thuận lợi và dễ dàng hơn, vì môi trường học tập theo hình thức E-learnig chính thống, về bản chất dựa trên hạ tầng Internet của mạng viễn thông, sử dụng các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực dạy học và truyền thông nhằm mục đích cung cấp các khóa học trực tuyến tới người học. Cũng theo đánh giá của nghiên cứu này, nước ta 80% dân số sống ở vùng nông thôn, với gần 60% dân số sống ở vùng khó khăn về kinh tế cũng như hạ tầng cơ sở khó khăn, đối với việc tiếp cận hệ thống giáo dục hiện đại. Với những ưu việt của việc học tập theo hình thức E-learnig mà Công nghệ Thông tin và Truyền thông mang lại, khắc phục được những nhược điểm của loại hình đào tạo từ xa. Với nghiên cứu kết quả ban đầu về phát triển E- learning tại Viện đại học Mở Hà Nội (Nguyễn Phùng Minh Hằng, 2009)[4], cho rằng, để phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo từ xa, việc ứng dụng công nghệ E-learning một cách hiệu quả trong đào tạo từ xa là công việc quan trọng của các cơ sở đào tạo hiện nay. Do mô hình đào tạo E-learning có nhiều ưu điểm cần đưa vào khai thác, tạo thuận lợi cho người học có những công cụ tốt, thích hợp nhất, trong việc học tập từ xa. Đồng thời cũng cần quan tâm các phát triển chính sách, các nhà khoa học và đặc biệt huy động nguồn lực khác nhau của xã hội trong việc triển khai và ứng dụng công nghệ này. Tuy vậy cũng cần có những cuộc khảo sát đánh giá thực tế, khả năng ứng dụng của người học ở các vùng có điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng khác nhau và mức thu nhập của người học có khả năng chi trả cho loại hình công nghệ tiên tiến này. Vì vậy việc ra đời của hệ thống E-learning tương đối phù hợp với loại hình đào tạo từ xa, do đặc điểm của loại hình này có những đặc trưng riêng biệt về điều kiện của người học, việc áp dụng E-learning cho phương thức đào tạo từ xa đánh dấu sự ra đời công nghệ thứ 5 trong phương tiện đào tạo từ xa được ứng dụng tại nước ta, nó có thể phù hợp với một phần khu vực dân cư có thu nhập tốt, có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn hảo về công nghệ Thông tin và Truyền thông hiện nay.
1.2.1.6. Chất lượng đào tạo từ xa
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo từ xa của Viện Đại học Mở Hà Nội (Phạm Minh Việt & Trần Đức Vượng, 2009)[14]. Tác giả đi từ
thực tiễn và tổng kết kinh nghiệm đào tạo từ xa tại đơn vị của mình, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển đào tạo từ xa, với quan điểm, khái niệm chất lượng đào tạo từ xa là: (i) Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu,
(ii) Chất lượng là sự thỏa mãn của khách hàng. Đối với khái niệm (i), “Mục tiêu” được hiểu là những tiêu chí về kiến thức và kỹ năng do chương trình đào tạo đặt ra đối với với người học. Trong đào tạo từ xa “Sản phẩm” của quá trình đào tạo, hay nói cách khác, khi kết thúc khóa học, người lao động tham gia vào thị trường lao động, vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế công việc của mình, đạt được những tiêu chí đó thì được coi là “chất lượng”. Đối với khái niệm (ii) “Sự thỏa mãn của khách hàng”, tác giả cho rằng, là sự đáp ứng của thị trường lao động hay các nhà tuyển dụng lao động. Do vậy mục tiêu hàng đầu của người lao động khi tham gia đào tạo từ xa cần tích lũy những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng lao động. Như vậy, cơ sở đào tạo từ xa cần tạo điều kiện cho người học đạt được những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, trên cơ sở chương trình học tập phù hợp với người học, với sự tận tình của giáo viên hướng dẫn và các công nghệ hỗ trợ đắc lực cho người học, tạo cho người học đạt được kết quả tốt nhất. Với khái niệm tác giả đưa ra, (i) Thể hiện đánh giá bên trong của quá trình đào tạo, và (ii) Quan tâm đến việc đánh giá bên ngoài đối với chất lượng đào tạo của người lao động. Vì vậy đối với các cơ sở đào tạo từ xa cần đưa ra những chương trình đào tạo phù hợp, và đáp ứng nhu cầu cần thiết của thị trường lao động là việc làm cần thiết nhằm gắn kết người lao động với đào tạo từ xa hiện nay.
Đảm bảo và kiểm định chất lượng đào tạo từ xa đã được trở thành chính sách Quốc gia của nhiều nước trên thế giới. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009)[2], cho rằng các phương pháp luận đảm bảo và kiểm định chất lượng đào tạo truyền thống và đào tạo từ xa về cơ bản là không khác nhau. Các Trường Đại học, Học viện và các Viện có đào tạo từ xa muốn nâng cao chất lượng đào tạo từ xa và có trách nhiệm xã hội của mình thì phải dựa trên việc xây dựng các chuẩn mực và các chỉ số thực hiện đã xây dựng. Hệ thống Đảm bảo và Kiểm định chất lượng đào tạo được thực hiện theo hướng phối hợp giữa các
cơ sở đào tạo từ xa và cơ quan giám sát bên ngoài. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng cho biết, hiện nay ở nước ta hầu hết các trường đại học đang triển khai tự đánh giá và đã có 78 Trường Đại học hoàn thành báo cáo tự đánh giá, trong số này có 12 Trường đào tạo từ xa. Vì vậy, các Trường Đại học có đào tạo từ xa đều nhận thấy việc cung cấp dịch vụ đào tạo có chất lượng đồng nghĩa với sự thành công, nhưng việc cung cấp dịch vụ và sản phẩm đào tạo kém chất lượng đồng nghĩa với thất bại của nhà Trường. Cho nên, công tác Đảm bảo chất lượng và Kiểm định chất lượng đào tạo từ xa là vấn đề cấp thiết đi cùng với việc mở rộng quy mô đào tạo của các Trường Đại học, Học viện và các Viện có đào tạo từ xa trên cơ sở tạo niềm tin về chất lượng đào tạo từ xa cho xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Đường Cầu Giáo Dục Từ Xa (D 1 )
- Trình Tự Phương Pháp Nghiên Cứu Cầu Đào Tạo Từ Xa
- Các Công Trình Nghiên Cứu Trong Nước
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam - 7
- Kinh Nghiệm Đào Tạo Từ Xa Tại Các Nước Đông Nam Á Và Khu Vực
- Đại Học Mở Sukhothai Thammathirat, Thái Lan [28]
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
1.2.1.7. Phát triển đội ngũ giảng viên đào tạo từ xa
Nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo từ xa Tiến sỹ Đoàn Thị Mỹ Hạnh (2009)[6] cho rằng, trước sự phát triển mạnh mẽ của đào tạo từ xa trong những năm vừa qua, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, các trường có đào tạo từ xa cần phải có kế hoạch, chủ động đào tạo và huấn luyện, phát triển đội ngũ giảng viên, chuyên về đào tạo từ xa có trình độ chuyên môn phù hợp với đối tượng đào tạo từ xa, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô và đảm bảo chất lượng đào tạo từ xa trong những năm tới. Thay vì, giảng dạy trực tiếp giữa người dạy và người học, trong đào tạo từ xa giảng viên giảng dạy gián tiếp thông qua học liệu, và tương tác với học viên thông qua học liệu đã được in sẵn và các công cụ hỗ trợ học tập như đài phát thanh, truyền hình, Internet, học trực tuyến…v.v. Vì vậy vai trò của giảng viên trong đào tạo từ xa đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế, sản xuất học liệu, và hỗ trợ người học. Đó là điểm khác biệt cơ bản giữa đào tạo mặt - giáp - mặt với đào tạo từ xa. Cho nên, đòi hỏi người giảng viên, ngoài những kiến thức chuyên môn, cần hiểu biết nhất định về đặc thù của loại hình đào tạo này và có những phương pháp và kỹ năng phù hợp nhất định. Do vậy, (i) Giảng viên đào tạo từ xa cần xác định là khó khăn hơn nhiều so với giảng dạy trực tiếp theo truyền thống, có chút tâm huyết và cũng được bù đắp vật chất, tinh thần thỏa đáng,
(ii) Xác định đối tượng người học, giảng viên phải chuẩn bị cung phu tài liệu học tập: bài đọc, bài giảng, bài tập và hướng dẫn học tập khác (Nguyễn Tấn Bình, 2009)[1].
Các công trình nghiên cứu đào tạo từ xa trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ đưa đào tạo từ xa nước ta trở thành hệ thống đào tạo quốc dân, đào tạo nghề nghiệp, chuyên môn cho nhiều người trong độ tuổi trưởng thành, tạo ra được đội ngũ lao động có chất lượng cao về nghề nghiệp cũng như kỹ năng lao động. Cụ thể là: (i) Các nghiên cứu ứng dụng đào tạo từ xa đã xác định và trả lời được đối tượng nào tại Việt Nam có nhu cầu đào tạo từ xa, công nghệ nào được áp dụng và đào tạo từ xa có hiệu quả nhất, (ii) Định hướng phát triển đào tạo từ xa của nước ta trong thời gian tới, (iii) Đánh giá được vai trò của đào tạo từ xa đối với hệ thống giáo dục Đại học trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay của nước ta, (iv) Nêu lên được các nguyên tắc ứng dụng trong đào tạo từ xa, cụ thể là bước đầu đã đánh giá được các yếu tố tác động đến người học từ xa, các yếu tố tác động đến quá trình giảng dạy đào tạo từ xa, từ đó đưa ra các yêu cầu cấp bách cần đổi mới công nghệ đào tạo, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy phù hợp với đối tượng người học từ xa, (v) Các nghiên cứu đã đưa ra và đề xuất được các nhóm công nghệ trong đào tạo từ xa phù hợp với nước ta, làm cho người học dễ dàng tiếp cận, chi phí cho người học không quá cao và khó khăn, (vi) Các công trình nghiên cứu chất lượng đào tạo từ xa đã đưa ra các quan điểm chất lượng đào tạo là người học từ xa khi tốt nghiệp có được sự phù hợp với nhà tuyển dụng lao động trên thị trường là điều quan trọng là hướng đi của các cơ sở đào tạo từ xa, (vii) Các nghiên cứu nêu lên được điểm nổi bật các giảng viên đào tạo từ xa không những yêu cầu về chuyên môn uyên thâm, có tố chất yêu nghề nghiệp mà còn cần đến kỹ năng hướng dẫn học viên từ xa tiếp cận được với công nghệ trong đào tạo từ xa, làm cho người học có thể sử dụng các phương tiện trong học tập so với loại hình đào tạo truyền thống.
Các nghiên cứu trong giai đoạn đầu đào tạo từ xa tại nước ta đã có được những thành công to lớn góp phần trong công cuộc đào tạo từ xa trong cả nước. Tuy nhiên các nghiên cứu còn hạn chế về phương pháp đánh giá, hầu như các nghiên
cứu chủ yếu dựa trên các nhận định chủ quan của bản thân, kết hợp với thực tế đào tạo từ xa ở nước ta để đưa ra các nhận định trên cơ sở các kinh nghiện, nghiên cứu đào tạo từ xa thành công của các nước khu vực và thế giới, các cuộc khảo sát thực tế người học từ xa còn rất ít và chưa có nhằm đưa ra các luận cứ cơ bản, thuyết phục được các nhận định đưa ra, các con số thống kê thực tế đào tạo từ xa còn hạn chế, nếu có mới sử dụng ở mức nhận định trên cơ sở con số tương đối chưa được phân tích, kiểm định.
Các công trình nghiên cứu đào tạo từ xa ở nước ta trong thời gian đầu đào tạo nhằm khảo sát thực tế người học từ xa tiếp cận các phương tiện trong đào tạo từ xa, những khó khăn của người học đào tạo từ xa, những nhân tố làm cho người dân hướng đến đào tạo từ xa, sự khó khăn giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế khó khăn cũng như các cơ sở hạ tầng công nghệ viễn thông, sự lựa chọn nghề nghiệp được đào tạo từ xa của người dân cho đến nay hầu như còn hạn chế. Các công trình nghiên cứu chủ yếu trên lĩnh vực nghiên cứu cung ứng dịch vụ đào tạo từ xa là chủ yếu, đối với khả năng của người lao động theo học đào tạo từ xa cũng như lợi ích học từ xa mang lại cho người học hầu như chưa được đề cập, chưa được đánh giá một cách đầy đủ và cần thiết.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu của các nước khu vực và thế giới
Nghiên cứu của các tác giả thuộc các nước trong khu vực và thế giới về đào tạo từ xa cho đến nay, có thể được khái quát như sau:
1.2.2.1. Vai trò của đào tạo từ xa
Trong thời đại tiền công nghiệp, đào tạo từ xa chủ yếu làm phương tiện cung cấp lực lượng lao động chất lượng cao, xã hội hậu công nghiệp đang chuyển dần hướng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Trong thời đại hậu công nghiệp, đào tạo tập trung nhiều hơn vào việc tự ý thức và đáp ứng những nhu cầu cá nhân. Ví dụ, để tăng thêm niềm hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống (Peter, 1993)[55]. Nhu cầu giáo dục không còn giới hạn ở nhóm “tuổi đi học” nữa, mà liên quan đến nhu cầu học suốt đời của người dân. Điều này biểu hiện ngày càng cao về mức độ phổ biến của các loại hình giáo dục không chính quy và giáo dục thường
xuyên, tạo cho người dân sự thoải mái hơn là bằng cấp. Công nghệ tiên tiến và dịch vụ đã làm thay đổi loại hình kỹ năng cần thiết trong thị trường lao động (Peters, 1999)[59]. Điều đó dẫn đến sự gia tăng nhu cầu giáo dục thường xuyên. Do đó, đào tạo từ xa có thể được xem như là một phương pháp thích hợp cho việc theo đuổi các mục tiêu giáo dục khác nhau, bao gồm cả kỹ năng chuyên nghiệp, thỏa mãn sở thích và nhu cầu sở thích. Tại các quốc gia đang phát triển, người dân sống trong tình trạng kinh tế khó khăn, cơ sở hạ tầng giáo dục thiếu thốn, đào tạo từ xa được coi như là cơ hội thứ hai cho những người không thể theo học tập trung trong hệ thống đào tạo mặt
- giáp - mặt. Đào tạo từ xa trở nên phổ biến hơn một hệ thống đào tạo thay thế một cách đơn thuần, là yếu tố duy nhất có khả năng thúc đẩy sự cởi mở của nền giáo dục, giảm thiểu các rào cản về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh kinh tế, tuổi tác và trình độ ban đầu. Các khái niệm học tập suốt đời và giáo dục cho mọi người nhấn mạnh, mọi người cần phải có cơ hội học tập và để nhận được một nền giáo dục suốt đời. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc - United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (1996)[67], đã thừa nhận nội hàm khái niệm về giáo dục Mở: “Giáo dục là quyền cơ bản của con người, là giá trị phổ thông của con người, cần thực hiện qua toàn bộ cuộc đời của mỗi cá nhân”.
1.2.2.2. Ứng dụng phương tiện trong đào tạo từ xa
Nghiên cứu về ứng dụng phương tiện trong đào tạo từ xa, khi công nghệ truyền thông mới xuất hiện, những công nghệ này được áp dụng cho đào tạo với mức độ thành công khác nhau. Đào tạo từ xa đã sử dụng rộng rãi tất cả các công nghệ truyền thông. Taylor (2000)[66], đã thống kê sự phát triển công nghệ đào tạo từ xa qua các giai đoạn như: (i) Mô hình học hàm thụ, (ii) Mô hình đa phương tiện,
(iii) Mô hình học tập qua phương tiện viễn thông, (iv) Mô hình học tập linh hoạt,
(v) Mô hình học tập linh hoạt thông minh. Hệ thống phân loại của ông giúp lựa chọn các phương tiện truyền thông phù hợp với mục đích đào tạo từ xa.
Trong những năm đầu của thế kỷ 21 sự phát triển nhanh chóng về công nghệ, phương tiện đã tạo sự kết hợp sáng tạo của các phương tiện với sự gắn kết quan trọng đối với người sử dụng trong đào tạo từ xa. Những phương tiện này bao gồm
việc ghép nối các phương tiện không dây, phương pháp tính toán điện tử và mạng điện thoại di động dựa trên dịch vụ nhắn tin và dịch vụ tin nhắn đa phương tiện. Các thiết bị bao gồm điện thoại thông minh, hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân và các tiện ích cầm tay khác đã tạo ra thế hệ học tập qua mạng là thời đại học tập di động (Mobile Learning Group, 2004)[43], Alexander (2004)[15], đã mô tả phương tiện truyền thông di động là lý tưởng cho việc đào tạo “Đúng thời hạn”, một thuật ngữ cần thiết cho học viên để thu nhận thông tin với tiện ích tối đa ở mọi thời điểm và mọi địa điểm của người học, như nguồn Internet và các thế hệ trả lời tự động.
Đối với đào tạo từ xa, sự phát triển nhanh chóng của phương tiện truyền thông cũ và mới đang trở nên thuận tiện bởi sự phát triển tiện ích của phương tiện truyền thông bằng cách tải xuống miễn phí từ Internet. Một loại hình mới của tài liệu chia sẻ khóa học đã được phát triển, được biết đến như: Nội dung học tập mở, chương trình dạy học mở được đặt tên tại cuộc họp của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (2002)[68], trong việc sử dụng nguồn giáo dục mở của những nước đang phát triển và đề cập đến: (i) Nội dung học tập, (ii) Các công cụ phần mềm, (iii) Triển khai các nguồn lực. Cho đến nay nhiều cơ sở đã cung cấp nội dung học tập miễn phí bằng cách truy cập vào “Các nguồn học liệu mở” trên công cụ tìm kiếm Google.
Nghiên cứu về “Đối tượng học tập kỹ thuật số” (Learning Objects). Wiley (2000)[70], định nghĩa một “Learning Object” là: “Bất kỳ một vật thể nào, có kỹ thuật số hay không kỹ thuật số, mà có thể được sử dụng, tái sử dụng hoặc được tham khảo trong quá trình công nghệ hỗ trợ học tập”. Để kích hoạt tính năng hiệu quả đóng góp của đối tượng học tập, một số lượng khổng lồ các “File” chứa tài liệu trên mạng Learning Objects đã được phát triển. Đối với quan điểm này, tương đối ít cơ sở giáo dục Châu Á có thể phát triển các cổng thông tin về đối tượng học tập riêng, hoặc đạt được tiến bộ về đối tượng học tập bằng tiếng Anh có sẵn trên toàn thế giới.
Một trở ngại lớn nhất đối với việc sử dụng rộng rãi nguồn học liệu mở và các thiết bị kỹ thuật số là thiếu các phần mềm đã được địa phương hóa. Các khó khăn
hiện không chỉ đơn thuần đề cập nhu cầu đối với việc dịch phần mềm sang ngôn ngữ địa phương. Hiệp hội Tiêu chuẩn Công nghiệp địa phương (Localisation Industry Standards Association) đã định nghĩa địa phương hóa là: “Tiếp nhận sản phẩm và làm cho sản phẩm đó trở nên có tính năng ngôn ngữ, kỹ thuật, văn hóa phù hợp với mục tiêu của vùng miền, nơi sản phẩm đó được sử dụng và đem bán”. Esselinh (2003)[25], mô tả hoạt động địa phương hóa, không nhất thiết là một phần của bản dịch truyền thống: (i) Quản lý dự án bằng nhiều ngôn ngữ, (ii) Phần mềm và trợ giúp thử nghiệm kỹ thuật trực tuyến, (iii) Dễ dàng dịch tài liệu sang ngôn ngữ khác, (iv) Bộ nhớ dịch thuật quản lý và xắp xếp, (v) Sản phẩm hỗ trợ đa ngôn ngữ,
(vi) Tư vấn chiến lược dịch thuật.
Như vậy phát triển phương tiện đào tạo từ xa qua năm thứ hệ theo mô tả của Taylor (2000)[66], và cách thức các phương tiện khác nhau có thể kết hợp để tạo ra phương tiện mới. Nếu như công nghệ trở nên dễ tiếp cận rộng rãi, việc giải phóng và tăng cường quá trình giáo dục suốt đời cho tất cả mọi người cuối cùng sẽ trở nên hiện thực.
1.2.2.3. Sản xuất học liệu trong đào tạo từ xa
Nghiên cứu sản xuất học liệu in ấn và nghe - nhìn trong đào tạo từ xa, là phương tiện dễ truy cập nội dung học tập nhất, hầu hết các cơ sở đào tạo từ xa vẫn còn sử dụng phổ biến học liệu in ấn như là phương tiện học tập chủ yếu, có nơi sử dụng tài liệu in ấn để chuyển tải 100% nội dung khóa học của họ. Điều này phụ thuộc vào sự linh hoạt và khả năng truy cập của tài liệu in ấn. Lewis & Spencer (1986), và Rowntree (1994 a, b)[60], [61], cho rằng: Tài liệu in ấn cho đào tạo từ xa phải được phát triển cẩn thận và điều chỉnh phù hợp để đáp ứng các mục tiêu cụ thể của chương trình giảng dạy đề ra. Các loại học liệu in ấn khác nhau có thể được sử dụng: Tài liệu mới được xuất bản của các cơ sở giáo dục, sách giáo khoa do các nhà xuất bản khác ấn hành, và kết hợp của cả hai loại hình nêu trên (Lockwood, 1994)[44].
Nghiên cứu về học liệu không in ấn, các cơ sở đào tạo từ xa chủ yếu sử dụng các học liệu không in ấn để bổ xung cho gói học liệu môn học, những học liệu này