được ngồi ăn cùng mâm cơm con dâu, em dâu, không được vào buồng ngủ của con dâu, chị dâu, em dâu trong bất cứ trường hợp nào. Em dâu không được ngồi ăn cùng mâm với anh rể. Nếu ở chân cầu thang nhà có buộc ta leo hoặc cành lá xanh thì người ngoài không được tự ý lên nhà. Ngày nay, các tục lệ kiêng kị này đã phần nào được giảm bớt, nhưng những người già trong bản vẫn thường nhắc nhở con cháu ghi nhớ, gìn giữ tập quán cổ truyền của dân tộc.
Người Thái Con Cuông tổ chức Tết cơm mới vào nữa cuối tháng 10 Âm lịch. Vào dịp Tết cơm mới, người Thái Con Cuông chuẩn bị các lễ vật như: gà luộc, cá nướng, moọc, xôi cốm bày ra mâm để cúng. Ngày nay, tết Nguyên đán đã trở thành tết cổ truyền của người Thái Con Cuông. Công tác chuẩn bị đón tết được bà con ở đây chuẩn bị từ khá sớm, họ cùng nhau tổng vệ sinh làng bản, bến nước để đón tết. Tết còn là dịp để người Thái Con Cuông tổ chức những sinh hoạt cộng đồng và các trò chơi dân gian phản ánh đậm nét sắc thái văn hóa tộc người.
Tất cả những phong tục tập quán cùng với hệ thống lễ tết này có thể tập hợp thành một tour du lịch chuyên đề. Dĩ nhiên, đối với những tour du lịch chuyên đề khám phá văn hóa tộc người thì khách du lịch có tính chọn lọc tương đối cao, họ thường là các nhà nghiên cứu, giới nghệ thuật hoặc là những người có sự quan tâm cao đến những đặc trưng của dân tộc khác. Mặc dù, du khách khó có thể tham gia các nghi lễ này nhưng họ được phép quan sát các khâu tiến hành cũng như được nghe thuyết minh để hiểu về đời sống tâm linh của người Thái. Thiết nghĩ đây cũng là kho tàng kiến thức về văn hóa hấp dẫn khách du lịch khi họ có dịp đến và khám phá văn hóa tại các bản làng của người Thái.
2.2.1.2. Đánh giá
Yếu tố phong tục tập quán, tín ngưỡng và lễ tết của người Thái đóng góp một phần quan trọng cho phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông. Phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng là di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với cộng đồng, do đó bản sắc, tính độc đáo của nó có vai trò rất lớn nhằm thu hút khách tham quan, khám phá, tìm hiểu văn hóa tộc người.
Phong tục tập quán, tín ngưỡng và lễ tết của người Thái ở Con Cuông là yếu tố có độ hấp dẫn du lịch cao. 100% khách du lịch cộng đồng đến Con Cuông cho
biết họ mong muốn được tìm hiểu, khám phá di sản văn hóa phong tục tập quán, tín ngưỡng và lễ tết. Đánh giá về độ hấp dẫn du lịch, có 70% du khách được hỏi cho biết các di tích lịch sử văn hóa ở Con Cuông hấp dẫn họ5.
Thời gian khai thác của các di sản này bị hạn chế. Các nghi lễ và lễ tết đều diễn ra ở một thời điểm cụ thể trong năm, do vậy thời gian khai thác loại hình các di sản này không phải là quanh năm mà chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định. Các nghi lễ nông nghiệp có thể khai thác cho phát triển du lịch đều ra theo nhịp điệu mùa vụ sản xuất, phải đến vào thời điểm vụ mới, du khách mới có thể chứng kiến lễ hội. Các phong tục cưới, phong tục liên quan đến nhà cửa chỉ diễn ra ở những thời điểm nhất định, không có kế hoạch nên rất khó để du khách có thể tham dự. Tuy nhiên, yếu tố này có thể khai thác quanh năm dưới hình thức là nội dung thuyết minh truyền tải đến du khách hoặc hình thức sân khấu hóa một số nghi lễ để du khách thưởng lãm.
Về sức chứa, yếu tố phong tục tập quán, tín ngưỡng và lễ tết có ưu thế sức chứa so với các di sản khác. Ưu thế này đến từ không gian rộng lớn của các lễ hội, các sự kiện văn hóa. Phong tục tập quán, lễ hội truyền thống diễn ra ở hầu khắp bản làng, địa điểm diễn ra lễ hội là không gian công cộng, do đó sức chứa khách tham quan lên đến hàng ngìn người.
Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, yếu tố tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán và lễ hội chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch do điều kiện cơ sở tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của các bản làng người Thái Con Cuông chưa hẳn tốt.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Diện Và Đánh Giá Khả Năng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Của Các Di Sản Văn Hóa Thái
- Bảng Đánh Giá Tổng Hợp Tài Nguyên Du Lịch Huyện Con Cuông
- Nhận Diện Và Đánh Giá Khả Năng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Của Các Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể
- Văn Hóa Ẩm Thực, Kiến Trúc Nhà Sàn Và Trang Phục Truyền Thống
- Phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An - 13
- Thực Trạng Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Của Người Thái Trong Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Con Cuông
Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.
Độ bền vững của các di sản phong tục tập quán, tín ngưỡng và lễ tết phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với lễ tết, xu hướng chung là giảm dần về số lượng, chất lượng do sự thay đổi của mùa vụ sản xuất. Các phong tục tập quán, tín ngưỡng và lễ tết ngày càng ít, bị mai một dần, vì vậy khó đảm bảo tính bền vững cho khai thác phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.
5 Số liệu điều tra của tác giả, năm 2018.
2.2.2. Các loại hình nghệ thuật và chữ viết
2.2.2.1. Nhận diện
Những loại hình văn hóa, văn nghệ có thể khai thác phục vụ khách du lịch là: Dân ca, dân vũ được kết hợp cùng các loại nhạc cụ. Du khách có thể thư ởng thức các tiết mục biểu diễn, tham gia giao lưu văn nghệ cùng bà con dân bản trong các tiết mục nhảy sạp, khắc luống, múa lăm vông.
Dân ca là một trong những loại hình nghệ thuật phổ biến và phát triển của người Thái Con Cuông, Nghệ An. Các làn điệu dân ca phổ biến ở đây gồm có: nhuôn, xuôi, lăm, ờn, khắp và hát ru. Những làn điệu dân ca này rất trữ tình, thể hiện sự chung thủy trong tình yêu, thể hiện lối sống, khát vọng cũng như tình cảm giữa người với người. Những làn điệu dân ca này ra đời cùng với quá trình khai bản, lập mường, lao động, chiến đấu của người Thái. Họ thường biểu diễn khi lao động, những đêm trăng sáng, những lúc nhàn rỗi, trong những dịp lễ hội, những sự kiện buồn, vui của bản, làng.
Nhuôn là một làn điệu dân ca phổ biến trong đời sống của nhóm Tày Mường. Hình thức biểu diễn nhuôn có thể là tự hát/diễn xướng/kể chuyện hoặc đối đáp (dao duyên), có thể hát không hoặc được đệm nhạc cụ (pí nhuôn). Nhuôn được hát trong các sự kiện vui của cộng đồng hoặc trong khi lao động. Lời nhuôn thường ca ngợi cảnh đẹp quê hương, làng bản, mời khách về thăm, là những lời chúc tốt đẹp hoặc là những lời đối đáp trai gái... rất phù hợp để biểu diễn mỗi khi có khách du lịch ghé bản làng.
Lăm là một làn điệu dân ca độc đáo của người Thái ở Nghệ An nói chung và ở Con Cuông nói riêng. “Nếu xét về khác biệt về các làn điệu dân ca giữ người Thái Tây Bắc với người Thái ở Nghệ An, thì lăm chính là làn điệu khác biệt nhất, vì người Thái Tây Bắc không có làn điệu này. Giai điệu lăm vừa nhẹ nhàng, êm ái, khoan thai, thong thả; nhưng có khi trở nên sôi nổi, mạnh mẽ. Người Tày Mường vùng đường 7 thường phổ biến điệu lăm tên còn, còn bộ phận Tày Mường vùng đường 48 thì thường phổ biến điệu lăm dợt dơi” [Vi Văn An, 2017, tr.313]. Âm điệu, ca từ cũng như tính độc đáo của lăm là một trong những nét văn hóa đặc thù của người Thái ở miền Tây Nghệ An, rất đáng để khách du lịch thưởng thức.
Khắp là một trong những làn điệu dân ca phổ biến và còn được duy trì cho đến ngày nay của người Thái Con Cuông, Nghệ An. Cũng giống như lăm, hình thức biểu diễn của khắp là tự hát diễn xướng hoặc hát đối đáp và được biểu diễn trong các sự kiện quan trọng của gia đình, làng bản. Nội dung của bài khắp thường ca ngợi cảnh quan, cầu may mẵn, những lời chúc tốt đẹp hoặc những lời tỏ tình trai gái với làn điệu trầm, bổng đầy xúc cảm. Khắp Xư (hát theo lối kể chuyện), khắp Ôi (hát theo lối tự sự), khắp Báo xao (hát đối đáp), khắp Ọt èo (hát thổ lộ tâm tình), khắp Lo óng nặm (hát xuôi dòng) là những làn điệu khắp phổ biến ở vùng Con Cuông, Nghệ An.
Ngoài nhuôn, lăm, khắp, xuôi, người Thái ở Con Cuông, Nghệ An sở hữu khá nhiều bài hát ru. Nội dung của các bài hát ru giản dị, mộc mạc, rất đời thường nhưng lại có vần điệu dễ nhớ. Giai điệu của các bài hát ru thường êm đềm, du dương, nhẹ nhàng êm ái.
Về dân vũ, múa trống chiêng là điệu múa phổ biến nhất của người Thái Con Cuông. Đây là điệu múa tập thể, diễn ra trong những dịp cưới xin, lễ tết, lễ về nhà mới, lễ đặt tên cho trẻ, lễ cúng vía cho người lớn tuổi... Người tham gia nhảy múa sẽ đi thành vòng tròn từ phải qua trái hoặc đứng tại chỗ nhảy theo nhịp trống chiêng sôi nổi. Nhảy sạp hay còn gọi là múa sạp đến nay vẫn tồn tại khá phổ biến ở các bản làng người Thái Con Cuông, Nghệ An. Múa lăm vông là điệu múa được tiếp thu từ văn hóa Lào mà đồng bào yêu thích. Ngoài ra, trong dịp lễ xăng khan, người Thái Con Cuông còn có điệu múa Giỗ ống (tằng bụ) với ý nghĩa cầu phúc, cầu sức khỏe cho dân bản và cầu mùa màng bội thu.
Bằng các nguyên liệu trong tự nhiên, người Thái Con Cuông đã làm ra nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Gần gũi với đời sống của đồng bào người Thái, đầu tiên phải kể tới các loại sáo. Pí phương là loại sáo được làm từ thân cây lúa sau khi gặt, pí mạy hịa (sáo làm từ cây nứa nhỏ) là nhạc cụ thô sơ, đơn giản được các em nhỏ tự chế tạo để chơi. Pí pặp là loại sáo ngang, làm bằng ống nứa thường được dùng trong các lễ cúng của các thầy mo khi hành lễ cúng chữa bệnh. Pí nhuôn hay còn gọi là pí xuôi, thường dùng để thổi đệm cho các bài hát nhuôn, xuôi. Khen pe (Khèn bè) được chế tác từ 14 hoặc 16 ống nứa có độ dài ngắn khác
nhau, ghép thành từng đôi. Khèn bè cho nam giới sử dụng để độc tấu hoặc đệm cho bài khắp, nhuôn, xuôi. Tập tinh (trống dây) được làm từ đốt ống tre, Xi xa lo (nhị 2 dây) được làm từ dây sắt hoặc dây bện bằng tơ tằm là những nhạc cụ do nam giới chơi.Tăng pu (ống dỗ) là nhạc cụ vang tự thân, được cấu tạo từ một ống tre hoặc nứa, chủ yếu do nữ giới sử dụng, dùng để hòa với chiêng trống trong một số nghi lễ. Quánh loòng (giã máng/khắc luống) là một hình thức diễn tấu tập thể với nhạc cụ gồm máng gỗ và chày giã gạo, diễn ra trong các dịp lễ tết hoặc những dịp sinh hoạt cộng đồng. Cối máng, chày là những đồ gia dụng quen thuộc hàng ngày nhưng khi được giã theo nhịp, với chủ ý diễn tấu thì chúng trở thành một loại nhạc cụ với nhiều âm thanh và tiết tấu sôi động. Với những dụng cụ này, người Thái đã sáng tạo ra nhiều thao tác như: từng đôi chày cụng vào nhau, giã thẳng xuống lòng máng, đâm ngang... Họ đã tạo nên nhiều cách khắc luống khác nhau như: xe sợi, xuôi dòng, chọi gà... Mỗi kiểu có nội dung và ý nghĩa riêng mà chỉ có người Thái mới nhận biết và hiểu được [Vi Văn An, 2017, tr.318]. Mặc dù không tự đúc chiêng, nhưng chiêng được người Thái Con Cuông, Nghệ An sử dụng rất phổ biến. Họ sử dụng loại chiêng có núm, mỗi bộ có 3 đến 4 chiếc, mỗi chiếc có âm thanh to nhỏ, trầm bổng khác nhau. Khi Chiêng, trống hòa tấu, trống sẽ theo nhịp của chiêng, nữ đánh chiêng, nam đánh trống tạo nên sự hòa hợp của đất trời.
Kho tàng dân ca, dân vũ đặc sắc của người Thái Con Cuông có thể trở thành những sản phẩm văn hóa để du khách thưởng thức, khám phá. Hầu hết những loại hình nhạc cụ mang đặc trưng văn hoá tộc người như sáo, khèn, trống... độc đáo này đều gây được những bất ngờ thú vị cho du khách. Những hoạt động ca múa nhạc dân ca mang bản sắn văn hóa, có tính đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi vùng, mỗi dân tộc, đóng vai trò hết sức quan trọng để phát triển du lịch cộng đồng, qua đó làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch văn hóa, tăng sức hấp dẫn cho điểm đến.
Về chữ viết, Người Thái là một trong những dân tộc có chữ viết riêng. Trước đây người Thái Con Cuông sử dụng 3 kiểu chữ: Xư Thanh (hay còn gọi là Lai Thanh), Lai Pao và Lai Tày (hay còn gọi là Lai Tày Dọ). Hầu hết các cuốn sách chữ Thái đều được chép Tày, trên lá buông, giấy dó bằng mực Tàu. Nội dung miêu tả quá trình dựng bản lập mường của các nhóm Thái hoặc ghi chép gia phả của các
dòng họ quý tộc. Cũng có những cuốn ghi chép lại luật tục, truyện thơ, sử thi, các bài cúng, bài thuốc, cách xem bói. Hiện nay, các cuốn sách này không còn nhiều nữa. Một số ít các quyển sách đang được bảo quản tại Bảo tàng Quỳ Châu, một số quyển do các tri thức người Thái lưu giữ và một số quyển nằm rải rác trong dân chúng. Về cơ bản các cuốn sách chữ Thái ở Nghệ An nói chung vẫn chưa được tập hợp, dịch thuật để khai thác nội dung, giới thiệu với công chúng. Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An hết sức chủ động công tác này. Hiện nay Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An rất chú trọng công tác dạy tiếng Thái. Đến tháng 5 năm 2018, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã mở 6 lớp học chữ Thái Lai Pao tại 3 huyện Con Cuông Tân Kỳ và Tương Dương mỗi lớp có 45 học viên tham gia ; từ tháng 7 đến tháng 9/2019 mỗi lớp có 40 học viên.
2.2.2.2. Đánh giá
Theo kết quả điều tra bảng hỏi dành cho nhóm đối tượng là du khách đã đi du lịch cộng đồng ở Con Cuông, có 100% du khách có mong muốn tìm hiểu, có 82% du khách cho biết các loại hình nghệ thuật truyền thống ở Con Cuông hấp dẫn họ. Phần lớn du khách đánh giá di sản văn nghệ truyền thống ở mức rất hấp dẫn6. Như vậy xét về độ hấp dẫn du lịch thì các loại hình nghệ thuật truyền thống rất có khả năng thu hút khách du lịch cộng đồng, là tiềm năng lớn để khai thác phát triển du lịch. Tuy nhiên, chữ viết chưa bộc lộ được khả năng thu hút du khách, chỉ có
22% du khách có mong muốn tìm hiểu, khám phá. Nói về điều này, các nhà quản lý du lịch ở Con Cuông cho biết “hiện nay chữ viết chưa được khai thác phát triển du lịch do vậy chưa lan tỏa được giá trị vốn có, chưa được du khách biết đến nhiều” [Phỏng vấn sâu, nam, 52 tuổi, thị trấn Con Cuông].
Về thời gian khai thác, di sản văn hóa nghệ thuật được khai thác quanh năm. Người Thái Con Cuông yêu văn nghệ và thường biểu diễn văn nghệ ở những sự kiện của bản, làng. Do vậy đây là điều kiện thuận lợi để khai thác các loại hình nghệ thuật truyền thống trong phát triển du lịch cộng đồng.
6 Số liệu điều tra của tác giả, năm 2018.
Sức chứa của di sản văn hóa này khá tốt. Không gian biểu diễn văn nghệ truyền thống thường là nhà văn hóa hoặc ở nhà dân. Nhà sàn của người Thái Con Cuông cao, thoáng mát có khoảng sân rộng nên không khó khăn để tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ. Du khách hoàn toàn có thể thưởng thức các tiết mục văn nghệ tại các hộ có không gian nhà sàn đẹp và khoảng sân rộng trong bản.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là yếu tố không thực sự thuận lợi. Hạ tầng chưa phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu. Các đội văn nghệ thiếu dụng cụ, trang phục biểu diễn. Hệ thống đèn chiếu sáng, sân khấu biểu diễn, loa đài đưa đáp ứng nhu cầu.
Độ bền vững là một hạn chế khi khai thác giá trị di sản văn hóa nghệ thuật truyền thống trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông. Tình trạng mai một tài nguyên đang diễn ra, các làn điệu nhuôn không còn được hát phổ biến ở các bản làng người Thái Con Cuông nữa, “chỉ một số những người có tuổi có thể hát được các thể loại nhuôn khác nhau. Ngày nay, làn điệu lăm đang dần vắng thưa ở các bản làng người Thái Con Cuông. Trong một vùng thường cho có một vài người biết chế tác nhạc cụ, đặc biệt là khèn pè” [Phỏng vấn sâu, nam 67 tuổi, bản Làng Cằng, xã Môn Sơn, năm 2018]. Không những vậy, người biết thổi khèn pè cũng rất ít, nên Con Cuông cũng như những vùng khác ở miền Tây Nghệ An, thổi khèn pè đã và đang có xu hướng mai một. Việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của của trẻ em dân tộc Thái hiện nay có chiều hướng mai một, phần lớn trẻ em ngay từ khi tập nói đã được dạy tiếng phổ thông nên trong tương lai gần ngôn ngữ Thái sẽ bị mai một. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy giá trị của văn nghệ dân gian và chữ viết trong phát triển du lịch cộng đồng.
Trước thực trạng như vậy, đề án Bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Thái huyện Con Cuông đã được thực hiện. Nhờ vậy, các câu lạc bộ dân ca đã được thành lập ở các bản làng. Đến năm 2017, huyện đã thành lập được 15 câu lạc bộ dân ca, dân vũ, cồng chiêng của 12/13 xã. Có nhiều Câu lạc bộ của đồng bào Thái tại một số thôn, bản hoạt động tương đối hiệu quả, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch cộng đồng [UBND huyện Con Cuông, 2017].
Bên cạnh sưu tầm, nghiên cứu các làn điệu dân ca, dân nhac̣ , dân vũ, nhân rộng các mô hình Câu lạc bộ Dân ca, nhạc cụ, đội văn nghệ gắn với phát triển du lịch cộng đồng, việc biên soạn giáo trình giảng dạy chữ Thái ở Con Cuông nhiều năm qua đã
được tiến hành. Chính quyền huyện đã chú trọng công tác truyền day
chữ Thái Lai Tày,
Lai Pao cho các lứ a tuổi và côṇ g đồng người Thái. UBND huyện chỉ đạo phòng Văn hóa tranh thủ các nguồn lực từ các chương trình, dự án của Trung ương, tỉnh … để mở các lớp dạy chữ Thái cổ cho các lứa tuổi, học sinh, cán bộ công nhân viên chức trên địa bàn. Từ năm 2013-2016 đã mở được 8 lớp dạy chữ Thái Lai Pao và Lai Tày cho 722 học viên, sau học đã thi cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Thái cho 100% học viên là, học sinh, cán bộ, công chức, viên chức công tác trên địa bàn huyện [UBND huyện Con Cuông, 2017]. Việc kịp thời thực hiện công tác bảo tồn di sản văn hóa như trên sẽ tạo
điều kiện cũng như tăng độ bền vững để những người làm du lịch khai thác giá trị di sản văn nghệ dân gian và chữ viết trong phát triển du lịch cộng đồng.
2.2.3. Nghề thủ công truyền thống
2.2.3.1. Nhận diện
Nghề truyền thống là tài nguyên du lịch văn hóa quan trọng trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông. Tính độc đáo của nghề dệt thổ cẩm là tính chất truyền thống. Nếu khai thác các giá trị độc đáo của làng nghề sẽ là thế mạnh nổi trội để phát triển du lịch cộng đồng.
Cộng đồng người Thái Con Cuông cũng giống như người Thái ở những vùng miền khác, là cư dân nông nghiệp trồng trọt. Với nền kinh tế tự túc, tự cấp, bên cạnh việc trồng cây lương thực, đồng bào đã trồng bông, dệt vải để đáp ứng nhu cầu trong đời sống hàng ngày. Các sản phẩm trong nghề dệt của đồng bào đã đạt đến trình độ cao về kỹ thuật thủ công truyền thống trong một xã hội nông nghiệp. Với
đôi bàn Tày khéo léo , tài hoa và đức tính cần cù , người phụ nữ đã sáng tao
nên
những tấm thổ cẩm đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hoá tộc người. Để tạo ra được những tấm thổ cẩm đẹp, người phụ nữ Thái phải tiến hành nhiều công đoạn khác nhau, bắt đầu từ việc trồng bông, nuôi tằm, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm cho đến việc cắt may, thêu thùa... Đó thực sự là một quy trình lao động bền bỉ và đầy sự sáng tạo để tạo nên sản phẩm.