C C Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Qu Trình Thực Hiện Ch Nh S Ch Ph T Triển C Ng Chức Văn Hóa - Xã Hội Cấp Xã Vùng Tây Nam Bộ


hứ hai là thông qua thực hiện giải quyết chế độ đào tạo, bồi dưỡng dành cho công chức VH-XH cấp x cho từng công chức có liên quan.

hứ ba là thông qua các phương tiện truyền thông để công bố chính sách phát triển để truyền đạt văn bản, chính sách của nhà nước có liên quan đến phát triển công chức VH-XH cấp x .

hứ tư là thông qua các đơn vị phụ trách đào tạo bồi dưỡng như Trường Chính trị tỉnh, Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Chính trị Quốc gia, và các đơn vị đào tạo khác của Trung ương và địa phương.

Việc sử dụng các phương thức tuyên truyền trên thể hiện ở Bảng khảo sát dưới đây:


Phương thức tuyên truyền

Rất thường xuyên


Thường xuyên

Không thường xuyên

Rất không thường xuyên

Thông qua việc truyền đạt và công khai các văn bản

76%

24%

0

0

Thông qua thực hiện giải quyết chế độ đào tạo, bồi dưỡng

45%

35%

20%

0

Thông qua các phương tiện truyền thông

2%

13%

61%

24%

Thông qua các đơn vị phụ trách đào tạo bồi dưỡng

42%

11%

8%

39%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã ở vùng Tây Nam Bộ - 13

(Nguồn: Khảo sát c a đề t i) Trong các phương thức tuyên truyền, phương thức "truyền đạt thông qua văn bản" được đánh giá là sử dụng rất hiệu quả. Tiếp đến là thông qua hoạt động giải quyết chế độ đào tạo, bồi dưỡng. Các phương tiện truyền thông chưa được có cơ

hội tham gia hiệu quả vào hoạt động truyền thông chính sách này.

Như vậy, có thể đưa ra nhận định là hoạt động truyền thông trong thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH diễn ra rất đơn điệu, chưa phong


phú và đa dạng về hình thức. Việc truyền tải các văn bản trong quá trình làm việc, tương tác hoặc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng được xem là con đường chính thống nhất. Các kênh khác chưa được huy động một cách thật sự hiệu quả. Nói cách khác hoạt động tuyên truyền trong quá trình thực hiện chính sách này chưa được chú trọng đúng mức.

3.3.4. Tổ chức th c hiện

Công tác phát triển công chức VH-XH chủ yếu thực hiện thông qua hoạt động đào tạo và bồi dưỡng. Một câu hỏi liên quan đến vấn đề đào tạo và phát triển công chức VH-XH cấp x vùng TNB được tác giả đề cập: Cơ quan, đơn vị quản lý tiếp nhận và tạo điều kiện cho anh (chị) như thế nào trong quá trình công tác? Với câu hỏi này thì kết quả nhận được không có sự thống nhất giữa các công chức ở các địa phương khác nhau. Câu hỏi này liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu công việc của công chức trong tổ chức. Yếu tố này sẽ tác động đến động cơ và trạng thái làm việc của công chức. Hiệu quả trong công tác tuyển dụng công chức cũng chính là việc tổ chức bố trí công việc phù hợp với từng công chức, thỏa mãn yêu cầu của công chức. Đây là tác nhân ảnh hưởng đến hiệu quả tuyển dụng công chức VH-XH cấp xã. Trong số người được hỏi có 413/996 người (chiếm 41,5%) thì cho rằng họ nhận được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ cũng như điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng của mình, nhưng bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ công chức 583/996 (chiếm 58,5%) thì lại cho rằng ban đầu tiếp cận với công việc, họ nhận được rất ít sự giúp đỡ và điều kiện để phát huy khả năng của mình trong công tác, mà điển hình là tâm lý e ngại khi giao các công việc mang tính chất chuyên môn cho người mới được tuyển (Xem thêm Phụ lục 2.3). Chính điều này đ gây ra hiện tượng nhiều công chức được tuyển dụng vào làm việc một thời gian khá dài mà vẫn không thể nắm bắt được công việc của mình, một số người còn cho rằng họ bị mai một kiến thức chuyên môn do chỉ được làm những công việc đơn giản, không cần chuyên môn.


Nhiều công chức VH-XH cấp xã cụ thể là 604/996 người (chiếm 60,6 %) cho rằng khả năng phát triển của họ là rất thấp và thấp, bởi công việc hiện tại mà họ đảm nhận không phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của từng người và chưa đảm bảo được tính công khai, minh bạch trong tổ chức. Vì vậy, khả năng phát huy tài năng và sáng tạo của họ rất hạn chế, đa phần công việc họ làm đều phải theo thông lệ cũ. Số công chức còn lại 219/996 người (chiếm 22%) thì cho rằng khả năng phát triển trong tương lai của họ phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, cả nhân tố chủ quan và khách quan, trong đó quyết định nhất là yếu tố quan hệ với l nh đạo và được đánh giá là cao. Có 173/996 (chiếm 17,4%) công chức khẳng định cơ hội thăng tiến cao, hình ảnh của công sở đ được thay đổi diện mạo một cách đáng kể, theo đó hiệu quả tuyển dụng công chức đ phát huy được những mặt tích cực của nó (Xem thêm Phụ lục 2.4).

Theo nguồn số liệu thứ cấp của tác giả Trần Thanh Sang [54, tr.56], công tác đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã đạt tổng số cán bộ được đào tạo bồi dưỡng là: 203.404 lượt. Đào tạo trình độ LLCT cho 11.045 lượt, trong đó: cao cấp LLCT là 3.154, trung cấp LLCT - HC là 6.321, sơ cấp LLCT 1.570 lượt người. Đào tạo chuyên môn cho 13.434 lượt người, trong đó sau đại học là 158, đại học là 6.892, cao đẳng là 302, trung cấp là 6.082 lượt người. Bồi dưỡng cho 178.925 lượt người [54, tr.56].

Tác giả Trần Thanh Sang [54, tr.56] cho rằng, bằng biện pháp đồng bộ trong xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể trong từng năm mà công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cấp xã ở khu vực TNB trong những năm qua luôn được tiến hành một cách chủ động, thuận lợi. Qua khảo sát có 332/500 phiếu hỏi (chiếm 66,4 ) cho rằng chủ trương, chính sách, quy định, quy chế của Đảng, Nhà nước các cấp quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cấp xã đáp ứng được yêu cầu.


Chủ thể xây dựng chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, công chức cấp x là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, tỉnh ủy, thành ủy. Chủ thể xây dựng chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng chuyên môn gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ. Riêng chương trình, nội dung bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp x ngoài các chủ thể trên còn có Bộ Quốc phòng chủ trì hướng dẫn cụ thể về chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức CT-XH ở trung ương, UBND cấp tỉnh quản lý các chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cho cán bộ, công chức, thuộc thẩm quyền quản lý.

Chủ thể thực hiện chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp x ở khu vực TNB rất da dạng. Học viện Chính trị khu vực II, Học viện Chính trị khu vực IV thực hiện đào tạo chương trình và cấp bằng cao cấp LLCT. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Hành chính (chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh), Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Phân viện miền Nam), Học viện Phụ nữ Việt Nam (Phân hiệu miền Nam), các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài khu vực TNB thực hiện chương trình đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp và bồi dưỡng nghiệp vụ. Các trường chính trị tỉnh, thành phố ở TNB tiến hành đào tạo chương trình trung cấp LLCT- HC, đào tạo trung cấp hành chính, đào tạo nguồn CBCC cấp x , đồng thời tiến hành bồi dưỡng theo chức danh, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, bồi dưỡng thi công chức, bồi dưỡng thi nâng ngạch, bồi dưỡng kiến thức nhà nước ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính. Các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, đào tạo sơ cấp LLCT-HC. Ngoài ra, các đơn vị sở, ngành, cơ quan cấp tỉnh, các huyện ủy, UBND cấp huyện cũng tiến hành mở và phối hợp mở các lớp bồi dưỡng


CBCC cấp x theo yêu cầu, nhiệm vụ với tính chất là chuyển giao, nâng cao năng lực hoạt động và phối hợp có liên quan đến ngành, lĩnh vực. Trong hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nêu trên, hoạt động của trường chính trị tỉnh, thành phố và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện là chủ yếu, liên quan trực tiếp đến công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp x . Đồng thời, trường chính trị tỉnh, thành phố cũng là đơn vị tiến hành thực hiện các hoạt động phối hợp với các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng khác trong và ngoài khu vực TNB để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC cấp x [54, tr.72-73].

Trường Chính trị ở các tỉnh, thành khu vực TNB được giao nhiệm vụ chính trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp x . Hàng năm, các trường chủ động phối hợp với sở nội vụ, ban tổ chức tỉnh ủy, các huyện, thị, thành uỷ, các ngành để khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và tiếp nhận ý kiến tư vấn về đối tượng, nội dung, thời gian, địa điểm, kinh phí để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức của tỉnh, thành phố. Nhờ vậy, đ tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị có thẩm quyền triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng từ đầu năm và đạt được kế hoạch đề ra.

3.3.5. Tổng kết, đánh giá và điều chỉnh chính sách

Công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp x là một trong những chức năng quan trọng của các cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền trong l nh đạo, quản lý và của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng để công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức các cấp nói và công chức cấp x nói riêng diễn ra theo đúng quy định.

Trong thời gian qua, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, l nh đạo các đơn vị ở các cấp đ tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, trong đó có đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp x . Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đ tiến hành kiểm tra, giám sát, thanh tra các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp x ở


khu vực TNB gồm kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cao cấp LLCT của Học viện Chính trị khu vực II, Học viện Chính trị khu vực IV; tiến hành kiểm tra, giám sát trực tiếp các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trường chính trị ở một số tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau, Kiên Giang), trong đó tập trung nhiều vào việc kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo trung cấp LLCT - HC, các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho đào tạo, bồi dưỡng.

Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan hữu quan cũng đ thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của các tỉnh, thành, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở vùng TNB.

Các tỉnh ủy, thành ủy ở khu vực TNB cũng đ chủ động thành lập hội đồng giáo dục - đào tạo của tỉnh, thành phố. Người đứng đầu hội đồng là chủ tịch UBND hoặc phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phụ trách văn hóa, x hội. Hội đồng giao nhiệm vụ cho một số thành viên theo dòi, giám sát hoạt động giáo dục - đào tạo và báo cáo trực tiếp, thường xuyên cho tỉnh ủy, thành ủy, UBND tỉnh, thành phố về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Các cấp ủy cấp tỉnh, huyện cũng đ chỉ đạo các đơn vị, cán bộ l nh đạo đơn vị, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC chủ động kiểm tra, giám sát các hoạt động có liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Một là, giao Ủy ban kiểm tra của cấp ủy cấp trên trực tiếp tổ chức đảng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có kế hoạch thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị.

- Hai là, chỉ đạo Thanh tra nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện theo dòi, hỗ trợ, đồng thời tiến hành thanh tra các hoạt động của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu về mặt tài chính.

- Ba là, ủy viên ban thường vụ - trưởng ban tuyên giáo cấp ủy cấp tỉnh, huyện được giao nhiệm vụ theo dòi, l nh đạo trực tiếp hoạt động đào tạo, bồi


dưỡng của trường chính trị có kế hoạch kiểm tra, giám sát về nội dung, chương trình, giảng dạy, quản lý.

- Bốn là, ban tổ chức cấp ủy cấp tỉnh, huyện, sở nội vụ, phòng nội vụ thực hiện kiểm tra, giám sát việc quy hoạch, chọn cử CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng theo dòi CBCC tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

- Năm là, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở tỉnh, thành phố khu vực TNB, trong đó chủ yếu là trường chính trị, đều thành lập ban thanh tra giáo dục. Ban giám hiệu trường chính trị đ chủ động thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, chỉ đạo cho thanh tra giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra các hoạt động như: giảng dạy của giảng viên, báo cáo viên, hoạt động coi kiểm tra, thi, hoạt động chấm bài...

- Sáu là, từng khóa đào tạo, bồi dưỡng đều có thành lập ban chỉ đạo lớp học, ban này đ thực hiện nhiệm vụ theo dòi quá trình học tập, tiến độ học tập, việc chấp hành quy định, quy chế của người dạy, người học và người quản lý lớp học, nắm bắt kịp thời những phản ảnh có liên quan trực tiếp đến lớp học, qua đó phối hợp, chỉ đạo giải quyết, đảm bảo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng diễn ra đúng kế hoạch, đạt hiệu quả cao. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp x đ có những tác động thay đổi rất lớn đến các hoạt động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp x như: một là, công tác quy hoạch, chọn cử CBCC cấp x tham gia đào tạo, bồi dưỡng được tốt hơn, đúng đối tượng hơn; hai là, chương trình, nội dung, hoạt động giảng dạy, học tập, việc thực hiện quy định, quy chế, nội quy nghiêm túc hơn, chất lượng được nâng lên; ba là, những phản ảnh, vướng mắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp x đ được chỉ đạo giải quyết kịp thời; bốn là, các chế độ chính sách được bảo đảm thực hiện đúng theo quy định [54, tr. 86-87].


3.4. C c yếu tố ảnh hưởng đến qu trình thực hiện ch nh s ch ph t triển c ng chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ

3.4.1. Ch thể th c hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây am bộ

Ở giai đoạn thực hiện chính sách, các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển công chức VH-XH cấp x được thể hiện ở Bảng sau (Xem thêm Phụ lục 2.1):

Bảng 3.4. ăng l c th c hiện chính sách


Yếu tố

Tỷ lệ (%)

Năng lực xây dựng kế hoạch thực hiện

52.5

Năng lực phổ biến tuyên truyền chính sách

51,2

Năng lực phân công phối hợp thực hiện

53,4

Năng lực duy trì chính sách

54,7

Năng lực điều chỉnh chính sách

53,0

Năng lực theo dòi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện

51,1

(Nguồn: K t quả xử lý SPSS)

Ở nhóm yếu tố này, kết quả khảo sát cho thấy chúng đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã. Cao nhất là năng lực duy trì chính sách với 54,7%. Tiếp đến là năng lực phối hợp thực hiện và năng lực điều chỉnh chính sách với 53 . Năng lực xây dựng kế hoạch thực hiện với 52 . Năng lực phổ biến tuyên truyền và năng lực theo dòi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện ở vị trí cuối cùng với 51%.

Chủ thể thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã bao gồm cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh cụ thể là UBND cấp tỉnh và Sở Nội vụ cùng với một số Sở liên quan; ở cấp huyện có UBND cấp huyện và Phòng Nội vụ; ở cấp xã có UBND cấp xã.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí