Căn Cứ Xác Định Nợ Quá Hạn Trong Hoạt Động Cho Vay Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ở Việt Nam

Chương 2

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ VỀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN


2.1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.1.1. Căn cứ xác định nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam

Để xác định một khoản tiền mà TCTD cho khách hàng vay đã quá hạn hay chưa thì căn cứ vào các văn bản pháp luật do nhà nước, Chính phủ, các Bộ, Ban ngành ban hành. Cụ thể, tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN đã quy định về phân loại nợ thành 5 nhóm theo phương pháp định lượng như sau:

• Nhóm 1: (Nợ đủ tiêu chuẩn)

• Nhóm 2: (Nợ chú ý) Nhóm có nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ đã đượ cơ cấu lại

• Nhóm 2: (Nợ dưới tiêu chuẩn) Nhóm có nợ quá hạn dưới 90 ngày đến 180 ngày hoặc khoản nợ đã được cơ cấu lại nhưng nợ quá hạn vẫn dưới 90 ngày.

• Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn trên 180 ngày đến 360 ngày hoặc các khoản nợ đã được cơ cấu lại nhưng vẫn quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

• Nhóm 5: Nhóm có khả năng mất vốn

Mục tiêu của việc phân chia này để áp dụng các biện pháp cần thiết trích lập dự phòng (nợ nhóm 1: 0%; nợ nhóm 2: 5%; nợ nhóm 3: 20%; nợ

So sánh pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ về xử lý nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại cổ phần - 5

nhóm 4:50%; nợ nhóm 5:100%).

Nếu xét ở góc độ an toàn tín dụng đơn thuần thì đây là biện pháp phòng

ngừa và sẵn sang xử lý rủi ro. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ các TCTD thì cần cân nhắc quy định cho phù hợp. Nếu sử dụng phương pháp xếp hạng khách hàng cứng nhắc thì sẽ dẫn đến tình trạng nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của các TCTD sẽ có thể ở mức rất cao, làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn của toàn hệ thống. Như vậy việc phân loại nợ quá hạn căn cứ vào thời gian quá hạn chưa phản ánh đúng tình hình nợ quá hạn của NHTM bởi trên thực tế có những khoản nợ tuy chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khoản nợ đó có nguy cơ bị mất do khách hàng vay gặp rủi ro thì theo cách phân loại trên sẽ bị bỏ sót.

Theo phương pháp định tính tại Điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN thì việc phân loại nợ được quy định như sau:

• Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

• Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

• Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

• Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao.

• Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Việc phân loại nợ theo phương pháp định tính như trên đã tiến dẫn đến cách phân loại nợ của thế giới, đánh giá được đúng thực trạng nợ quá hạn, nợ quá hạn ở khối các NHTM. Quyết định trên đặt ra yêu cầu quản lý nợ, kiểm soát rủi ro cao hơn đối với các TCTD và việc thi hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN sẽ đánh giá đúng bản chất và chất lượng tín dụng ở các

TCTD. Việc thi hành quyết định này đòi hỏi các ngân hàng thương mại cổ phần phải có nhiều thay đổi ví dụ như yêu cầu đủ vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn khác để trích lập dự phòng rủi ro cũng như thay đổi liên quan đến cơ cấu tổ chức, nhân sự, hệ thống thông tin, dữ liệu để quản lý nợ quá hạn. Mặt khác, các quy định mới cũng đặt ra yêu cầu đối với NHNN trong việc phát triển cơ cấu tổ chức và nhân sự để đáp ứng nhu cầu thực tế. NHNN sẽ có thông tin chính xác hơn về các khoản nợ quá hạn, nợ quá hạn, chất lượng hoạt động tín dụng của từng TCTD và toàn hệ thống TCTD, đồng thời NHNN có thể chủ động và có tầm nhìn bao quát hơn trong đánh giá khả năng quản lý, kiểm soát nội bộ và khả năng chịu đựng rủi ro của các chủ thể này. Không những thế, NHNN sẽ có khả năng quản lý và thanh tra giám sát các TCTD một cách hiệu quả hơn. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN còn là công cụ hỗ trợ thực hiện đánh giá TCTD. Sau một thời gian ban hành quy định ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần của các TCTD, vừa qua NHNN đã sửa đổi, bổ sung một số điều trong văn bản pháp luật này bằng Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN cụ thể, rõ rang và phù hợp với điều kiện thực tế của các TCTD là các tiêu chí mà NHNN hướng đến khi soạn thảo ban hành. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN đã quản lý rủi ro chặt chẽ hơn đối với các cam kết.

Theo Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN thì các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời điểm thể hiện cụ thể (gọi chung là cam kết ngoại bảng) phải được TCTD đánh giá phân loại theo 5 nhóm thay vì phân vào một nhóm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Điều này có nghĩa là các cam kết ngoại bảng có rủi ro tín dụng tương đương với các khoản nợ nội bảng được phân loại chặt chẽ hơn và cũng phản ánh chính xác hơn rủi ro tín dụng của các TCTD.

Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN với đặc thù là các quy định mang tính nguyên tắc nên đồi hỏi khi triển khai thực hiện, TCTD cần căn cứ tính hình cụ thể thực tế và các quy định liên quan để đưa ra các hướng dẫn nội bộ chi tiết, phù hợp với đặc thù nội bộ của cơ quan, đảm bảo quản lý rủi ro tín dụng tốt.

Tại cuộc tọa đàm về thực hiện các quy định an toàn và quản lý rủi ro tại TCTD Việt Nam do NHNN tổ chức vào cuối năm 2009, các chuyên gia khuyến cáo cần phải có lộ trình để các TCTD triển khai thống nhất cách phân loại nợ theo phương pháp định tính, theo Điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN thay vì định lượng. NHNN cho rằng việc các TCTD chủ yếu phân loại nợ theo định lượng (theo kỳ hạn trả nợ đã được gia hạn nợ hoặc cơ cấu lại nợ) khiến tỷ lệ nợ quá hạn chưa phản ánh chất lượng tín dụng thực tế. Đây là một trong những nguyên nhân làm TCTD chưa xác định được chính xác (ở mức độ cho phép) mức độ rủi ro hiện có và rủi ro tiềm năng.

Vấn đề đánh giá các khoản vay, chất lượng tài sản sẽ trở thành nhiệm vụ thường xuyên của thanh tra NHNN. Để làm được điều đó, NHNN sẽ phải xây dựng cơ chế kiểm tra và giám sát trong việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá đó và việc cho vay có đảm bảo để hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất cho các ngân hàng thương mại cổ phần và cho cả nền kinh tế.

2.1.2. Quản lý và hạn chế nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, các giao dịch dân sự cũng như kinh tế trở nên đa dạng và phức tạp, do đó HĐKD không thể tránh khỏi rủi ro và hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần không nằm ngoài quy luật đó. Các ngân hàng thương mại cổ phần thường không công bố một cách chính thức các khoản nợ của ngân hàng thương mại cổ phần mình, song đều e ngại về các khoản nợ quá hạn mà đặc biệt là nợ khó đòi. Thực tế, trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ quá hạn ở các NHTM luôn ở mức cao, giao động từ 13-14% so

với mức cho phép là 5%. Tình trạng nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng có chiều hướng gia tăng. Theo báo cáo của NHNN tỷ trọng nợ quá hạn có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo báo cáo của NHNN tỷ trọng nợ quá hạn cưa kể nợ quá hạn đã được khoanh năm 1996 của toàn hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần là 5,6% và đến năm 2002 dự nợ quá hạn tăng gấp hai lần so với năm 2000 là 8,7%; năm 2003 là 8,02% trong tổng dự nợ quá hạn không chỉ là khoản dư mới phát sinh mà còn nhiều món nợ từ năm trước.

Theo số liệu mà NHNN công bố vào cuối năm 2005, tình hình nợ quá hạn của hầu hết NHTM đều ở mức rất thấp, chủ yếu dưới 2% ở khối cổ phần và bình quân 5,% ở khối quốc doanh mà cao nhất thuộc về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển (BIDV) với khoảng 9%; kể đến là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương khi con số trong bản cáo bạch đưa ra là 2,8%.

Tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2011, tổng nợ quá hạn của ngành ngân hàng thương mại cổ phần vào khoảng 75000 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ quá hạn từ 2,16% cuối năm tăng lên 3,1% trong đó nợ nhóm 5, nợ có khả năng mất vốn chiếm 7%. Đáng chú ý là lĩnh vực bất động sản tỷ lệ vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần cho vay khu vực này tính đến tháng 3/2011 chiếm khoảng 10,8% tổng dư nợ, so với Thái Lan có 6% và Malaysia là 7%.

Nợ quá hạn của một số ngân hàng thương mại cổ phần ở khối DNNN tính đến tháng 6/2011: Ngân hàng thương mại cổ phần Nông nghiệp và phát triển Nông tong là 2,5% năm 2007 tăng lên 2,68% năm 2008, 2,6% năm 2009 và 6,67% năm 2011, cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn ở mức độ thấp, Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Vietcombank là 3,7%, trong đó nợ có khả năng mất vốn là 3731 tỷ đồng. Với thực trạng nợ quá hạn ở mức co như vậy cần phải có biện pháp để quản lý và hạn chế nợ quá hạn giúp các NHTM thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính.

Cụ thể, bên cạnh các biện pháp như: Đánh giá khoản vay, thực hiện đúng quy trình tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng thương mại cổ phần, phân tán rủi ro thì các ngân hàng thương mại cổ phần phải căn cứ vào quy định của pháp luật về điều kiện cho vay, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Căn cứ vào quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/QĐ-NHNN, Điều 7 thì TCTD xem xét và cho vay đối với khách hàng vay khi có đủ điều kiện như: có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; có khả năng tài chính, đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết; có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định pháp luật; thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN [17].

Không những thế, trong quá trình cho vay TCTD còn phải thường xuyên kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng theo quy định tại Điều 21 Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN, cụ thể: TCTD có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; TCTD xây dựng quy trình và thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn và sử dụng vón vay và trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm hoạt động của TCTD và tính chất của khoản vay, nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay; gửi quy trình kiểm tra giám sát vốn vay của khách hàng cho Thanh tra NHNN [18].

2.1.3. Biện pháp xử lý nợ quá hạn trong hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần

Việc xử lý nợ quá hạn phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật. Việc thu hồi nợ đã đến hạn thanh toán phải được thực hiện theo các nguyên tắc. Trong trường hợp cho vay có TSBĐ thì các bên: Tuân thủ cam kết trong

hợp đồng. Khi đến hạn mà khách hàng vay, bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ với TCTD thì TSBĐ được xử lý để thu hồi nợ. TSBĐ phải được xử lý theo các phương thức mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, trường hợp các bên không xử lý được theo các phương thức đã thỏa thuận thì ngân hàng thương mại cổ phần có các quyền hạn như chuyển nhượng tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ. Các ngân hàng thương mại cổ phần cũng có quyền chuyển giao quyền thu hồi nợ và ủy quyền cho bên thứ ba xử lý TSBĐ tiền vay để thu hồi nợ. Trường hợp một TSBĐ cho nhiều nghĩa vụ trả nợ, nếu phải xử lý TSBĐ tiền vay để thực hiện một nghĩa vụ trả nợ đến hạn, thì các nghĩa vụ trả nợ khác tuy chư đến hạn cũng được coi là đến hạn và được xử lý TSBĐ tiền vay để thu hồi nợ. Nếu tài sản không xử lý được do không thỏa thuận giá bán, thì ngân hàng thương mại cổ phần có quyền quyết định giá bán để thu hồi nợ. Trên thực tế, mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ nhưng ngân hàng thương mại cổ phần vẫn không thu hồi được khoản nợ do khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, do vậy ngân hàng thương mại cổ phần buộc phải khởi kiện khách hàng vay ra tòa để đòi nợ. Tại bản án sơ thẩm số 73/2011/KDTM-ST ngày 20/05/2011 về tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là ngân hàng thương mại cổ phần BIDV và Bị đơn là Công ty cổ phần đầu tư sản xuất thương mại Nam Á. Theo đơn khởi kiện và các lời khai tại tòa thì Công ty Nam Á không trả được vốn vay cho ngân hàng thương mại cổ phần BIDV khi hết hạn vay nên ngân hàng thương mại cổ phần đã làm đơn khởi kiện. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định: Buộc Công ty Nam Á phải thanh toán cho Ngân hàng thương mại cổ phần BIDV tổng nợ gốc và lãi 5,2 tỷ VND theo hợp đồng tín dụng. Trong trường hợp không trả được nợ hoặc không trả đủ số nợ thì ngân hàng thương mại cổ phần có quyền yêu cầu Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội phát mại các TSBĐ để thu hồi nợ.

Tuân thủ nguyên tắc công khai, nhanh chóng, thuận tiện. Việc xử lý TSBĐ phải tuân thủ nguyên tắc công khai, thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, đảm bảo quyền, lợi ích của các bên và tiết kiệm chi phí. Trong trường hợp chủ sở hữu TSBĐ bị khởi tố về một hành vi phạm tội không liên quan đến việc vay vốn của ngân hàng thương mại cổ phần hoặc không liên quan đến nguồn gốc hình thành TSBĐ, thì TSBĐ của người đó không bị kê biên và được xử lý. Khi ký kết hợp đồng bảo đảm, các bên thỏa thuận phương thức xử lý tài sản khi bên bảo đảm không được trả nợ vay theo hợp đồng tín dụng đã cam kết. Trong trường hợp các bên không xử lý được TSBĐ theo phương thức đã thỏa thuận thì ngân hàng thương mại cổ phần có quyền chủ động áp dụng các phương thức xử lý TSBĐ. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hoặc thỏa thuận mới về việc xử lý TSBĐ và việc thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

Trên thực tế, cho vay không có TSBĐ ở các ngân hàng thương mại cổ phần không nhiều. Đối với các trường hợp cho vay không có TSBĐ hoặc cho vay theo chỉ định của Chính phủ trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đúng hạn cũng như khoản nợ không được cơ cấu lại thì ngân hàng thương mại cổ phần báo cáo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Nợ quá hạn là điều kể cả ngân hàng thương mại cổ phần cũng như khách hàng vay không ai mong muốn vậy các ngân hàng thương mại cổ phần phải giải quyết quyết liệt phối kết hợp các biện pháp để thu hồi được nợ gốc và lãi cho khách hàng vay để đảm bảo lành mạnh hệ thống tín dụng.

2.1.4. Trình tự, thủ tục xử lý nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần

Trên thực tế, hầu hết mọi khoản cho vay của NHTM đều có tái sản bảo đảm. TSBĐ bằng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh chính là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng thương mại cổ phần từ TSBĐ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2023