Một Số Quy Định Chung Về Cho Vay Ngắn Hạn Của Nh Nno & Ptnt Chi Nhánh Mỹ Lâm


2.2.4.2 Một số quy định chung về cho vay ngắn hạn của NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm

a. Đối tượng cho vay ngắn hạn

Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:

- Giá trị vật tư, hàng hóa, các khoản chi phí để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh như trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, điện nước, giao thông thủy lợi, xây dựng và sửa chữa mua sắm thiết bị tiện nghi sinh hoạt gia đình.

- Các nhu cầu tài chính theo quy định, như thuế xuất nhập khẩu để làm thủ tục xuất nhập khẩu nếu giá trị lô hàng đó hình thành bằng vốn vay của ngân hàng.

b. Nguyên tắc cho vay

Khách hàng vay vốn NH NNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm phải thực hiện đúng các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của vốn vay, tạo điều kiện cho việc hoàn trả nợ tốt. Nếu người vay sử dụng vốn không đúng mục đích thì có thể thu hồi trước thời hạn.

- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo các NH hoạt động bình thường. Do đó yêu cầu khách hàng phải trả đúng hạn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

c. Điều kiện cho vay

* Điều kiện

Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm - Tỉnh Kiên Giang - 5

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chiu trách nhiệm hành vi nhân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có dự án đầu tư, phương thức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống trong nước khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay của Chính phủ, của Thống đốc NHNN và hướng dẫn của NH NNo & PTNT.


Cán bộ tín dụng

Trưởng phòng tín dụng

3

4

Ban giám đốc

1

* Quy trình cho vay ngắn hạn


5a

Khách hàng

2

6

5b

P. Kế toán ngân quỹ

Hình 2.2: Quy trình cho vay ngắn hạn

* Giải thích quy trình

(1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn lập hồ sơ gửi cán bộ tín dụng.

(2) Cán bộ tín dụng nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, báo cáo thẩm định cho cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.

(3) Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tín hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay và báo cáo thẩm định cho cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.

(4) Giám đốc NH nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định hoặc tái thẩm định do trưởng phòng tín dụng trình quyết định cho vay hoặc không cho vay.

(5a) Nếu không cho vay thì thông báo từ chối cho vay cho khách hàng biết bằng văn bảng và nêu rõ lý do không cho vay.

(5b) Nếu đồng ý cho vay thì NH nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản). Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay chuyển cho phòng kế toán thực hiện nghiệp vụ hoạch toán kế toán, thanh toán chuyển thủ quỹ để giải ngân.

(6) Phát tiền vay cho khách hàng.


2.3. Một số khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn

2.3.1 Một số khái niệm liên quan

2.3.1.1 Cho vay

Là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NH NNo & PTNT Việt Nam giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

2.3.1.2 Doanh số cho vay:

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà NH cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định.

2.3.1.3 Doanh số thu nợ:

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà NH thu về được trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

2.3.1.4 Dư nợ:

Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà NH đã cho vay và chưa thu được vào thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, NH sẽ dựa vào ba chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ và dư nợ đầu kì.

2.3.1.5 Nợ quá hạn

Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho NH mà không có lý do chính đáng. Khi đó NH chuyển từ tài khoản nợ trong hạn (nhóm 1) sang tài khoản nợ quá hạn.

2.3.2 Một số chỉ tiêu trong phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn

2.3.2.1 Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động

Vốn huy động

Công thức: Tỷ lệ tổng dư nợ/vốn huy động (lần) = Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của NH có hiệu quả hay không.

2.3.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn

Tổng dư nợ

Công thức:Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Nợ quá hạn


*100


Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của NH, NH nào có chỉ số này càng thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của NH càng cao.

2.3.2.3 Hệ số thu nợ:

Doanh số cho vay

Công thức:Hệ số thu nợ (%) = Doanh số thu nợ


*100%


Hệ số thu nợ càng lớn thì càng tốt, chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cho vay của NH sẽ thu được bao nhiêu đồng lời trong một thời kỳ kinh doanh nào.

2.3.2.4 Vòng quay vốn tín dụng

Dư nợ bình quân

Công thức:Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = Doanh số dư nợ

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Tỷ số càng lớn thì hiệu quả sử dụng càng cao.


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1. Khóa luận “Nghiên cứu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm”do Đặng Thế Hùng thực hiện năm 2011. Đề tài đã sử dụng phương pháp so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối để phân tích kết quả kinh doanh, phân tích kết quả nguồn vốn của Ngân hàng, phân tích doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn theo đối tượng và ngành nghề kinh tế qua 3 năm (2008 – 2010) và đưa ra một số giải pháp khắc phục để hoàn thiện hơn trong tương lai.

2. Luận văn “Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Ngã Bảy – Hậu Giang” do Nguyễn Thùy Linh thực hiện năm 2008. Luận văn đã sử dụng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối để làm rõ kết quả kinh doanh và phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn theo đối tượng và mục đích sử dụng vốn từ năm 2005 – 2007. Qua quá trình phân tích tác giả đã đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện Ngân hàng trong tương lai.

3. Khóa luận “Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Phú Hòa” do Nguyễn Ngọc Sáng thực hiện năm 2010. Đề tài nghiên cứu về kết quả kinh doanh của Qũy tín dụng và phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn theo đối tượng và mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2007 – 2009 bằng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối. Từ đó đề xuất một số giải pháp cho hoạt động cho vay ngắn hạn.

4. Khóa luận “Phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại NH NNo & PTNT huyện Phú Tân tỉnh An Giang” do Đặng Minh Châu sinh viên K 7Athực hiện năm 2016. Khóa luận nghiên cứu tình hình tín dụng tại Ngân hàng từ cơ cấu nguồn vốn, doanh số cho vay, dư nợ qua các năm 2013- 2015. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu các tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của hộ thông qua thu thập số liệu sơ cấp và thức cấp, chạy mô hình SPSS và đề ra biện pháp khác phục nhằm hoàn thiện hơn hoạt đông tín dụng hộ sản xuất kinh doanh.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH MỸ LÂM

– TỈNH KIÊN GIANG

3.1 Tổng quan về ngân hàng

3.1.1 Khái quát về NH NNo & PTNT

Thành lập vào ngày 26/03/1988 hoạt động của Luật tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay NH NNo & PTNT Việt Nam (NHNo) là NH Thương Mại Quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam.

NH NNo là ngân hàng lớn nhất VN cả về vốn, tài sản, đội ngũ Cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến cuối năm 2011, NH NNo có 2.275 tỷ VNĐ vốn tự có (theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ, đến 7/02 vốn tự có là 3.775 tỷ VNĐ và đến tháng 01/2004 là 5.865 tỷ VNĐ); trên 70 ngàn tỷ VNĐ tổng tài sản có; 1568 7 chi nhánh toàn quốc;

24.000 CBNV và có quan hệ với trên 7.500 doanh nghiệp, 8 triệu hộ sản xuất kinh doanh và trên năm mươi triệu khách hàng giao dịch các loại.

Là NH đầu tư tích cực vào đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Hiện NH NNo đã kết nối trên diện rộng mạng lưới máy tính từ trụ sở chính đến hơn 1.500 chi nhánh; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, NH NNo hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ NH hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

Là NH có mạng lưới NH đại lý lớn với trên 700 NH, tổ chức tài chính quốc tế ở gần 90 quốc gia khắp các quốc gia khắp các Châu lục. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông Nghiệp Nông Thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) và Hiệp hội Tín dụng Nông Nghiệp Quốc Tế (CICA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 1998, được đăng cai tổ chức Hội nghị tín dụng nông nghiệp Quốc tế ( CICA); đã đăng cai tổ chức Hội nghị tín dụng NNo quốc tế CICA lần thứ 31, tháng 11 năm 2001 tại Hà Nội. Tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các dự án của các tổ chức tín dụng ngân hàng quốc tế đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD, … với 53 dự án, tổng số vốn 1.645 triệu USD.


Với vị thế là NH thương mại hàng đầu Việt Nam, NH NNo đã nỗ lực hết mình đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ qua đó đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghệ hóa và phát triển kinh tế của đất nước.

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của NH NNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm

Thực hiện theo định hướng, chiến lược và những giải pháp hoạt động của NH NNo Việt Nam, xác định được nơi tập trung dân cư, có thị trường hàng hóa phát triển trong hiện tại và trong tương lai. Nhu cầu đòi hỏi bức xúc của người dân về những sản phẩm và dịch vụ của NH cung cấp, để họ có điều kiện thuận lợi trong việc vay, gửi tiền, đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh và sinh hoạt tiêu dùng.

Dựa trên những yếu tố cơ sở đó NH NNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm được hình thành (tiền thân là Quỹ Tiết Kiệm Số 5) là một Doanh nghiệp Nhà Nước được thành lập theo quyết định số 02- NH NNo- KG ngày 20/01/1999 của Chủ tịch hội đồng quản trị về việc chuyển Quỹ Tiết Kiệm Số 5 thành NH NNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi và phục vụ tốt hơn cho nhu cầu cần thiết của người dân, bổ sung tiềm lực hỗ trợ cho chi nhánh trong cùng hệ thống, giải quyết thêm công ăn việc làm, ổn định lâu dài cho cán bộ, tạo thêm doanh thu để trang trải chi phí,…

Thực hiện theo quy chế kèm theo quyết định số 210/NH NNo – QĐ ngày 19/05/1996 của chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc NH NNo VN nội dung hoạt động chính của NH NNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm là: thực hiện công tác huy động vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán tư nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, phát hành kỳ phiếu, dịch vụ cầm đồ, thực hiện cho vay, thu nợ hộ nông dân, hộ sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp tư nhân, cá thể, các thành phần kinh tế,..

- Tên giao dịch: NH NNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm.

- Tư cách pháp nhân: theo pháp luật Việt Nam, hạch toán kế toán phụ thuộc có con dấu riêng.

- Địa điểm: tại số 105 quốc lộ 80, ấp Hưng Giang, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

- Số điện thoại: 077.3893766

- Địa bàn hoạt động: xã Mỹ Lâm, Mỹ Hiệp Sơn, Mỹ Phước, Mỹ Thái, Mỹ Thuận, Sơn Kiên, Phi Thông, Lình Huỳnh, Thổ Sơn, TP. Rạch Giá.


3.1.3 Cơ cấu tổ chức

3.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức


BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Kế Toán Ngân Quỹ

Phòng Tín Dụng

Phòng GDSóc Sơn

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

3.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

► Phòng Giám Đốc:

- Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.

- Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay. Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay năng lượng cho các cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát trưởng.

►Phòng phó giám đốc:

- Có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức tài chính thẩm định vốn.

- Thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc vắng mặt và báo cáo lại kết quả công việc kinh doanh khi giám đốc có mặt tại đơn vị.

- Giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành một số nghiệp vụ do giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của mình.

►Phòng tín dụng:

- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

- Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NH NNo & PTNT trực thuộc trên địa bàn.

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 27/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí