Tình Hình Lao Động Và Kết Quả Kinh Doanh Của Bidv

2.1.3.2. Cơ cấu các phòng ban

Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng doanh nghiệp; Thực hiện công tác tín dụng bán buôn; Công tác tài trợ dự án; Nhiệm vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu.

Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân: Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng cá nhân; Thực hiện công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng bán lẻ.

Phòng Quản lý rủi ro: Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh; Tham mưu hạn mức, giới hạn, cơ cấu tín dụng, kế hoạch giảm nợ xấu; Phân loại nợ và trích lập rủi ro; Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của Chi nhánh, Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại Chi nhánh.

Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.

Phòng Dịch vụ khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt. Thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của Phòng Quản trị tín dụng; Thực hiện công tác Thanh toán quốc tế.

Phòng tiền tệ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; tham mưu về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ.

Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: Thu thập tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh; Xây dựng kế hoạch phát triển và kế

hoạch kinh doanh; Tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin, quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của Chi nhánh.

Phòng Tài chính - Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế tóan, theo dõi quản lý tài sản (giá trị), vốn, quỹ của chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng; Tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ.

Phòng Tổ chức – Hành chính: Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động; Thực hiện công tác hành chính, lễ tân, văn thư, đảm bảo cơ sở vật chất…

Phòng Giao dịch An cựu: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ theo phạm vi được ủy quyền đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các quy trình nghiệp vụ; Thực hiện giao dịch với khách hàng, mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm các loại, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối…, Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ vay vốn theo phân quyền.

Các điểm giao dịch Thành Nội, Nguyễn Trãi, Bến Ngự: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ theo phạm vi được ủy quyền đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các quy trình nghiệp vụ (huy động vốn, cho vay cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá phát hành và cung cấp các dịch vụ ngân hàng)

2.1.4. Tình hình lao động và kết quả kinh doanh của BIDV

2.1.4.1. Tình hình sử dụng lao động

Trong những năm qua, cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế, tình hình lao động của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng đã có nhiều thay đổi, thể hiện ở số liệu thống kê của Bảng 2.1:

Tổng số lao động của chi nhánh tăng trong năm 2014 và giữ nguyên trong năm 2015. Số lao động năm 2013 là 103 người. Năm 2014, chi nhánh tuyển thêm 6 nhân sự, tương ứng tăng 5,8% so với năm 2013. Năm 2015, chi nhánh có một số thay đổi về nhân sự nhưng số lượng lao động vẫn giữ nguyên.

Phân tích cơ cấu lao động theo giới tính, cho thấy lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng cao, dao động trong khoảng từ 51,4% đến 63,1%, trong khi lao động nam chiếm tỷ trọng từ 38,9% đến 48,6%.

Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2013-2015)

Đvt: người



STT


Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Thay đổi (%)

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

2014/2013

2015/2014

1

Tổng số lao động

103

100

109

100

109


5,8

0

2

Theo giới tính









2.1

Nam

38

36,9

53

48,6

50

45,9

39,5

(5,7)

2.2

Nữ

65

63,1

56

51,4

59

54,1

(13,8)

5,4

3

Theo trình độ









3.1

Trên Đại học

4

3,9

4

3,7

11

10,1

0

175,0

3.2

Đại học

93

90,3

99

90,8

92

84,4

106,5

(7,1)

3.3

Trung cấp, cao đẳng

1

1,0

2

1,8

2

1,8

100,0

0

3.4

Chưa qua đào tạo

5

4.80

4

3,7

4

3,7

(20)

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Huế giai đoạn 2013 - 2015 - 5

(Nguồn: BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế) Phân tích cơ cấu lao động theo trình độ lao động, cho thấy lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất, dao động trong khoảng từ 84,4% lên 90,8%; lao động có trình độ trên đại học không không thay đổi trong năm 2014 (4 người) nhưng lại tăng mạnh vào năm 2015 (11 người, tăng 175% so với năm 2014 và chiếm 10,1% so với tổng số lao động năm 2015); lao động có trình độ trung cấp và lao động phổ thông chỉ biến động nhẹ theo chiều hướng giảm do cán bộ đến tuổi nghỉ hưu. Trong 3 năm, chi nhánh đã chú trọng đến chất lượng cán bộ trong công tác tuyển dụng, tuy nhiên, Chi nhánh chưa thực hiện mạnh dạn đẩy mạnh công tác tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao và cũng chưa thật sự quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Đây là thách thức lớn đối với chi nhánh để phát triển

dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.

2.1.4.2. Kết quả kinh doanh

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2013-2015)

Đvt: Tỷ đồng



STT


Chỉ tiêu


2013


2014


2015

So sánh

2014/2013

2015/2014

±

%

±

%

1

Tổng thu nhập

338,10

422,26

496,67

84,16

24,89

74,41

17,62


Trong đó: Thu

lãi cho vay

153,42

199,81

261,61

46,39

30,24

61,80

30,93

2

Tổng chi

300,62

362,08

413,79

61,46

20,44

51,72

14,28


Trong đó: Chi

trả lãi

121,19

138,71

128,74

17,52

14,46

(9,97)

(7,19)

3

Chênh lệch

thu chi

37,48

60,18

82,88

22,71

60,59

22,70

37,71

600


500


400


300


200


100


0

2013

Tổng thu nhập

2014

Tổng chi

2015

Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)






496.67

338.10

300.62


362.08




Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh (2013-2015)

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)

Nhìn chung, tổng thu nhập và chi phí qua các năm dều tăng. Trong đó, tổng thu nhập và chi phí của BIDV chủ yếu là từ hoạt động huy động vốn và cho vay.

Năm 2014, tổng thu nhập tăng 24,89% và tổng chi phí tăng 20,44% so với năm 2013. Sang năm 2015, tổng thu nhập tăng 17,62% và tổng chi phí tăng 14,28%.

Như vậy, tốc độ tăng trưởng thu chi tương đối tốt trong hai năm 2014 và 2015 . Mặc dù trong năm 2014 huy động vốn tăng mạnh (tăng 61,07%) nhưng chi trả lãi năm 2014 chỉ tăng 14,46% so với năm 2013 và chi trả lãi năm 2015 giảm 7,19%. Nguyên nhân là do trong năm 2014, BIDV Huế huy động được nhiều nguồn vốn giá rẻ từ Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội..., huy động từ công ty TNHH MTV sổ xố kiến thiết Thừa Thiên Huế là 150 tỷ đồng; Công ty TNHH thương mại Carlsberg là 70 tỷ đồng; Công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 300 tỷ đồng.

2.1.4.3. Tình hình huy động vốn

Bảng 2.3: Tình hình Huy động vốn của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2013-2015)

Đvt: Tỷ đồng



Chỉ tiêu


2013


2014


2015

So sánh

2014/2013

2015/2014

±

%

±

%

Tổng huy động vốn

1.594,95

2.569,03

3.394,02

974,08

61,07

824,99

32,11

HĐV theo kỳ hạn


Không kỳ hạn

210,15

439,63

347,02

229,48

109,20

-92,61

-21,07

Có kỳ hạn

1.384,80

2.129,40

3.047,00

744,60

53,77

917,60

43,09

Kỳ hạn 12 tháng

trở xuống

1.335,93

1.778,35

2.523,61

442,42

33,12

745,26

41,91

Kỳ hạn trên 12 tháng

48,87

351,05

523,39

302,18

618,33

172,34

49,09

Theo đối tượng

khách hàng


Định chế tài chính

741,76

362,58

489,91

-379,18

-51,12

127,33

35,12

Doanh nghiệp

454,11

663,43

1004,36

209,32

46,09

340,93

51,39

Cá nhân

399,07

1543,02

1899,75

1143,94

286,65

356,73

23,12

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)


4,000


3,500


3,000


2,500


2,000


1,500

3,394.02

2,569.03

1,000

1,594.95

500


0

2013

2014

2015

Tỷ đồng

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn huy động (2013-2015)

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015) Tổng nguồn vốn huy động huy động của Chi nhánh trong 3 năm từ 2013 đến 2015 liên tục tăng, đặc biệt năm 2014 tăng mạnh. Năm 2014 tăng đến 61,07% so

3,000


2,500

2,523.61

2,000


1,500

1,778.35

1,335.93

1,000


500

523.39

48.87

351.05

0

2013

2014

2015

Kỳ hạn 12 tháng trở xuống

Kỳ hạn trên 12 tháng

Tỷ đồng

với năm 2013, trong khi đó năm 2015 tăng 32,11% so với năm 2014.


Biểu đồ 2.3: Huy động vốn theo kỳ hạn (2013-2015)

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)

Phân tích cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn cho thấy khách hàng chuộng tiền gửi có kỳ hạn hơn tiền gửi không kỳ hạn: huy động tiền gửi có kỳ hạn liên tục tăng trong 3 năm nhưng tiền gửi không kỳ hạn chỉ tăng trong năm 2014 và đến năm 2015 thì giảm 21,07% so với năm 2014. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động kỳ hạn 12 tháng trở xuống chiếm tỷ trọng lớn hơn và tốc độ tăng qua các năm cũng lớn hơn so với nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng. Nguyên nhân là do BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế với định hướng là nhằm muốn tăng khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng khác nên đã liên tục đưa ra các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn rất thuận tiện cho khách hàng như sản phẩm “tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt” cho phép người gửi tiền có thể rút trước hạn một phần số tiền đã gửi nhưng vẫn được hưởng nguyên lãi suất của kỳ hạn tương ứng đối với số tiền còn lại, hay sản phẩm “tiền gửi không tròn kỳ” cho phép khách hàng gửi tiền với kỳ hạn 2 ngày, 3 ngày,

2,000


1,800


1,600


1,400


1,200


1,000

1,899.75

800

1,543.02

600

1,004.36

400

741.76

663.43

200

454.11

399.07

362.58

489.91

0

2013

2014

2015

Định chế tài chính

Doanh nghiệp

Cá nhân

Tỷ đồng

… 31 ngày, 32 ngày,… và được hưởng lãi suất như tiền gửi có kỳ hạn,… Cũng chính vì vậy mà khách hàng chỉ muốn gửi tiền ngắn hạn chứ không gửi dài hạn.


Biểu đồ 2.4: Huy động vốn theo đối tượng khách hàng (2013-2015)

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)

Phân tích theo đối tượng khách hàng cho thấy, nguồn vốn huy động tăng chủ yếu ở khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Đặc biệt vào năm 2014,nguồn vốn huy động từ khách cá nhân tăng 1143,94 tỷ đồng, tăng 286,65% so với năm 2013. Nguyên nhân là do Chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình huy động vốn hấp dẫn cho khách hàng như Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm rút trước hạn được hưởng lãi tròn tháng, Tiết kiệm tích lũy Bảo An, Tiết kiệm lớn lên cùng yêu thương… Đặc biệt, từ năm 2012 Chi nhánh đã chú trọng đến chính sách chăm sóc khách hàng tiền gửi, theo đó đối tượng khách hàng quan trọng (khách hàng có số dư bình quân 3 tháng ≥ 1 tỷ đồng), khách hàng thân thiết (khách hàng có số dư bình quân 3 tháng ≥ 0,3 tỷ đồng) được phân giao cho từng cán bộ KHCN chăm sóc, theo dõi biến động số dư của từng khách hàng để có ứng xử phù hợp, thường xuyên gặp gỡ khách hàng thông qua các dịp tặng quà vào các ngày lễ trong năm để từ đó gắn kết bền chặt giữa khách hàng và ngân hàng. Bên cạnh đó, huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp tăng khá tốt qua các năm, cụ thể là năm 2014 tăng 46,09% và năm 2015 tăng 51,39% so với năm trước.

Như vậy, có thể kết luận được rằng tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2013-2015 khá tốt, tổng nguồn vốn trong 3 năm liên tục tăng. Tuy vậy, vốn huy động tăng không đồng đều giữa kỳ hạn 12 tháng trở xuống và kỳ hạn trên 12 tháng. Điều này có thể gây ra sự mất cân đối giữa kỳ hạn vốn huy động và kỳ hạn vốn vay, làm cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Do đó, một trong những nhiệm vụ cấp bách đối với BIDV Chi nhánh Huế là đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng rất lớn trên địa bàn. Chi nhánh có thể sử dụng một số giải pháp như:

- Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn

- Xây dựng chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt, đặc biệt chú ý vào huy động vốn trung và dài hạn.

- Chuyên biệt hóa các sản phẩm trong huy động vốn trung và dài hạn, đưa ra các dịch vụ tốt hơn (thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, giảm phí cho khách hàng…).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/05/2024