Nhận Diện Và Đánh Giá Khả Năng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Của Các Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể

đường lát đá, dân địa phương gọi là “cằn hia” (đường đá). Trong thành còn dấu vết của tiểu thành, tiểu đồn, nền dinh trại, nền cung điện. Di tích phía đông còn lại là một đoạn hào dài khoảng 600m rộng khoảng 1 - 1,2 m. Phía ngoài hào là một lớp rào tre dày 3m bao bọc, có chỗ tre mọc thành rừng dày đến 20m.

Xét về tính độc đáo, hấp dẫn du lịch, thành Trà Lân là một căn cứ quân sự trọng yếu có thể kiểm soát một vùng rừng núi rộng lớn, đồng thời án ngữ tuyến đường “thượng đạo” từ Bắc vào Nam và đường thủy theo sông Lam từ thành Nghệ An lên miền Tây. Năm 1424, khởi nghĩa Lam Sơn, nghĩa quân Lê Lợi bao vây thành Trà Lân do Cầm Bành đóng giữ. Sau hơn hai tháng bị bao vây, quân địch rơi vào tình thế kiệt quệ sức lực, buộc Cầm Bành và hơn 1.000 thổ binh phải mở cửa thành ra hàng. Liên quan đến thành Trà Lân còn có truyền thuyết gắn liền với Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613), một nhà hoạt động chính trị, kinh tế, nhà thơ tài ba thời vua Lê. Một lần, vì trái ý vua, ông bị giáng chức và bị đày vào thành Trà Lân. Tại đây, ông làm bài thơ bằng chữ Nôm “Ngư phủ nhập đào nguyên” để nói lên tình cảnh của mình. Truyền thuyết dân gian ở Con Cuông kể lại rằng, vua hẹn khi nào săng có hoa mới tha cho ông về. Phùng Khắc Khoan chờ mãi mà không thấy săng nở hoa. Sốt ruột, ông làm thơ trách móc, rồi đốt săng. Không ngờ mầm săng mọc lên và nở hoa. Nhờ đó, ông được về sớm [Nguyễn Đổng Chi, 1995, tr. 68].

2.1.2.2. Đánh giá

Để đánh giá khả năng khai thác giá trị của các di tích lịch sử văn hóa cho phát triển du lịch cộng đồng, NCS dựa vào 5 tiêu chí: Độ hấp dẫn du lịch, thời gian khai thác, sức chứa, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch và độ bền vững.

Các di tích lịch sử văn hóa có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Con Cuông. Đó là dấu tích vật chất của người Thái qua các thời kỳ lịch sử cùng các biến cố của thời gian. Tham quan các di tích lịch sử văn hóa là một trong những hoạt động của du lịch cộng đồng, bởi vậy, trong phát triển du lịch cộng đồng, các di tích văn hóa lịch sử có vai trò hết sức nổi bật, là một dạng tài nguyên quan trọng hàng đầu. Có 100% khách du lịch cộng đồng đến Con Cuông cho biết họ muốn được tìm hiểu, khám phá các di tích lịch sử văn hóa. Đánh giá về độ hấp dẫn du lịch, có 28% du khách được hỏi cho biết các di tích

lịch sử văn hóa ở Con Cuông hấp dẫn họ4. Theo ý kiến của các nhà quản lý thì “mức đánh giá của du khách về độ hấp dẫn du lịch của các di tích không cao do các di tích chưa được đầu tư phát triển du lịch, trên địa bàn chưa có những thuyết minh giỏi có thể truyền tải giá trị của các di tích đến du khách tham quan” [Phỏng vấn sâu, nam, 52 tuổi, thị trấn Con Cuông].

Thời gian khai thác phục vụ phát triển du lịch cộng đồng của các di tích lịch sử văn hóa diễn ra quanh năm. Đây là một lợi thế quan trọng cho phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông. Tất cả các di tích cách mạng nói trên đều được khai thác quanh năm. Khả năng khai thác di tích còn phụ thuộc vào những yếu tố khác, chẳng hạn vào mùa mưa lượt khách du lịch ít đi thì số lượt khách tham quan tại các di tích cũng sẽ giảm. Nhưng về cơ bản, tiềm năng, thế mạnh của các di tích lịch sử văn hóa là tính chất khai thác cả năm, đây là lợi thế quan trọng cần được phát huy cho sự phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông.

Sức chứa lượt khách tham quan của các điểm di tích lịch sử văn hóa có khác nhau, nhưng nhìn chung đều có hạn chế về mặt không gian. Các di tích này đều có không gian hẹp cho việc tham quan du lịch, là một bất lợi với các đoàn khách lớn, hoặc cùng lúc có nhiều đoàn tham quan. Di tích nhà cụ Vi Văn Khang có sức chứa lớn nhất, di tích bia Ma Nhai có không gian nhỏ, lối vào nhỏ hẹp, các di tích đền Khe Sặt, cây đa Cồn Chùa đều hạn chế về mặt không gian. Đặc biệt thành Trà Lân đang đối diện với nguy cơ mai một hoàn toàn. Về cơ bản, tiêu chí sức chứa ở các điểm tham quan di tích là nhỏ. Để phát triển du lịch, một mặt cần tăng cường không gian phụ trợ cho di tích để phân luồng du khách tham quan trong một thời điểm, mặt khác cần xây dựng quy trình tham quan hợp lý, thuận lợi cho khách du lịch.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở các di tích lịch sử văn hóa nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu tham quan. Các di tích nằm trong một không gian mà cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện, hệ thống giao thông tiếp cận di tích còn khó khăn, hệ thống điện chiếu sang chưa đảm bảo, hầu hết các di tích đều chưa có bến bãi đậu xe, đường vào nhỏ hẹp. Thành Trà Lân, bia Ma Nhai đang nằm trong tình


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.


4 Số liệu điều tra của tác giả, năm 2018.

Phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An - 10

trạng đang bị bỏ hoang. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại các di tích còn rất kém, thời gian gần đây di tích nhà cụ Vi Văn Khang và đền Khe Sặt phần nào được cải thiện.

Độ bền vững là một tiêu chí khó đánh giá, “là chỉ số đảm bảo cho di tích lịch sử văn hóa có sự ổn định để phục vụ tham quan lâu dài. Đối với di tích lịch sử văn hóa, chỉ số quan trọng nhất liên quan đến độ bền vững là việc duy trì được di tích đó hay không. Chính sự xuống cấp của di tích là một chỉ số độ bền vững thấp” [Trương Quang Hải, 2018, tr. 313]. Một số di tích lịch sử văn hóa ở huyện Con Cuông đang lâm vào tình trạng xuống cấp, có thể kể đến thành Trà Lân, bia Ma Nhai, cây đa Cồn Chùa. Muốn khai thác phát triển du lịch cộng đồng, vấn đề trùng tu, tôn tạo di tích, chống xuống cấp là điều rất cần thiết.

2.2. Nhận diện và đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng của các di sản văn hóa phi vật thể

2.2.1. Phong tục, tín ngưỡng và các nghi lễ truyền thống

2.2.1.1. Nhận diện

Người Thái Con Cuông, Nghệ An có nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống được lưu giữ cho đến ngày nay và có thể khai thác phát triển du lịch cộng đồng. Các phong tục của người Thái Con Cuông thường liên quan đến các giai đoạn trong chu kỳ sống của con người. Có thể chia các phong tục của người Thái ở đây thành các nhóm: Phong tục sinh đẻ và nuôi dạy con cái, tục lệ cưới xin và tục lệ tang ma.

Về công đoạn mà khách du lịch có thể tham gia và quan sát, khách du lịch khó có thể tham gia các nghi lễ nhưng được phép quan sát các khâu tiến hành. Khách du lịch có thể xem tư liệu bằng hình ảnh, phim ngắn và nghe thuyết minh về phong tục, tập quán của người Thái Con Cuông. Người Thái có thể sân khấu hóa một số phong tục để khách du lịch thưởng lãm. Phong tục tập quán, tín ngưỡng là nội dung thuyết minh có thể truyền tải đến du khách trong quá trình khám phá các điểm du lịch cộng đồng. Khách du lịch có thể được làm lễ cúng vía cầu bình an, sức khỏe, chúc phúc với tư cách là khách đến chơi nhà, thăm bản . Ngoài ra, những lễ tết trong năm cũng là một nội dung có thể khai thác phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là tết cơm mới và tết Nguyên đán. Tết cơm mới

thường tổ chức vào nữa cuối tháng 10 Âm lịch. Trước đây, người Thái Con Cuông không có tập quán ăn tết Nguyên đán, tuy nhiên, hiện nay Tết Nguyên đán đã trở thành tết cổ truyền của họ. Tết cổ truyền là dịp để người Thái Con Cuông tổ chức những sinh hoạt cộng đồng và các trò chơi dân gian như hát đối đáp, múa lăm vông, khắc luống, tung còn, chơi quay... phản ánh đậm nét sắc thái văn hóa tộc người. Ngoài Tết Cơm mới và Tết Nguyên đán, nhóm Tày Mương còn tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ, Rằm tháng 6 hoặc tháng 7 Âm lịch và Tết Độc lập (2/9). Còn người Tày Thanh có tục Lốp Tết (một hình thức họp được tổ chức vào ngày 15 tháng Hai Âm lịch) và Tết Độc lập.

Tính hấp dẫn, độc đáo của các di sản văn hóa là phong tục, tín ngưỡng và các nghi lễ truyền thống thể hiện ở yếu tố lịch sử, tâm linh và tính bản địa. Từ quan niệm về vũ trụ, người Thái Con Cuông, Nghệ An đã sáng tạo ra biết bao tín ngưỡng, nghi lễ liên quan đến đời sống tâm linh của mình. Trong đời sống tâm linh, người Thái Con Cuông gửi gắm niềm tin vào những thế lực siêu nhiên vô hình mà họ gọi là phi. “Những thế lực mà người Thái gọi là phi bao gồm cả những thần thánh, những mãnh lực tự nhiên đã được con người thần thánh hóa, những linh hồn của những người chết mà mỗi gia đình đều phải thờ cúng; là vong hồn của những nhân vật xa xưa có công khai lập ra bản, mường và được cả cộng đồng nhớ ơn, thờ cúng hàng năm; là những vong hồn mà do một hoàn cảnh khốn khó nào đó chết oan, sau khi thoát xác đã khiến họ trở nên độc dữ và trở thành những “yêu ma” và cuối cùng là cả những hồn, vía của con người đang sống” [Vi Văn An, 2017, tr. 269]. Dựa vào tín ngưỡng về phi, người Thái luôn lựa chọn cách hành xử để khiến phi hài lòng, và cách làm phổ biến nhất của họ đó là cúng cho các phi thông qua thầy mo. Bởi vậy, hàng năm người Thái ở Con Cuông có rất nhiều lễ cúng khác nhau. Thông qua các lễ cúng đó, người Thái tin rằng phi sẽ hiểu, sẽ thông cảm, sẽ phù hộ và ban cho những điều tốt lành.

Không kém phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Thái Con Cuông đó là linh hồn và vía của con người (phi văn, ngau). Theo quan niệm của người Thái, cũng có khi linh hồn sẽ tách khỏi thể xác để đi đây đó. Khi đó, thân chủ sẽ bị đau ốm. Do vậy, lễ gọi hồn (hiếc khoăn) và buộc chỉ cổ Tày (còi/phục khen)

đã trở thành một tập quán phổ biến của người Thái Con Cuông. Người Thái Con Cuông có bốn cách gọi hồn khác nhau tùy vào trường hợp cụ thể. Cách gọi hồn thứ nhất là họng văn/ hiếc khoăn on (gọi lạc hồn), cách thứ hai là xọc văn (tìm hồn), cách thứ ba là ói văn (dỗ hồn), thứ tư là họng văn dong chầu (gọi hồn cho người luống tuổi). Sau khi làm lễ gọi hồn xong, thầy mo sẽ làm lễ buộc chỉ vào cổ Tày để cầm vía để giữ cho hồn, vía khỏi đi ra ngoài. Do vậy, người Thái Con Cuông không bao giờ cắt sợi chỉ đã buộc ở cổ Tày. Trong lễ họng văn dong chầu (gọi hồn cho người luống tuổi), thầy mo cũng có thể buộc chỉ cổ Tày cho cả con cháu trong gia đình với mong muốn cầu sức khỏe và may mắn. Khi buộc chỉ, bao giờ người Thái cũng dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho người được buộc. Vì thế đây là nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Thái, là một nét văn hóa biểu trưng cho lòng mến khách của người Thái đối với bạn bè, khách quý.

Người Thái Con Cuông cho rằng, cũng như con người, trong một nhà cũng có rất nhiều linh hồn và có một linh hồn chủ tập trung ở người trụ cột của gia đình là người cha. Rộng lớn hơn, bản - mường là một thể thống nhất bao gồm tất cả các linh hồn của mọi thành viên cư trú. Trong đó, linh hồn chủ chính là linh hồn của người đầu tiên lập ra bản hoặc mường, là người được chọn áo để cúng. Theo lệ mường quy định, lễ cúng ma mường được tổ chức trước, sau đó mới tổ chức lễ cúng ma bản rồi sau cùng là lễ cúng ma nhà. Trong một năm, người Thái cúng ma nhà vào hai dịp là Tết Nguyên đán và Tết cơm mới. Việc thờ cúng ma bản được tiến hành vào 2 dịp trong năm là tết Nguyên đán và tháng 8 Âm lịch hàng năm. So với lễ cúng bản (xên bản), lễ cúng mường (xên mương) được tổ chức quy mô hơn. Tùy theo từng mường mà thời gian tổ chức lễ cúng khác nhau. Lễ cúng mường gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Thiết nghĩ, lễ xên bản, xên mường là những tài nguyên du lịch văn hóa có thể tạo thành những sản phẩm du lịch văn hóa phục vụ tìm hiểu, khám phá của du khách.

Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng ma mường, ma bản, ma nhà và ma tổ tiên, những người hành nghề tôn giáo, tín ngưỡng (mo) còn thờ ma tổ sư nghề của mình. Có 5 loại mo, mỗi loại có chức năng khác nhau, gồm: mo tiễn hồn người chết (mo xống hay còn gọi là mo tàng nhào), mo cúng chữa bênh (mo một, mo mồn), mo cúng người ốm (mo xên hay còn gọi là mo dâu), thày bói (mo nhượng, mo mò) và

thầy lang y (mo hoặc mạy). Mỗi loại mo đều có bàn thờ cúng vị tổ sư của nghề (phi môn), nhưng cách thờ thì khác nhau. Lễ cúng phi môn được tổ chức hàng tháng tại nhà của các mo. Một trong những lễ cúng quan trọng nhất để tạ ơn vị tổ sư nghề là Lễ Xăng khan. Cứ 3 năm, mo một, mo môn phải tổ chức lễ này một lần nhằm tạ ơn phi môn cùng đội quân ở mường môn, tạ trời đất, các vị thần linh, tổ tiên đã dày công bảo ban, dạy dỗ cho đương sự biết làm mo, biết lấy thuốc chữa bệnh cho con người. Đây còn là dịp để những người đã được mo chữa bệnh gọi là con nuôi (lực liệng) đem lễ vật đến tạ ơn. Lễ Xăng Khan được tổ chức cầu kỳ với nhiều nghi thức khác nhau là một trong những nét văn hóa Thái hấp dẫn khách du lịch.

Xuất phát từ quan niệm về vũ trụ, về ma (phi) và hệ thống ma (phi), người Thái Con Cuông đã sáng tạo ra hệ thống các nghi thức tín ngưỡng liên quan. Có thể kể tới những nghi lễ như: Nghi lễ thờ cúng ma bản, ma mường (xờ phi bản, phi mường); lễ cúng tạ các tổ sư nghề; nghi lễ thờ cúng tổ tiên (xơ phi hườn); lễ gọi hồn buộc chỉ cổ Tày (họng văn/hiếc khoăn); lễ mừng thọ (văn/khoăn luông/pang cụm); lễ cúng vía cho bên ngoại (văn/ khoăn lung ta); lễ nhận con nuôi (may lực); lễ cúng giải hạn (xên xai hạn); lễ cúng lấp lỗ nền gầm sàn (pốc lốm lạng); nghi thức cầu ma rừng phù hộ: lễ cúng chuộc gỗ rừng (xơ chuộc may); lễ cúng ma bến nước (xơ phi là tả)… Mỗi nghi lễ có cấp độ, thời gian, địa điểm khác nhau với những cách thức khác nhau, là những tài nguyên du lịch văn hóa có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch cộng đồng.

Các nghi lễ tín ngưỡng nông nghiệp của người Thái Con Cuông cũng là một yếu tố có thể thuyết minh truyền tải đến khách du lịch. Về các nghi lễ ruộng, hằng năm, bắt đầu vào vụ cày cấy, người Thái thường tổ chức thường tổ chức nghi lễ có tính chất mở đầu cho vụ sản xuất gọi là hạch na. Trước khi bước vào vụ gặt, cả bản sẽ đóng góp rượu, lợn, gà,… để làm lễ hạch pát. Sau khi gặt xong, các gia đình đều có tục cảm ơn hồn lúa, bằng cách chọn những cụm lúa bông dài, trĩu hạt, hạt chắc và mẩy để “rước” về nhà và treo lên vách sàn gác. Khác với canh tác ruộng nước, con người có thể chủ động phần nào nguồn nước tưới tiêu, khi canh tác nương, họ hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Chính vì thế, trong quá trình sản xuất, người Thái Con Cuông thực hành nhiều nghi lễ, tín ngưỡng để cầu sự phù hộ và tạ ơn các lực

lượng siêu nhiên. Để chọn đất phát nương, người ta sẽ bói (xiếng) để xem mảnh rừng đó có được ma ưng thuận hay không. Sau khi chọn được đất, việc tra hạt được bắt đầu bằng nghi lễ hạch nắm (mở đầu vụ gieo nương). Trong thời gian gieo hạt, các gia đình người Thái kiêng kị việc cho nhà khác xin bất cứ thứ gì. Sau khi làm lễ hạch nắm, người ta tổ chức lễ “lấp lỗ gieo hạt” (lấp càng chí lé). Thời gian sau, người ta tổ chức lễ “xin mầm xin đòng” (kho co kho lăm) cầu xin thần thánh phù hộ cho cây lúa mọc nhanh, mầm to chắc khỏe. Để gặt lúa, người ta làm lễ “xin cắt xin gặt” (kho tắt kho tan). Cuối cùng là lễ “hạch tan”, lễ này được tổ chức trước khi tiến hành gặt nương, nhằm cúng dâng lễ vật tạ ơn ma rừng, ma đất… Những năm hạn hán kéo dài, người Thái thường tổ chức lễ “kéo đuôi rồng” (lôi hang ngược). Những năm mùa màng bị sâu bọ phá hoại, dân bản sẽ góp lễ vật để cúng giải hạn (xên xai hạn) nhằm tạ tội với thần linh vì họ cho rằng họ đã làm gì đó phật ý thần linh và họ đang bị trừng phạt. Tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp là một kho tàng tri thức mà cộng đồng người Thái đã sáng tạo ra, phản ảnh quan niệm về vũ trụ, ma (phi) của người Thái, cũng như cho thấy cách ứng xử của người Thái với môi trường tự nhiên. Những nghi lễ này phản ánh rất rõ bản sắc văn hóa Thái và là một trong những tài liệu thuyết minh cho du khách khi họ muốn khám phá văn hóa nông nghiệp của người Thái Con Cuông, Nghệ An.

Yếu tố phong tục tập quán của người Thái Con Cuông có tính hấp dẫn, độc đáo riêng, trong đó, các tục lệ liên quan đến cưới xin và các tục lệ liên quan đến nhà cửa là những tục lệ có sức hấp dẫn du khách hơn cả.

Để tiến tới hôn nhân, trai gái Thái thường trải qua thời kỳ tìm hiểu nhau trước đó. Từ 14 - 15 tuổi, họ đã được tự do yêu đương, tìm hiểu người bạn đời của mình. Việc làm quen và tìm hiểu của trai gái thường thông qua lao động, các dịp cưới xin và các lễ hội lớn trong vùng. Vào những đêm trăng sáng, các chàng trai thường tụ tập thổi sáo, kéo nhị để bày tỏ nỗi niềm với các cô gái. “Theo tập quán của người Thái thì ban đêm con gái phải ở nhà thêu thùa, dệt vải để chờ các chàng trai đến tán tỉnh. Cũng có thể dăm ba cô rủ nhau tụ tập tại một nhà nào đó để kéo sợi đến khuya và cùng ngủ chung. Đây chính là điều kiện xuất hiện tục ngủ mái (nòn xào) vốn đã tồn tại phổ biến cho đến những năm 1970 trong các bản người Thái

Nghệ An’’ [Vi Văn An, 2017, tr. 241]. Nếu mọi việc suôn sẻ, nhà gái đồng ý, cuộc đi chơi lần thứ hai sẽ được chuẩn bị công phu, thịnh soạn hơn. Lễ vật ăn hỏi, lễ vật nạp tài được người Thái Con Cuông chuẩn bị rất công phu hàm chứa nhiều ý nghĩa trong đó. Người Thái tổ chức đưa dâu vào ban đêm để cô dâu không nhìn thấy nước mắt của mẹ khi con gái cất bước theo chồng. Khi cô dâu về đến cầu thang, được nhà trai bố trí cho rửa chân trước khi bước lên sàn nhà. Khi đôi trẻ vào buồng cưới xong, nhà trai mở tiệc mừng dâu. Con gái đã có chồng rồi thì phải búi tóc, không bao giờ được thả tóc nữa. Luật tục đồng bào Thái quy định vợ chồng không được bỏ nhau.

Người Thái Con Cuông quan niệm rằng, làm nhà là việc vô cùng hệ trọng trong đời người. Để dựng được một ngôi nhà, họ phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ chọn, khai thác nguyên vật liệu, chọn đất làm nền, xem ngày giờ khởi công cho đến việc cất dựng. Khi tiến hành lễ lên nhà mới, theo luật tục của người Thái Con Cuông, bà chủ nhà là người lên đầu tiên và sẽ thực hiện nhiều nghi lễ cần thiết để cầu mong sự no ấm như đốt bếp, đặt cái hông xôi vào góc bếp, đặt một cái gùi lúa lên giàn gác, đặt một hai ống nước vào chỗ quy định, trải chăn chiếu, sau đó mọi người mới lên nhà. Nhân ngày lên nhà mới, chủ nhà thường mổ lợn, làm cơm cùng và để thết đãi anh em họ hàng và bà con trong bản.

Người Thái Con Cuông có nhiều điều kiêng kị liên quan đến nhà cửa mà mọi người đều tuân thủ. Khi vào nhà, họ có những điều tránh làm như: đội nón, vác dao hoặc đặt ghế mây ngược. Người Thái kiêng ngủ màn màu trắng, phụ nữ trong nhà (trừ con gái chưa lấy chồng) không được mặc trang phục màu trắng và không được xõa tóc. Trong không gian sinh hoạt, gian có nơi thờ ma nhà là gian tôn nghiêm nên không được phơi quần áo, không được cất các đồ gia dụng, nông cụ... Các thành viên nam được phép nằm ngủ ở gian này, nhưng không được hướng chân về nơi có bàn thờ, không được nằm song song dưới cây quá giang, còn các thành viên nữ tuyệt đối không được nằm ở gian này. Khi đun nấu trên bếp, không được đặt xoong, nồi quay 2 tai song song với quá giang nhà, không được dùng củi gõ vào kiềng, khạc nhổ vào bếp. Khách tới nhà không được dựa lưng vào cột bếp, vì cột đó có ma bếp ngụ. Bố chồng và các anh em chồng không

Xem tất cả 253 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí