Hiện tại Ban Giám đốc của chi nhánh gồm 02 Giám đốc phụ trách hai mảng hoạt động riêng biệt: Giám đốc Ngân hàng bán lẻ và Giám đốc Khách hàng Doanh nghiệp.
Giám đốc khách hàng Doanh nghiệp: chịu trách nhiệm điều hành, quản lý chung toàn bộ hoạt động ngân hàng theo pháp luật, trực tiếp quản lý mảng hành chính nhân sự, phát triển tín dụng, phụ trách khối khách hàng Doanh nghiệp…và các phòng giao dịch.
Giám đốc Ngân hàng bán lẻ: phụ trách mảng dịch vụ khách hàng, kinh doanh ngoại hối; phụ trách phòng khối khách hàng cá nhân.
Đến cuối năm 2011, tổng số lao động của chi nhánh và các phòng giao dịch có hơn 100 người, trong đó số lao động nữ giới hơi nhỉnh hơn nam giới. Đa số lao động có tuổi đời rất trẻ với độ tuổi trung bình 27 tuổi. Với đội ngũ trẻ, năng động, được đào tạo chuyên nghiệp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và từng bước đáp ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
2.4.3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng nghiệp vụ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Vũng Tàu:
Phòng Khách hàng Doanh nghiệp:
Phòng khách hàng Doanh nghiệp có chức năng tìm kiếm khách hàng Doanh nghiệp cho ngân hàng, phát triển và thu hút Doanh nghiệp trên địa bàn có nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đầu tư tín dụng cho Doanh nghiệp;
- Xét duyệt mở bảo lãnh miễn ký quỹ và ký quỹ.;
- Phát triển các sản phẩm liên quan đến đội ngũ khách hàng Doanh nghiệp
- Chăm sóc khách hàng.....
Phòng Khách hàng cá nhân:
Phòng khách hàng cá nhân có chức năng tìm kiếm và phát triển khách hàng cá
nhân trên địa bàn và có nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Cấp tín dụng đối với cá nhân;
- Phát triển thẻ Mastercard, Prepaidcard và thẻ Value;
- Phát triển các sản phẩm liên quan đến đội ngũ khách hàng cá nhân
- Chăm sóc khách hàng.....
Bộ phận Hành chính nhân sự:
Bộ phận Hành chính Nhân sự có các nhiệm vụ sau:
- Theo dõi việc tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động, theo dõi việc trả lương cho người lao động.
- Quản lý toàn bộ tài sản, công cụ lao động của cơ quan, mua sắm văn phòng phẩm hàng tháng.
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, công tác văn thư…
- Quản lý đội xe, đội bảo vệ cơ quan.
Phòng Dịch vụ khách hàng:
- Quản lý hồ sơ khách hàng, theo dõi, cập nhật mẫu dấu, chữ ký giao dịch trên hệ thống máy tính của ngân hàng.
- Mở tài khoản thanh toán, thực hiện thanh toán trong nước cho khách hàng là cá nhân và các tổ chức kinh tế, các công ty…
- Thực hiện nhận tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam…
- Quản lý hệ thống máy rút tiền tự động (Máy ATM)
- Thực hiện các giao dịch Thẻ tín dụng (Visa, Master Card ..)
- Công bố tỷ giá ngoại tệ giao dịch hàng ngày.
- Quản lý, theo dõi, hạch toán các tài khoản tổng hợp của ngân hàng.
- Tiến hành giải ngân, thu nợ, lãi đối với khách hàng.
- Lập các báo cáo tài chính theo định kỳ.
- Theo dõi các khoản thuế của ngân hàng…
- Theo dõi liên ngân hàng
- Mua ngoại tệ tiền mặt của khách hàng
Bộ phận Ngân quỹ:
Bộ phận ngân quỹ có nhiệm vụ sau:
- Thu, chi tiền gửi của khách hàng với số lượng lớn, với số lượng nhỏ do các giao dịch viên (Teller) thu ngay tại quầy.
- Thu, chi tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ/nộp tiền bằng ngoại tệ của khách hàng.
- Thực hiện chi trả bằng tiền mặt cho khách hàng với số lượng lớn
- Thực hiện chi trả bằng ngoại tệ cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu rút
ngoại tệ…
- Nộp rút tiền với NHNN và các TCTD.
Bộ phận Vi tính:
Bộ phận Vi tính có nhiệm vụ:
- Lắp đặt hệ thống máy tính, cài đặt các phần mền ứng dụng
- Quản lý, khai thác dữ liệu trên hệ thống máy tính
- Cấp tên, mã người sử dụng cho toàn bộ nhân viên ngân hàng
- Đảm bảo hệ thống máy tính vận hành liên tục, đảm bảo an ninh mạng của hệ
thống vi tính ngân hàng…
Các phòng giao dịch Bà Rịa; Rạch Dừa, Nguyễn Hữu Cảnh:
Các phòng này thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán, và thực hiện các giao dịch thanh toán trong nước cho khách hàng cho khách hàng.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, chi trả tiết kiệm
- Thực hiện cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong hạn mức cho phép.
- Làm đầu mối tiếp nhận, trả hồ sơ giữa khách hàng và chi nhánh đối với các
giao dịch vượt hạn mức và các giao dịch do chi nhánh thực hiện.
2.5. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt
Nam - Chi nhánh Vũng Tàu:
2.5.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu (VIB):
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là một tỉnh được xem là “Thiên thời địa lợi ” để phát
triển kinh tế với nguồn lực vô cùng phong phú, nguồn tài nguyên dồi dào, người dân
muốn cải thiện đời sống kinh tế, các Ngân hàng trên địa bàn không ngừng tăng lên về số lượng…với nguồn lực như vậy, các Ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn nói chung và VIB Vũng Tàu nói riêng không thể bỏ qua cơ hội này để mở rộng cho vay.
2.5.1.1 Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ
Bảng 2: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ
Dư nợ tại ngày 31/12 (đơn vị: triệu VND) | ||||
Năm 2010 | Năm 2011 | |||
Dư nợ | Tỷ lệ | Dư nợ | Tỷ lệ | |
Nhóm 1 | 565,625 | 99.55% | 370,526 | 99.57% |
Nhóm 2 | 2,567 | 0.45% | 1,618 | 0.43% |
Nhóm 3 | 15 | 0.00% | - | - |
Nhóm 4 | - | - | - | - |
Nhóm 5 | - | - | - | - |
Tổng | 568,207 | 100% | 372,144 | 100% |
Nợ quá hạn | 2,567 | 0.45% | 1,618 | 0.43% |
Nợ xấu | 15 | 0.00% | - | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Bộ Máy Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Và Phê Duyệt Tín Dụng:
- Phân tích mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam VIB - Chi nhánh Vũng Tàu và các giải pháp hoàn thiện - 7
- Quy Trình Thu Hồi Nợ Và Xử Lý Tài Sản Đảm Bảo:
- Đánh Giá Và Đề Xuất Những Giải Pháp Hoàn Thiện Mô Hình Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế Việt Nam (Vib)
- Phân tích mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam VIB - Chi nhánh Vũng Tàu và các giải pháp hoàn thiện - 11
- Phân tích mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam VIB - Chi nhánh Vũng Tàu và các giải pháp hoàn thiện - 12
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Nhìn tổng quan các số liệu cho vay được phân chia theo nhóm nợ, chúng ta nhận thấy, hầu như dư nợ cho vay chỉ tập trung ở nợ nhóm 1, tức là nợ dưới 10 ngày. Tỷ trọng của nhóm nợ này chiếm 99.55% năm 2010 và năm 2011 là 99.57%. Trong khi đó, nợ quá hạn chỉ chiếm 0.045% trong tổng dư nợ năm 2010 và chiếm 0.43% trong tổng dư nợ năm 2010. Những số liệu trên cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về chất lượng tín dụng tại VIB Vũng Tàu tương đối tốt, các hồ sơ tín dụng luôn được kiểm sóat chặt chẽ, các cấp phê duyệt có cái nhìn rất chính xác trước mỗi hồ sơ phê duyệt, do đó đã hạn chế tối đa nợ xấu có thể xảy ra.
2.5.1.2 Cơ cấu dư nợ theo ngành hàng.
Bảng 3: Cơ cấu dư nợ theo ngành hàng.
Ngành nghề | Năm 2010 | Năm 2011 | |
1 | Nông nghiệp và lâm nghiệp | 462 | |
2 | Thủy sản | 5,099 | 2,650 |
3 | Công nghiệp và khai thác mỏ | - | - |
4 | Công nghiệp chế biến | 19,756 | 7,354 |
5 | Sản xuất và phân phốn điện khí đốt và nước | - | - |
6 | Xây dựng | 182,505 | 50,073 |
7 | Thương nghiệp và sửa chữa xe có động cơ, môtô, xe máy đồ dùng cá nhân và gia đình | 62,557 | 62,557 |
8 | Khách sạn và nhà hàng | 42,229 | |
9 | Vận tải kho bãi thông tin liên lạc | 14,868 | 5,208 |
10 | Hoạt động tài chính | - | - |
11 | Hoạt động khoa học công nghệ | - | - |
12 | Quản lý nhà nước và kinh doanh quốc phòng, đảng, đoàn thể, bảo đảm xã hội bắt buộc | - | - |
13 | Các hoạt động liên quan kinh doanh tài khoản và dịch vụ tư vấn | 1,400 | 3,117 |
14 | Giáo dục và đào tạo | - | - |
15 | Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội | - | - |
16 | Hoạt động văn hóa thể thao | - | - |
17 | Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng | 239,331 | 241,185 |
18 | Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình | - | - |
19 | Hoạt động các tổ chức đoàn thể quốc tế | - | - |
Tổng dư nợ | 568,207 | 372,144 |
Do đặc thù của địa bàn hoạt động, VIB Vũng Tàu chỉ tập trung cho vay các ngành nghề ít rủi ro, có khả năng thu hồi vốn nhanh và kinh doanh hiệu quả. Trong năm 2010, dư nợ được tập trung chủ yếu ở 2 ngành nghề chính là xây dựng với dư
nợ 182,505 trđ và thương nghiệp, sửa chữa xe máy với dư nợ 62,557 trđ. Tuy nhiên, sang đến năm 2011, dư nợ đã được cân đối hợp lý hơn, không tập trung quá nhiều dư nợ cho một ngành nghề để tránh rủi ro. Mặc dù, Vũng Tàu có lợi thế về kinh doanh, đánh bắt thủy hải sản nhưng đây là một ngành khá rủi ro bởi ảnh hưởng của tự nhiên cũng như tạo hóa, bởi thế mà VIB Vũng Tàu không khuyến khích phát triển dư nợ ở ngành nghề này.
2.5.1.3 Cơ cấu dư nợ theo tiền tệ .
Bảng 4: Cơ cấu dư nợ theo tiền tệ.
Dư nợ tại ngày 31/12 (đơn vị: triệu VND) | ||||
Năm 2010 | Năm 2011 | |||
Dư nợ | Tỷ lệ | Dư nợ | Tỷ lệ | |
VND | 565,919 | 99.60% | 365,330 | 98.17% |
USD | 2,288 | 0.40% | 6,814 | 1.83% |
Ngoại tệ khác | - | - | - | - |
Tổng | 568,207 | 100% | 372,144 | 100% |
2.5.1.4 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn
Bảng 5: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn
Dư nợ tại ngày 31/12 (đơn vị: triệu VND) | ||||
Năm 2010 | Năm 2011 | |||
Dư nợ | Tỷ lệ | Dư nợ | Tỷ lệ | |
Ngắn hạn | 414,547 | 72.96% | 154,011 | 41.38% |
Trung hạn | 55,576 | 9.78% | 76,486 | 20.55% |
Dài hạn | 98,084 | 17.26% | 141,647 | 38.07% |
Tổng | 568,207 | 100% | 372,144 | 100% |
VIB Vũng Tàu chỉ tập trung cho vay đồng tiền chính của Việt Nam là Việt Nam đồng (VND), đồng đô la Mỹ chỉ được cho vay trong khối các Doanh nghiệp, đặc biệt là các Doanh nghiệp nhập khẩu, chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ của VIB Vũng Tàu, năm 2010 và 2011 lần lượt là 0,4% và 1.83%.
Theo kỳ hạn cho vay, năm 2010 dư nợ được tập trung chủ yếu cho vay trong ngắn hạn, chiếm tỷ trọng 72,96% tổng dư nợ. Sở dĩ có điều này là do, chính sách tín dụng của VIB và quy định của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2010, VIB tập trung cho vay kinh doanh và hạn chế cho vay tiêu dùng với mong muốn thay đổi tỷ trọng cho vay cho hợp lý, qua năm 2011 tỷ trọng khá cân bằng cho các kỳ hạn.
Với vai trò là một ngân hàng cổ phần, VIB hoạt động theo Luật Ngân hàng và Luật Tổ Chức Tín Dụng. Tất cả các tổ chức nhận tiền gửi tại Việt Nam (bao gồm cả VIB) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép đều phải tuân theo các quy định về bảo đảm an toàn và chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các quy định về bảo đảm an toàn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm
(a) hệ số tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn, (b) tỷ lệ về khả năng chi trả, (c) hệ số an toàn vốn tối thiểu, (d) giới hạn tín dụng đối với khách hàng và (e) giới hạn góp vốn, mua cổ phần.
Ngoài ra, Ngân hàng phải tuân theo các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, trạng thái ngoại tệ và bảo hiểm tiền gửi
2.6 Đánh giá ảnh hưởng của Mô hình QLRR tín dụng trong hoạt động tín dụng của VIB:
- Với việc thành lập Khối Quản lý Rủi ro, VIB đã có những bước tiến quan trọng để áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro, đặc biệt là quản lý rủi ro tín dụng.
- Mô hình quản lý rủi ro tín dụng của VIB được tổ chức hợp lý, khoa học tuân theo các chuẩn mực quản lý rủi ro hiện đại, giúp VIB đạt được đồng thời cả hai mục tiêu: thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và đảm bảo chất lượng tín dụng. Cùng với những chính sách tín dụng linh hoạt và việc đảm bảo tuân thủ định hướng tín dụng, VIB luôn duy trì mức rủi ro tín dụng thấp hơn so với mức bình quân của toàn hệ thống ngân hàng của Việt Nam.
- Mô hình Quản lý rủi ro tín dụng của VIB tuân thủ nguyên tắc độc lập giữa các
khâu thẩm định, quyết định cấp tín dụng và kiểm tra giám sát.
- Hoạt động quản lý tín dụng của VIB luôn bảo đảm các tỷ lệ an toàn; cơ cấu tín dụng của VIB phù hợp với chiến lược khách hàng, ngành hàng, định hướng và chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu nguồn vốn; VIB đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của bộ máy cấp tín dụng trong từng thời kỳ.
- VIB luôn xây dựng định hướng tín dụng và thực hiện chính sách tín dụng đa dạng hoá danh mục đầu tư, đa dạng hoá khách hàng, không tập trung cho vay một loại khách hàng, ngành hàng hay lĩnh vực nào đó mà chú trọng mở rộng đối tượng cho vay nhằm giảm thiểu và phân tán rủi ro.
- VIB xây dựng và thực hiện chính sách khách hàng một cách hiệu quả: các khách hàng mục tiêu, khách hàng cốt lõi và truyền thống được hưởng các ưu đãi về lãi suất, phí và chính sách ưu đãi cấp tín dụng khác. VIB áp dụng chính sách lãi suất và quy định tỷ lệ cho vay đối với từng loại tài sản bảo đảm linh hoạt đối với từng loại khách cũng như từng khoản cho vay khác nhau tùy thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và loại tài sản bảo đảm cụ thể.
- Ban lãnh đạo VIB luôn nhận thức đúng việc đảm bảo nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng và các cán bộ tác nghiệp liên quan đến hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro. Bên cạnh việc Quy định các tiêu chuẩn về từng chức danh cán bộ trong bộ máy cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, VIB luôn coi yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của hoạt động ngân hàng, là tài quý giá nhất của ngân hàng.
- Cùng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, VIB luôn chú trọng đến chất lượng tín dụng, tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay nhờ đó các khoản vay luôn được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tính ổn định và bền vững, nợ xấu ở mức thấp hơn mức bình quân của toàn hệ thống ngân hàng.
- Tuy nhiên theo các tiêu chuẩn và nguyên tắc quản trị ngân hàng hiện đại, VIB
cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện:
+ Hệ thống quản lý rủi ro hoạt động;
+ Hệ thống đào tạo và tái đào tạo cán bộ nhân viên, hệ thống đánh giá hiệu quả