câu chuyện lịch sử, các thiên anh hùng ca của người Tây Nguyên đến với cộng đồng. Có thể kết hợp biểu diễn cồng chiêng, sử thi, trang phục truyền thống với các loại hình nghệ thuật đặc thù sân khấu. Như hình tượng các vị vua nhà Lê, nhà Trần đã được Nhà hát Cải lương Việt Nam tái hiện rất thành công, thành các vở Vua thánh triều Lê, Cung Phi điểm bích… gây tiếng vang lớn trong cộng đồng, khơi dậy lòng tự tôn, tự hào dân tộc.

Những tác phẩm đã được điện ảnh hoá, sân khấu hoá còn có thể phát hành qua các kênh trên mạng xã hội. Với tiềm lực về hạ tầng viễn thông, tỉ lệ người dùng internet ngày càng phổ biến, thì đây là một kênh quảng bá có hiệu quả về cả tốc độ truyền tin và mật độ phủ sóng. Chỉ cần chăm chút cho hình ảnh và nội dung, chắc chắn các tác phẩm về giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên sẽ nhận được sự đón nhận từ cộng đồng.

Thứ sáu, có định hướng để thị trường hoá sản phẩm văn hoá, phát triển công nghiệp văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Công nghiệp văn hoá là sự đầu tư các ngành kinh tế nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa văn hoá. Đây là một xu thế phát triển bao trùm của ngành văn hoá trên thế giới từ giữa thế kỷ XX. Hoạt động này sẽ kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật khai thác hiện đại với các hoạt động văn hoá của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Để quảng bá, phổ biến rộng rãi nền văn hoá đó ra bên ngoài, qua đó mang lại nguồn thu ngân sách, nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

Cần có chiến lược quảng bá thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, kiến trúc của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Thông qua các hội chợ, các liên hoan văn hoá Quốc tế và khu vực để mở các gian trưng bày, có các buổi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/01/2023