PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Với nhịp tăng trưởng hiện tại của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng dần có những bước chuyển mình đáng kể trong mọi mặt của đời sống xã hội. Mở cửa hội nhập kinh tế cũng chính là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực ngân hàng cụ thể là tín dụng. Bên cạnh đó, quy mô dân số nước ta hiện nay trên 90 triệu dân, thu nhập của người dân không ngừng được cải thiện, đời sống tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, thêm vào đó là chính sách mở cửa của nền kinh tế nước nhà đã thu hút không ít những nhà kinh doanh trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực phương tiện giao thông làm cho thị trường này trở nên sôi động hơn bao giờ hết, nhất là thị trường ô tô. Nhiều dòng sản phẩm mới ra đời, với sự đa dạng về mẫu mã và linh hoạt về mức giá đã trở thành tâm điểm lựa chọn của nhiều người. Điều này dẫn đến việc vay vốn để mua ô tô ở các NHTM ngày càng tăng. Vậy nên, các NHTM ra sức phát triển các gói cho vay mua xe ô tô để đáp ứng kịp thời nhu cầu từ các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Huế là một trong những ngân hàng hoạt động và tồn tại từ lâu trên địa bàn tỉnh, đây cũng là một địa điểm quen thuộc đối với người dân Huế - những người có nhu cầu về mặt tài chính và những vấn đề liên quan. Nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và nâng cao vị thế của mình so với đối thủ cạch tranh, BIDV cũng tiến hành đưa ra nhiều gói tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng, trong đó có gói cho vay với mục đích mua ô tô.
Sau một thời gian thực tập, tìm tòi, học hỏi tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – chi nhánh Huế, nhận thấy thị trường mua bán ô tô cũng như cho vay mua ô tô ở địa bàn tỉnh có tiềm năng khá lớn và đồng thời nhằm muốn giới thiệu cụ thể hơn về hoạt động cho vay mua ô tô cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp để tăng hiệu quả, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay
mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay mua xe ô tô tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Tân Sơn Nhất” của tác giả Nguyễn Du Thành Phát năm 2011 - Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM; tác giả đã nghiên cứu khá chi tiết về hoạt động cho vay mua xe ô tô tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Tân Sơn Nhất với các tiêu chí dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tỷ lệ nợ xấu của cho vay mua ô tô giai đoạn 2008-2010. Nhìn chung, tác giả đã hoàn thành đề tài khá đầy đủ.
Đề tài: “Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ô tô của VPBank Trần Duy Hưng” của tác giả Nguyễn Thị Hiền A năm 2008; tác giả đã nghiên cứu về hoạt động cho vay mua xe ô tô trả góp tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Trần Duy Hưng qua các chỉ tiêu: doanh số cho vay, dư nợ, nợ quá hạn của cho vay mua ô tô, cho vay trả góp mua ô tô và cho vay mua ô tô ô tô theo món. Đề tài chủ yếu tập trung so sánh giữa cho vay mua ô tô trả góp và cho vay mua ô tô theo món mà chưa có sự so sánh với tổng dư nợ, tổng doanh số cho vay và tổng nợ quá hạn của ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Huế giai đoạn 2013 - 2015 - 1
- Các Nghiệp Vụ Kinh Doanh Cơ Bản Của Ngân Hàng Thương Mại
- Giới Thiệu Về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Huế
- Tình Hình Lao Động Và Kết Quả Kinh Doanh Của Bidv
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Đề tài: “Mở rộng cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng đầu tư và Phát triểu Chi nhánh Đông Đô” năm 2008; tác giả đã nghiên cứu về hoạt động cho vay mua ô tô của khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Đông Đô chủ yếu qua các chỉ tiêu dư nợ cho vay, doanh số cho vay của cho vay mua ô tô dành cho khách hàng cá nhân. Các chỉ tiêu đánh giá của tác giả còn ít, cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu như nợ quá hạn, nợ xấu, doanh số thu nợ…
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Viêt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế, tìm ra những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động cho vay mua ô tô tại Chi nhánh.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và các tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay mua ô tô.
- Phân tích tình hình hoạt động cho vay mua ô tô tại BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2015.
- Đề xuất các giải pháp nằng phát triển hoạt động cho vay mua ô tô tại BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu: hoạt động cho vay mua ô tô.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Huế.
4.3. Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2013-2015
5. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu: số liệu thu thập từ báo cáo thường niên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế, sách, báo, tạp chí kinh tế và các tài liệu đã được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, internet.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, kết hợp với các quy trình, nghiệp vụ và tham khảo các ý kiến của một số bộ phân chức năng liên quan đến hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
- Lấy ý kiến các chuyên gia.
6. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về hoạt động cho vay mua ô tô của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Huế. Qua đó, giúp ngân hàng có cái nhìn trực diện và bao quát về thực trạng chất lượng hoạt động cho vay mua ô tô, thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để có những phương hướng và giải pháp thích hợp để phát triển hoạt động cho vay này.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Thương mại và tín dụng ngân hàng.
Chương 2: Hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Huế gia đoạn 2013-2015.
Chương 3: Một số giải phát phát triển hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Huế.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại[1]
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các loại hình doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên.
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống NHTM phát triển thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế - xã hội.
Luật số 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam định nghĩa:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình Ngân hàng bao gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng hợp tác xã.” (Điều 10 Luật các tổ chức tín dụng).
Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, bao gồm: Huy động vốn dưới mọi hình thức, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu chứng từ có giá, bao thanh toán, cho thuê tài chính, thấu chi, cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng và cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng khác.
Luật Ngân hàng thương mại của các nước khác trên thế giới đều khẳng định: NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường, với nhiệm vụ nhận tiền gửi của công chúc dưới hình thức ký thác, và sử dụng nguồn
[1] PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Quản trị Ngân hàng Thương mại hiện đại, NXB Đại học quốc gia TP.HCM.
lực đó cho các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính và các hoạt động dịch vụ khác với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Như vậy, có thể nói rằng NHTM là Định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế xã hội.
1.1.2. Phân loại Ngân hàng thương mại[2]
1.1.2.1. Dựa vào hình thức sở hữu
a. Ngân hàng thương mại Quốc doanh:
Là ngân hàng thương mại được thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà nước. Trong tình hình hiện nay để tăng nguồn vốn và phù hợp với xu thế hội nhập tài chính với thế giới các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam đang phát hành trái phiếu để huy động vốn; đã và đang cổ phần hóa để tăng sức cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng cổ phần hiện nay. Thuộc loại này gồm:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
Ngân hàng công thương Việt nam (Vietinbank)
Ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV)
Ngân hàng ngoại thương Việt nam (Vietcombank)
b. Ngân hàng thương mại cổ phần:
Là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Trong đó một cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định theo qui định của ngân hàng nhà nước Việt nam: ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP Đông Á, ngân hàng TMCP Quân đội…
c. Ngân hàng liên doanh (thuộc loại hình tổ chức tín dụng liên doanh):
Là Ngân hàng được thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là ngân hàng thương mại Việt nam và bên khác là ngân hàng thương mại nước ngoài có trụ sở đặt
[2] PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính.