Nói cách khác, sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững đặt ra vấn đề đảm bảo môi trường tự nhiên bền vững và bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được đặt ra như một tất yếu, và một phần cốt lòi trong quan niệm phát triển bền vững. Đối với văn hóa, đó không chỉ là giá trị cần được bảo tồn, mà còn là gốc rễ của sự phát triển. Không những vậy, một số lý thuyết phát triển hiện nay còn cho rằng văn hóa đang trở thành động lực quan trọng cho phát triển, bởi nó cũng là một nguồn lực tham gia đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Trong bối cảnh của khu vực TNB với sự đa dạng về văn hóa, đa dạng về thành phần dân tộc, thì vấn đề văn hóa như bảo tồn, phát triển càng trở thành vấn đề quan trọng và được quan tâm hơn.
4.2. Một số giải ph p nâng cao chất lượng thực hiện ch nh sách phát triển c ng chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ
4.2.1. Giải pháp liên quan đến thay đổi tư duy, quy hoạch và năng l c chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã vùng T B
4.2.1.1. Giải pháp liên quan đ n thay đổi tư duy ch nh sách
Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu của giai pháp hướng đến một số mục tiêu cụ thể dưới đây:
- Đưa ra những đề xuất thay góp phần thay đổi tư duy chính sách của chủ thể ban hành chính sách. Tư duy của chủ thể ban hành chính sách là một trong những yếu tố nền tảng quyết định tầm nhìn và chất lượng của chính sách.
- Giải pháp đưa ra những nhận định về tư duy mới cần có trong việc ban hành chính sách. Từ đó góp phần nhận diện tư duy chính sách mới và triển khai thực hiện từng bước các giải pháp xây dựng tư duy mới ấy.
Nội dung giải pháp
Có thể bạn quan tâm!
- Guồn L C Th C Hiện Chính Sách Phát Triển Công Chức Văn Hóa - Xã Hội Cấp Xã Vùng Tây Am Bộ
- Chế Độ Đãi Ngộ Công Chức Văn Hóa - Xã Hội Cấp Xã
- Mức Độ Phù Hợp C A Chính Sách Đào Tạo, Bồi Dưỡng
- So Sánh Tiêu Chuẩn Hiện Tại Và Tiêu Chuẩn Đề Xuất
- O N Thiện Ch Độ Đãi Ngộ Hợp Lý Đối Với Công Chức Văn Hóa - Xã Hội Cấp Xã Vùng Ây Nam Bộ
- Hay Đổi Cách Thức V Nội Dung Đ O Tạo Công Chức Văn Hóa - Xã Hội Cấp Xã Vùng Ây Nam Bộ
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Tư duy chính sách là nền tảng của mọi giải pháp liên quan đến chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã. Bởi tư duy chính sách chi phối mọi
hoạt động trong quy trình chính sách. Trong thời gian tới, cần thay đổi tư duy chính sách theo một số gợi ý như sau:
Thứ nhất, cần loại bỏ tư duy chính sách cho rằng chính sách chỉ được ban hành ở trung ương. Đây là tư duy sai lầm làm giảm nhẹ vai trò của chính quyền địa phương trong xây dựng chính sách. Chính sách được đưa ra để giải quyết vấn đề của thực tiễn, ở cấp địa phương cũng có nhiều vấn đề thực tiễn cần giải quyết. Tư duy này thay đổi sẽ làm thay đổi vị thế của chính quyền địa phương trong hoạt động ban hành chính sách.
Thứ hai, mở rộng tư duy chính sách có sự tham gia của người dân, cộng động chính sách và của địa phương. Sự tham gia của các chủ thể này góp phần nâng cao chất lượng chính sách, từ đó làm cho quá trình thực hiện chính sách được thuận lợi hơn và hiệu quả hơn.
Thứ ba, cần hình thành tư duy đặc thù, vùng miền trong chính sách. Chính sách được thiết kế là để giải quyết vấn đề thực tế của từng địa phương, cho nên chính sách phải gắn với địa phương và phải chuyển tải, phản ánh được đặc thù của địa phương. Nhà nước chỉ đưa ra khung chung cho cả nước, thậm chí là đưa ra khung chung cho từng vùng.
Thứ tư, không cần thiết phải chia tách công chức cấp xã ra khỏi công chức khác. Vấn đề phân tách như vậy không phù hợp cả về lý luận và thực tiễn.
Thứ năm, cần thay đổi tư duy cho rằng hoạt động chính sách giống như những hoạt động quản lý nhà nước khác. Hoạt động này mang tính đặc thù và chuyên môn hóa rất sâu, nên cần thiết phải có một vị trí việc làm liên quan đến chính sách. Sự xuất hiện vị trí công việc này giúp cho quá trình xây dựng chính sách được chuyên môn hóa và góp phần tạo nên những chính sách hiệu quả.
Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp này cần quan tâm đến một số điều kiện sau:
- Trước hết cần tổ chức những đợt tuyên truyền về tầm quan trọng của tư duy và đổi mới tư duy trong chính sách. Những đợt tuyên truyền này giúp cho chủ thể quản lý có thể ý thức hơn về tầm quan trọng của tư duy.
- Tiếp theo cần tổ chức những khoá đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về chính sách và tư duy chính sách. Những khoá đào tạo, bồi dưỡng này chính là điều kiện quan trọng không những vừa giúp nâng cao trình độ, cải thiện kiến thức về chính sách mà còn góp phần hình thành một tư duy chính sách mới.
- Cần tổ chức nhận định và phân định rò đâu là tư duy chính sách không phù hợp, đâu là tư duy chính sách mới phù hợp để góp phần thay đổi dần tư duy chính sách cũ thành tư duy chính sách mới.
- Để làm được những nội dung trên, cần có sự tham gia của các nhà nghiên cứu và nhà khoa học về chính sách. Những đối tượng này mới có thể góp phần xây dựng những chương trình đào tạo thực sự hiệu quả về chính sách và tư duy chính sách.
4.2.1.2. ây d ng quy hoạch d i hạn về đội ngũ công chức văn hoá - xã hội cấp xã vùng ây Nam bộ
Mục tiêu giải pháp
Giải pháp này hướng tới một số mục tiêu sau:
- Góp phần tạo dựng một kế hoạch dài hạn để cung cấp cái nhìn tổng quan về phát triển đội ngũ công chức văn hoá - xã hội cấp xã vùng TNB.
- Gải pháp về việc xây dựng quy hoạch dài hạn về đội ngũ công chức văn hoá - xã hội còn giúp cải thiện chất lượng quy hoạch dài hạn liên quan đến công chức nói chung và công chức văn hoá - xã hội nói riêng.
Mô tả giải pháp
Quy hoạch dài hạn về đội ngũ công chức VH-XH cấp xã là sự chuẩn bị dài hạn về số lượng và chất lượng đội ngũ để chính quyền địa phương có thể chủ động trong việc xây dựng một đội ngũ công chức cấp x đủ mạnh, có chất
lượng hoạt động cao, đáp ứng được nhu cầu cải cách hành chính và phát triển của địa phương.
Hiện nay, các tỉnh có quy hoạch công chức của các tỉnh. Tuy nhiên các tỉnh cần có bản quy hoạch riêng cho từng cấp chính quyền bên cạnh quy hoạch công chức cho toàn tỉnh.
Quy hoạch dài hạn có thể là quy hoạch cho 5m năm hoặc thậm chí 10 năm. Quy hoạch phải đưa ra được những dự báo về số lượng và chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã.
Kết quả đầu ra của giải pháp này là một bản quy hoạch dài hạn cho công chức cấp xã.
Lý do đưa ra giải pháp
Giải pháp này được đưa ra bởi những lý do sau:
Thứ nhất, lập quy hoạch là bước giúp cho l nh đạo các tỉnh có cái nhìn rò ràng và cụ thể về tình hình số lượng và chất lượng công chức cấp xã của tỉnh hiện tại cũng như trong tương lai.
Thứ hai, quy hoạch công chức giúp l nh đạo các tỉnh có sự chuẩn bị về số lượng và chất lượng công chức để đáp ứng một cách nhanh chóng và kịp thời nhu cầu cải cách hành chính và phát triển của địa phương.
Điều kiện và ki n nghị th c hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp này, cần có những điều kiện sau:
- L nh đạo tỉnh cần ủng hộ và có hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể về việc lập quy hoạch dài hạn công chức cấp xã.
- Các địa phương cần có ý thức phù hợp, đúng đắn về việc lập quy hoạch dài hạn công chức cấp xã.
- Có biện pháp để kiểm soát chất lượng quy hoạch và quá trình thực hiện quy hoạch phù hợp.
Điều kiện thực hiện giải pháp
Để quy hoạch dài hạn công chức có hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, cần phải có khung pháp lý rò ràng về việc lập quy hoạch dài hạn công chức cấp xã của địa phương. Khung pháp lý cần quy định rò những vấn đề quan trọng như:
- Chủ thể chủ trì việc lập quy hoạch dài hạn công chức;
- Chủ thể tham gia lập quy hoạch công chức;
- Quy trình lập quy hoạch dài hạn công chức;
Thứ hai, quy hoạch dài hạn công chức cấp xã cần có sự tham gia đóng góp ý kiến rộng rãi từ người dân.
Thứ ba, cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học trong lĩnh vực có liên quan.
4.2.1.3. Giải pháp liên quan đ n năng l c ch nh sách
Mục tiêu giải pháp
Năng lực chính sách gồm năng lực hoạch định và năng lực thực hiện chính sách. Theo đó, giải pháp này hướng đến một số mục tiêu sau:
- Góp phần cải thiện năng lực hoạch định chính sách của các chủ thể ban hành chính sách.
- Góp phần cải thiện năng lực thực hiện chính sách nói chung và chính sách phát triển công chức VH-XH nói riêng ở cấp xã.
- Giải pháp này góp phần giải quyết căn cơ, giúp khắc phục nhưng hạn chế và yếu kém trong quá trình thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã nói riêng.
Mô tả giải pháp
Trong thời gian tới, để nâng cao năng lực này, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Trước hết, cần đẩy mạnh đào tạo về chính sách công cho công chức, nhất là những công chức có liên quan đến xây dựng và thực hiện chính sách.
Thứ hai, thường xuyên bồi dưỡng chuyên sâu về xây dựng và thực hiện chính sách giành cho công chức tham gia vào quá trình chính sách. Theo đó, các chương trình bồi dưỡng cần phải thiết thực, đổi mới, cập nhật và chuyên sâu.
Thứ ba, cần có vị trí việc làm về chính sách trong hệ thống các vị trí việc làm trong cơ quan hành chính nhà nước với tiêu chuẩn chức danh cụ thể và rò ràng.
Thứ tư, cần có quy định về trách nhiệm chính sách. Đối với những chính sách sai, gây hậu quả cho xã hội, những chủ thể ban hành chính sách cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tổn hại mà họ đ tạo ra do ban hành chính sách không phù hợp.
Một trong những điều kiện để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB là nâng cao trình độ thực hiện chính sách của chủ thể thực hiện chính sách ở địa phương.
Giải pháp nâng cao trình độ thực hiện chính sách cho chính quyền địa phương thể hiện ở những hành động cụ thể sau:
Thứ nhất về hình thức nâng cao trình độ thực hiện chính sách cho chính quyền địa phương. Hình thức nâng cao trình độ chủ yếu thông qua đào tạo và bồi dưỡng.
Với hình thức đào tạo, địa phương cử công chức đi học các chương trình đào tạo về chính sách công. Hoặc có thể tuyển dụng những người có chuyên ngành chính sách công về công tác tại những vị trí cần phải có kiến thức và trình độ chuyên môn về chính sách công để có thể đảm bảo quá trình thực hiện chính sách của địa phương được hiệu quả và đảm bảo.
Với hình thức bồi dưỡng, cần thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về thực hiện chính sách cho đối tượng là l nh đạo, công chức đang công tác ở lĩnh vực VH-XH nói riêng và UBND các cấp nói chung.
Thứ hai về nội dung đào tạo, cần tập trung bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng như sau:
- Kiến thức và kỹ năng về lập kế hoạch thực hiện chính sách nói chung và chính sách phát triển VH-XH cấp xã nói riêng.
- Kiến thức và kỹ năng về tương tác và làm việc với các chủ thể có liên quan trong quá trình thực hiện chính sách.
- Kiến thức và kỹ năng về huy động và chuẩn bị nguồn lực trong quá trình thực hiện chính sách.
- Kiến thức và kỹ năng về giám sát và đánh giá thực hiện chính sách. Những kiến thức và kỹ năng này là cần thiết để giúp làm tốt công tác đánh giá chính sách và giám sát chính sách. Đây là hai hoạt động quan trọng giúp chính sách được thực hiện đúng hướng trong thực tế.
- Kiến thức và kỹ năng về duy trì chính sách.
- Cần tăng cường sự chỉ đạo và l nh đạo của Đảng uỷ và UBND cấp tỉnh trong thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở TNB
+ Trước hết, Đảng uỷ và UBND cấp tỉnh cần thay đổi tư duy và nhận thức về thực hiện chính sách nói chung và chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã nói riêng. Hiện nay, địa phương ít chủ động và sáng tạo trong quá trình thực hiện chính sách nói chung. Rất nhiều địa phương trở nên thụ động và chỉ thực hiện theo các chương trình và chỉ đạo của trung ương. Trong quá trình tổ chức thực hiện, không mạnh mẽ thể hiện kiến nghị để chính sách được điều chỉnh cho phù hợp hơn với đặc thù của địa phương.
+ Thứ hai, cần nâng cao năng lực của hai chủ thể này về thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở khu vực TNB. Không những các chuyên viên phụ trách thực hiện chính sách mà người đứng đầu chính quyền địa phương cấp tỉnh và hệ thống chính trị cấp tỉnh cũng cần phải được bồi dưỡng những kiến thức này.
+ Thứ ba, cần tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu của chính quyền địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện các chính sách nói chung và chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã nói riêng.
Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp trên cần quan tâm đến những điều kiện sau:
- Thứ nhất là điều kiện về ngân sách. Để tăng cường nâng lực chính sách bao gồm năng lực hoạch định và thực hiện chính sách, nhà nước cần đầu tư thoả đáng về mặt chính sách để có thể đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng của các khoá đào tạo, bồi dưỡng
- Cần liên kết với những tổ chức, đơn vị đào tạo phù hợp, có năng lực và chuyên môn tương ứng để cung ứng các khoá đào tạo, bồi dưỡng.
- Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng để có thể xây dựng và đưa vào vận hành những chương trình đào tạo, bồi dưỡng với nội dung phù hợp, thực tiễn và hiệu quả.
4.2.2. hóm giải pháp liên quan đến điều chỉnh về nội dung chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây am bộ
4.2.2.1. Ho n thiện tiêu chuẩn công chức - cấp xã vùng NB
Mục đích của giải pháp này là nhằm nâng tiêu chuẩn của công chức VH- XH cấp xã vùng TNB nói riêng và cả nước nói chung, để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu quản lý nhà nước giai đoạn công nghệ 4.0. Nội dung giải pháp thể hiện cụ thể ở Bảng dưới đây: