khách có thể ngắm cảnh, tắm suối, vừa ngắm cảnh vừa thưởng thức đồ uống tại những nhà hàng bên cạnh, mua sắm sản vật địa phương của người dân bày bán xung quanh. Du khách có thể kết hợp tham quan khám phá văn hóa bản địa tại Bản Nưa, là bản có những hộ gia đình kinh doanh homestay, và là bản đang phục hồi nghề dệt truyền thống.
Hang Nàng Màn là một danh thắng ở bản Pha, xã Yên Khê. Tại hang Nàng Màn có những nhũ đá, phiến đá muôn hình muôn vẻ. Lòng hang rộng có thể phục vụ nhu cầu tham quan, khám phá của du khách. Cảnh quan hang động với những nhũ đá, phiến đá muôn hình muôn vẻ là một giá trị có thể khai thác phục vụ du lịch. Sự tích về hang Nàng Màn chính là một trong những nội dung thuyết minh có thể truyền rải đến du khách. Người dân nơi đây còn lưu truyền câu chuyện mẹ con Nàng Màn hóa đá để lí giải cho tên gọi và cảnh đẹp nơi đây. Tuy nhiên, hiện nay đường vào hang chưa được khắc phục, gây khó khăn trong việc tiếp cận hang. Hang Nàng Màn là một danh thắng ở bản Pha, xã Yên Khê. Tại hang Nàng Màn có những nhũ đá, phiến đá muôn hình muôn vẻ. Trên vòm và sườn hang có nhũ đá đẹp được tưởng tượng như những cảnh như rồng bay, phượng múa hay những tấm lụa mềm mại. Có những tảng đá giống như những chiếc giường hay bộ bàn ghế... có những phiến đá ngân lên những âm thanh kỳ ảo khi được gõ vào. Đặc biệt có khối đá giống hình hai mẹ con ôm chặt lấy nhau; mặt đứa con ngước nhìn qua khoảng lộ thiên trên hang; mặt người mẹ hướng về cửa hang chính, nhìn xuống bản Yên Khê.
VQG Pù Mát nằm về phía Tây tỉnh Nghệ An, trên sườn đông của dãy Trường Sơn. Vườn nằm trên địa bàn 3 huyện: Con Cuông, Anh Sơn và Tương Dương của tỉnh Nghệ An. Ranh giới phía Nam của Vườn chạy dọc theo đường biên giới Việt Lào. Diện tích vùng lõi của Vườn khoảng 94.275 ha, vùng đệm khoảng 100.000 ha thuộc địa bàn 16 xã của 3 huyện. Riêng huyện Con Cuông gồm 7 xã: Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn, Yên Khê, Bồng Khê, Chi Khê. Sinh sống trong Vườn Quốc gia Pù Mát chủ yếu là người Thái, chiếm khoảng 66,9 % dân số [Sở Du lịch Nghệ An, 2018, tr.9]. Tại khu vực VQG Pù Mát có thể tổ chức rất nhiều hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng như: tham quan rừng nguyên sinh, tắm nước suối trong xanh; du thuyền trên sông ngắm cảnh; đi bộ tham quan rừng với sự hướng dẫn của người dân địa
phương; ngủ qua đêm tại một số bản người Thái; thưởng thức các món ăn địa phương; tìm hiểu các hoạt động văn hoá, kiến trúc, đời sống người bản địa; đi bộ hoặc đạp xe đạp qua các bản làng; thăm và khám phá văn hoá tộc người. VQG Pù Mát có diện tích lớn, tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động, thực vật phong phú, trong đó có nhiều loại quý hiếm. Đây là VQG có tính đa dạng sinh học cao nhất cả nước và khu vực Đông Nam Á. VQG Pù Mát hiện nay là nơi cư trú của 132 loài thú, trong đó có 42 loài thú lớn, 51 loài thú nhỏ và 39 loại dơi. 42 loài trong số này là những loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ. Bên cạnh đó, nơi đây tồn tại hàng trăm loài chim, lưỡng cư, bò sát, cá và hơn nghìn loài côn trùng [Sở Du lịch Nghệ An, 2018, tr.13]. Tháng 11 năm 2017, VQG Pù Mát được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới.
Thẩm Hoi là một hang đá vôi có chiều dài gần 30m thuộc xã Yên Khê, cách thị trấn Con Cuông chừng 4km về hướng Đông, do trong hang có nhiều vỏ ốc nên người Thái gọi là Thẩm Hoi (Hang Ốc). Đây là một di chỉ khảo cổ quan trọng, được phát hiện vào năm 1967 và sau đó được khai quật vào năm 1972.
2.1.1.2. Đánh giá
Để phát triển du lịch cộng đồng, ngoài tài nguyên du lịch văn hóa, địa bàn còn phải đáp ứng được các điều kiện khác nhau, trong đó điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên là một yếu tố vô cùng quan trọng. Dựa theo các tiêu chí như đã trình bày ở chương 1, các danh lam thắng cảnh ở huyện Con Cuông có độ hấp dẫn bậc 3, khá thuận lợi để phát triển du lịch. Ngoài những hiện tượng di tích tự nhiên đặc sắc độc đáo như VQG Pù Mát, suối Nước Mọc, thác Khe Kèm, Con Cuông còn có những phong cảnh đẹp khác như: sông Giăng, eo Vực bồng, hang Nàng Màn, danh thắng Cửa Rọ, hang Thẩm Hoi có thể phát triển các loại hình du lịch khác nhau.
Về độ bền vững, các thành phần tự nhiên trên địa bàn huyện Con Cuông khá bền vững (bậc đánh giá 3) vì mới chỉ một bộ phận rừng bị phá hủy ở mức độ nhẹ, có khả năng tự phục hồi và thời gian tồn tại trên 50 năm, hoạt động du lịch ở đây có thể diễn ra thường xuyên.
Thời gian hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Con Cuông là trung bình (Cấp đánh giá 2). Như đã trình bày, khí hậu Con Cuông là nhiệt đới ẩm gió mùa; có hai mùa: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau; xen giữa là 2 mùa chuyển tiếp. Mùa hạ mưa nhiều, rất khô và nóng, mùa đông rất lạnh. Gió mùa đông bắc xuất hiện vào mùa lạnh thường kèm theo mưa phùn, giá lạnh và có thể có sương muối. Gió mùa Tây Nam (gió Lào) xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 gây khô nóng và hạn hán, ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch. Thủy chế song ngòi phân thành 2 mùa rất rõ rệt, mùa lũ (mùa mưa) và mùa cạn (mùa khô) cũng gây khó khăn cho các hoạt động du lịch. Do vậy, Con Cuông chỉ có từ 100 - 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch; từ 90 - 120 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức khỏe con người.
Với diện tích tự nhiên là 1.738.53km2, huyện Con Cuông có sức chứa khách
du lịch từ 500 đến 1000 người/ ngày, khá thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng.
Cho đến nay, huyện Con Cuông đã có các dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch khác nhau, trong đó dự án phát triển khu du lịch sinh thái Pha Lài đã đi vào hoạt động. Bên cạnh đó là sự đầu tư của các dự án du lịch cộng đồng cũng đã được triển khai trên địa bàn huyện từ năm 2011. Điều kiện hoạt động du lịch bảo đảm ở mức độ cơ bản, lượt khách đến mới tăng nhanh trong 2 năm gần đây. Như vậy, khả năng khai thác thác tài nguyên du lịch ở huyện Con Cuông được đánh giá ở cấp độ 3 (khá thuận lợi).
Dựa vào công thức tính tổng số điểm đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, khả năng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Con Cuông được tổng hợp như sau (xem bảng 2.1):
Bảng 2.1. Bảng đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch huyện Con Cuông
Phân hạng | ||||
Rất thuận lợi | Thuận lợi | Trung bình | Kém thuận lợi | |
Độ hấp dẫn | 3 | |||
Độ bền vững | 3 | |||
Thời gian hoạt động du lịch | 2 | |||
Sức chứa khách du lịch | 3 | |||
Khả năng khai thác | 3 | |||
Tổng điểm | 31 | |||
Điểm tối đa | 44 | |||
Mức độ thuận lợi | 70.5% (Khá thuận lợi) |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Thuyết Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Lý Thuyết Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Trong Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Nhận Diện Và Đánh Giá Khả Năng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Của Các Di Sản Văn Hóa Thái
- Nhận Diện Và Đánh Giá Khả Năng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Của Các Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể
- Các Loại Hình Nghệ Thuật Và Chữ Viết
- Văn Hóa Ẩm Thực, Kiến Trúc Nhà Sàn Và Trang Phục Truyền Thống
Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.
“Nguồn: Tác giả nghiên cứu, tổng hợp, 2018”
Như vậy, dựa vào nguồn lực di sản văn hóa vật thể kết hợp với các nguồn lực tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, huyện Con Cuông đạt mức khá thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng. Đây là cơ sở quan trọng để xác định tính khả thi của việc phát huy di sản văn hóa Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Con Cuông.
2.1.2. Di tích lịch sử văn hóa
2.1.2.1. Nhận diện
Dựa theo phân loại của Luật Di sản, loại hình di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Con Cuông phần lớn là những di tích lịch sử, trong đó có 2 di tích xếp hạng Quốc gia, 1 di tích cấp tỉnh.
Nhà cụ Vi Văn Khang là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia gắn với truyền thống cách mạng và tổ chức Đảng của người dân huyện Con Cuông, thuộc bản Thái Hòa, xã Môn Sơn, cách thị trấn Con Cuông 20km về phía Nam. Ngôi nhà do bố đẻ của cụ Vi Văn Khang xây dựng từ năm 1919 và đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ra Quyết định số 152/QĐ – BT ngày 25/1/1994 xếp hạng là di tích
lịch sử cách mạng cấp Quốc gia. Ngôi nhà cụ Vi Văn Khang thuộc kiểu nhà sàn truyền thống của người Thái trên vùng đất rộng khoảng 1000m2. Nhà gồm 3 gian, 2 hồi, 2 cầu thang lên xuống đặt ở hai bên. Trải qua bao biến cố của lịch sử chiến tranh và thời gian, di tích đã được quan tâm tu bổ, tôn tạo 2 lần vào năm 1994 và năm 2009. Thực hiện Quyết định 5703/QĐ-UBND.CNXD của UBND tỉnh đã phê
duyệt “Bảo tồn, tôn tạo di tích nhà cụ Vi Văn Khang ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”, triển khai phê duyệt đề cương hạng mục: Sưu tầm hiện vật, tài liệu bổ sung nội thất, nghiên cứu phục hồi các giá trị văn hóa phi vật thể” thuộc dự án này. Nhà cụ Vi Văn Khang sẽ tập trung trưng bày các tư liệu, hiệu vật liên quan đến gia đình, cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của cụ Vi Văn Khang, của Chi bộ Môn Sơn - Lục Dạ. Nhà trưng bày bổ sung di tích liền kề trong khuôn viên này sẽ trưng bày bổ sung những tư liệu, hiện vật có liên quan, tạo điểm nhấn phát triển du lịch của tỉnh nói chung, của huyện Con Cuông nói riêng.
Ngôi nhà cụ Vi Văn Khang thuộc kiểu nhà sàn truyền thống của người Thái trên vùng đất rộng khoảng 1000m2. Nhà gồm 3 gian, 2 hồi, cầu thang lên xuống
đặt ở hai bên. Xung quanh là khu vườn rộng trồng cây ăn quả. Hiện nay ngôi nhà đang được UBND huyện Con Cuông chỉ đạo trưng bày các vật dụng bên trong để khai thác phục vụ phát triển du lịch. Với đặc điểm khung nhà bằng gỗ, mái lợp lá cọ, vách ngăn bằng phên nứa, sàn lát bằng gỗ, có 12 cột kê bằng đá tảng tròn, nhà cụ Vi Văn Khang là ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái ở Con Cuông, Nghệ An.
Ngôi nhà Cụ Vi Văn Khang là minh chứng cho tinh thần yên nước, chống giặc ngoại xâm của người Thái Con Cuông, Nghệ An. Đầu năm 1931, các đồng chí Lê Xuân Đào (Trưởng ban tài chính của Xứ ủy Trung Kỳ), Lê Mạnh Duyệt và Nguyễn Hữu Bình (Đặc phái viên của Tỉnh ủy Nghệ An) lên Môn Sơn xây dựng phong trào cách mạng. Được cán bộ Đảng giác ngộ, cụ Vi Văn Khang hăng say tham gia hoạt động cách mạng. Chỉ trong một thời gian ngắn, cụ đã vận động được nhiều thanh niên người Thái cùng tham gia cách mạng như Vi Văn Hanh, Vi Văn Quý, Vi Văn Lâm, hà Văn Hoa, Vi Văn Nọong, Vi Thị Lan, Hà Văn Thị cùng tham gia hoạt động. Nhờ đó, người Thái Môn Sơn đã giác ngộ cách mạng, biết đoàn kết, đấu tranh. Nhiều quần chúng tích cực tham gia các hoạt động cách mạng như rải truyền đơn, bảo vệ, nuôi dưỡng cán bộ Đảng…Tháng 4 năm 1931, chi bộ Đảng Môn Sơn được thành lập tại nhà cụ Vi Văn Khang. Đây là chi bộ đầu tiên ở miền núi cao Nghệ An. Tại ngôi nhà này, cơ sở Đảng đã bí mật in tài liệu, truyền đơn, đem đi rải khắp bản làng. Đêm đêm, bà con thường tập trung tại đây để học chữ, sinh hoạt văn hóa,văn nghệ. Từ đó phong trào Môn Sơn chuyển sang thời kỳ đấu tranh mới. Môn Sơn trở thành đầu mối liên lạc giữa miền xuôi và miền ngược, giữa phong trào của đồng bào Kinh với các dân tộc miền núi Nghệ An. Do vậy Nhà cụ Vi Văn Khang không chỉ là một di tích có giá trị văn hóa tiêu biểu cho lối kiến trúc nhà sàn Thái mà còn có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.
Di tích nhà cụ Vi Văn Khang đến nay còn được bảo tồn nguyên vẹn, là điểm đến phù hợp để du khách tham quan tìm hiểu về văn hóa người Thái Con Cuông. Kiến trúc nhà sàn Thái và ý nghĩa lịch sử của ngôi nhà là hai nội dung có thể khai thác phục vụ du khách bằng cách kết hợp cho du khách tham quan và nghe thuyết minh.
Bia Ma Nhai là di tích thuộc huyện Chi Khê, cách thị trấn Con Cuông chừng 300m, là một di tích lịch sử có ý nghĩa quan trọng và được bảo tồn nguyên vẹn, đến nay đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia, có thể phát triển thành một điểm tham quan du lịch văn hóa. Khách du lịch dễ dàng tiếp cận di tích vì giao thông thuận tiện, di tích nằm trên tuyến đường tham quan VQG Pù Mát, có khoảng cách không xa với các điểm tham quan như đền Khe Sặt, bản Khe Rạn.
Bia Ma Nhai là di tích có ý nghĩa lịch sử rất lớn, gắn liền với chiến công chống giặc ngoại xâm, trấn an bờ cõi, mở rộng giang sơn của quân dân nhà Trần. Trên đường đi tuần về, Thượng hoàng Trần Minh Tông đã sai Nguyễn Trung mài đá khắc bia ghi lại chiến công chống giặc Ai Lao. Bia được khắc vào vòm núi trước cửa hang đá, với nội dung: “Đời vua thứ sáu triều Trần nước Đại Việt, Thái thượng hoàng đế Chương Nghiêu Văn Triết nhận được mệnh trời thương mến, làm chủ cả cỏi Trung hạ, khắp trong đất ngoài bể không ai không thần phục, thế mà Ai Lao nhỏ bé kia còn ngang ngạnh với giáo hóa của triều đình. Cuối thu năm Ất Hợi, Thượng hoàng thống lĩnh sáu quân đi tuần ở cõi Tây. Thế tử nước Chiêm Thành, nước Chân Lạp, nước Xiêm và tù trưởng đạo thần là Quỳ, Cầm, Xa, Lặc rồi các bộ Mán mới phụ thuộc là tù trưởng rợ Bôi Bồn và rợ Thanh Xa đều dâng sản vật của địa phương mình và tranh nhau đón rước. Chỉ một mình tên giặc Bổng cứ giữ thói u mê sợ tội mà chưa tới chầu ngay. Đến cuối đông, Thượng hoàng đóng quân ở cánh đồng Cự Đồn thuộc Mật Châu rồi lệnh cho các tướng cùng quân lính mọi rợ vào nơi ở của chúng. Tên giặc Bổng nghe uy thế liền trốn chạy, (Thượng hoàng) bèn xuống chiếu
đem quân về. Ngày tháng 12 nhuận, mùa đông năm Ất Hợi, niên hiệu Khai Hựu thứ 7, Khắc vào đá”3
Cây đa Cồn Chùa ở làng Môn, xã Môn Sơn cũng là di tích lịch sử gắn liền với các cuộc đấu tranh của nhân dân Con Cuông thời kỳ 1930 - 1931, là một điểm đến có giá trị lịch sử, minh chứng cho tinh thần cách mạng của người Thái Con Cuông. Ngày 14/9/1931 chi bộ Đảng Môn Sơn đã vận động quần chúng ở các bản
3 Bản dịch của Trần Từ Quang đăng trong bài “Góp thêm ý kiến về Ma Nhai kỳ công bi văn”, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, số 226, ngày 10/8/2012.
Kẻ Yên, Sơn Vều, Khe Môn, Động Khùa, Cửa Rào, Bàu Dạ, Kẻ Tại… mít tinh tại cây đa Cồn Chùa. Lần đầu tiên ở Con Cuông, lá cờ đỏ búa liềm được tự vệ đỏ treo trên cây đa Cồn Chùa. Đoàn biểu tình với khoảng 300 người kéo đến nhà Phó tổng và Chánh đoàn phu, những kẻ giàu nhất trong vùng vay thóc cứu đói cho dân địa phương và tiếp tế cho số đồng bào Anh Sơn vì bị địch khủng bố nên phải đến tránh nạn ở đây. Đoàn biểu tình vây chặt nhà Chánh đoàn Ba Uôn, buộc người nhà Ba Uôn phải giao nộp thóc, tiền, bạc nén cho cách mạng. Do vậy, cây đa Cồn Chùa là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường của nhân dân Con Cuông dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngày nay, cây đa Cồn Chùa là một điểm dừng chân để du khách chụp ảnh và nghe thuyết minh về truyền thống cách mạng của người dân trong vùng. Bắt đầu từ tháng 4 năm 2019, chợ phiên Mường Quạ được tổ chức gần di tích cây đa Cồn Chùa, nhằm tạo thành một điểm đến mới cho khách du lịch, đó cũng là một yếu tố thuận lợi để cây đa Cồn Chùa trở thành một điểm tham quan của du khách.
Đền Khe Sặt là một ngôi đền cổ thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ - một nhân vật lịch sử đã có nhiều đóng góp lớn lao cho vùng đất này, nay thuộc khối 6 thị trấn Con Cuông. Tuy nhiên trải qua thời gian, đền đã bị phá hủy chỉ còn lại trụ cổng, bức phù điêu và cây đa cổ thụ. Vào tháng 8/2013, điện chính của đền Khe Sặt được xây dựng lại với sự hỗ trợ Nhà nước và đóng góp của nhân dân, kinh phí xây dựng là 1,2 tỷ đồng. Tháng 5/2017, Nhà nước tiếp tục đầu tư 170 triệu đồng, UBND thị trấn Con Cuông kêu gọi vận động nhân dân tự nguyện đóng góp tiền của, ngày công với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng để xây dựng thêm nhà bái đường 5 gian bằng gỗ, nâng tổng kinh phí xây dựng đền thờ lên 2,7 tỷ đồng. Hiện nay, nhà bái đường đã được đưa vào hoạt động, nhưng còn một số hạng mục khác vẫn chưa hoàn thiện. Ban quản lý di tích văn hóa đền Khe Sặt tiếp tục vận động nhân dân đóng góp để sớm chỉnh trang hoàn thiện ngôi đền, đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu tâm linh của nhân dân địa phương.
Khe Sặt là ngôi đền được nhân dân xây dựng để thờ Uy Minh Vương Lý
Nhật Quang, người đã tư ̣ tạo ra đươc
môt
không gian thiêng liêng cho riêng mình
trên mảnh đất Nghê ̣ An nói chung và huyện Con Cuông nói riêng. Lý Nhật
Quang (988 - 1057), tên huý là Lý Hoảng, hiệu là Bát lang hoàng tử. Ông là con thứ 8 của vua Lý Thái Tổ, từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh. Năm 1039, Lý Nhật Quang được vua Lý Thái Tông cử vào châu Nghệ An lo việc thu thuế. Tại đây, ông làm việc cần mẫn, thu đủ số thuế và được tiếng thanh liêm, chính trực. Năm 1041, Lý Thái Tông phong ông làm Tri châu Nghệ An - tước hiệu là Uy Minh Hầu Lý Nhật Quang. Khi trở thành Tri châu, ông đã bắt Tày ngay vào việc lập lại trật tự kỉ cương xã hội, giữ nghiêm phép nước và đề cao quản lý xã hội bằng bộ máy hành chính có hiệu lực (dựa vào bộ luật Hình Thư), góp phần quan trọng vào thắng lợi của vua Thái Tông trong việc chinh phạt Chiêm Thành. Là một người vừa có tài, vừa có tâm, bằng đường lối chính trị vương đạo, thân dân, biết khoan sức dân, ông đã đề ra nhiều chính sách thiết thực, có lợi cho dân. Lý
Nhât
Quang từ môt
người săn sóc, chăm lo cho nhân dân trong cõi sống đã trơ
thành môt
vị thánh bất tử , luôn hiên
diên
cứ u vớt dân chúng và đất nướ c từ cõi
vĩnh hằng. Cả môt
bầu không khí dân gian đăc
quánh chất hiển linh đươc
nhân
dân thêu dêt
quanh Người bằng những truyền thuyết dân gian, những đình đền
miếu mạo và những bài vè dân dã. Chính những truyền thuyết trên đã minh
chứ ng hùng hồn cho sư ̣ hiên
diên
rực rỡ và rõ ràng của Lý Nhât
Quang trên đất
Nghê ̣ - bất chấp mọi khoảng cách không gian (từ miền xuôi lên miền ngươc
) và
khoảng cách văn hóa tôc
người (từ tôc
Viêt
đến tôc
Thái). Đến nay, đền Khe Sặt
vẫn giữ được một số nét nguyên sơ như cột trụ cổng, bức phù điêu và đặc biệt là cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi phục vụ khách tham quan.
Thành Trà Lân là một di tích lịch sử quan trọng của huyện Con Cuông. Di tích này cho thấy vị trí chiến lược của vùng và cũng là một yếu tố lịch sử cho thấy truyền thống cách mạng lâu đời của người Thái Con Cuông. Thành còn có những tên gọi khác như: Trà Long, Trà Lung, Thành Nam là một trong những di tích tiêu biểu ở huyện Con Cuông nên Con Cuông vẫn được gọi là miền Trà Lân. Thành được xây trên một ngọn núi có tên là Pù Thanh (hay Pù Đồn) thuộc địa phận xã Bồng Khê, huyện Con Cuông. Thành đắp theo thế núi có hình chữ A, chu vi khoảng 4km, phía ngoài có hào và lũy tre dày. Tuy nhiên, ngày nay thành Trà Lân chỉ còn lại một số dấu vết nhất định. Cửa phía bắc của thành thông ra ngoài bằng một con
67