Về Di Sản Và Giá Trị Di Sản Văn Hóa Của Người Thái Ở Nghệ An

Môn Sơn - Lục Dạ rộng đến 700 ha. Bởi sống gần sông suối nên họ có kinh nghiệm làm thủy lợi khá tốt. Theo truyền thuyết dân gian, vùng đất Môn Sơn - Lục Dạ được khai phá bởi ông Hầu Bông (Lang Văn Út) cùng dân bản địa. Ông đã kêu gọi dân bản ở Phủ Quỳ sang giúp sức đào mương dài 3 km từ bản Mét (Lục Dạ) đến bản xiềng (Môn Sơn). Lòng mương rộng 5m, sâu 4m (còn gọi là Khe Ló), hiện nay dân bản vẫn đang sử dụng. Hệ thống mương phai, cọn nước gắn bó với quá trình canh tác ruộng nước của đồng bào người Thái. Ngoài trồng trọt, người Thái ở Con Cuông có truyền thống chăn nuôi khá phát triển. Bên cạnh đó việc khai thác, thu nhặt lâm sản cũng được chú ý. Người Thái ở huyện Con Cuông, Nghệ An có một số nghề thủ công như trồng bông dệt vải, dệt thổ cẩm, thêu thùa. Nhiều người biết đan lát thành thạo các đồ dùng mây tre trong gia đình, đi lại, chuyên chở trên sông và vạn chài. Một số người biết làm đồ mộc và đồ rèn. Mặc dù có đời sống tương đổi ổn định nhưng từ nghề trồng trọt, chăn nuôi đến các nghề phụ gia đình đều chỉ mới đủ sức đáp ứng nhu cầu của cuộc sống thường ngày. Về cơ bản, xã hội của người Thái nơi đây vẫn là một xã hội sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp là chính.

1.2. Tình hình nghiên cứu

1.2.1. Về di sản và giá trị di sản văn hóa của người Thái ở Nghệ An

Nghiên cứu về văn hóa Thái không thể không kể đến những tên tuổi lớn như Đặng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng, Hoàng Lương, Lê Sỹ Giáo. Đặng Nghiêm Vạn là một trong những nhà nghiên cứu về văn hóa Thái đầu tiên, ông đặc biệt quan tâm đến các vấn đề văn hóa xã hội của người Thái. Ông đã có những nghiên cứu về xã hội người Thái được công bố từ rất sớm như: “Sơ lược về sự thiên di của các bộ tộc Thái vào Tây Bắc Việt Nam”, “Quá trình hình thành các nhóm dân tộc Tày - Thái ở Việt Nam. Mối quan hệ với các nhóm ở Nam Trung Quốc và Đông Dương”. Đặc biệt cuốn Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái được xem như công trình đầu tiên nghiên cứu riêng về người Thái. Cầm Trọng - người đã dành cả cuộc đời để chuyên tâm nghiên cứu về người Thái. Năm 1978, cuốn Người Thái Tây Bắc ở Việt Nam do ông biên soạn đã được xuất bản. Cuốn sách là tập hợp những tư liệu quý giá của tác giả về cơ cấu kinh tế, xã hội cổ truyền của người Thái. Ngoài ra, vấn đề văn hóa xã hội còn được thể hiện qua rất nhiều nghiên cứu của ông như: Mấy vấn

đề cơ bản về lịch sử kinh tế xã hội cổ đại người Thái Tây Bắc, Văn hóa Thái Việt Nam, “Quan hệ dòng họ trong các bản của người Thái ở vùng Tây Bắc”, “Quan hệ giữa bản và mường ở vùng người Thái Tây Bắc”… Hoàng Lương cũng là một nhà khoa học tiên phong về nghiên cứu văn hóa Thái, ông đã có nhiều nghiên cứu về lịch sử cư trú, mối quan hệ tộc người như: “Một số suy nghĩ về quá trình tộc người của các nhóm Thái Việt Nam”, “Góp thêm tư liệu về quan hệ giữa người Thái và người Mường ở Việt Nam”,... Lê Sỹ Giáo đã có những nghiên cứu như: “Về bản chất và ý nghĩa tên gọi Thái Đen, Thái Trắng ở Việt Nam”, “Sự phân loại các nhóm Thái ở các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An”,… Nghiên cứu về văn hóa Thái Nghệ An không thể không nhắc đến Vi Văn An. Cho đến nay ông đã có nhiều năm nghiên cứu về người Thái và dành sự quan tâm đặc biệt cho quê hương của mình với những vấn đề nghiên cứu như: dòng họ của vùng người Thái ở vùng đường 7, tỉnh Nghệ Tĩnh; tên gọi và lịch sử cư trú của các nhóm Thái vùng đường 7 Nghệ An; cơ cấu tổ chức xã hội và chế độ sở hữu đất đai của người Thái vùng đường 7 Nghệ An; quá trình hình thành các tổ chức mường của người Thái ở miền Tây Nghệ An; hai nhóm Thái Đen và Thái Trắng ở miền tây Nghệ An. Mới đây nhất là cuốn “Người Thái ở miền Tây Nghệ An” cuốn sách được hình thành trên cơ sở tập hợp các nguồn tài liệu đã công bố và nguồn tư liệu điền giả của tác giả trong khoảng thời gian hơn 20 năm qua. Tác giả đã dành phần lớn dung lượng đề cập đến các di sản văn hóa phi vật thể của người Thái ở miền Tây Nghệ An.

Góp phần làm rõ thêm về văn hóa Thái còn phải kể đến những đóng góp của chương trình Thái học Việt Nam. Năm 1998, cuốn Văn hóa và lịch sử người Thái ở việt Nam thuộc Chương trình Thái học được xuất bản và sau đó là các tập Kỷ yếu Hội nghị Thái học toàn quốc đã tập hợp các bài viết của các tác giả về nhiều khía cạnh khác nhau của người Thái ở Việt Nam, từ ngôn ngữ, chữ viết cho đến các phong tục, tâp quán và các nghi lễ gia đình. Các bài viết này đã đề cập đến vấn đề phát huy di sản văn hóa Thái trong đời sống đương đại nói chung và một số nghiên cứu đã hướng đến vấn đề phát huy các giá trị di sản văn hóa Thái trong phát triển du lịch cộng đồng. Một số công bố có thể kể đến như: “Sân khấu “Hạn khuống” cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam”, “Khắp Thái - Một di sản văn hóa cần

được bảo tồn và phát huy”, “Xòe Thái - di sản văn hóa cần được bảo tồn và phát huy trong quá trình hội nhập”, “Tập quán ăn uống của người Thái ở Con Cuông, Nghệ An: truyền thống và biến đổi”, “Trang phục truyền thống của người Thái ở Quỳ Châu”.

Có thể thấy, về các nhóm Thái ở Nghệ An tiếp sau tác giả Đặng Nghiêm Vạn đã được Nguyễn Đình Lộc đề cập một cách khái quát. Sau Nguyễn Đình Lộc là Cầm Trọng và kế đến là các nhà nghiên cứu khác, tiêu biểu là Vi Văn An. Nhìn vào các công trình đã công bố, chúng ta thấy các di sản văn hóa phi vật thể của người Thái đã được quan tâm nhiều hơn các di sản văn hóa vật thể. Các tác giả Đặng Nghiêm Vạn và Nguyễn Đình Lộc đề cập đến nhiều vấn đề chung nhưng nặng về mô tả để phân loại. Cầm Trọng thiên về các mối quan hệ xã hội trong các nhóm Thái ở Nghệ An với các nhóm Thái khác còn Vi Văn An lại tập trung nghiên cứu về cơ cấu xã hội truyền thống. Trên đây là nguồn tài liệu giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn cơ bản về văn hóa Thái Tây Bắc nói chung và văn hóa Thái Nghệ An nói riêng. Đây đồng thời cũng là nguồn tài liệu giúp NCS nhận diện tính bản địa, tính hấp dẫn, độc đáo của những di sản văn hóa Thái ở Con Cuông. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho tác giả luận án là những nhận diện về các yếu tố tương tác, những công đoạn mà khách du lịch có thể quan sát, có thể tham gia. Bên cạnh đó, những đánh giá về khả năng khai thác và phát triển du lịch của những di sản văn hóa này như thế nào cũng cần phải được tiến hành.

Di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh là những di sản văn hóa vật thể của người Thái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Ngoài các công bố về từng di sản trên các tạp chí khoa học của địa phương, thì di sản văn hóa vật thể của người Thái đã được đề cập dưới dạng tổng hợp qua các tài liệu như: UBND huyện Con Cuông (1993), Trần Minh Siêu (1995), Trần Kim Đôn (2004), Dương Thúc Hạp (2005), Trần Viết Thụ (2005),... Sau này tác giả Quán Vi Miên có những nghiên cứu chuyên sâu hơn như Quán Vi Miên (2011), Quán Vi Miên (2015). Tuy nhiên, những tài liệu này mới chỉ dừng lại ở dạng liệt kê, miêu tả mà chưa bàn đến vấn đề phải bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của những di tích lịch sử, văn hóa như thế nào. Khoảng trống dành cho luận án,

chính là việc chưa có tài liệu nào nhận diện và chỉ rõ khả năng khai thác những di sản văn hóa này như một nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch cộng đồng. Các nghiên cứu đã đề cập đến giá trị của các danh thắng nhưng chưa đề cập đến các nội dung như khả năng quan sát, tiếp cận danh thắng của du khách, các nội dung khai thác và hình thức phát triển du lịch có thể tiến hành tại di tích.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

Về nghề truyền thống, phần lớn là những nghiên cứu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống, đã có những nghiên cứu như: “Hình tượng động vật trên sản phảm dệt Thái”, “Nghề dệt của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại”, “Nghề dệt truyền thống của người Thái ở Thanh Hóa, Nghệ An”, “Nghề dệt thổ cẩm “tằm hục màn” của người Thái Quỳ Châu - Nghệ An”,... Các nghiên cứu này đã đề cập đến quy trình dệt thổ cẩm từ khâu sản xuất nguyên liệu, xử lý nguyên liệu, kỹ thuật nhuộm và kỹ thuật dệt của người Thái Tây Bắc Việt Nam, là nguồn tư liệu rất quan trọng để tác giả luận án có thể đối sánh với những tài liệu sơ cấp khi nghiên cứu về nghề dệt thổ cẩm của người Thái Con Cuông.

Các loại hình nghệ thuật truyền thống của người Thái thường được nghiên cứu qua các thành tố như dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống và các hình thức diễn xướng khác. Có nhiều nghiên cứu đề cập đến các làn điệu dân ca truyền thống của người Thái như: Lò Văn Sỹ (1976), Lâm Tô Lộc (1985), Hoàng Bích (1975) Hoàng Ngọc Sửu (2015). Về nhạc cụ truyền thống, ngoài những nghiên cứu chung về nhạc cụ truyền thống còn có những nghiên cứu về từng loại nhạc cụ, trong đó đàn tính tẩu là nhạc cụ được nghiên cứu nhiều nhất. Không gian biểu diễn âm nhạc truyền thống cũng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu như Trần Chính (1995), Trần Lê Văn (1987). Không chỉ có những nghiên cứu mô tả mà còn có những nghiên cứu đề cập đến vấn đề bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống trong xu hướng hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, những nghiên cứu này hầu hết mang tính mô tả riêng lẽ, là những nghiên cứu cụ thể về một loại hình nghệ thuật của một bộ phận người Thái, thiếu những nghiên cứu tổng hợp. Một số loại hình nghệ thuật truyền thống khá phổ biến như nhảy sạp, múa lăm vông, múa trống chiêng, nhuôn, lăm, hát ru và các nhạc cụ truyền thống chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến.

Phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An - 4

Tôn giáo tín ngưỡng của người Thái là nội dung được nhiều nhà khoa học quan tâm. Từ rất lâu đã có những khảo cứu của các nhà nghiên cứu như: Lã Văn Lô (1965), Nguyễn Doãn Hương (1998), Lê Ngọc Thắng (1998). Sau năm 2000, văn hóa tâm linh của người Thái tiếp tục được nghiên cứu ở nhiều phương diện hơn và đã có những nghiên cứu đi sâu vào phân tích, liên hệ, so sánh. Có thể kể đến một số nghiên cứu như: “Quan niệm về vũ trụ và các “phi” của người Thái ở Quỳ Châu, Nghệ An”; “Đôi điều về tín ngưỡng của dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam”, “Tôn giáo và tín ngưỡng của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam - mấy vấn đề đặt ra”, “Tín ngưỡng nông nghiệp của người Thái ở miền núi hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An”, “Tín ngưỡng vòng đời trong đời sống xã hội của người Thái ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra hiện nay”.

Hôn nhân truyền thống là vấn đề được nghiên cứu nhiều nhất. Đỗ Thúy Bình đã có những nghiên cứu tổng hợp trong cuốn “Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam”; Quán Vi Miên nghiên cứu về tục rửa chân cô dâu trong đám cưới của người Thái,… Các nghiên cứu đã thể hiện một cách chi tiết các nghi thức, nghi lễ cùng các quan niệm, nguyên tắc, các hình thức hôn nhân của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Phong tục tang ma được nghiên cứu cụ thể qua các nghiên cứu về đám tang truyền thống của người Thái Phù Yên, người Thái Trắng ở Mường La. Đặc biệt Quán Vi Miên (2010) đã đề cập đến đầy đủ các bước tiến hành tang lễ của người Thái Nghệ An cùng với nhiều bài mo cúng từ lúc tắt thở cho đến khi chôn cất tử thi. Ngoài tục lệ cưới hỏi, tang ma còn có những nghiên cứu đề cập đến các phong tục khác như uống rượu cần, tục ăn tết cổ truyền và các phong tục liên quan đến nhà cửa. Bên cạnh những phong tục cổ truyền thì một số tập quán của đồng bào Thái cũng đã được đề cập đến nhưng những bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc mô tả lại chứ chưa có những phân tích, so sánh.

Từ năm 2004 đến nay, tác giả Lê Hải Đăng đã có những nghiên cứu về nghi lễ gia đình của người Thái ở huyện Con Cuông. Đặc biệt, với nghiên cứu “Các nghi lễ gia đình của người Tày Mường ở Con Cuông, Nghệ An” tác giả đã đi sâu nghiên cứu về 3 nhóm nghi lễ: Nghi lễ sinh đẻ và nuôi dạy con cái, nghi lễ cưới xin, nghi lễ tang ma và một số nghi lễ khác. Luận án vừa mô tả, lý giải các nghi lễ cổ truyền

đồng thời cho thấy những biến đổi đang diễn ra trong các nghi lễ gia đình ở cộng đồng người Thái ở huyện Con Cuông.

Nhà sàn Thái là một trong những giá trị văn hóa nổi bật nhất của người Thái, do vậy từ rất lâu đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học. Những nghiên cứu sớm nhất có thể kể đến “Kiến trúc nhà sàn Thái”, “Nhà sàn Thái”. Các tác giả Đặng Thái Hoàng, Cầm Trọng, Lê Ngọc Thắng, Hoàng Nam đã có những khảo sát kỹ lưỡng về các vấn đề, nguyên liệu, kiến trúc, quy trình, kỹ thuật dựng nhà. Về sau, vấn đề này tiếp tục được nghiên cứu một cách chi tiết hơn, có những nghiên cứu tập trung vào kiến trúc, có những nghiên cứu tập trung vào quy trình dựng nhà, có những nghiên cứu thiên về phân tích so sánh, có thể kể đến Phạm Văn Lợi (2013).

Một trong những giá trị văn hóa được nghiên cứu nhiều nhất đó chính là trang phục truyền thống của người Thái. Lê Ngọc Thắng là học giả có nhiều những nghiên cứu về trang phục Thái. Từ năm 1987 đến 1991, ông đã có công bố những nghiên cứu của mình trên Tạp chí Dân tộc học. Các nghiên cứu của ông về trang phục Thái được thể hiện trong “Trang phục cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam”. Hai tác giả Ngô Đức Thịnh và Đoàn Thanh Thủy đã công bố “Nữ phục Thái Tây Bắc”. Những nghiên cứu này đã đề cập đến các vấn đề như y phục nam nữ, trang sức, tang phục cổ truyền của người Thái. Không chỉ vậy, những công bố khoa học về trang phục Thái đã cho thấy những nét đặc sắc trong quá trình dệt vải, nhuộm chàm cho đến sự đa dạng, phong phú của hoa văn trên trang phục đặc biệt là trang phục nữ.

Tác giả luận án đã kế thừa nguồn tài liệu này để tiến hành nhận diện tính hấp dẫn, độc đáo và tính bản địa của từng loại hình di sản. Phần đóng góp của luận án chính là hiện trạng bảo tồn, các yếu tố tương tác và đánh giá được khả năng phát triển du lịch cộng đồng của các di sản văn hóa với tư cách là một nguồn tài nguyên du lịch.

1.2.2. Về du lịch cộng đồng

Khái niệm, điều kiện, nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Có thể kể đến các nhóm tác giả: Nicole Hausle

và Wolfang Stradas, The Mountain Institute, Fariborz Aref, Sarijt S Gill. Theo đó, du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch do người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

Nguyên tắc du lịch cộng đồng được các tác giả Diana McIntyre - Pike, The University of The West Indies at Mona Jamaica đề cập trong nghiên cứu “Countrystyle Community Tourism”. Theo đó, du lịch cộng đồng là quá trình phát triển bền vững thông qua du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và cách sống của một cộng đồng. Du lịch bền vững không thể thành công nếu không có sự tham gia của cộng đồng. Trên tạp chí Journal of American Science, 2011, tác giả Abrisham Aref, Science and Research Branch, Islamic Azad University, Fars, Iran với bài “Tourism among Indigenous communities” là nghiên cứu để tích hợp giữa hai yếu tố du lịch và cộng đồng bản địa. Những phát hiện của nghiên cứu này góp phần phát triển du lịch cộng đồng bản địa, hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển nông thôn và ngành du lịch.

Ở Việt Nam, từ năm 2000, đã có những nghiên cứu về du lịch cộng đồng tại những vùng núi phía Bắc. Phạm Thị Mộng Hoa và Lâm Thị Mai Lan (2003), đã nghiên cứu những tác động của du lịch đến cộng đồng các tộc người thiểu số ở Sa Pa. Các tác giả đã khẳng định sự đóng góp của các dân tộc thiểu số để hình thành sản phẩm du lịch đặc thù, bước đầu đưa ra một định hướng phát triển du lịch mới ở nước ta hoàn toàn phù hợp với xu hướng thế giới đó là phát triển du lịch gắn với cộng đồng để đạt mục tiêu phát triển bền vững. Năm 2005, Tổ chức phát triển Hà Lan đã tổ chức Hội thảo về Du lịch cộng đồng, qua đó các vấn đề lý luận về du lịch cộng đồng đã được làm rõ, khẳng định vai trò của cộng đồng trong sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Tác giả Võ Quế (2006) đã tổng hợp, phân tích, nghiên cứu lý thuyết phát triển du lịch dựa vào cộng đồng với khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa, điều kiện, nguyên tắc và tiêu chí tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu một số mô hình phát triển dựa vào cộng đồng ở khu vực châu Á và một số khu sinh thái trong nước. ThS. Bùi Thanh Hương (2007) cùng cộng sự với đề tài Nghiên cứu các mô hình Du lịch cộng đồng ở Việt Nam”, đã nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng cụ thể ở nước ta, từ đó phân tích chi tiết các phương pháp luận, những khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển

du lịch gắn với cộng đồng và những bài học kinh nghiệm mà các địa phương thu nhận được. Từ năm 2008 đến 2010, các nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Đức Thanh và Nguyễn Thị Hải đã phân tích, đánh giá khả năng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo, phát triển du lịch cộng đồng tại vùng đệm ở VQG Cúc Phương. Đây là các nghiên cứu chuyên sâu về xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại các địa bàn là nơi cư trú của các dân tộc ít người, trong đó nghiên cứu cụ thể trường hợp vùng đệm của VQG Cúc Phương qua các phân tích, đánh giá khoa học chi tiết.

Khi nghiên cứu về du lịch cộng đồng, ngoài những nội dung về nguyên tắc, điều kiện phát triển, cách thức quản lý, những tác động của du lịch cộng đồng... thì một nội dung nhận được nhiều quan tâm của các nhà khoa học nữa đó là sự tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch. Trong cuốn Tài liệu hướng dẫn du lịch dựa vào cộng đồng tác giả Häusler và Strasdas cho rằng “Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” [Häusler, Nicole/ Strasdas, Wolfgang, 2002, tr.44], các tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò chủ đạo của người dân địa phương trong phát triển du lịch và từ đó hướng dẫn các kỹ thuật tiếp cận phát triển du lịch lấy cộng đồng làm trung tâm. Đồng tình với quan điểm này, trong “Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng”, Quỹ phát triển châu Á cho rằng “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch do chính cộng đồng người tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương” [Quỹ phát triển châu Á, 2012, tr.3]. Sự thành công hay thất bại trong loại hình du lịch này phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng. Tác giả Brohman trong cuốn “Hướng dẫn cho ngành du lịch ở các nước đang phát triển” cho rằng sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch là một công cụ để giải quyết những vấn đề lớn của ngành du lịch. Nghiên cứu của ông cũng chỉ ra rằng sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch sẽ đạt được sự công bằng trong phân phối lợi ích, khuyến khích việc ra tự quyết. và đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng địa phương một cách tốt hơn [Brohman, J, 1996].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023