Phân Tích Thực Trạng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế Việt Nam – Chi Nhánh Vũng Tàu


1.3.2 Những nhân tố khách quan

Nhân tố thuộc về khách hàng:

- Mức độ tín nhiệm của khách hàng được đánh giá dựa trên các tiêu chí: mối quan hệ lâu dài với Ngân hàng, uy tín, thương hiệu của khách hàng, năng lực và trình độ quản lý, sự am hiểu trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.

- Năng lực tài chính của khách hàng thể hiện ở vốn tự có, hệ số nợ, khả năng thanh toán nhanh, khả năng sinh lãi của phương án kinh doanh. Tiềm lực của doanh nghiệp càng cao thì khả năng trả nợ càng lớn, từ đó nâng cao chất lượng cho vay.

- Tính khả thi, hiệu quả của dự án: dự án khả thi là dự án có khả năng thực hiện, đáp ứng được yêu cầu của thị trường, phù hợp với định hướng phát triên kinh tế của Nhà Nước. Dự án có khả thi, hiệu quả mới có khả năng thu hồi vốn và lãi vay, tránh được rủi ro cho Ngân hàng.

Khả năng quản lý và sử dụng vốn vay:

Đó là việc doanh nghiệp sẽ sử dụng và quản lý vốn như thế nào sau khi Ngân hàng cho vay. Việc doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích hay không…sẽ quyết định đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Môi trường kinh tế và tài chính quốc tế ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước và hoạt động tín dụng Ngân hàng:

Ngân hàng đầu tư, cấp tín dụng đến mọi đối tượng khách hàng, mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề không những ở trong nước mà còn ở nước ngoài. Khi nền kinh tế đang tăng trưởng, khách hàng đầu tư vào sản xuất kinh doanh có lợi nhuận thì hoạt động Ngân hàng có nhiều thuận lợi. Ngược lại, nền kinh tế trên đà suy thoái, khủng hoảng thì nguy cơ mất vốn trong hoạt động tín dụng của các NHTM là rất cao, chẳng hạn như vào năm 1997 nền kinh tế Thái Lan bị khủng hoảng, không những các NHTM trong nước gặp nhiều khó khăn mà một số Ngân hàng ở nước ngoài cũng bị ảnh hưởng.

Môi trường pháp lý và những quy định áp dụng cho các NHTM:

Trong hoạt động cấp tín dụng, Ngân hàng và khách hàng vay vốn quan hệ với nhau bằng các hợp đồng dân sự dựa trên cơ sở luật pháp và các quy định áp dụng


cho các NHTM. Việc vi phạm hợp đồng giữa các bên - thường là bên vay vốn - để phải xử lý tại tòa án là một vấn đề có khả năng xảy ra. Nếu luật và các quy định về cho vay, bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo... không đồng nhất, còn bất cập thì sẽ có nguy cơ xảy ra rủi ro cho các NHTM khi tranh chấp tại tòa án. Do đó mọi sự thay đổi về luật pháp và những quy định áp dụng cho các NHTM đều ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM.

Thay đổi về các chính sách kinh tế, tài chính và tiền tệ:

Hoạt động Ngân hàng luôn gắn liền với tài chính và tiền tệ, mọi sự thay đổi về chính sách kinh tế, tài chính và tiền tệ đều ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế của một quốc gia trong từng thời kỳ mà chính sách kinh tế, tài chính và tiền tệ có ảnh hưởng thuận lợi hoặc làm hạn chế hoạt động tín dụng Ngân hàng của các NHTM. Nền kinh tế tăng trưởng quá nóng thì sẽ có xu hướng hạn chế tín dụng, hoặc ngược lại.

Môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng và định chế tài chính khác:

Trong môi trường hoạt động cạnh tranh, các NHTM thường phải tốn nhiều chi phí cho một khoản tín dụng, như chi phí tiếp thị khách hàng, quảng cáo, nắm thông tin về khách hàng... Bên cạnh đó, để thu hút khách hàng các Ngân hàng đã có xu hướng nới lỏng các điều kiện tín dụng như giảm tỷ lệ vốn tự có của khách hàng trong một dự án, tăng mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo..., hoặc có thể cho khách hàng những ưu đãi về lãi suất và những ưu đãi khác. Do đó trong môi trường cạnh tranh các NHTM thường có chi phí cho một khoản vay cao, mức sinh lời của tài sản thấp và khả năng rủi ro cao hơn. Chính vì vậy, sự cạnh tranh giữa các NHTM và các định chế tài chính có kinh doanh Ngân hàng khác ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng Ngân hàng.

Môi trường tự nhiên:

Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cho vay. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, có nhiều thiên tai như bảo lũ, lụt lội, hạn hán, dịch bệnh. Những thiên tai này gây hiệt hại cho các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng. Thực tế cho thấy trong


những năm gần đây, thời tiết Việt Nam cũng như thế giới có những diễn biến phức tạp, những trận lũ ở miền Bắc, miền Trung hay đồng bằng sông Cửu Long đã gây thiệt hại lớn cho nhiều doanh nghiệp. Những thiệt hại đó khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ Ngân hàng, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay.

Kết luận chương 1


Hoạt động tín dụng làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và thu hút thêm được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ, tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của Ngân hàng cùng sự trung thành của khách hàng.

Chất lượng tín dụng gia tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn cho vay. Từ đó cải thiện được tình hình tài chính của Ngân hàng, tạo thế mạnh cho Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh.

Chất lượng tín dụng tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của Ngân hàng, bởi vì chất lượng tín dụng cho phép Ngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư.

Với những ưu thế trên, việc củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của NHTM. Cũng chính vì vậy, chất lượng tín dụng luôn luôn phải được cải tiến.

Cơ sở lý luận trình bày chương 1 là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cũng như cơ sở để đề ra các giải pháp cải thiện hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu nói riêng trong nền kinh tế thị trường nhằm đảm bảo hệ thống Ngân hàng phát triển an toàn.


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM – CHI NHÁNH VŨNG TÀU‌


2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB) – CHI NHÁNH VŨNG TÀU

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế - VIB) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18/09/1996 với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng, với các cổ đông sáng lập: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và các cá nhân là các doanh nhân thành đạt trong và ngoài nước.

Đến hết năm 2013, VIB có 164 đơn vị kinh doanh (Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng Giao dịch) tại 27 tỉnh thành trên toàn quốc, Vốn điều lệ 8,160 tỷ đồng, Tổng tài sản trên 96,950 tỷ, huy động vốn thị trường 1: trên 57,489 tỷ, cho vay thị trường 1: trên 43,497 tỷ, lợi nhuận trước thuế 849 tỷ đồng.

2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

2.1.1.1 Tóm tắt lịch sử phát triển


Bảng 1:Tóm tắt sự kiện nổi bậc tại VIB

Ngày

Sự kiện

09-1996

Thành lập Ngân hàng VIB

01-2006

Thành lập Trung tâm thẻ VIB

05-2006

Tăng vốn điều lệ lên 595 tỷ đồng

05-2006

Tăng vốn điều lệ lên 711 tỷ đồng

06-2006

Triển khai thành công Dự án Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng

06-2006

Thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế VISA

07-2006

Chính thức phát hành độc lập thẻ ghi nợ nội địa VIB Values

07-2006

Thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard

09-2006

Kỷ niệm 10 năm thành lập

09-2006

Hệ thống ATM chính thức đi vào hoạt động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Giải pháp cải thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu - 5


Ngày

Sự kiện

11-2006

Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng

12-2006

Được NHNN chấp thuận cho phát hành thẻ thanh toán quốc tế

VISA và MasterCard

04-2007

Nhận giải thưởng “Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng quốc gia”

07-2007

Bảo lãnh phát hành thành công trái phiếu Công ty Cổ phần đầu tư

hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

08-2007

Tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng

11-2007

Được hãng tin quốc tế Bloomberg lựa chọn là 1 trong 10 Ngân

hàng báo giá đại diện cho thị trường tài chính Việt Nam

12-2007

Tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng

05-2008

Lần thứ 4 liên tiếp nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt

07-2008

Ra mắt dịch vụ Ngân hàng trực tuyến VIB 4U

07-2009

Tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 2.200 tỷ đồng

09-2009

Triển khai Chương trình tái định vị thương hiệu

11-2009

Tăng vốn điều lệ từ 2.200 tỷ đồng lên 2.400 tỷ đồng

01-2010

Tăng vốn điều lệ từ 2.400 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng

01-2010

Thành lập Công ty Quản lý Nợ và khai thác tài sản VIB AMC

03-2010

Nhận danh hiệu: “Doanh nghiệp có dịch vụ tốt nhất 2010”

04-2010

Công bố thỏa thuận hợp tác chiến lược với CBA

09-2010

CBA mua 15% cổ phần, tăng vốn điều lệ từ 3,400 tỷ lên 4,000 tỷ

12-2010

Nhận giải Top Trade Service Award do Bộ Công Thương ban tặng

03-2011

Nhận giải Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất sắc nhất

từ HSBC

09-2011

Kỷ niệm 15 năm thành lập.

10-2011

CBA tăng tỷ lệ sở hữu Cổ phần từ 15% lên 20%.

11-2011

Nhận giải Ngân hàng thanh toán xuất sắc của Citigroup


2.1.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy


ạ ộ ồ ổ

ổ ố

ộ ố

ế ủ

ế ị

ể ị ờ

ế ộ ụ

ể ụ

ị ế

ị ờ

ề ệ

ẩ ị

ả ể

ả ẩ


ề ử

ạ ố

ế ộ

ả ề

ị ụ

ệ ẻ

ỗ ợ ị

ự ế

ộ ồ ả ị

ể ộ ộ


Ủ ề ử

ả ị


ả ủ

ả ủ

ạ ộ

ả ủ

ị ờ

ế ị

ể ị ờ

ệ ố

ự ế

ả ẩ

ề ử

ả ẩ


ị ụ

ế

ổ ợ

ế ợ

ế ạ

Hình 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của VIB

ấ ổ

Ủ ả ủ Ủ ộ ệ ụ ổ ợ ả ủ ệ ồ ố ả ụ ự ố ả ấ ợ ẩ ị ệ ố 1




Ủ ả

Ủ ộ





ệ ụ ổ ợ


ả ủ


ồ ố

ả ụ



ả ấ



ẩ ị

ệ ố

ế

ệ ớ ầ

ả ả

ả ả

ộ ộ

ị ụ

ả ợ

ả ả

ả ợ

ồ ợ


ả ạ


ị ậ

Hội Đồng Quản Trị

HĐQT do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành, Ban Kiểm soát và các Ủy ban.

Ban Kiểm Soát

Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính


hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.

Ban điều hành

- Bà Dương Thị Mai Hoa, Tổng Giám đốc:

Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, các Giám đốc khối, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

- Ông Richard Harris, Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ.

- Ông Lê Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc khối Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại hối.

- Bà Vũ Thúy Quỳnh, Giám đốc Khối Doanh nghiệp FDI.

- Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc Khối Quản lý Rủi ro.

- Ông Hồ Vân Long, Giám đốc Tài chính.

Các khối, ban nghiệp vụ, và công ty trực thuộc

Tính đến 31/12/2013, VIB có:

- 7 Khối, 4 Ban và 1 công ty trực thuộc gồm: Khối Nghiệp vụ Tổng hợp, Khối Quản lý rủi ro, Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối Ngân hàng Bán lẻ, Khối Nguồn vốn và kinh doanh ngoại hối, Khối quản lý tín dụng, Khối Khách hàng Doanh nghiệp FDI, Ban Tài Chính, Ban Nhân sự, Ban Marketing và truyền thông, Ban Dự án chuyển đổi Chi nhánh và Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản VIB (VIB AMC).

- 9 Vùng với 164 đơn vị kinh doanh (Sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, Quỹ Tiết kiệm) tại 27 tỉnh thành:

Vùng Nam Hà Nội gồm một số đơn vị tại Hà Nội và các đơn vị tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, với 22 đơn vị kinh doanh.

Vùng Bắc Hà Nội gồm Sở giao dịch, các đơn vị còn lại tại Hà Nội và các đơn vị tại các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ với 20 đơn vị kinh doanh.


Vùng Đông Hồ Chí Minh gồm một số đơn vị tại Thành phố Hồ Chí Minh với 27 đơn vị kinh doanh.

Vùng Tây Hồ Chí Minh gồm số đơn vị còn lại tại Thành phố Hồ Chí Minh với 26 đơn vị kinh doanh.

Vùng Đông Bắc gồm các đơn vị kinh doanh tại các tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương với 15 đơn vị kinh doanh.

Vùng Miền Trung gồm các đơn vị tại các tỉnh: Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi với 8 đơn vị kinh doanh.

Vùng Nam Trung Bộ gồm các đơn vị kinh doanh tại các tỉnh: Bình Định, Khánh Hoà, Đắc Lắc, Lâm Đồng với 8 đơn vị kinh doanh.

Vùng Đông Nam Bộ gồm các đơn vị kinh doanh tại các tỉnh: Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh với 12 đơn vị kinh doanh.

Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long gồm các đơn vị kinh doanh tại các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau với 8 đơn vị kinh doanh.

2.1.1.3 Mục tiêu và Chiến lược kinh doanh của VIB

- Tiếp tục tập trung vào phát triển sản phẩm và hoạt động kinh doanh bán lẻ (khách hàng cá nhân) và bán buôn (khách hàng doanh nghiệp) như xây dựng các sản phẩm phù hợp trên nền công nghệ sẵn có đồng thời tạo dựng thương hiệu VIB để khẳng định vị thế của mình trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường. VIB đang tăng cường hoạt động kinh doanh và phát triển cơ sở khách hàng dựa trên việc cung cấp các sản phẩm ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường.

- Xây dựng các sản phẩm và dịch vụ đa dạng và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. VIB hiện đang cung cấp và sẽ phát triển hơn nữa các sản phẩm và dịch vụ với nhiều tính năng cho các khách hàng hiện đang sử dụng các dịch vụ truyền thống của VIB.

- Tăng cường đầu tư và phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ: VIB cũng là một trong hai nhà cung cấp thẻ Mastercard sử dụng công nghệ Chip đầu tiên tại Việt Nam. VIB đang tăng cường tìm kiếm và hợp tác với một số đối tác như JCB,

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí