DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Vai trò và chức năng hoạt động của NHTM 6
Hình 1.2: Phân loại nguyên nhân rủi ro của NHTM 28
Hình 1.3: Sơ đồ quản trị rủi ro của NHTM 34
Hình 2.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng GP. Bank chi nhánh Vũng Tàu 45
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, dưới tác động của cạnh tranh thị trường và những biến động hết sức mạnh mẽ của nền kinh tế, kinh doanh dịch vụ tài chính là một thách thức rất lớn của các Ngân hàng Thương mại. Nhu cầu mở rộng thị trưởng, tăng trưởng doanh thu và khuếch trương vị thế luôn là mục đính hướng tới của các ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó nguy cơ rủi ro luôn rình rập các ngân hàng buộc họ phải đề ra những cách thức để giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích rủi ro của Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu Chi nhánh Vũng Tàu và giải pháp giảm thiểu rủi ro - 1
- Các Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại:
- Các Loại Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại
- Phân Loại Nguyên Nhân Dẫn Đến Rủi Ro Của Nhtm
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Trở thành chi nhánh trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu – GP.Bank. Ngân hàng GP.Bank Vũng Tàu thành lập từ năm 2007 đã có một vị thế mới trên bước đường phát triển hoà chung với sự phát triển của toàn hệ thống từ Hội sở đến các chi nhánh và tạo sự hài hoà phát triển kinh tế khu vực miền Nam trong lĩnh vực tín dụng Ngân hàng. Cùng với sự phát triển chung của đời sống xã hội, nâng cao tính cạnh tranh, phát triển các loại hình dịch vụ mới, giảm thiểu rủi ro - đây là phần không thể thiếu trong chinh sách quản lý của Ngân hàng .
Với đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng các nhà kinh tế đều thừa nhận và khẳng định: kinh doanh trong lĩnh vực này là một trong những " nghề đặc biệt " nhất trong các nghề kinh doanh, do hàng hoá kinh doanh trong nghề này là một hàng hoá " đặc biệt " đó là Tiền tệ, sự khác biệt này còn do tính đa dạng, phong phú và nhạy cảm đặc biệt của nó đối với " sức khoẻ " của nền kinh tế. Tính đặc biệt của nó còn khẳng định ở chỗ, ngoài tính quy luật rủi ro đối với mọi nghề kinh doanh thì kinh doanh Tiền tệ còn là nghề mạo hiểm nhất do độ rủi ro cao vì nó có tính thường trực và nó không những cấp số cộng mà còn là cấp số nhân của nền kinh tế.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề rủi ro bên cạnh các vấn đề khác trong hoạt động Ngân hàng và việc xử lý vấn đề này để bảo đảm sự hoạt động Ngân hàng mỗi khi gặp phải, vì vậy tôi nghiên cứu và trình bày đề tài “Phân tích rủi ro của Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu Chi nhánh Vũng Tàu và giải pháp giảm thiểu rủi ro” này làm luận văn Thạc sỹ kinh tế.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích rủi ro của Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu Chi nhánh Vũng Tàu và đưa ra giải pháp giảm thiểu rủi ro để giúp chi nhánh hoàn thiện hơn trong hoạt động kinh doanh.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu Vũng
Tàu. Với các số liệu được thu thập và phân tích giai đoạn 2012-2013 tại chi nhánh.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng GP.Bank Vũng Tàu bao gồm 03 loại rủi ro: Rủi ro tín dụng; Rủi ro lãi suất; Rủi ro thanh khoản và giải pháp giảm thiểu rủi ro.
5. Kết cấu luận văn
Nội dung luận văn gồm 03 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về rủi ro của ngân hàng thương mại. Chương II: Phân tích rủi ro của GP.Bank Vũng Tàu
CHương III: Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
GP.Bank Vũng Tàu
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại.
Năm 2010, do yêu cầu cấp bách về quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như sau tình hình khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và quốc tế năm 2007, 2008 có nhiều biến động mạnh, để tạo cơ sở pháp lý cao cho sự phát triển bền vững và ngăn ngừa tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới hệ thống ngân hàng Việt Nam, Luật Các Tổ Chức Tín dụng (TCTD) ra đời (luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010). Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Và áp dụng cho các Tổ chức tín dụng; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam được tách bạch thành hai hệ thống, độc lập và rành mạch về chức năng và nhiệm vụ.
- Hệ thống NHNN Việt Nam với chức năng là Ngân hàng Trung ương
(NHTW) của Việt Nam.
- Hệ thống các TCTD với chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Riêng về loại hình Ngân hàng thương mại, hiện nay bao gồm các ngân hàng sau:
+ Ngân hàng Thương mại Nhà nước.
+ Ngân hàng Thương mại cổ phần (NHTMCP).
+ Ngân hàng Thương mại liên doanh.
+ Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam.
+ Chi nhánh ngân hàng Thương mại nước ngoài cung cấp tín dụng và dịch vụ cho phần lớn các loại hình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế quốc doanh.
Hoạt động chính của các NHTM là:
1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động
vốn trong nước và nước ngoài.
3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
a) Cho vay;
b) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
c) Bảo lãnh ngân hàng;
d) Phát hành thẻ tín dụng;
đ) Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được
phép thực hiện thanh toán quốc tế;
e) Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
4. Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
5. Cung ứng các phương tiện thanh toán.
6. Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi,
nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
b) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
(Theo điều 98 luật các TCTD 2010).
Qua quá trình hoạt động, hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng lớn mạnh cả về lượng và chất. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có 1 định nghĩa thống nhất về NHTM Việt Nam. Khái niệm phổ biến nhất hiện nay là:
Ngân hàng Thương Mại là Tổ chức kinh doanh Tiền Tệ mà hoạt động chủ
yếu và thường xuyên của nó là nhận tiền gởi của khách hàng với trách nhiệm
hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm
phương tiện thanh toán.
Như vậy có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại.
Kinh doanh Tài chính.
Vốn Tạm thời thừa (do tiết kiệm ).
Tạm thời thiếu (phát sinh trong lĩnh vực đầu tư).
Để giải quyết vấn đề này cần có cơ chế chuyển giao vốn trong nền kinh tế thị trường.
- Chuyển giao trực tiếp từ người thừa vốn sang người thiếu vốn dưới hình thức Tín dụng Thương mại.
- Chuyển giao gián tiếp từ nơi thừa đến nơi thiếu thông qua một trung gian tài chính, chính là Ngân hàng Thương mại.
Khi thực hiện chức năng này, Ngân hàng đóng vai trò là người trung gian giữa bên đi vay và bên cho vay, thu hút lượng tiền nhàn rỗi ở khắp nơi trong nền kinh tế tập hợp lại thành một nguồn vốn khá lớn phục vụ nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tìm kíếm lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất.
Trung gian thanh toán .
Chi Chi hộ Thu
Ngân hàng Thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán chính là việc Ngân hàng Thương mại thực hiện các nghiệp vụ chi trả tiền, hàng hoá, dịch vụ cho các doanh nghiệp và cá nhân thông qua các công cu thanh toán như séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thuê tín dụng... Việc Ngân hàng Thương mại thực hiện vai trò trung gian thanh toán có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế. Hoạt động này thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, tiết kiệm được tiền mặt, cước phí lưu thông, hạn chế vốn ứ đọng trong khâu thanh toán tạo cơ sở cho Ngân hàng Thương mại tạo
tiền thông qua con đường tín dụng đối với các doanh nghiệp dưới hình thức cho vay bằng chuyển khoản (bút tệ) thúc đẩy việc luôn chuyển tiền tệ một cách nhanh chóng.
Thông qua trung gian, các ngân hàng tạo điều kiện các nghành kinh tế phát
triển ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn, quy mô hơn.
Chức năng tạo tiền .
Nhờ hoạt động nhận tiền gửi Ngân hàng có khả năng cho vay và khi cho vay Ngân hàng có khả năng tạo nên tiền gửi không kỳ hạn, đó là một phần của khối tiền tệ hay nói cách khác Ngân hàng Thương mại có khả năng cung ứng tiền cho nền kinh tế. Năng lực của hệ thống Ngân hàng Thương mại trong việc tạo tiền không những đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân hệ thống Ngân hàng Thương mại (tăng cường nguồn vốn để hoạt động mà còn có ý nghĩa to lớn. Vì chức năng “ tạo tiền “ của Ngân hàng Thương mại chỉ thực hiện được nếu vốn mà Ngân hàng Thương mại huy động đã cho vay được và số tiền vay đó phải luân chuyển được trong hệ thống Ngân hàng Thương mại. Do đó nếu Ngân hàng Thương mại không tạo được tiền có nghĩa là Ngân hàng Thương mại không tạo được điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và trong nhiều trường hợp, sản xuất không thực hiện được nguồn tích luỹ từ lợi nhuận và các nguồn khác bị hạn chế, các đơn vị sản xuất lại còn có khả năng gánh chịu tình trạng ứ đọng vốn do thừa vốn (tạm thời). Còn khi Ngân hàng thương mại tăng cường tín dụng, khối lượng tín dụng có xu hướng tăng, kéo theo xu hướng tăng khối lượng tiền tệ cung ứng cho nền kinh tế.
Thu quỹ của khách hàng:
Ngân hàng là một tổ chức đứng ra bảo quản tiền và tài sản của khách hàng theo sự uỷ thác, đồng thời thực hiện thu và chi của khách hàng.
Tạo ra sự an toàn cho tài sản.
Tài sản của khách hàng được sinh lợi.
Các nguồn tài chính trong nền kinh tế được sử dụng triệt để.
Chức năng của NHTM được trình bày trên hình 1.1 dưới đây cho thấy vai trò trung gian của NHTM.