Chương 1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa lý
Con Cuông là huyện miền núi tỉnh Nghệ An, giới hạn trong tọa độ địa lý: 18046’ đến 19024’ vĩ độ bắc, 104032’ đến 105003’ kinh độ đông. Diện tích tự nhiên của huyện là 1.738,53km2, phía tây bắc giáp huyện Tương Dương, phía tây nam giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông và đông nam giáp huyện Anh Sơn, phía bắc và đông bắc giáp huyện Quỳ Châu và Quỳ Hợp.
Với vị trí này, Con Cuông nhận được lượng bức xạ dồi dào, nền nhiệt ẩm quy định tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh của lãnh thổ. Nằm ở khu vực miền núi phía tây tỉnh Nghệ An nên các điều kiện tự nhiên và cảnh quan có sự phân hóa đai cao khá rõ rệt theo sự phân bố của các dạng địa hình.
Thị trấn trung tâm huyện lị Con Cuông cách cửa khẩu Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn) 120 km về phía Tây, cách thành phố Vinh 130 km về phía Tây Bắc. Con Cuông có 27 km quốc lộ 7A chạy xuyên qua. Từ Con Cuông, có thể đi đến tất cả vùng miền của cả Việt Nam và với Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan và từ đó đến vùng Tây Bắc của Đông Nam Á thông qua các loại hình trong hệ thống giao thông quốc gia, bao gồm: đường bộ (quốc lộ 7A, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh), đường sắt (Thống Nhất), đường thủy (sông Lam, cảng Cửa Lò ra Biển Đông), đường hàng không (sân bay Vinh).
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Địa hình
Con Cuông là huyện miền núi có địa hình đa dạng, phân hóa khá phức tạp. Đặc điểm địa hình có thể nhận thấy là: Địa hình cao ở hai phía đông bắc và tây nam, thấp dần về vùng trung tâm, tạo nên sự phân bậc địa hình khá rõ rệt. Địa hình tương đối hiểm trở, núi bị chia cắt mạnh, độ dốc trung bình 300 - 350. Một số nơi có độ dốc rất lớn đã tạo thành các thác nước đẹp mà điển hình chính là Khe Kèm. Phần Tây Nam của huyện thuộc dãy Trường Sơn, độ cao trung bình 1.200 -
1.500 m, đây là địa bàn phát triển lâm nghiệp phòng hộ. Toàn bộ lãnh thổ Con
Có thể bạn quan tâm!
- Phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An - 1
- Phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An - 2
- Về Di Sản Và Giá Trị Di Sản Văn Hóa Của Người Thái Ở Nghệ An
- Về Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Của Người Thái Trong Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Lý Thuyết Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.
Cuông phân cách bởi sông Cả tạo thành 2 vùng hữu ngạn và tả ngạn: Vùng hữu ngạn sông Lam (các xã Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê, Chi Khê, Châu Khê, Lạng Khê và thị trấn Con Cuông). Địa hình gồm các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam, cấu tạo bởi các đá biến chất hệ tầng sông Cả. Độ cao trung bình 150m. Vùng tả ngạn sông Lam: gồm các xã Cam Lâm, Đôn Phục, Mậu Đức, Thạch Ngàn và Bình Chuẩn. Vùng này địa hình thấp, ít hiểm trở hơn, có nhiều thung lũng và khe suối lớn.
Con Cuông có 3 kiểu địa hình chính là địa hình núi, đồi và thung lũng. Trong đó địa hình đồi núi và địa hình thung lũng là những dạng địa hình có sức hấp dẫn du lịch. Địa hình núi ở Con Cuông chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. Pù Mát là đỉnh cao nhất trong khu vực và được đặt tên cho VQG thuộc địa phận huyện Con Cuông. Ngoài địa hình núi trung bình và núi thấp, huyện Con Cuông còn có địa hình núi đá vôi với các dãy núi phân bố thành từng khối, phân tán trên lãnh thổ. Trên địa hình này xẩy ra các quá trình rửa lũa, ăn mòn tạo nên các dạng địa hình hang hốc trên bề mặt và hang động ngầm, trong đó huyện Con Cuông cũng đang chủ trương đưa các điểm du lịch hang động vào khai thác phục vụ hoạt động du lịch. Địa hình thung lũng ở Con Cuông được hình thành do quá trình đứt gãy kiến tạo và xâm thực của dòng chảy. Địa hình này có diện tích không lớn nhưng có giá trị cho sản xuất nông nghiệp. Các thung lũng sông suối khe Thơi, khe Choang, khe Khặng (sông Giăng) và bờ phải sông Cả hiện tại đang được sử dụng để trồng lúa, hoa màu. Không chỉ có cảnh quan đẹp, dựa vào địa hình này có thể phát triển các sản phẩm du lịch trải nghiệm nông nghiệp.
1.1.2.2. Khí hậu
Con Cuông nằm trong tiểu vùng khí hậu Bắc Trung Bộ với đặc điểm chung là nhiệt đới ẩm gió mùa; có hai mùa: mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; xen giữa là 2 mùa chuyển tiếp. Mùa hạ mưa nhiều, chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa tây nam nên rất khô và nóng, mùa đông mưa ít, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên rất lạnh. Con Cuông có những đặc trưng riêng về thời tiết. Rét đến sớm và mùa khô hanh thường kéo dài. Lượng mưa bình quân hàng năm ở Con Cuông không nhiều, từ 1.200 - 1.600
mm/năm. So với các huyện miền núi Tây Nam Nghệ An cùng nằm trên tuyến đường quốc lộ 7 như Tương Dương, Kỳ Sơn thì Con Cuông có lượng ẩm khá dồi dào, nhưng so với các huyện miền núi Tây Bắc Nghệ An nằm trên tuyến đường 48 như Quỳ Hợp, Quỳ châu, Quế Phong thì tổng lượng mưa hàng năm ở Con Cuông thấp, khô hơn. Chế độ gió ở Con Cuông cũng là một trở ngại đối với các hoạt động kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Gió mùa đông bắc xuất hiện từ tháng 11năm trước đến tháng 3 năm sau thường kèm theo mưa phùn, giá lạnh và có thể có sương muối. Gió mùa Tây Nam (gió Lào) xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 gây khô nóng và hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Thủy chế sông ngòi cũng vì thế phân thành 2 mùa rất rõ rệt, mùa lũ (mùa mưa) tốc độ dòng chảy lớn, tốc độ xâm thực, vận chuyển vật liệu diễn ra mạnh mẽ, ngược lại mùa cạn (mùa khô), tốc độ dòng chảy nhỏ, một số sông suối có thể cạn khô lòng. Đặc điểm khí hậu như vậy đã quy định tính mùa, thời vụ trong sản xuất nông nghiệp của đồng bào người dân huyện Con Cuông.
1.1.2.3. Tài nguyên nước
Con Cuông là huyện có mật độ sông ngòi khá dày đặc, mật độ khoảng 4 đến 6 km/km2, nguồn nước dồi dào, thế năng lớn, chảy theo hướng tây bắc – đông nam. Sông Lam (Nặm Pao) là con sông lớn nhất Nghệ An, bắt nguồn từ hai nhánh Nặm Mộ và Nặm Nơn, hợp lưu ở huyện Tương Dương rồi chảy về huyện Con Cuông, dài 30 km, chia huyện làm đôi. Đây là dòng sông ngoài cung cấp các loại thủy sản,
nước cho thủy điện và sinh hoạt còn là đường giao thông rất thuận lợi trên địa bàn. Sông Giăng bắt nguồn từ vùng lõi VQG Pù Mát rồi chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và hợp lưu với sông Lam tại huyện Thanh Chương. Trước khi đổ vào sông Lam ra biển, sông Giăng được hợp nhất từ 2 con khe là khe Khặng và khe Mọi để hình thành nên một dòng chảy trong xanh chở đầy phù sa. Phần hạ nguồn sông Giăng rộng mênh mông tạo nên một bức tranh thủy mặc kỳ thú. Nằm trong quần thể VQG Pù Mát với hệ sinh thái phong phú và đa dạng bậc nhất Việt Nam, chính bản thân con sông Giăng cũng là một kỳ quan mà tạo hóa ưu ái dành cho huyện Con Cuông. Bên cạnh các dòng sông lớn, Con Cuông còn có hệ thống
sông suối nhỏ tương đối dày đặc như khe Choăng, khe Phèn, khe Chai, khe Đốc, khe Mọi... mang lại những giá trị đáng kể về thủy điện, nước tưới và thực phẩm.
1.1.2.4. Sinh vật
Con Cuông là huyện có tiềm năng sinh vật lớn. Diện tích đất lâm nghiệp năm 2013 là 154.111.94 ha, chiếm 88,66% diện tích tự nhiên của huyện, khoảng 16,82% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh.
Rừng ở Con Cuông có nhiều loại, trong đó rừng già, với thảm thực vật dày đặc và hệ động vật phong phú như voi, gấu, hổ, hoẵng, lợn rừng, các loại chim muông... Trong rừng có nhiều loại gỗ quý như: lát hoa, sến, dổi, táu... với trữ lượng lên tới 6.391.000 m3. Ngoài ra còn có song, mây, trúc, tre, nứa cùng với các lâm thổ sản như sinh địa, sa nhân, ý dĩ, hoài sơn, nâu.
VQG Pù Mát có diện tích vùng lõi rộng 94.804 ha và vùng đệm rộng 86.000 ha, trải rộng trên địa giới hành chính của ba huyện: Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương; đường ranh giới phía nam chạy dọc theo biên giới Việt – Lào. Đến nay đã ghi nhận ở đây 2.494 loài thực vật của 931 chi thuộc 202 họ, 6 ngành thực vật, trong đó có 70 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam có nguy cơ bị tiêu diệt. Khu hệ động vật VQG Pù Mát có tính đa dạng sinh học cao nhất so với các khu rừng đặc dụng khác ở Việt Nam. Tại đây có hơn 1.500 loài, trong đó có những loài quý hiếm như: voọc, vượn đen má trắng, hổ, bò tót, mang lớn Trường Sơn, sói đuôi đỏ... Thành phần và số lượng loài động vật quý hiếm ở đây khá cao, có tới 77 loài trong sách đỏ Việt Nam, 62 loài trong sách đỏ thế giới.
Tóm lại, các hợp phần tự nhiên trên lãnh thổ Con Cuông đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, trữ tình. Các hợp phần tự nhiên trong mối quan hệ tương hỗ với nhau đã tạo nên một bức tranh được phủ kín bởi màu xanh của thực vật và được điểm xuyết bởi hệ sống sông ngòi. Các dãy núi thấp chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam tạo nên tính đặc thù trong phân hóa cảnh quan, bên cạnh đó một số đỉnh nhô cao hẳn mà điển hình là đỉnh Pù Mát như những nét chấm phá thú vị làm cho sự phân hóa địa hình thêm mạnh mẽ, có sức hấp dẫn du khách. Các khối núi, hang động, thung lũng đá vôi như Phà Tằng, Phà Cầu, Phà Kham, Phà Phày... nằm ở phần trung tâm lãnh thổ, chạy song song với đường Quốc
lộ số 7 và dòng sông Cả tạo nên nét đặc thù riêng của huyện Con Cuông. Hai bên dòng sông Cả là hệ thống phụ lưu tạo nên dạng xương cá của mạng lưới sông suối hài hòa với địa hình núi thấp. Đặc biệt phải kể tới sông Giăng, phát nguồn từ Trường Sơn đưa nước về cho các cánh đồng ở Môn Sơn, làm dịu mát phía tây Con Cuông vào mùa hè. Hệ thống thủy văn này không những thực hiện chức năng tưới tiêu cho các cánh đồng, không những đảm bảo chức năng sinh hoạt hằng ngày cho dân cư mà còn điểm tô cho bức tranh thiên nhiên miền núi Con Cuông.
1.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
1.1.3.1. Lịch sử cư trú
Người Thái ở huyện Con Cuông có 44.595 người, cư trú ở hầu khắp 12 xã và thị trấn huyện1. Đây là dân tộc đông nhất, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện. Văn hóa Thái luôn nổi trội, bao trùm và ảnh hưởng mạnh mẽ tới các dân tộc khác trên lãnh thổ.
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, người Thái ở Con Cuông có nguồn gốc từ người Thái ở vùng tây bắc đã di cư đến đây vào khoảng thế kỷ XIV [Đặng Nghiêm Vạn (1968), Lê Sỹ Giáo (1998), Vi Văn An (1998)]. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, mặc dù người Thái ở Nghệ An đều có nguồn gốc chung từ tây bắc, song đại bộ phận người Thái ở đây lại chủ yếu chuyển cư trực tiếp từ vùng Thượng Lào sang. Sở dĩ như vậy là vì giữa miền tây bắc Việt Nam và miền núi Nghệ An địa hình bị chia cắt phức tạp, rất khó đi lại, trao đổi; còn nếu từ Lào có thể thâm nhập , trao đổi với miền núi Nghệ An bằng nhiều con đường khác nhau rất dễ dàng . Có thể vào khoảng thế kỷ XV , nơi đây mới bắt đầu hình thành nên những bản , mường lớn, dân cư đông đúc . Tuy nhiên , sau đó còn có một đ ợt chuyển cư rất lớn của người
Thái từ miền tây Thanh Hóa vào , diễn ra trong khoảng từ khoảng thế kỷ XVII cho
đến đầu thế kỷ XVIII.
Cho đến nay, lịch sử cư trú của người Thái ở huyện Con Cuông vẫn là một vấn đề hết sức phức tạp cần phải được nghiên cứu thêm. Thời gian và sự có mặt của các nhóm người Thái ở Con Cuông sớm muộn khác nhau, trải qua nhiều diễn biến phức tạp, chia làm nhiều đợt, nội bộ các nhóm không thuần nhất. Có nhiều ý
1 Nguồn: Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An năm 2016
kiến cho rằng, người Thái có mặt ở Con Cuông có thể sớm hơn thế kỷ XI tuy nhiên cũng có những ý kiến phủ nhận điều này. Theo các nguồn liệu, sử học thì sự có mặt của các nhóm Thái ở Con Cuông rỏ rệt nhất vào Thời Trần và thời thuộc Minh, tức vào thế kỷ XIII - XV. “Cũng từ thế kỷ XIV trở đi, ngoài các bộ phận người Thái đã định cư từ trước, khu vực đường 7A còn được bổ sung thêm liên tục, các nhóm di dân từ Phủ Quỳ, Thanh Hóa sang nhập với các bộ phận Thái ở Con Cuông, hạ Tương Dương; từ Tây Bắc qua Lào rồi từ Lào tràn xuống cư trú dọc theo sông Nặm Mộ và các thung lũng hẹp của huyện Kỳ Sơn; hoặc tiếp tục đi ngược dòng Nặm Nơn tới các xã vùng sâu của huyện Tương Dương, Kỳ Sơn hợp nhất với bộ phận người Thái chuyển từ vùng Phủ Quỳ đến từ trước đó” [Vi Văn
An, 2017, tr. 32]. Những cuộc chuyển cư này kéo dài cho đến thế kỷ XVIII - XIX,
khiến cho vùng Phủ Quỳ trở thành một trung tâm của người Thái ở vùng miền núi Nghệ An. Do sự gia tăng về dân số , vùng Phủ Quỳ trở nên “đất chật người đông” nên một bộ phận người Thái đã di chuyển sang vùng Con Cuông để tìm nơi sinh
cơ lâp
nghiêp
. Một bộ phận khác tiếp tục chuyển qua vùng Tương Dương . Bên
cạnh đó , còn có một số dòng họ người Thái từ Phủ Quỳ di cư sang vùng Xiêng Khoảng, Bôlikhămxay hợp cư với nhóm Phu Thay ở Lào.
Mặc dù chưa thể xác định thời gian đích xác, nhưng có thể từ cuối thời Trần và nhất là vào thời Lê, những bộ phận đầu tiên của người Thái đã có mặt tại khu vực đường 7A. Trong cuốn Đại Nam nhất thống chí “năm 1425, sau khi giải phóng thành Trà Lân, Lê Lợi liền vỗ về các bộ lạc, khen thưởng các tù trưởng và trong một thời gian ngắn đã tuyển lựa được 5000 thanh niên xung vào đội nghĩa binh” [Đại Nam Nhất Thống chí, Tập 2, 1990, tr. 132]. Những con người được nhắc đến ở đây chắc chắn phải có con em người Thái. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Con Cuông hiện nay còn có rất nhiều địa danh liên quan đến nghĩa quân của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như: đền Tòng ở xã Lục Dạ thờ Khả Lam Khai Quốc Công, Đầm Chín gian, Đầm Đỏ, Thung Đống, Hẻm Voi Chẹt... thuộc địa bàn các xã Môn Sơn, Lục Dạ và Chi Khê ngày nay. Tương truyền đó là những địa điểm tụ nghĩa của quân Lam Sơn khi xây dựng lực lượng, khi ăn mừng chiến thắng và nơi trở về rửa giáo mác sau mỗi trận chiến. Có thể thấy, Con Cuông từ lâu đã là quê hương lâu đời của
người Thái và cũng vùng đất đó đã trải qua nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước. Đồng bào Thái từ lâu đã có truyền thống cách mạng, góp người, góp của vào công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và mở rộng giang sơn bờ cõi của đất nước Việt Nam.
Người Thái ở Nghệ An tự gọi mình là “Phủ Tày/Phu Tày” hay “Côn Ty/Côn Tày”. Người Thái ở Con Cuông không phân biệt Thái Trắng hay Thái Đen như ở vùng Tây Bắc. Nơi đây , các bộ phận người Thái ch ỉ phân biệt theo các nhóm địa phương, với những căn cứ về nguồn gốc lic̣ h sử c ủa họ. Theo cách đó mà người Thái ở Con Cuông được chia thành ba nhóm là Tày Mương, Tày Thanh và Tày Mười.
Nhóm Tày Mương, hay còn gọi là Táy Xiêng , Hàng Tổng và Táy Dọ chủ yếu là Thái Trắng, có mặt sớm hơn so với các nhóm Thái khác. Các nguồn tài liệu cho biết, nhóm cư dân này đã dựng bản, lập mường tại vùng đường 7 vào khoảng thế kỷ XIII - XIV. Đến thế kỷ XV, nhóm Tày Mương đã định cư ở vùng miền núi Nghệ An khá đông và cư trú trên một địa bàn khá rộng từ vùng Bồ Đằng , trung tâm là xã Châu Nga (Quỳ Châu), đến Quỳ Hợp và Trà Lân thuộc Con Cuông hiện nay . Tại phủ Quỳ Châu cũ , nhóm Táy Mường đã cư trú tại Mường Cha Le (Quế Phong) đến mường Cồ Bá, qua Mường Choọng, Mường Hạt, Mường Ngình, Mường Ham...
Phần lớn nhóm Tày Thanh là người Thái Đen , một số sống xen kẽ với nhóm Tày Mường. Theo Đặng Nghiêm Vạn thì nhóm Tày Thanh gồm hai bộ phận Thái (một nhóm Thái Đen) ở Mường Thanh xưa thuộc châu Ninh Biên, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hóa (nay thuộc Điện Biên - Lai Châu). Họ di cư vào Nghệ An muộn hơn, cách ngày nay khoảng từ 200 -300 năm, phần đông là họ đi qua đất Lào mới vào Nghệ An [Đặng Nghiêm Vạn, 1974, tr. 27]. Ở Nghệ An, họ sinh sống trên đ ịa bàn của các huyện dọc theo quốc lộ 7, và một số cư trú rải rác trên địa bàn của các huyện miền núi khác. Như vậy, có thể đoán định con đường chuyển cư của nhóm
Táy Thanh vào đ ất Nghệ An được xác định theo hai hướng. Hướng thứ nhất, từ Thanh Hóa sang Quỳ Châu nhưng vì đến muộn nên nhóm Tày Thanh phải sống xen ghép với nhóm Táy D ọ đã di cư đến từ trước đó. Tuy nhiên, nhóm Tày Thanh không phải chuyển cư đến cùng một lúc, mà có bộ phận đến trước, bộ phận đến sau,
đươc chia làm nhi ều đợt khác nhau. Khi chuyển cư đến đây họ phải sống phân tán
trong các ngọn nguồn, khe suối để tìm những vùng đất có thể khai khẩn canh tác nông nghiêp̣ . Do vậy, tuy đến sau nhưng một số người đứng đầu nhóm Tày Thanh vẫn trở thành những chủ đất nhỏ và lập nên các mường riêng.
Hướng thứ hai là bộ phận Tày Thanh ở huyện Con Cuông hiện nay, chủ yếu chuyển cư từ vùng Tây Thanh Hóa (cụ thể là vùng mường Xia, Mường Mìn, huyện Quan Sơn) vào Phủ Quỳ rồi tới Con Cuông. Riêng nhóm Tày Thanh ở Môn Sơn, Lục Dạ đã tự khai khẩn ruộng nước, lập bản dựng mường và tự coi là mường Quạ hay mường Phạ như một cõi trời riêng biệt [Vi Văn An, 2017, tr.33].
Tày Mười là tên gọi theo địa danh quê hương cũ trước khi họ di cư vào Nghệ An, là nhóm có nguồn gốc từ Mường Muổi, trung tâm của người Thái Đen ở Tây Bắc thuộc xã Chiềng Pấc, xã Thuận Châu, tỉnh Sơn La , di cư đến Ngh ệ An vào khoảng nữa đầu thế kỷ XV [Đặng Nghiêm Vạn, 1974, tr. 27]. Vì đến sau, nên ho ̣phải khai
phá các nương rẫy để gieo trỉa lúa nương hoăc
phải cày ruôṇ g cho các chủ Thái khác.
Do cư trú xen ke,
gần gũi với nhóm Táy Mường và nhóm Táy Thanh nên ho ̣chiu
ảnh
hưởng văn hóa, ngôn ngữ và phong tuc
tâp
quán của hai nhóm cư dân này. Hiện nay,
nhóm Tày Mười cư trú rải rác ở một số huyện ở Nghệ An trong đó có Con Cuông.
1.1.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Huyện Con Cuông gồm 12 xã và 01 thị trấn, gồm các xã Yên Khê, Bồng Khê, Chi Khê, Lạng Khê, Châu Khê, Môn Sơn, Lục Dạ, Bình Chuẩn, Cam Lâm, Đôn Phục, Mậu Đức, Thạch Ngàn và thị trấn Con Cuông. Toàn huyện có 125 bản. Trong đó các xã Yên Khê, Môn Sơn và Lục Dạ gồm 32 bản với các hoạt động kinh tế là làm ruộng nước là chính kết hợp với trồng màu và khai thác lâm sản. 3 xã Chi Khê, Yên Khê và Thạch Ngàn gồm 23 bản và có sản xuất màu chiếm vị trí chủ đạo, kết hợp trồng cây công nghiệp và lúa nước. Các xã còn lại như Châu Khê, Cam Lâm, Bình Chuẩn, Mậu Đức và Đôn Phục gồm 70 bản với hoạt động kinh tế chính khai thác nương rẫy kết hợp khai thác lâm thổ sản.
Hoạt động chính trong sản xuất kinh tế của người Thái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An là trồng trọt với hai phương thức chính là canh tác trên ruộng nước và nương rẫy nhưng canh tác trên ruộng nước chiếm vai trò chủ đạo.Từ lâu đời, họ đã khai phá đất đai thành những cánh đồng rộng lớn, màu mỡ, tiêu biểu là cánh đồng