Thực Trạng Tổ Chức Bộ Máy Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Văn Hóa Trên Địa Bàn Huyện Tuy Đức, Tỉnh Đắk Nông


được thực thi có hiệu quả. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo hộ.

Các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể chính trị xã hội tích cực giúp đỡ đồng bào theo đạo xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; đồng thời vận động chức sắc và tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt nhiệm vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần sống tốt đời đẹp đạo. Tín đồ, chức sắc các tổ chức tôn giáo tham gia tốt các phong trào do Nhà nước phát động, trong đó có phong trào, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Các lễ hội tôn giáo được tạo điều kiện thuận lợi, tổ chức có quy mô, hình thức phong phú, với sự tham gia của đồng bào chức sắc, tín đồ tôn giáo.

Bên cạnh đó, huyện cũng có nhiều biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá, trục lợi, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn huyện.

2.2.2.5. Hợp tác quốc tế về văn hóa

Trên cơ sở đường lối đối ngoại của Đảng, hằng năm, huyện Tuy Đức đã xây dựng Kế hoạch đối ngoại, tăng cường hiệu quả Văn hóa đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5//2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020”, Quyết định số 210/QĐ-TTg ngày 08/02/2015 về phê duyệt “Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, Kế hoạch số 668/KH-UBND ngày 11/12/2018 về Kế hoạch hành động triển khai công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2019 - 2021 nhằm hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước tăng cường tranh thủ sự ủng


hộ của quốc tế, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định.

Huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, ban tổ chức lồng ghép, phổ biến tuyên truyền giáo dục các chủ trương về hoạt động văn hóa đối ngoại cho cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân. Chỉ đạo các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các hoạt động văn hóa, văn nghệ, phong tục tập quán, các địa danh thắng cảnh, di tích lịch sử của huyện trên các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá và giữ gìn văn hóa dân tộc, quảng bá hình ảnh, tiềm năng phát triển và hợp tác của huyện trên các phương tiện thông tin. Giới thiệu, quảng bá hình ảnh, con người, lịch sử, văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện, giới thiệu những chính sách, tiềm năng, thế mạnh của huyện trong sự phát triển, hội nhập và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực đến với nhân dân trong nước và thế giới.

Tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của công tác thông tin đối ngoại; tăng cường công tác tuyên truyền, bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới lãnh thổ, công tác phân giới cắm mốc; tăng cường công tác đối ngoại nhân dân để củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, gắn kết kiều bào hướng về tỉnh, huyện để xây dựng quê hương, đất nước. Chủ động nắm bắt thông tin, tăng cường các hoạt động thông tin có tính chất dự báo tình hình, định hướng dư luận, góp phần đấu tranh, phản bác lại những thông tin sai trái, xuyên tạc, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước đối với công tác thông tin đối ngoại. Các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể tổ chức quán triệt kịp thời, nghiêm túc Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020, cụ thể hóa những chương trình, kế hoạch hành động cụ thể gắn liền với chương trình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cũng như chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị, bước đầu nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên, quần chúng nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hóa đối ngoại. Tăng cường quảng bá hình ảnh, những nét văn hóa của vùng đất, con người Tuy Đức và những tiềm năng phát triển, thể mạnh của huyện trong


Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông - 8

hoạt động đối ngoại. Từ năm 2015 đến nay, UBND huyện đã tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại đa dạng, hiệu quả để giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc trên địa bàn huyện đến các huyện trong tỉnh và huyện bạn Ô Răng (Campuchia) thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ (tổ chức hàng năm vào dịp Tết Nguyên đán, kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02), tham gia các hoạt động Ngày hội văn hóa - thể thao, các lễ hội, các hoạt động xúc tiến, quảng bá văn hóa - du lịch với các đơn vị, lực lượng vũ trang huyện bạn. Tổ chức các cuộc giao lưu với các đồn biên phòng, các xã biên giới với các xã giáp ranh của huyện Ô Răng, duy trì thường xuyên các buổi gặp gỡ, giao lưu, biểu diễn văn nghệ kết hợp với công tác tuyên truyền nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị, hợp tác ngày càng phát triển giữa nhân dân hai nước. Hàng năm, huyện cử cán bộ sang chúc và tham dự lế hội truyền thống của Campuchia. Tăng cường quảng bá giới thiệu về văn hóa, con người Tuy Đức trên hệ thống truyền thanh và trang tin điện tử huyện, các trang mạng xã hội…

2.2.2.6. Xây dựng thiết chế văn hóa

Thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở ngày càng được củng cố, năm 2015 trên địa bàn huyện có có 53 thôn, bon có nhà văn hóa - khu thể thao, 35 sân bóng chuyền, 20 sân cầu lông, 09 sân bóng đá nhân tạo và 06 xã đã có quy hoạch sân chơi bãi tập... đến năm 2020, đã có 73/73 thôn, bon có nhà văn hóa - khu thể thao (đạt 100%), ngoài ra, còn có các sân tập luyện đơn giản như; 97 sân bóng chuyền, 08 sân cầu lông, 11 sân bóng đá nhân tạo, 01 sân tennis, 48 bàn bóng bàn, 03 nhà tập luyện đơn giản, 06 câu lạc bộ vò thuật và câu lạc bộ thuyền rồng... và 06 xã đã có quy hoạch sân chơi bãi tập... [17, tr.1].

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền khai thác, phát huy tác dụng của các thiết chế phục vụ và xây dựng đời sống văn hóa của nhân dân; phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, phù hợp với địa phương. Chú trọng bảo tồn văn hoá vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số, tăng cường cán bộ xuống cơ sở để tìm hiểu tâm tư tình cảm của nhân dân, hướng dẫn quy trình phương pháp tiến hành hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang...


Dịch vụ văn hóa tư nhân dần dần đi vào ổn định, thực hiện đúng quy định của pháp luật, đến nay trên địa bàn huyện có 26 cửa hàng Internet, 04 địa điểm kinh doanh karaoke, 13 cửa hàng photocopy,... [17, tr.1].

2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

Ở cấp huyện:

Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan tham mưu cho UBND huyện về các lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch trên địa bàn huyện; báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin; phát thanh trên địa bàn huyện.

Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Ban Chỉ đạo công tác gia đình,… do Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách, Phòng Văn hóa và Thông tin là phó ban thường trực, đại diện ban thường trực Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, các thành viên là các phòng ban và ban ngành đoàn thể có liên quan. Sau khi được thành lập, các Ban đã xây dựng quy chế hoạt động và phân công cụ thể cho các thành viên trong Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cơ bản.

Ở cấp xã:

UBND xã là công chức văn hóa - xã hội trực tiếp tham mưu thực hiện công tác văn hóa và thông tin trên địa bàn, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, gia đình, trẻ em và thanh niên theo quy định của pháp luật. Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư, Ban Chỉ đạo công tác gia đình,… do Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách, đại diện Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, công chức văn hóa - xã hội, các thành viên là các ban và ngành đoàn thể có liên quan. Sau khi được thành lập các Ban đã xây dựng quy chế


hoạt động và phân công cụ thể cho các thành viên trong Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cơ bản.

2.2.4. Thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

Cấp huyện: 01 phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách. Theo phân bổ biên chế của UBND huyện, thì phòng Văn hóa và Thông tin, có 02 biên chế công chức, trong đó có 01 trưởng phòng và 01 phó phòng, không có cán bộ bộ phận tham mưu (chỉ thực hiện biệt phái 02 nhân viên Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông để tham mưu thực hiện nhiệm vụ). Trong đó, 02 công chức có trình độ đại học giáo dục chính trị và Đại đại học Luật, không có chuyên môn về quản lý văn hóa.

Cấp xã: 01 phó Chủ tịch UBND xã phụ trách về lĩnh vực văn hóa - xã hội và 01 công chức về lĩnh vực văn hóa - xã hội phụ trách, đội ngũ trên chủ yếu được đào tạo về các lĩnh vực: đất đai, kế toán, luật, không có bằng cấp về quản lý văn hóa.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội khá rộng, từ công tác giảm nghèo, lao động, văn hóa,... ngoài ra do khối lượng công việc, nên UBND xã thường hợp đồng người lao động thực hiện công tác truyền thanh, quản lý nhà văn hóa cộng đồng, công tác xã hội,… và do chế độ phụ cấp thấp, nên đội ngũ này thường xuyên thay đổi, dẫn đến công tác quản lý, theo dòi không được thông suốt, chất lượng công tác không bảo đảm.

2.2.5. Thực trạng hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

Giai đoạn 2015 - 2020, ở huyện Tuy Đức các thiết chế văn hóa cơ bản được đầu tư xây dựng như: Nhà văn hóa - Khu thể thao, khoanh vùng bảo vệ các khu di tích lịch sử trên địa bàn.

Ngân sách Trung ương chi hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử các địa điểm về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của đồng bào M’Nông do N’Trang Lơng lãnh đạo, địa điểm dấu tích đồn Bu Méra - giai đoạn 1, từ năm 2011 đến năm 2020 do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư là 14.776.537.000 đồng [18].


Tổng kinh phí, nguồn kinh phí (Trung ương, địa phương, xã hội hóa) thực hiện hoạt động khôi phục và duy trì các nghi lễ, lễ hội. Một trăm tám mươi triệu đồng (180.000.000đồng), tổ chức và tham gia các lễ hội từ năm 2015 đến năm 2020 tại địa phương và tham gia các hoạt động văn hóa do tỉnh tổ chức bình quân

36.000.000 đồng/năm [26, tr.4].

Các thiết chế thể thao, văn hóa cơ sở, cùng với nguồn vốn của Nhà nước, thời gian qua đã có sự đóng góp xã hội hóa như: dự án Philip hỗ trợ xây dựng Nhà văn hóa - Khu thể thao, nhân dân đóng góp ngày công và hiến đất xây dựng Nhà văn hóa - Khu thể thao.

Số tiền đầu tư các công trình văn hóa giai đoạn từ 2016 - 2020 là 22.390.000.000 đồng, trong đó ngân sách địa phương là 13.146.000.000 đồng; ngân sách Trung ương là 9.106.000.000 đồng, tiền huy động xã hội hóa 138.000.000 đồng [24, tr.18].

Mặc dù công tác kêu gọi đầu tư xã hội hóa về phát triển văn hóa bằng các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước (doanh nghiệp, nhân dân), tuy nhiên đời sống kinh tế trong huyện còn khó khăn, doanh nghiệp ít và nhỏ từ đó kết quả xã hội hóa chưa đạt theo kế hoạch.

2.2.6. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

Việc thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện chính sách là rất cần thiết, nếu thiếu việc tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát thì không thể có sự kiểm tra, giám sát, theo dòi công việc đi đến đâu, làm đúng hay không để đạt mục đích đề ra trong việc thực hiện chính sách phát triển văn hóa mà Đảng và Nhà nước ta đang quan tâm.

Tăng cường kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa là nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhà nước, đặc biệt là hoạt động của các cơ quan kiểm tra, thanh tra. Văn hóa có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng phát triển của mỗi dân tộc, hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, nên Nhà nước không thể buông lỏng việc kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa. Tình


trạng văn hóa phẩm độc hại lan tràn, tệ nạn xã hội phát triển mạnh trong những năm qua lại càng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước đối với các hoạt động văn hóa. Phương châm chỉ đạo đối với việc đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa là phòng ngừa, ngăn chặn hơn là việc để sự việc xảy ra rồi mới xử lý. Thường xuyên đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa. Kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát về văn hóa từ cấp huyện đến xã.

Trong xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, UBND huyện đã phân kỳ hoạt động (hàng năm, giai đoạn), đảm bảo tiến độ công việc. Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai thanh tra, kiểm tra hoạt động trên chưa được thông suốt, thời gian thực hiện dài. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm quy định pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và bưu chính, viễn thông còn tiến hành rời rạc.

Qua khảo sát và thanh tra, kiểm tra, giám sát cho thấy hoạt động về thực hiện các chính sách văn hóa còn nhiều yếu kém tồn tại:

Công tác thanh tra, kiểm tra tuy có được triển khai, nhưng chưa được thường xuyên, trong giai đoạn 2015 - 2020, có 10 đoàn kiểm tra về các hoạt động văn hóa, thể thao và truyền thông [26, tr.3].

Công tác tổng kết, đánh giá là một hoạt động hết sức quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ, nhằm có cái nhìn toàn diện, chân thực khách quan quá trình thực hiện các hoạt động, đánh giá kết quả đạt được, nhìn nhận những tồn tại, hạn chế. Những năm qua, công tác tổng kết, đánh giá hoạt động về thực hiện các chính sách phát triển văn hóa đã được thực hiện. Tuy nhiên, hình thức tổng kết, đánh giá chủ yếu thông qua báo cáo, UBND huyện đã yêu cầu các đơn vị, UBND các xã chấp hành, song tình trạng không gửi báo cáo hoặc có báo cáo không sát thực, không đầy đủ thông tin vẫn xảy ra. Các đơn vị chủ yếu báo cáo những kết quả làm được, chưa nhìn nhận thẳng thắn những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện. Chưa tổ chức hội nghị để kiểm điểm quá trình thực


hiện, để tham luận, đánh giá những tồn tại, hạn chế, những bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình thực hiện các chính sách phát triển văn hóa.

2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

2.3.1. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển văn hóa

Việc triển khai xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chính sách phát triển văn hóa trong thời gian quan đã có nhiều có gắng, nỗ lực xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chính sách phát triển văn hóa phù hợp với địa phương, làm cơ sở tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng phát triển từ huyện đến các thôn, bon, đã làm phong phú hơn đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, chú trọng triển khai xây dựng văn hóa, con người Tuy Đức phát triển toàn diện, đề cao các giá trị văn hóa truyền thống hướng đến chân - thiện - mỹ. Tập trung xây dựng môi trường, đời sống, con người văn hóa; bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bản địa; gắn phát triển văn hóa với phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội. Từng bước thực hiện các thiết chế văn hóa hiện có.

Chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện được xây dựng đồng bộ trên mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa phù hợp với đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đảm bảo các chuẩn mực về luật pháp và chuẩn mực về phong tục, tập quán dân tộc, tạo điều kiện cho văn hóa phát triển bền vững.

Mục tiêu của chính sách văn hóa nhằm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa, phát triển nền văn hóa dân tộc, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp tục đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thông tin, hình thành thị trường văn hóa lành mạnh. Một số nội dung chủ yếu như: (1) Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Do đó cần chú trọng xây dựng các quy ước, dùng quy ước để quản lý đời sống văn hóa ở cơ sở. Đối với các hoạt động lễ hội, cưới xin, ma chay,... cần quản lý bằng các quy ước; cũng như cần có quy ước về xây dựng gia đình văn hóa, quy ước xây dựng làng văn hóa mới... (2) Thực hiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022