năng thu hút du khách, tạo việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Công tác quản lý phát triển du lịch cộng đồng ngược lại cũng góp phần thúc đẩy công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Tuy nhiên, hiệu quả của sự tác động qua lại giữa phát huy di sản văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng chỉ có thể đạt được khi có sự tham dự và phát huy đầy đủ năng lực của các bên liên quan là cộng đồng chủ thể, nhà nước, doanh nghiệp du lịch, thị trường và nhà đầu tư cùng các nhân tố xã hội khác. Vòng tròn khép kín này quyết định hiệu quả của việc xem xét phát huy bất cứ di sản văn hóa nào trong phát triển du lịch cộng đồng từ nhận diện giá trị của di sản trong cộng đồng, đánh giá giá trị đó như một nguồn tài nguyên phát triển du lịch cộng đồng đến đề xuất phương thức triển khai để hiệu quả phát triển du lịch cộng đồng trở lại phục vụ bảo tồn di sản. Luận án nghiên cứu trường hợp di sản văn hóa Thái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An sẽ được triển khai dựa vào cơ sở lý thuyết trên.
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu
Nguyên tắc tiếp cận liên ngành buộc tác giả luận án phải sử dụng phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành học khác nhau. Việc vận dụng triệt để các tri thức liên ngành khoa học quản lý, văn hóa học, xã hội học, du lịch học, dân tộc học, nhân học… được thực hiện song hành và có kết nối trong suốt lộ trình thực hiện đề tài. Điều này giúp tác giả phát hiện ra những chiều cạnh khác nhau của đối tượng nghiên cứu và nhờ đó có cái nhìn tổng quát, toàn diện hơn. Một số phương pháp đã vận dụng trong luận án là:
- Phương pháp nghiên cứu Khu vực học là phương pháp chủ đạo trong luận án. Phương pháp nghiên cứu Khu vực học lấy không gian văn hóa - xã hội bao gồm các lĩnh vực hoạt động của cộng đồng dân cư trong mối tương quan giữa con người với tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu. Mục đích của phương pháp này là nhằm đạt tới những nhận thức tổng hợp về một không gian văn hóa xã hội. Huyện Con Cuông không chỉ là một không gian lịch sử văn hóa mà còn là một không gian phát triển. Vì vậy, tác giả tiến hành đánh giá các nguồn lực, tiềm năng, cơ hội phát triển du lịch của huyện Con Cuông. Trên cơ sở đó luận án trực tiếp có những đóng góp vào chiến lược phát triển của huyện Con Cuông nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung. Với tư cách là một không gian văn hóa - lịch sử có bề dày lịch sử lâu đời với bản sắc và đặc trưng văn hóa riêng biệt và với tính chất là một trong những không gian phát
triển du lịch mới mẽ, năng động, một không gian địa - chiến lược quan trọng bậc nhất của tỉnh Nghệ An, nghiên cứu về Con Cuông nhất định phải dựa trên nền tảng lý thuyết khoa học, phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận liên ngành của Khu vực học và Khu vực học hiện đại.
- Phương pháp điền dã Dân tộc học: NCS đã thực hiện các chuyến điền dã đến địa bàn nghiên cứu để lấy tư liệu luận án vào các khoảng thời gian khác nhau. Cụ thể, năm 2015, NCS đã thực hiện đợt điền dã đầu tiên vào tháng 12 nhằm có cái nhìn tổng quan về di sản văn hóa của người Thái ở Con Cuông và tình hình phát triển du lịch trên địa bàn. Tháng 5 năm 2016, NCS đã đi khảo sát thực trạng phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái tại bản Nưa (xã Yên Khê) và bản Khe Rạn (xã Bồng Khê) và các điểm du lịch khác trên địa bàn trong khoảng thời gian 5 ngày. Trong hai năm tiếp theo, tác giả luận án đã thực hiện những chuyến điền dã vào tháng 7 năm 2017 và tháng 1 năm 2018 và tập trung vào 4 địa bàn chủ yếu là bản Nưa (xã Yên Khê), bản Khe Rạn (xã Bồng Khê) và bản Xiềng (xã Môn Sơn), bản Yên Thành (xã Lục Dạ), tại đây ngoài việc quan sát tham dự thì NCS còn tham gia vào các công đoạn phục vụ khách du lịch như chế biến ẩm thực, hướng dẫn tham quan, đón tiếp khách lưu trú để có những tư liệu cụ thể hơn về nội dung phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong du lịch cộng đồng. Tháng 6 năm 2019, tác giả luận án đã thực hiện chuyến điền dã 10 ngày từ ngày 4 đến ngày 14 tháng 6, tập trung vào 3 cộng đồng đang có hoạt động du lịch cộng đồng là bản Nưa (xã Yên Khê), bản Khe Rạn (xã Bồng Khê) và bản Xiềng (xã Môn Sơn) nhằm có những tư liệu về kết quả phát triển du lịch cộng đồng, thực trạng phát huy giá trị sản văn hóa Thái trong du lịch, những sự biến đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường qua tác động của hoạt động du lịch. Nghiên cứu sinh đã thực hiện các kỹ thuật như quan sát tham dự và không tham dự, phỏng vấn (phỏng vấn sâu và phỏng vấn hồi cố những thành viên tham gia các hoạt động du lịch cộng đồng, cán bộ quản lý các cấp, du khách, người dân địa phương, những người kinh doanh du lịch lữ hành và các nghệ nhân biểu diễn) kết hợp thảo luận nhóm, chụp ảnh, quay video.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp điều tra xã hội học được tiến hành đồng thời với phương pháp các khảo cứu thực tế và thu thập tài liệu, gồm
53
phương pháp bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn. Đối với phương pháp bảng hỏi, NCS thực hiện phát ra 50 bảng hỏi dành cho khách du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng ở Con Cuông. Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu có chủ đích nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Phương pháp này được áp dụng để thu thập các dữ liệu chuyên sâu và mang tính chất định tính như lý do người ta gìn giữ các di sản văn hóa, lợi ích cá nhân và cộng đồng được hưởng từ hoạt động du lịch, các biện pháp tổ chức, quản lý đang được áp dụng, mong muốn và kỳ vọng của cộng đồng trong tương lai… Những đối tượng hướng tới của phương pháp này là: (i) cộng đồng chủ thể, (ii) quản lý nhà nước các cấp, (iii) nhà đầu tư và (iv) các nhân tố xã hội khác như nhà khoa học, người kinh doanh dịch vụ phụ và dân chúng. Phương pháp phỏng vấn được NCS tiến hành bằng nhiều hình thức: phỏng vấn có chuẩn bị trước, phỏng vấn không chuẩn bị trước, trao đổi trực tiếp và trao đổi gián tiếp qua thư điện tử, điện thoại. Phương pháp này được NCS sử dụng tập trung ở chương 3 nhằm khảo sát thực trạng khai thác giá trị các di sản văn hóa Thái và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông.
Có thể bạn quan tâm!
- Về Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Của Người Thái Trong Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Lý Thuyết Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Lý Thuyết Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Trong Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Bảng Đánh Giá Tổng Hợp Tài Nguyên Du Lịch Huyện Con Cuông
- Nhận Diện Và Đánh Giá Khả Năng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Của Các Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể
- Các Loại Hình Nghệ Thuật Và Chữ Viết
Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.
- Phương pháp Lịch sử được tác giả sử dụng nhằm thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin, dữ liệu thứ cấp sẽ được vận dụng không chỉ trong giai đoạn ban đầu khi xây dựng cơ sở lý luận của luận án, mà còn được vận dụng trong cả quá trình phân tích dữ liệu thu được trên thực địa để so sánh những phát hiện mới của nghiên cứu này với kết quả của các nghiên cứu đi trước. Những nguồn tài liệu mà nghiên cứu sinh sử dụng bao gồm các công trình nghiên cứu về hai chủ đề du lịch cộng đồng và di sản văn hóa của người Thái. Ngoài ra, NCS đã sử dụng tài liệu liên quan đến Nghệ An, miền tây Nghệ An và huyện Con Cuông. Những thông tin thu được từ quá trình phân tích tài liệu đã giúp NCS xây dựng cơ sở lý thuyết của đề tài, phân tích địa bàn nghiên cứu, và tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch: Việc đánh giá tài nguyên du lịch được tiến hành theo 3 bước: Xây dựng thang đánh giá, tiến hành đánh giá và đánh giá kết quả. Đánh giá tài nguyên được tiến hành theo cả hai hình thức là: đánh giá từng dạng tài nguyên và đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả, NCS đã xây dựng thang điểm tổng hợp
để đánh giá tài nguyên du lịch trên địa bàn huyện Con Cuông. Cụ thể, tác giả luận án đã lựa chọn 5 tiêu chí đánh giá là: i) Độ hấp dẫn du lịch; ii) Thời gian hoạt động du lịch; iii) Sức chứa khách du lịch; iv) Độ bền vững du lịch; v) Khả năng khai thác trong du lịch. Phương pháp này được NCS sử dụng tập trung ở chương 2 của luận án, nhằm đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng của các di sản văn hóa Thái ở huyện Con Cuông.
- Phương pháp phân tích tài liệu: Tất cả các tài liệu trong và ngoài nước được tìm kiếm theo 3 chủ đề: (i) lý thuyết quản lý di sản và các tài liệu về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa , (ii) lý thuyết phát triển du lịch cộng đồng và các tài liệu về phát triển du lịch dựa vào nguồn lực di sản văn hóa, (iii) di sản văn hóa của người Thái ở Con Cuông, Nghệ An. Sau khi xác định được nội dung cần thu thập và nguồn tài liệu, NCS tiến hành phân tích và tổng hợp tài liệu để có được những chất liệu cần thiết cho luận án.
- Phương pháp xử lý dữ liệu định tính. Đây là nghiên cứu thuộc chuyên ngành văn hóa xã hội nên đa phần các dữ liệu thu thập được tồn tại dưới dạng định tính. Chúng sẽ được xử lý dưới dạng liệt kê, diễn ngôn trong sự tương quan đối chiếu, so sánh.
*Tiểu kết chương 1
Con Cuông là một trong 09 huyện thuộc Khu Dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An, là một trong những huyện miền núi có thắng cảnh tự nhiên đẹp nhất của tỉnh Nghệ An, có tới gần 90% dân số là người dân tộc thiểu số trong đó có 74% là cộng đồng dân tộc Thái với những giá trị văn hóa phong phú, độc đáo. Tuy có những ưu điểm nổi bật về mặt tài nguyên nhưng huyện Con Cuông cũng gặp những khó khăn về khoảng cách địa lý, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện về kinh tế, xã hội. Một số điểm tham quan lại thuộc vùng biên giới, nằm trong khu vực nhạy cảm nên cũng gặp phải những khó khăn khi tổ chức cho khách du lịch đến tham quan và lưu trú, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài.
Những công trình đi trước mở ra cho luận án hướng đi mới trong việc (1) xác định mối quan hệ giữa phát huy di sản văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng; (2) Nhận diện và đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng dựa vào nguồn lực di
sản văn hóa. Cơ sở lý luận về phát triển cộng đồng là cơ sở để luận án đạt được mục tiêu trên. Việc xác định được mối quan hệ biện chứng giữa phát huy giá trị di sản văn hóa và phát triển cộng đồng giúp khẳng định hướng đi đúng đắn của công trình nghiên cứu khi đặt vấn đề quản lý di sản văn hóa trong bối cảnh hội nhập của đất nước hiện nay.
Luận án đã đề cập đến các khái niệm cơ bản gồm: Di sản văn hóa, di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, cộng đồng, du lịch cộng đồng, phát triển du lịch cộng đồng. Các lý thuyết được đề cập bao gồm lý thuyết Khu Vực học, lý thuyết phát triển du lịch cộng đồng, lý thuyết phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng. Các phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp nghiên cứu Khu vực học, phương pháp điền dã Dân tộc học, phương pháp Xã hội học, phương pháp điều tra đánh giá tài nguyên du lịch, phương pháp Lịch sử và các phương pháp phân tích dữ liệu. Việc tiếp cận và sử dụng các lý thuyết, các phương pháp là cần thiết để tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của luận án.
Chương 2. NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA CÁC DI SẢN VĂN HÓA THÁI
Ở CON CUÔNG, NGHỆ AN
2.1. Nhận diện và đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng của các di sản văn hóa vật thể
2.1.1. Danh lam thắng cảnh
2.1.1.1. Nhận diện
Con Cuông là một vùng đất danh thắng hữu tình, không chỉ là mảnh đất có nhiều di tích gắn với lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, còn là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh gắn bó với quá trình dựng bản, lập mường, phát triển kinh tế, xã hội của người Thái Con Cuông bao đời nay. Có thể kể tới những thắng cảnh nổi tiếng như sông Giăng, thác Khe Kèm, eo Vực Bồng, Cửa Rọ, hang Nàng Màn, VQG Pù Mát, hang Thẩm Hoi.
Sông Giăng bắt nguồn từ Khe Khặng, trong lõi rừng Pù Mát (Con Cuông - Nghệ An) rồi chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và hợp lưu với sông Lam tại huyện Thanh Chương. Trước khi đổ vào sông Lam ra biển, sông Giăng được hợp nhất từ khe Khặng và khe Mọi để hình thành nên một dòng chảy trong xanh chở đầy phù du làm nên câu hát “Cơm Kẻ Quạ, cá mát sông Giăng”. Sông Giăng còn là một không gian chứa đựng những nét văn hóa đặc thù của người Thái Con Cuông như văn hóa đi lại trên sông nước, ẩm thực từ sông nước.
Nằm trong quần thể VQG Pù Mát với hệ sinh thái phong phú và đa dạng bậc nhất Việt Nam, sông Giăng là một kỳ quan với vẻ đẹp thơ mộng. Không chỉ là một thắng cảnh tự nhiên, sông Giăng còn là nơi cung cấp các sản vật địa phương như cá mát, tôm sông, và là không gian gắn liền với cuộc sống sinh hoạt đời thường của người Thái Con Cuông. Khách du lịch có thể du thuyền, ngắm cảnh sông Giăng trên những chiếc thuyền kayak hoặc xuồng máy, ngắm cảnh, chụp ảnh với thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ với quãng thời gian hai giờ đồng hồ nếu xuất phát
từ đập Phà Lài đến Bản Búng, Bản Cò Phạt, nửa giờ đồng hồ nếu từ đập Phà Lài đến bãi tắm Khe Phứa. Phần hạ nguồn sông Giăng rộng mênh mông tạo nên một bức tranh thủy mặc rất kỳ thú. Chính vì thế, người dân ở huyện Con Cuông vẫn thường truyền nhau câu ca dao:
“Anh đi khắp núi khắp ngàn
Không đâu đẹp bằng Đá Bàn, sông Giăng”
Tại đây có thể tổ chức loại hình du lịch sinh thái cộng đồng qua các hoạt động chèo thuyền chở khách tham quan, tổ chức các hoạt động ngoài trời như đánh bắt và nướng cá, vớt rêu, tắm sông, các trò chơi ngoài trời.
Thác Khe Kèm (Thác Bộc Bố) thuộc VQG Pù Mát, cách thị trấn Con Cuông khoảng 15km. Từ độ cao 500m, độ dốc khoảng 800m nước từ trên cao đổ xuống qua ba thang bậc. Phía trên và hai bên thác là cả một thảm thực vật với hàng trăm loài hoa quanh năm khoe sắc. Dưới chân thác là khe nước dài với những phiến đá phẳng lỳ như những chiếc bàn lớn. Tại chân thác còn có những hồ nhỏ có độ nông, sâu khác nhau. Về mùa hè, nhiệt độ tại khu vực thác là 200C rất
thích hợp để khách du lịch tham quan, nghỉ dưỡng. Thác Khe Kèm được coi là một kỳ thú được thiên nhiên ban tặng cho VQG Pù Mát. Nhìn từ xa thác Kèm trông như dải lụa trắng trên nền xanh thẳm của VQG Pù Mát. Phía trên và hai bên thác là cả một thảm thực vật với hàng trăm loài hoa quanh năm khoe sắc. Dưới chân thác là khe nước dài với những phiến đá phẳng lỳ như những chiếc bàn lớn và những hồ nhỏ tạo nên một bức tranh phong cảnh hữu tình. Du lịch sinh thái cộng đồng có thể được tổ chức với các hoạt động: tham quan, chụp hình bằng các phương tiện xe đạp, xe máy, ô tô; tắm thác; thưởng thức ẩm thực Thái. Khách du lịch có thể thỏa thích vui chơi tận hưởng không khí mát mẻ, môi trường trong lành của tự nhiên, rồi uống rượu cần, ăn cơm lam hay xem những điệu múa Thái đặc sắc.
Cửa Rọ là một danh thắng nằm ở phía tây thị trấn Con Cuông. Tại đây, các dãy núi vòng cung vây bốn mặt tạo thành một thung lũng rộng rãi, bằng phẳng ở giữa. Đây còn là một di tích lịch sử, gắn liền với hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trên đất Con Cuông. Tương truyền, khi biết nghĩa quân Lam Sơn đang đóng tại đây, quân Minh đóng ở thành Trà Lân, cách Cửa Rọ khoảng 3km, đã huy động một lực
lượng lớn bất ngờ tiến quân vào thung lũng nhằm tiêu diệt nghĩa quân. Dựa vào thế hiểm yếu của Cửa Rọ, Lê Lợi đã cho quân mai phục, giáng cho quân Minh một đòn chí tử, buộc chúng phải rút về cố thủ trong thành Trà Lân.
Eo Vực Bồng là một thắng cảnh thuộc xã Bồng Khê, là một thắng cảnh đẹp, đứng trên núi nhìn xuống, du khách sẽ quan sát được một vùng sông núi uốn lượn. Eo vực Bồng gắn liền với những truyền thuyết dân gian tạo nên sức hút của một vùng đất thiêng. Đây cũng là nơi, thủ tướng Võ Văn Kiệt đã dừng lại ngắm cảnh và nghỉ ăn trưa trên đường lên thăm huyện Kỳ Sơn, năm 1995. Đây là vực sâu nhất của sông Lam với địa thế, cảnh quan địa hình hấp dẫn. Truyền thuyết dân gian kể lại rằng, ngày xưa có ba con rồng: Con Rồng Xanh từ thượng nguồn sông Lam xuống, con Rồng Vàng từ hạ nguồn sông Lam lên và con Rồng Lửa từ khe Diêm ra. Ba đầu rồng gặp nhau ở Vực Bồng. Hằng năm, tại đây diễn ra cảnh “cá vượt vũ môn” rất ngoạn mục. Rồng Xanh luyện các chú cá chép ở thượng nguồn sông Lam, Rồng Vàng luyện những chú cá chép ở hạ lưu sông Lam, Rồng Lửa hút nước Khe Diêm, phun nước tao thành cửa Vũ môn ở Eo Vực Bồng. Cứ đến mùa thu, nước sông Lam dâng lên, Rồng Xanh, Rồng Vàng dẫn đội quân của mình về Eo Vực Bồng thi tài vượt vũ môn. Những chú cá chép nào vượt qua được vũ môn Eo Vực Bồng sẽ hóa thành Rồng. Gắn với truyền thuyết đó, người dân địa phương coi Eo Vực Bồng là vùng đất thiêng, là nơi của rồng, nên đã xây dựng đền Cửa
Lũy để quanh năm thờ cúng2.
Suối Nước Mọc là một danh thắng thuộc bản Nưa, xã Yên Khê, gắn liền với nhiều truyền thuyết dân gian. Bao quanh dòng suối là những hàng cây cổ thụ xanh mát. Người dân địa phương cho rằng tắm nước suối này làm cho da trắng hơn, uống nước suối này khiến cho cơ thể khỏe mạnh hơn nên họ lấy nước về dùng hàng ngày. Không giống như những dòng suối khác, sự kỳ bí của suối Nước Mọc là nước ở đây như “mọc” lên từ lòng đất sâu, dòng nước trong, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông là những yếu tố thích hợp để khai thác phát triển du lịch. Suối Nước Mọc còn là không gian văn hóa phản ánh sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương. Du
2 Trần Viết Thụ, Chuyên san Khoa học Xã hội & Nhân văn, Thư viện KHXH &NV, khxhnvnghean.gov.vn, ngày 18/5/2015