Về Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Của Người Thái Trong Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng

Để cộng đồng nhận thức được những vấn đề nêu trên và sẵn sàng tham gia vào hoạt động du lịch một cách tự nguyện và tích cực, tác giả Claiborne đã đề cập đến vai trò của vốn xã hội trong cộng đồng ở nghiên cứu “Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch và giá trị của vốn xã hội”. Nghiên cứu đã chỉ ra vốn xã hội trong cộng đồng chính là nhận thức, hiểu biết về du lịch, sự tình nguyện, hợp tác và các sáng kiến tham gia vào các dự án phát triển du lịch tại địa phương. Để kiểm chứng vai trò của vốn xã hội trong cộng đồng, tác giả đã so sánh hai cộng đồng khác nhau tại Panama trong nghiên cứu của mình [Petra Claiborne, 2010]. Những rào cản, thách thức ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng cũng như các mức độ tham gia của họ ở từng phạm vị cụ thể cũng được đề cập trong rất nhiều các nghiên cứu như “Rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong du lịch ở các nước đang phát triển” của tác giả Tosun (1999). Tác giả Worku với đề tài “Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch ở Tigray: Nghiên cứu trường hợp Axum” hay “Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch: Nghiên cứu trường hợp ở Tai O, Hong Kong” của tác giả Mak Kwun-ling, “Rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng ở Shiraz, Iran, Journal” của 2 nhà nghiên cứu Aref & Redzuan. Trong cuốn “Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” tác giả Phạm Trung Lương khẳng định sự cần thiết phải thu hút cộng đồng vào hoạt động du lịch. Liên quan đến sự tham gia của cộng đồng, luận án tiến sĩ “Nhận thức của người dân địa phương về tác động của du lịch và sự ủng hộ của họ cho phát triển du lịch: trường hợp vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam” tác giả Phạm Hồng Long đánh giá cao nhận thức của cộng đồng trong hoạt động du lịch, qua việc đề xuất và kiểm nghiệm mô hình nghiên cứu. Trong các nghiên cứu ở những địa bàn cụ thể, các tác giả đã chỉ ra lợi ích khi cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch, sự tham gia đó ở mức độ nào của thang đo, những nhân tố thúc đẩy và những thách thức cản trở sự tham gia. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển cộng đồng là những chỉ dẫn tham khảo rất hữu ích để tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch cộng đồng. Đây cũng là một nguồn tài liệu rất hữu ích cho NCS khi nghiên cứu về vấn đề phát huy di sản văn hóa bởi cộng đồng địa phương chính là chủ thể văn hóa, sự tham gia của cộng đồng địa phương đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của loại hình du lịch này.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học tập trung nghiên cứu về các mô hình du lịch cộng đồng cụ thể, trong đó những địa bàn được nghiên cứu nhiều nhất là các bản làng tại Lào Cai, Hòa Bình, tiếp đến là Cúc Phương, đồng bằng sông Cửu Long, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái. Có thể kể đến những nghiên cứu như: Phạm Ngọc Thắng (2010), Đặng Hoàng Giang (2011), Nguyễn Thị Thu Nhàn (2010), Võ Văn Phong (2012), Phạm Xuân An (2015), Phạm Thị Minh Chính (2016), ... Những nghiên cứu này đã hệ thống hóa lí luận về du lịch cộng đồng và du lịch bền vững, trong đó khai thác mối liên hệ mật thiết giữa phát triển du lịch cộng đồng và phát triển du lịch bền vững. Đây là nguồn tư liệu phong phú về mô hình, giải pháp và kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại các bản làng vùng núi mà NCS có thể khai thác ứng dụng cho luận án của mình.

1.2.3. Về phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng

Về du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái, Nguyễn Kim Lê (2012) đã làm rõ những dạng thức của văn hóa vật chất và tinh thần với hoạt động du lịch và những tác động của du lịch tới các giá trị văn hóa Thái qua đó tác giả đề xuất những giải pháp phát triển. Trong một nghiên cứu khác, Vũ Văn Cường (2014) đã đưa ra bức tranh tổng quan về du lịch cộng đồng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông. Trên cơ sở đó đề tài đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch cộng đồng, góp phần đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương trong việc xóa đói giảm nghèo trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa truyền thống của cộng đồng địa phương. Đặc biệt là cuốn Managing Growth and Sustainable Tourism Governance in Asia and the Pacifc đã bàn về sự phát triển của 15 dự án du lịch cộng đồng bền vững tại Việt Nam, đặc biệt là mô hình CBT Travel của ông Dương Minh Bình trong việc triển khai mô hình du lịch cộng đồng Mai Hịch - một bản ở vùng sâu thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, là nơi cư trú của cộng đồng dân tộc thiểu số Thái Trắng, sở hữu nhiều cảnh đẹp hữu tình và văn hóa dân tộc bản địa độc đáo. Những tài liệu này giúp NCS có cái nhìn đối sánh khi nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị di sản tộc người Thái ở Con Cuông.

Du lịch cộng đồng dựa vào văn hóa Thái cũng được đề cập đến qua một số công bố trên các tạp chí khoa học như: Bùi Thanh Thủy (2002), Nguyễn Thị Thu Hà (2013) Đặng Thị Nhuần và các tác giả (2014), Lê Thị Thu Thanh (2013), Đặng Thị Diệu Trang (2016), Vi Trọng Liên (2015), Trần Hữu Sơn (2015), Lường Văn Yệu (2015), Tòng Văn Hân (2017), Chữ Thị Thu Hà (2017) Lường Song Toàn (2017), Phạm Văn Lợi (2017)… Đây là những tài liệu đã đề cập đến cách thức phát huy di các giá trị di sản văn hóa của người Thái bằng cách khai thác giá trị tài nguyên du lịch văn hóa tạo thành các sản phẩm du lịch thu hút du khách tham quan, trải nghiệm. Ngoài ra, trong những năm qua trên các phương tiện thông tin như truyền hình, sách báo, tạp chí từ Trung ương tới địa phương đã đăng tải nhiều thông tin và hình ảnh, phản ánh phương thức phát huy giá trị di sản thông qua xúc tiến quảng bá du lịch. Hình ảnh của các điểm đến du lịch cộng đồng đã được giới thiệu trên nhiều phương tiện, nhiều kênh thông tin khác nhau.

Về phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã thút một số đề tài và dự án đầu tư. Kết quả nghiên cứu, đầu tư được thể hiện qua các tài liệu như: Trung tâm xúc tiến Du lịch Nghệ An (2008), Báo cáo tổng kết đề tài “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững cho Bản Yên Thành - Xã Lục Dạ - huyện miền núi Con Cuông”; Khu Dự trự Sinh quyển Miền tây Nghệ An, (2011), Báo cáo tổng kết dự án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tuyến Bồng Khê - Yên Khê - Lục Dạ - Môn Sơn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”. Kết quả thực hiện các đề tài, dự án là nguồn tài liệu vô cùng hữu ích cho luận án, cung cấp cho NCS những tư liệu định tính và định lượng về thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An.

1.2.4. Kết luận tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

Nghiên cứu về di sản văn hóa Thái, du lịch cộng đồng và vấn đề phát huy giá trị văn hóa Thái trong phát triển du lịch cộng đồng đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, giúp NCS có nguồn tài liệu phong phú cho đề tài nghiên cứu của mình.

Về những nghiên cứu về di sản và giá trị di sản văn hóa Thái, các nghiên cứu đã khẳng định tính hấp dẫn, độc đáo, sức hấp dẫn du lịch của các di sản văn hóa. Những

nghiên cứu này đã giúp NCS có thể nhận diện các yếu tố không gian và thời gian cũng như nhận diện được các giá trị vật chất và tinh thần của di sản. Mặc dù vậy việc xác định các yếu tố tương tác, bao gồm: (1) Nhà cung ứng du lịch, (2) Chính quyền địa phương, (3) Dân cư địa phương và (4) Khách du lịch thì hoàn toàn thiếu trong các nghiên cứu này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

Về những nghiên cứu về du lịch cộng đồng, đã có các nghiên cứu liên quan đến điều kiện, nguyên tắc, mục tiêu phát triển. Đồng thời, các vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch, nhiều vấn đề đã được phân tích, làm rõ, tuy nhiên, vấn đề cách thức quản lý, phát huy; mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan; cơ chế quản lý và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch cộng đồng;… là những vấn đề còn bỏ ngỏ, cần có những nghiên cứu khoa học chuyên sâu và tổng thể hơn.

Liên quan đến vấn đề phát huy giá trị văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng, đã có nhiều nghiên cứu. Những nghiên cứu này đã đề cập đến cả hai cách phương thức phát huy giá trị di sản thông qua xúc tiến, quảng bá và khai thác giá trị di sản văn hóa tạo thành các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách, trong đó phương thức khai thác giá trị di sản tạo thành các sản phẩm du lịch vẫn được nghiên cứu đầy đủ hơn. Tuy nhiên, về cách thức phát huy này, các nghiên cứu chưa làm rõ mối quan hệ giữa giá trị di sản và phát triển du lịch cộng đồng. Hay nói cách khác, các nghiên cứu chưa giải quyết được mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, đa phần nhấn quá nhiều vào phát triển du lịch, không chú ý nhiều đến vấn đề bảo tồn di sản văn hóa; số khác nghiêng quá sang bảo vệ di sản, không tạo điều kiện cho du lịch phát triển,... Bên cạnh đó, việc nhận diện các giá trị di sản văn hóa có thể phát huy trong du lịch cộng đồng hay các phương pháp đánh giá khả năng phát huy giá trị di sản văn hóa trong du lịch cộng đồng và các giải pháp phát huy giá trị của di sản văn hóa tộc người trong phát triển bền vững loại hình du lịch cộng đồng là những vấn đề cần được nghiên cứu thêm. Đó chính là những khoảng trống mà luận án này cần tiếp tục nghiên cứu.

Phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An - 5

1.3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Một số khái niệm

1.3.1.1. Di sản văn hóa, di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể

Khái niệm Di sản văn hóa xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX và được hiểu là tài sản của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau, hay “chỉ chung cho các tài sản văn hóa như văn học dân gian, các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, các tác phẩm văn học,… mà các thế hệ trước để lại cho thế hệ sau” [Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995]. Căn cứ Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 của Quốc hội và Luật số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa “Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Từ định nghĩa trên, ta thấy: Thứ nhất, di sản văn hóa phải là sản phẩm do lao động sáng tạo của con người làm ra; Thứ hai, không phải tất cả các sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra đều là di sản văn hóa mà chỉ những sản phẩm vật chất và tinh thần nào hàm chứa các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học mới đủ điều kiện để trở thành di sản văn hóa; Thứ ba, để trở thành di sản văn hóa, các sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị đó, qua quá trình thẩm định, chọn lọc của thực tế, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác [Luật Di sản Văn hoá năm 2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009].

1.3.1.2. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Trong công ước đầu tiên về di sản văn hóa phi vật thể (Intangible Culture Heritage) năm 2003, UNESCO đã luôn sử dụng thuật ngữ Safeguarding” (được các văn bản thống nhất dịch sang tiếng Việt là “Bảo vệ”) để thể hiện quan điểm, định hướng của mình trong việc lưu giữ các giá trị của di sản văn hóa. Theo đó, trong mục 3, điều 2, khoản I, “bảo vệ” (Safeguarding) được hiểu: Là các biện pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm việc nhận diện, tư liệu hóa, nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, phát huy, củng cố, chuyển giao, đặc biệt là thông qua hình thức giáo dục chính thức hoặc phi chính thức cũng như việc phục hồi các phương diện khác nhau của loại hình di sản này [Công ước UNESCO, 2003].

Tiếp nhận định hướng trên với vai trò của một quốc gia tham gia công ước, Luật Di sản văn hóa 2001 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 2009 ở Việt Nam thống nhất sử dụng thuật ngữ “Bảo vệ và phát huy” trong các chỉ đạo chung đối với việc quản lý di sản văn hóa. Theo đó, ở các công trình nghiên cứu, các nhà khoa học trong nước có xu hướng sử dụng thuật ngữ “Bảo tồn và phát huy” giá trị di sản văn hóa. Tác giả Quản Hoàng Linh cho là “Bảo tồn” mang nghĩa rộng hơn, là hoạt động giữ gìn một cách an toàn khỏi sự tổn hại, sự xuống cấp hoặc phá hoại, nói cách khác là bảo quản kết cấu hoặc địa điểm ở hiện trạng và kìm hãm sự xuống cấp của kết cấu đó. Như vậy, bảo tồn là tất cả những nỗ lực nhằm hiểu biết về lịch sử hình thành, ý nghĩa của di sản văn hóa nhằm bảo đảm sự an toàn, phát triển lâu dài cho di sản văn hóa và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày, khôi phục và tôn tạo lại để khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội.

“Phát huy”được hiểu: Là những tác động làm cho cái hay, cái đẹp, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ cao đến thấp, từ đơn giản đến phức tạp. Có thể nói, phát huy là việc sử dụng sản phẩm một cách có hiệu quả. Công việc này xuất phát từ nhu cầu thực tế, con người mong muốn sản phẩm của họ tạo ra phải được nhiều người cùng biết đến hoặc đem về những lợi ích kinh tế” [Quản Hoàng Linh, 2012, tr. 3 - 7].

1.3.1.3. Cộng đồng, du lịch cộng đồng, phát triển du lịch cộng đồng

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, Cộng đồng được hiểu là “Một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc” [Từ điển bách khoa Việt Nam, 2000, tr.601]. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, đối tượng nghiên cứu và triển khai tổ chức, phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng là các cộng đồng địa phương ở các làng, bản nên nghiên cứu sinh sử dụng khái niệm cộng đồng được hiểu theo nghĩa hẹp là: “Một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như các đơn vị làng (bản, buôn, sóc), xã, huyện nhất định qua nhiều thế hệ và có những đặc điểm chung về các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn, sử dụng các nguồn tài nguyên môi trường, có cùng các mối quan tâm về kinh tế - xã hội, có sự gắn kết về huyết thống, tình cảm, và có sự chia sẻ về nguồn lợi và trách nhiệm trong cộng đồng”. Khái niệm cộng đồng được hiểu theo nghĩa rộng: “là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như làng, xã, huyện, thị, tỉnh, thành phố, quốc gia,… có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội” [Bùi Thị Hải Yến (Chủ biên), 2012, tr.33].

Theo Bùi Thị Hải Yến, “Du lịch cộng đồng là phương thức phát triển du lịch bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng nhận được sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, của chính quyền địa phương, cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn, khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách để mọi tầng lớp dân cư đều có thể sử dụng tiêu dùng các sản phẩm du lịch” [Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), 2012, tr.35 - 36]. Nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch và bảo vệ môi trường nói chung, Quỹ Châu Á cho rằng “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương”

[Quỹ phát triển châu Á, 2012, tr.4]. Tổ chức Lao động quốc tế lại tiếp cận khái niệm du lịch cộng đồng dưới góc độ thị trường “Du lịch cộng đồng là loại du lịch mà người dân địa phương mời du khách đến thăm cộng đồng của họ, bằng cách đó cung cấp cơ sở vật chất và các hoạt động du lịch cho du khách” [Tổ chức Lao động quốc tế, 2012, tr.14]. Đến nay chưa có khái niệm thống nhất về du lịch cộng đồng nhưng có một số vấn đề cơ bản giống nhau giữa các khái niệm đó là: Địa điểm tổ chức phát triển du lịch cộng đồng là những khu vực có tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch là điều kiện bắt buộc. Vấn đề bền vững và vai trò của cộng đồng địa phương luôn được nhắc đến trong các định nghĩa. Như vậy, khái niệm du lịch cộng đồng trong nghiên cứu này có thể hiểu là loại hình du lịch có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu của cộng đồng địa phương trong hoạch định, xây dựng, triển khai và quản lý các hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn, khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đồng thời cộng đồng phải được hưởng phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch.

Theo Tô Duy Hợp và cộng sự, “phát triển” là quá trình biến đổi về chất lượng. Về số lượng thì đó là sự tăng trưởng, còn về mặt phẩm chất thì nhất định phải có sự biến đổi về mặt chất lượng theo hướng tiến bộ. Phát triển du lịch cộng đồng chính là việc thúc đẩy cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, làm cho sản phẩm du lịch ngày một hấp dẫn du khách hơn, khiến cho lượt khách tăng lên, tổng thu từ hoạt động du lịch được nâng cao, nhờ vậy cộng đồng được hưởng lợi nhiều hơn từ hoạt động du lịch.

1.3.2. Một số lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu

1.3.2.1. Lý thuyết khu vực học

Khu vực học ra đời từ sau chiến tranh thế giới thứ II ở các nước phương Tây trước hết là với phương thức tổ chức nghiên cứu đa ngành, sau đó đã phát triển thành một định hướng nghiên cứu liên ngành. Cho đến khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Khu vực học đã ra đời và phát triển mạnh ở nhiều nước phương Tây, trở thành nền tảng lý luận và phương pháp tổ chức nghiên cứu nước ngoài của các nước này. “Liên ngành là tính chất và nguyên tắc học thuật nền tảng của khu vực học, trong đó

Xem tất cả 253 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí