Các Nghiệp Vụ Kinh Doanh Cơ Bản Của Ngân Hàng Thương Mại

tại Việt nam, hoạt động theo pháp luật ở Việt Nam: ngân hàng Việt Nga,

SHINHAN VINA BANK, VID PUBLIC BANK,VINASIAM BANK…

d. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

Là ngân hàng được thành lập theo pháp luật nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam: CITY BANK,

BANGKOK BANK, SHINHAN BANK, DEUSTCH BANK…

e. NHTM 100% vốn nước ngoài:

Là NHTM được thành lập tại VN với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một NH nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (NH mẹ). NHTM 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân VN, có trụ sở chính tại VN: NH TNHH một thành viên Standard Chartered, NH TNHH một thành viên HSBC, NH TNHH một thành viên Shinhan…

1.1.2.2. Dựa vào chiến lược kinh doanh

a. Ngân hàng bán buôn: Là loại NH chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân.

b. Ngân hàng bán lẻ: Là loại NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

c. Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: Là loại NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho cả khách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân.

1.1.2.3. Dựa vào tính chất hoạt động

Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Huế giai đoạn 2013 - 2015 - 3

a. Ngân hàng chuyên doanh: là loại NH chỉ hoạt động chuyên môn trong một lĩnh vực như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…

b. Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là loại NH hoạt động ở mọi lĩnh vực kinh tế và thực hiện hầu như tất cả các nghiệp vụ mà một NH có thể được phép thực hiện.

1.1.3. Các chức năng của Ngân hàng thương mại[3]

1.1.3.1. Chức năng trung gian tín dụng

Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng đóng vai trò là "cầu nối" giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn.

Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, Ngân hàng thương mại hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này, Ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay.

Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa, ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi.

Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.

Đối với Ngân hàng thương mại, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại.

Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, Ngân hàng thương mại đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của Ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.


[3] PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình tài chính – tiền tệ ngân hàng, NXB Thống Kê

1.1.3.2. Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây Ngân hàng thương mại đóng vai trò là người "thủ quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ.

Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng. Bởi vì thông qua việc nhận tiền gửi, ngân hàng đã mở cho khách hàng tài khoản tiền gửi để theo dõi các khoản thu, chi, Đó chính là tiền để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng, đặt ngân hàng vào vị trí làm trung gian thanh toán. Hơn nữa, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ thể kinh tế có nhiều hạn chế như rủi ro do phải vận chuyển tiền, chi phí thanh toán lớn, đặc biệt là với các khách hàng ở cách xa nhau, điều này đã tạo nên nhu cầu khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

Với chức năng này, các Ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng... Nhờ đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian đi tới gặp chủ nợ, người phải thanh toán và lại đảm bảo được việc thanh toán an toàn. Qua đó, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền...

Đối với Ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán.

1.1.3.3. Chức năng tạo tiền

Khi có sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng phát hành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa. Nhưng với chức năng trung gian

tín dụng và trung gian thanh toán, Ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại Ngân hàng thương mại. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch.

Từ các khoản dự trữ tăng lên ban đầu, Ngân hàng thương mại sử dụng để cho vay bằng chuyển khoản, sau đó những khoản tiền này sẽ được quay lại Ngân hàng thương mại một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn. Quá trình này tiễp diễn trong hệ thống ngân hàng và tạo nên một lượng tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này, đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng.

Trong thực tế, khả năng tạo tiền của hệ thống Ngân hàng thương mại còn bị giới hạn bởi tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng.

1.1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại

1.1.4.1. Nghiệp vụ nguồn vốn (Tài sản Nợ - NGUỒN VỐN) của Ngân hàng thương mại

Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thương mại được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế.

Thành phần nguồn vốn của ngân hàng thương mại gồm:

Vốn của ngân hàng

a. Vốn điều lệ và các quỹ:

Vốn điều lệ: Là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều lệ của ngân hàng, được hình thành ngay từ khi NHTM được thành lập. Gọi là vốn điều lệ vì vốn này được ghi rõ trong bản điều lệ hoạt động của ngân hàng. Vốn điều lệ có thể được điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

Vốn điều lệ của ngân hàng được dùng để xây dựng nhà cửa, văn phòng làm việc, mua sắm tài sản, trang thiết bị nhằm tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng, số còn lại để đầu tư, liên doanh, cho vay trung và dài hạn. Các ngân hàng không được phép sử dụng nguồn vốn nào khác ngoài vốn điều lệ để đầu tư vào tài sản cố định của ngân hàng và hùn vốn liên doanh.

Các quỹ dự trữ của ngân hàng: được hình thành từ 2 quỹ là quỹ dự trữ để bổ sung bốn điều lệ và quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro. [3]

b. Vốn coi như tự có

Vốn coi như tự có bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân hàng. Đây là những khoản vốn đã được phân bổ cho những mục đích chi tiêu nhất định nhưng tạm thời chưa được sử dụng, ví dụ: lợi nhuận chờ phân bổ, tiền lương chưa đến hạn thanh toán, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi…

Theo Hiệp định Basel (Basel Accord) do ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng ban hành, vốn của ngân hàng chia thành hai loại là:

Vốn cấp 1: còn gọi là vốn tự có cơ bản, gồm cổ phần thường, cổ phần ưu đãi tiết dài hạn, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia, dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác, các phương tiện ủy thác có thể chuyển đổi và dự phòng lỗ tín dụng. Như vậy vốn cấp 1 tương đương với vốn tự có theo cách phân loại trên.

Vốn cấp 2: còn gọi là vốn tự có bổ sung, gồm cổ phần ưu đãi có thời hạn, các trái phiếu bổ sung và giấy nợ. Tuy nhiên, vốn cấp 2 chỉ có thể đạt mức cao nhất là 50% so với tổng số vốn chủ sở hữu của một ngân hàng. Hơn nữa, các phương tiện tài chính trong vốn tự có bổ sung phải loại bỏ dần khỏi vốn tự có của ngân hàng khi đến ngày đáo hạn. Như vậy, khái niệm vốn tự có bổ sung cụ thể và rộng hơn vốn coi như tự có trong cách phân loại trên.

Vốn huy động:

Đây là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại, thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. Nguồn vốn huy động là nguồn tài nguyên to lớn nhất

[3] PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình tài chính – tiền tệ ngân hàng, NXB Thống Kê

Nguồn hình thành

Nhận tiền gửi

Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Phát hành giấy tờ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu

Các khoản tiền gửi khác

Vốn huy động là nguồn vố chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nguồn vốn, là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng kinh doanh. Nó phản ánh bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay. Chính vì vậy, người ta gọi NHTM là ngân hàng tiền gửi. [2]

Vốn đi vay:

Trong quá trình hoạt động, ngân hàng còn có thể vay vốn từ NHNNW hay các tổ chức tín dụng khác, hoặc từ thị trường tài chính trong và ngoài nước

Vốn vay từ NHNN: Bất kỳ NHTM nào khi được NHNN cho phép thành lập hoạt động đều hưởng quyền vay tiền tại NHNN trong trường hợp thiếu hụt dự trữ hay quá thiếu tiền mặt, NHNN cấp tín dụng cho các NHTM chủ yếu dưới hai hình thức, đó là:

Chiết khấu hay tái chiết khấu các chứng từ có giá

Cho vay thế chấp hay ứng trước.

Hiện nay, NHNN Việt Nam áp dụng 3 hình thức cấp tín dụng như sau:

Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác

Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác

Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. Thường là các hồ sơ tín dụng hỗ trợ theo yêu cầu của nền kinh tế, như thu mua lương thực, nông sản; dự trữ vật tư nguyên liệu; sản xuất hàng hóa xuất khẩu thuộc diện ưu tiên…

Vay ngắn hạn các khoản dự trữ từ các tổ chức tín dụng khác: Mục đích của loại vay này là nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN. Thời hạn của loại cho vay này rất ngắn, thường không quá một tuần.


[2] PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính.

Vay từ thị trường tài chính trong nước: các NHTM có thể vay từ thị trường tài chính thông qua phát hành các chứng từ có giá như: Chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng, trái phiế ngân hàng.

Vay nước ngoài

Các nguồn vốn khác

Nguồn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính ngân hàng, từ ngân sách nhà nước… để tài trợ theo các chương trình, dự án về phát triển kinh tế xã hội, cải tạo môi sinh… nguồn vốn này chỉ được sử dụng theo đúng đối tượng và mục tiêu đã được xác định

Các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng (đại lý, chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng…).[2]

1.1.4.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn (tài sản Có – TÀI SẢN) của ngân hàng thương mại

Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng thương mại. Đây là các nghiệp vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản Có của ngân hàng. Thành phần tài sản Có của ngân hàng bao gồm:

Dự trữ

+ Dự trữ sơ cấp: bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tại các ngân hàng khác.

+ Dự trữ thứ cấp: là dự trữ không tồn tại bằng tiền mà bằng chứng khoán, nghĩa là các chứng khoán ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách thuận lợi. Thuộc loại này gồm:

o Tín phiếu kho bạc

o Hối phiếu đã chấp nhận

o Các giấy nợ ngắn hạn khác

Gọi là dự trữ thứ cấp bởi nó chỉ được sử dụng khi các khoản mục dự trữ sơ cấp bị cạn kiệt.

Cấp tín dụng

Số nguồn vốn còn lại sau khi để dành một phần dự trữ, các ngân hàng thương mại có thể dùng để cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân bao gồm:

[2] PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính.

Cho vay: Là tín dụng nghiệp vụ của ngân hàng thương mại. Trong đó ngân hàng thương mại sẽ cho người đi vay, vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng. Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi. Ngân hàng kiểm soát được người đi vay, kiểm soát được quá trình sử dụng vốn.

Chiết khấu: Đây là nghiệp vụ cho vay (gián tiếp) mà ngân hàng sẽ cung ứng vốn tín dụng cho một chủ thể và một chủ thể khác thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng. Các đối tượng trong nghiệp vụ này gồm hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy nợ có giá khác.

Cho thuê tài chính: Là loại hình tín dụng trung, dài hạn. Trong đó các công ty cho thuê tài chính dùng vốn của mình hay vốn do phát hành trái phiếu để mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê và tiến hành cho thuê trong một thời gian nhất định. Người đi thuê phải trả tiền thuê cho công ty cho thuê tài chính theo định kỳ. Khi kết thúc hợp đồng thuê người đi thuê được quyền mua hoặc kéo dài thêm thời hạn thuê hoặc trả lại thiết bị cho bên cho thuê.

Bảo lãnh ngân hàng: Trong loại hình nghiệp vụ này khách hàng được ngân hàng cấp bảo lãnh cho khách hàng nhờ đó khách hàng sẽ được vay vốn ở ngân hàng khác hoặc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết.

Các hình thức khác

Đầu tư

Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thương mại. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dưới các hình thức như:

Hùn vốn mua cổ phần, cổ phiếu của các Công ty; hùn vốn mua cổ phần chỉ được phép thực hiện bằng vốn của ngân hàng

Mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương, trái phiếu công ty…

Tài sản Có khác:

Những khoản mục còn lại của tài sản Có trong đó chủ yếu là tài sản cố định nhằm: Xây dựng hoặc mua thêm nhà cửa để làm trụ sở văn phòng, trang thiết bị,

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 14/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí