Kết quả kiểm định thang đo lần 2 như sau:
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha nếu loại biến | |
LR2 | 6.83 | 4.356 | .750 | .852 |
LR3 | 6.94 | 3.734 | .788 | .818 |
LR4 | 7.07 | 3.904 | .779 | .824 |
Cronbach’s Alpha= 0.881 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thiết Kế Phiếu Điều Tra Chính Thức Thiết Kế Bảng Câu Hỏi Khảo Sát Gồm 2 Phần: Phần 1: Thông Tin Cá Nhân
- Bảng Hiệu Chỉnh Và Mã Hóa Thang Đo Các Yếu Tố Văn Hóa Tổ
- Kết Quả Phân Tích Chéo Giữa Thâm Niên Và Vị Trí Công Tác
- Kết Quả Ma Trận Hệ Số Nhân Tố Của Các Yếu Tố Đo Lường Các Yếu Tố Văn Hóa Tổ Chức
- Kết Quả Tóm Lược Mô Hình Hồi Quy Biến “Sự Cống Hiến”
- Vai Trò Người Quản Lý Trực Tiếp
Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.
Bảng 4-14 cho kết quả Cronbanch’s Alpha của kiểm định lần 2 bằng 0.874 lớn hơn kiểm định lần 1 và kết quả từ cột cuối cùng “Cronbach's Alpha nếu loại biến” cho thấy không nên bỏ biến LR nào nữa vì nếu bỏ bất cứ biến nào đều làm độ tin cậy của thang đo giảm xuống.
Do đó nghiên cứu sẽ đo lường yếu tố “Vai trò của người lãnh đạo” bằng 3 biến LR2, LR3, LR4.
4.2.1.6. Yếu tố “Mức độ quan liêu”
Để đo lường yếu tố “Mức độ quan liêu” nghiên cứu sử dụng 3 thang đo với 3 biến: BW1, BW2, BW3.
Nghiên cứu đưa cả 3 biến này vào kiểm định thang đo lần 1, kết quả như sau:
(xem Phụ lục 14)
Bảng 4-15: Cronbach’s Alpha lần 1 của yếu tố “Mức độ quan liêu”
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha nếu loại biến | |
BW1 | 6.04 | 4.090 | .693 | .651 |
BW2 | 5.73 | 4.834 | .545 | .805 |
BW3 | 5.80 | 4.071 | .668 | .678 |
Cronbach’s Alpha= 0.792 |
Bảng 4-15 cho kết quả Cronbanch’s Alpha bằng 0.792 tương đối cao nhưng kết quả từ cột cuối cùng “Cronbach's Alpha nếu loại biến” cho thấy nếu bỏ biến BW2 thì hệ số Alpha sẽ cao hơn nữa. Do đó, nghiên cứu sẽ kiểm định lần 2 với 2 biến BW1 và BW3.
Kiểm định thang đo với 2 biến BW1, BW3 cho ra hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.805 cao hơn lần 1. Vậy, nghiên cứu sử dụng biến BW1 và BW3 để đo lường yếu tố “Mức độ quan liêu”
Tóm lại, sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo của 6 yếu tố đo lường các văn hóa tổ chức tổ chức thì kết quả như sau:
Đo lường yếu tố “Sự tự chủ trong công việc” sử dụng biến: AW1, AW2.
Đo lường yếu tố “Hệ thống đánh giá kết quả công việc” sử dụng biến:
AS1, AS2.
Đo lường yếu tố “Vai trò của người quản lý trực tiếp” sử dụng biến:
MR2, MR3, MR4.
Đo lường yếu tố “Môi trường và điều kiện làm việc” sử dụng biến: FC1, FC3, FC4.
Đo lường yếu tố “Vai trò người lãnh đạo” sử dụng biến: LR2, LR3, LR4.
Đo lường yếu tố “Mức độ quan liêu” sử dụng biến: BW1, BW3.
công.
4.2.2 Kiểm định độ tin cậy các thang đo đo lường động lực phụng sự
Động lực phụng sự công được đo lường bằng 2 yếu tố là: Gắn kết với các giá
trị công và sự cống hiến.
4.2.2.1 Yếu tố “Gắn kết với các giá trị công”
Để đo lường yếu tố “Gắn kết với các giá trị công” nghiên cứu sử dụng 4 thang đo tương ứng 4 biến: VM1, VM2, VM3, VM4. Nghiên cứu đưa cả 4 biến này vào kiểm định độ tin cậy lần 1, kết quả như sau: (Xem chi tiết Phụ lục 15)
Bảng 4-16: Cronbach’s Alpha lần 1 của yếu tố “Gắn kết với các giá trị công”
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha nếu loại biến | |
VM1 | 11.77 | 3.820 | .667 | .656 |
VM2 | 11.76 | 4.112 | .536 | .727 |
VM3 | 11.98 | 4.310 | .456 | .768 |
VM4 | 11.83 | 3.882 | .614 | .684 |
Cronbach’s Alpha= 0.766 |
Bảng 4-16 cho kết quả Cronbanch’s Alpha của kiểm định lần 1 bằng 0.766 tương đối cao. Nhưng kết quả từ cột “Cronbach's Alpha nếu loại biến cho thấy nếu bỏ biến VM3 thì hệ số Alpha sẽ cao hơn.
Do đó, nghiên cứu kiểm định lần 2 với 3 biến VM1, VM2, VM4. Kết quả kiểm định lần 2 như sau:
Bảng 4-17: Cronbach’s Alpha lần 2 của yếu tố “Gắn kết với các giá trị
công”
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha nếu loại biến | |
VM1 | 7.97 | 2.054 | .668 | .613 |
VM2 | 7.96 | 2.309 | .506 | .791 |
VM4 | 8.03 | 2.050 | .636 | .648 |
Cronbach’s Alpha= 0.768 |
Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 cho ra hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.768 lớn kiểm định lần 1, nhưng kết quả “Cronbach’s Anpha nếu loại biến” cho thấy nên tiếp tục bỏ biến VM2 thì sẽ làm độ tin cậy của thang đo cao hơn nữa.
Do đó, nghiên cứu kiểm định lần 3 với 2 biến VM1 và VM4. Kết quả kiểm định lần 3 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha là 0.791 cao hơn 2 lần trước, hệ số tương quan biến tổng của 2 biến đều cao hơn 0.3. Vậy, nghiên cứu sử dụng 2 biến VM1 và VM4 để đo lường yếu tố “Gắn kết với các giá trị công”.
4.2.2.2 Yếu tố “Sự cống hiến”
Nghiên cứu sử dụng 4 thang đo ứng với 4 biến: DS1, DS2, DS3, DS4 để đo lường yếu tố “Sự cống hiến”.
Trong kiểm định lần 1, nghiên cứu đưa cả 4 biến này vào kiểm định thang đo, kết quả như sau: (Xem chi tiết Phụ lục 16)
Bảng 4-18: Cronbach’s Alpha lần 1 của yếu tố “Sự cống hiến”
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha nếu loại biến | |
DS1 | 11.29 | 4.826 | .581 | .641 |
DS2 | 11.44 | 5.261 | .369 | .757 |
DS3 | 11.71 | 4.530 | .579 | .636 |
DS4 | 11.75 | 4.437 | .575 | .638 |
Cronbach’s Alpha= 0.731 |
Kết quả từ Bảng 4.18 cho thấy Cronbach’s Alpha bằng 0.731 cho thấy 4 biến để đo lường nhân tố “Sự cống hiến” là có thể sử dụng được. Nhưng kết quả từ cột “Cronbach's Alpha nếu loại biến” cho thấy nếu bỏ biến DS2 thì sẽ làm hệ số Cronbach’s Alpha cao hơn. Do đó, nghiên cứu sẽ loại biến DS2 khỏi thang đo của yếu tố “Sự cống hiến” và chạy kiểm định độ tin cậy lần 2 với 3 biến DS1, DS3, DS4.
Kết quả kiểm định lần 2 như sau:
Bảng 4.19: Cronbach’s Alpha lần 2 của yếu tố “Sự cống hiến”
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha nếu loại biến | |
DS1 | 7.33 | 2.938 | .534 | .732 |
DS3 | 7.75 | 2.481 | .628 | .626 |
DS4 | 7.79 | 2.450 | .604 | .656 |
Cronbach’s Alpha= 0.757 |
Kiểm định lại độ tin cậy của thang đo yếu tố “Sự cống hiến” sau khi đã loại biến DS2 thì chúng ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha là 0.757 cao hơn khi chạy kiểm
định 4 biến. Và kết quả cột “Cronbach's Alpha nếu loại biến” cho thấy không nên loại ra bất kì biến DS nào nữa vì sẽ cho hệ số Cronbach’s Alpha thấp hơn.
Vậy, nghiên cứu sử dụng 3 biến DS1, DS3, DS4 để đo lường yếu tố “Sự cống hiến”
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá EFA được tiến hành để nhóm các thang đo thành các nhân tố mới theo phương pháp trích yếu tố Principal Components với phép xoay Varimax.
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA của các thang đo đo lường các yếu tố văn hóa tổ chức
Sau khi đã kiểm định xong độ tin cậy thang đo của 6 yếu tố: Sự tự chủ trong công việc, hệ thống đánh giá kết quả công việc, vai trò của người quản lý trực tiếp, môi trường và điều kiện làm việc, vai trò của người lãnh đạo, mức độ quan liêu thì tác giả có 15 biến để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của 15 biến đo lường các yếu tố văn hóa tổ chức được phần mềm SPSS 20 cho ra như sau: (Xem chi tiết Phụ lục 17)
Bảng 4-20: Kết quả ma trận xoay nhân tố của các yếu tố đo lường các yếu tố văn hóa tổ chức
Nhân tố | ||||||
X1 | X2 | X3 | X4 | X5 | X6 | |
LR2 | .886 | |||||
LR3 | .883 | |||||
LR4 | .890 | |||||
FC1 | .712 | |||||
FC3 | .863 | |||||
FC4 | .828 | |||||
MR2 | .791 | |||||
MR3 | .829 | |||||
MR4 | .795 | |||||
AS1 | .918 | |||||
AS2 | .929 | |||||
AW1 | .923 | |||||
AW2 | .921 | |||||
BW1 | .900 | |||||
BW3 | .912 | |||||
Eigenvalues | 3.408 | 2.686 | 1.842 | 1.549 | 1.216 | 1.183 |
Hệ số KMO = 0.684 |
Kết quả từ bảng 4-20 cho thấy kết quả hệ số KMO = 0.684 lớn hơn 0.5 tức là sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để nhóm các biến lại là thích hợp. Với giá trị sig. = 0.000 nhỏ hơn 0.05 cũng cho thấy các biến trong tổng thể có tương quan với nhau. Bên cạnh đó, dựa vào tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 thì có 6 nhóm nhân tố mới được rút ra từ 15 biến đưa vào phân tích và 6 nhân tố được rút ra giải thích được 79.2 % biến thiên của các biến quan sát.
Ngoài ra, Bảng 4-20 còn cho kết quả các nhân tố đã xoay. Từ bảng này chúng ta chỉ lấy những biến có hệ số tải lớn hơn 0.5 để đảm bảo ý nghĩa thiết thực của EFA. Kết quả 6 nhân tố được rút ra như sau:
Nhân tố thứ nhất: gồm 3 biến LR2, LR3, LR4 đo lường yếu tố “Vai trò của người lãnh đạo” nên đặt tên nhân tố 1 là LR.
Nhân tố thứ hai: gồm 3 biến FC1, FC3, FC4 đo lường yếu tố “Môi trường và điều kiện làm việc” nên đặt tên nhân tố 2 là FC.
Nhân tố thứ ba: gồm 3 biến MR2, MR3, MR4 đo lường yếu tố “Vai trò của người quản lý trực tiếp” nên đặt tên nhân tố 3 là MR.
Nhân tố thứ tư: gồm 2 biến AS1, AS2 đo lường yếu tố “Hệ thống đánh giá kết quả công việc” nên đặt tên nhân tố 4 là AS.
Nhân tố thứ năm: gồm 2 biến AW1, AW2 đo lường yếu tố “Sự tự chủ trong công việc” nên đặt tên nhân tố 5 là AW.
Nhân tố thứ sáu: gồm 2 biến BW1 và BW3 đo lường yếu tố “Mức độ quan liêu” nên đặt tên nhân tố 1 là BW.
Ngoài ra các biến mới cũng được viết thành phương trình theo bảng 4-21