Lý Thuyết Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Trong Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng

phát triển du lịch nông thôn Việt Nam

f) Các hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương

Cộng đồng địa phương có thể tham gia vào các hoạt động cơ bản như: Kinh doanh dịch vụ ăn uống: kinh doanh dịch vụ ẩm thực tại nhà người dân, sử dụng rau, các loại thực phẩm lấy tại nơi sinh sống của họ và các loại thủy hải sản đánh bắt tại địa phương; Kinh doanh homestay (dịch vụ lưu trú tại nhà người dân), cung cấp cho du khách sự trải nghiệm chính cuộc sống của họ trong một không gian mới; Biểu diễn các công đoạn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cho du khách xem, hỗ trợ du khách tự làm các sản phẩm để trải nghiệm thực tế; Cung cấp, hỗ trợ cho du khách tham gia các hoạt động trải nghiệm như cày ruộng, cấy lúa, trồng rau, thu hoạch mùa màng, chăm sóc gia súc; Biểu diễn văn nghệ truyền thống; Hướng dẫn du lịch, dẫn đường, giao lưu hoặc giới thiệu về điểm đến cho du khách; Cung cấp các dịch vụ viếng thăm và nghe người dân bản địa diễn giải các tài nguyên văn hóa và các công trình kiến trúc còn lưu lại.

1.3.2.3. Lý thuyết phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng

Phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng được thực hiện thông qua các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch hoặc khai thác các giá trị của di sản văn hóa để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, qua đó tạo sự biết đến, góp phần bảo tồn các di sản văn hóa. Với nghiên cứu này, luận án tập trung nghiên cứu cách thức phát huy giá trị di sản văn hóa bằng cách coi các di sản văn hóa chính là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch.

Dựa trên các chỉ tiêu phản ánh khả năng phát triển du lịch của tài nguyên du lịch, về nội dung phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng, NCS đề xuất ba nội dung, bao gồm: (1) Nhận diện di sản văn hóa và đánh giá khả năng khai thác phát triển du lịch cộng đồng; (2) Khai thác giá trị di sản văn hóa trong phát triển các hình thức du lịch cộng đồng; (3) Quản lý phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa;

Ở nội dung thứ nhất, di sản văn hóa được nhận diện như một nguồn lực phát triển du lịch cộng đồng. Ở bước này, bên cạnh việc xét đến tính đại diện của di sản đối với cộng đồng thì cần xác định các yếu tố tương tác, các công đoạn du khách có thể tham gia vào hoạt động du lịch tại điểm có di sản, xác định giá trị “vật chất” và

giá trị “tinh thần” của di sản cũng như những nội dung và hình thức cụ thể của di sản được phép khai thác phục vụ du lịch. Làm rõ tính hấp dẫn, tính truyền thống, tính khác biệt độc đáo, sức hấp dẫn du khách của các di sản văn hóa.

Du lịch muốn phát triển được cần thỏa mãn các nhóm điều kiện phát triển. Trong đó, nhóm tài nguyên du lịch văn hóa “có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch” [Trần Đức Thanh, 2003, tr.107]. Các di sản văn hóa được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn, là cơ sở để hình thành các loại hình du lịch, thu hút du khách bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó. Do vậy việc áp dụng các phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch để đánh giá khả năng khai thác phát triển du lịch cộng đồng của các di sản là thực sự cần thiết. Đánh giá tài nguyên du lịch là đánh giá các thành tạo, các tính chất của tự nhiên, đánh giá các sản phẩm do con người hay cộng đồng tạo nên xem chúng có khả năng thu hút khách hay có khả năng khai thác phát triển một loại hình du lịch nào đó nói riêng và phát triển du lịch nói chung không.

Về phương pháp đánh giá, các nhà nghiên cứu đã đưa ra bốn kiểu đánh giá tài nguyên:

(1) Kiểu tâm lý – thẩm mỹ: Kiểu đánh giá này thường dựa vào cảm nhận, sở thích của du khách, dân cư đối với các loại tài nguyên môi trường du lịch thông qua việc điều tra thống kê và điều tra xã hội.

(2) Kiểu sinh khí hậu: Nhằm đánh giá các dạng tài nguyên khí hậu, thời gian thích hợp nhất với sức khỏe con người, hoặc một kiểu hoạt động nào đó khi đi du lịch. Kiểu đánh giá này chủ yếu dựa trên các chỉ số khí hậu, định giá trị của các loại tài nguyên du lịch đối với một số loại hình du lịch nào đó, hoặc làm cơ sở để xác định các điểm du lịch, các khu du lịch, các trung tâm du lịch.

(3) Kiểu đánh giá kỹ thuật: Là kiểu sử dụng các tiêu chí và các phương tiện kỹ thuật vào việc đánh giá số lượng và chất lượng của tài nguyên du lịch nhằm xác định giá trị của tài nguyên du lịch đối với loại hình phát triển du lịch hoặc trong quá

trình lập và thực hiện các dự án quy hoạch phát triển du lịch tại các hệ thống lãnh thổ du lịch nhất định.

(4) Kiểu đánh giá kinh tế: Là kiểu vận dụng các phương pháp và các tiêu chí nhằm xác định hiệu quả về kinh tế - xã hội hiện tại và trong tương lai của các khu vực có nguồn tài nguyên có thể khai thác bảo vệ cho phát triển du lịch.

Tài nguyên du lịch có thể được đánh giá theo từng thành phần và đánh giá tổng hợp. Với mục đích đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng của các di sản văn hóa, luận án áp dụng kiểu đánh giá tâm lý – thẩm mỹ và cách đánh giá theo từng thành phần.

Về tiêu chí đánh giá, để đánh giá khả năng phát triển của các danh lam thắng cảnh, tác giả luận án đề xuất sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch bằng cách sử dụng thang điểm để có những nhận định về khả năng phát triển du lịch cộng đồng. Để xây dựng thang đánh giá tổng hợp, Đặng Duy Lợi đã đưa ra 6 tiêu chí: i) Độ hấp dẫn; ii) Thời gian hoạt động du lịch; iii) Sức chứa; iv) Độ bền vững; v) Vị trí; vi) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 4 bậc với mức điểm từ cao đến thấp là 4, 3, 2, 1. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra hệ số các tiêu chí tùy theo vai trò của từng tiêu chí trong hệ thống [Đặng Duy Lợi, 1994, tr. 155 - 170]. Nhóm tác giả Phạm Trung Lương đã xây dựng thang điểm tổng hợp gồm 7 tiêu chí: i) Độ hấp dẫn; ii) Thời gian hoạt động du lịch; iii) Sức chứa khách du lịch; iv) Vị trí điểm du lịch; v) Độ bền vững; vi) Cơ sở hạ tầng và CSVCKT; vii) Hiệu quả khai thác [Phạm Trung Lương, 2000, tr. 48 - 52]. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả và xét thấy sự phù hợp, NCS đã lựa chọn 5 tiêu chí đánh giá là: i) Độ hấp dẫn du lịch; ii) Thời gian hoạt động du lịch;

iii) Sức chứa khách du lịch; iv) Độ bền vững du lịch; v) Khả năng khai thác trong du lịch. Để xác định hệ số cho các tiêu chí, NCS đã chia các tiêu chí thành 3 nhóm: Rất quan trọng, quan trọng, ít quan trọng. Theo ý kiến của các chuyên gia, độ hấp dẫn du lịch thuộc nhóm tiêu chí rất quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra các hoạt động tại điểm du lịch, nên được tính hệ số 3. Nhóm tiêu chí quan trọng gồm có: Thời gian hoạt động du lịch; Sức chứa khách du lịch; Độ bền vững đối với hoạt động du lịch; Khả năng khai thác trong du lịch. Đây là những tiêu chí

gắn liền với sự phát triển du lịch, tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch, nên được tính hệ số 2 [Phỏng vấn sâu, nam, 52 tuổi, thị trấn Con Cuông].

Độ hấp dẫn là yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu để thu hút du khách. Nó có tính tổng hợp và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của các hiện tượng và các di tích tự nhiên, sự đa dạng, đặc sắc của tài nguyên sinh vật. Độ hấp dẫn của một vùng hoặc một khu vực có thể được đánh giá theo 4 bậc tương ứng với các mức độ thuận lợi theo các chỉ tiêu sau (xem bảng 1.3):

Bảng 1.2. Bảng đánh giá độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch


Khả năng phát triển


Đặc điểm

Bậc đánh giá

Rất hấp dấn


(Rất thuận lợi)

Có 4 hiện tượng di tích tự nhiên đặc sắc, có trên 5 phong cảnh đẹp, đa dạng


4

Khá hấp dấn (Khá thuận lợi)

Có 3 hiện tượng di tích tự nhiên đặc sắc độc đáo;

có trên 5 phong cảnh đẹp, đa dạng; đáp ứng được 5 loại hình du lịch


3

Hấp dấn trung bình (Thuận lợi

trung bình)

Có một hiện tượng di tích tự nhiên đặc 1sắc; có 3 – 5 phong cảnh đẹp, da dạng; đáp ứng 3 – 5

loại hình du lịch


2

Độ hấp dấn kém (Kém thuận lợi)

Có một hiện tượng di tích tự nhiên đặc sắc; có 1

– 2 phong cảnh đẹp, da dạng; đáp ứng 1 – 2 loại hình du lịch


1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

Phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An - 7

“Nguồn: Đặng Duy Lợi, (1995)”

Độ bền vững phản ánh khả năng bền vững của các danh lam thắng cảnh trước áp lực của các hoạt động du lịch, của khách du lịch, các đối tượng khác và thiên tai. Nếu những áp lực này nhỏ thì thiên nhiên có khả năng phục hồi và ngược lại. Chỉ tiêu đánh giá độ bền vững của môi trường tự nhiên được đánh g iá theo bảng sau:


Bảng 1.3. Bảng đánh giá độ bền vững của tài nguyên du lịch


Độ bền vững

(khả năng phát triển)


Đặc điểm


Bậc đánh giá

Rất bền vững (rất thuận lợi)

Không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị phá hoại, hoặc có thể ở mức độ nhỏ, tồn tại trên 100 năm; hoạt động du lịch diễn

ra liên tục


4

Khá bền vững (khá thuận lợi)

1 - 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hủy ở mức độ nhẹ, có khả năng tự phục hồi, tồn tại từ 50 đến 100 năm; hoạt động du lịch

diễn ra thường xuyên


3

Trung bình


(thuận lợi trung bình)

1 -2 thành phần bị thay đổi, bị phá hủy đáng kể phải có sự hỗ trợ của con người mới hồi phục được nhanh, tồn tại vững chắc từ 10 đến

50 năm; hoạt động du lịch có bị hạn chế


2

Kém bền vững (Kém thuận lợi)

1 -2 thành phần bị phá hoại nặng phải có sự phục hồi của con người; tồn tại vững chắc

trên 10 năm; hoạt động du lịch bị gián đoạn.


1

“Nguồn: Đặng Duy Lợi, (1995)”

Thời gian hoạt động du lịch được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất của các điều kiện khí hậu đối với sức khỏe của khách du lịch và số thời gian thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch trong khu vực (xem bảng 1.5).

Bảng 1.4. Bảng đánh giá thời gian hoạt động du lịch


Độ bền vững

(khả năng phát triển)


Đặc điểm

Bậc đánh giá

Rất dài

(Rất thuận lợi)

Có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch; có 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với

sức khỏe con người.


4

Khá dài

(Khá thuận lợi)

Có từ 150 - 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch; có từ 120 – 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu

thích hợp nhất với sức khỏe con người.


3

Trung bình

(Thuận lợi trung bình)

Có từ 100 - 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch; có từ 90 - 120 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích

hợp nhất với sức khỏe con người.


2

Ngắn (Kém thuận lợi)

Có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch; có dưới 90 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích

hợp nhất với sức khỏe con người


1

“Nguồn: Đặng Duy Lợi, (1995)”

Sức chứa của lãnh thổ bảo đảm sự phát triển bền vững của du lịch được đánh giá theo bảng sau:

Bảng 1.5. Bảng đánh giá sức chứa du khách của một khu vực du lịch



Sức chứa (khả năng phát triển)


Đặc điểm

Bậc đánh giá

Rất lớn (Rất thuận lợi)

Sức chứa 1000 người/ngày

4

Khá lớn (Khá thuận lợi)

Sức chứa 500 - 1000 người/ngày


3

Trung bình (Thuận lợi trung bình)

Sức chứa 100 – 500 người/ngày

2

Nhỏ (Kém thuận lợi)

Sức chứa dưới 100 người/ngày

1

“Nguồn: Đặng Duy Lợi, (1995)”

Tiêu chí Khả năng khai thác trong du lịch được Phạm Trung Lương và nhóm nghiên cứu gọi là Hiệu quả khai thác, nhóm nghiên cứu Đào Ngọc Cảnh và Nguyễn Kim Hồng gọi là Khả năng khai thác trong du lịch nhằm đánh giá mức độ thuận lợi đối với việc khai thác tài nguyên du lịch cả trong trường hợp tài nguyên du lịch đó đã được khai thác hoặc chưa được khai thác [Đào Ngọc Cảnh, Nguyễn Kim Hồng, 2016, tr. 84]. Trong công trình này, NCS sử dụng thuật ngữ Khả năng khai thác trong du lịch (xem bảng 1.7).

Bảng 1.6. Bảng đánh giá khả năng khai thác trong du lịch


khả năng

khai thác


Đặc điểm

Bậc đánh giá

Rất thuận lợi

Nguồn tài nguyên du lịch đã được đầu tư khai thác, hiện đang hoạt động rất tốt với số lượng du khách lớn


4

Khá thuận lợi

Nguồn tài nguyên du lịch đã được đầu tư khai thác,

điều kiện hoạt động mới bảo đảm ở mức độ cơ bản, số lượt khách đến du lịch là đáng kể


3

Trung bình

Nguồn tài nguyên du lịch còn ở dạng tiềm năng, chưa được đầu tư khai thác. Tuy nhiên, địa bàn này có những thuận lợi nhất định về cơ sở hạ tầng và CSVCKT như gần đường giao thông, gần trung tâm

đô thị, gần khách sạn...


2

Kém thuận lợi

Nguồn tài nguyên du lịch chưa được đầu tư khai thác

và chưa có những điều kiện về cơ sở hạ tầng và CSVCKT.


1

“Nguồn: Tác giả nghiên cứu, tổng hợp, 2018”

Cách tính tổng số điểm đánh giá của các danh lam thắng cảnh được dựa vào công thức:

n

S Wi Xi i= 1

Trong đó: S là tổng số điểm đánhgiá; i là tiêu chí đánh giá (từ 1 đến 7); Wi là hệ số tính theo từng tiêu chí ; Xi là điểm đánh giá tính theo bậc của từng tiêu chí.

Dựa trên tổng số điểm đánh giá (trong khoảng 13 ≤ S ≤ 52), tiềm năng du lịch tất cả các địa điểm du lịch được phân thành 4 mức: rất thuận lợi, thuận lợi, trung bình, kém thuận lợi. Tài nguyên du lịch rất thuận lợi phải đạt được từ 81 - 100% số điểm tối đa, khá thuận lợi từ 61 - 80%, trung bình từ 41 - 60% và kém thuận lợi từ 25 - 40% [Phạm Trung Lương, 2000, tr. 52].

Mục đích của việc đánh giá các danh lam thắng cảnh là nhằm xác định mức độ thuận lợi (tốt, trung bình, kém) của chúng đối với loại hình du lịch cộng đồng. Ở quy mô cấp huyện, đối tượng đánh giá của luận án là các nhóm dạng và dạng địa lý. Để tăng tính chính xác cho công tác đánh giá, luận án tiến hành xây dựng thang đánh giá với 4 mức điểm: 4 điểm (Rất thuận lợi); 3 điểm (Thuận lợi); 2 điểm (Kém thuận lợi); 1 điểm (Không thuận lợi). Ứng với mỗi tiêu chí, luận án đề xuất chỉ tiêu đánh giá với 3 cấp độ. Nếu đánh giá đạt cấp 1 thì mức điểm tương ứng là 1 điểm, ghi nhận khả năng phát triển Kém. Nếu đánh giá đạt cấp 2 thì mức điểm tương ứng là 2 điểm, ghi nhận khả năng phát triển Trung bình. Nếu đánh giá đạt cấp 3 thì mức điểm tương ứng là 3 điểm, ghi nhận khả năng phát triển Tốt.

Đối với các di tích lịch sử văn hóa và các di sản văn hóa phi vật thể, để đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng, cần kiểm kê đánh giá các giá trị của từng di sản sau đó mới tiến hành đánh giá chung. Để đánh giá chung khả năng khai thác các di tích lịch sử văn hóa và các di sản văn hóa phi vật thể, luận án sử dụng các tiêu chí về độ hấp dẫn, thời gian khai thác, sức chứa, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật và độ bền vững để đánh giá.

Ở nội dung thứ hai, khai thác giá trị di sản văn hóa trong phát triển các hình thức du lịch cộng đồng, chính là hiện trạng phát huy các giá trị đó như thế nào trong phát triển du lịch, mức độ phát huy đến đâu và các hình thức du lịch nào được phát triển trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa.

Ở nội dung thứ ba, quản lý phát triển du lịch cộng đồng được thể hiện qua các vấn đề như công tác quản lý du lịch, sự phát triển của các dịch vụ du lịch, mức độ tham gia của các bên liên quan, xúc tiến đầu tư du lịch và kết quả phát triển du lịch. Phát huy di sản văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng là hai vấn đề có liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau, là hai mặt của một thể thống nhất. Giá trị của di sản văn hóa được phát huy thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển, có khả

Xem tất cả 253 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí